Giảo Cổ Lam Tuệ Linh https://www.giaocolam.vn Web sản phẩm chính thức Fri, 08 Mar 2024 01:48:27 +0000 vi hourly 1 Gợi ý 9 món ăn vặt dành cho người tiểu đường https://www.giaocolam.vn/mon-an-vat-cho-nguoi-tieu-duong.html https://www.giaocolam.vn/mon-an-vat-cho-nguoi-tieu-duong.html#respond Fri, 08 Mar 2024 01:46:05 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=9104 Bị tiểu đường không có nghĩa bạn phải loại bỏ hoàn toàn các món ăn vặt trong thực đơn ăn uống của mình. Chỉ cần chú ý lựa chọn đồ ăn phù hợp cho bữa phụ thì bạn không cần phải lo lắng về chỉ số đường huyết tăng cao. Cùng điểm danh những món ăn vặt dành cho người tiểu đường ngay sau đây nhé.

Người tiểu đường có được ăn vặt không?

Khi đang đối phó với chứng tiểu đường không đồng nghĩa với việc bạn phải tránh xa các món ăn vặt hàng ngày. Chỉ cần thay đổi cách chế biến món phụ hoặc lựa chọn các loại đồ ăn thân thiện với bệnh tiểu đường là bạn có thể thỏa mãn sở thích ăn vặt của mình mà không lo tăng đường huyết.

Bạn chỉ cần ghi nhớ tổng lượng carbohydrate (carb) trong các bữa ăn phải nhiều hơn tổng lượng đường. Vì vậy, bạn vẫn có thể thưởng thức các món ăn vặt trong bữa phụ nếu chế độ ăn điều chỉnh phù hợp.

Một số đối tượng sau đây sẽ phù hợp với chế độ ăn gồm nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc có 3 bữa chính cùng với 1 -2 bữa phụ:

  • Người ăn một bữa không đủ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
  • Người cần bổ sung thêm năng lượng do suy dinh dưỡng.
  • Phụ nữ mang thai cần tăng cân
  • Người có nguy cơ bị hạ đường huyết về đêm hoặc thể dục thể thao cường độ cao và kéo dài.

Tiêu chí lựa chọn bữa phụ cho người tiểu đường

Lựa chọn đồ ăn vặt phù hợp rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường, tránh tình trạng đường huyết tăng cao. Bạn cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây khi chọn món ăn vặt:

  • Các món ăn chế biến từ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình (chỉ số GI dưới 70)  nhằm kiểm soát đường huyết ở mức an toàn.
  • Cần lựa chọn các món ăn có chứa ít carbohydrate như cần tây, đậu phộng, bông cải xanh… để không làm tăng lượng đường trong máu.
  • Hạn chế món ăn vặt nhiều calo để không gây tăng cân, béo phì.
  • Ưu tiên các món ăn có chứa dưỡng chất thiếu yếu giúp tăng đề kháng cho sức khỏe như các vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa.
  • Chọn món ăn, thực phẩm giàu chất xơ cải thiện tiêu hóa và ổn định đường huyết.
  • Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và còn hạn sử dụng.

Đồ ăn vặt cho người bệnh tiểu đường cần là những thực phẩm dễ tiêu, chứa 15 – 45g carb cho mỗi lần ăn. Đối với người phải hoạt động nhiều trong ngày có thể ăn vặt 2 lần/ngày. Tuy nhiên, với người ít hoạt động thể lực có thể không ăn vặt hoặc chỉ ăn 1 lần trong ngày. Bạn chỉ nên ăn với một lượng nhỏ để không làm dư thừa năng lượng, gây tăng cân và làm tăng đường huyết. Thông thường, bữa ăn vặt chỉ chiếm khoảng 10 – 15% tổng số năng lượng trong ngày.

Gợi ý 9 món ăn vặt dành cho người tiểu đường

Món ăn vặt dành cho người tiểu đường cần đảm bảo giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe tổng thể. Nếu bạn đang phân vân không biết ăn vặt món gì mà không làm ảnh hưởng tới đường huyết thì hãy tham khảo sau đây nhé.

1. Các loại trái cây

Trái cây là món ăn vặt lành mạnh và phù hợp với người mắc tiểu đường bởi chúng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy sự hấp thu dinh dưỡng, ổn định đường huyết. Tuy nhiên, không phải loại quả nào cũng an toàn với người tiểu đường, chỉ nên chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết GI thấp sau đây:

Quả bơ:  Bữa ăn vặt nhẹ nhàng bằng suất nhỏ bơ giúp bạn kiểm soát đường trong máu. Trong bơ có hàm lượng chất xơ cao và axit béo không bão hòa giúp ngăn lượng đường trong máu tăng cao sau ăn. Bởi vậy mà loại trái cây này trở thành thực phẩm thân thiện với người tiểu đường. Tuy nhiên, vì hàm lượng calo trong bơ khá cao nên bạn chỉ chọn khẩu phần ăn từ 1/4 – 1/2 quả bơ mỗi lần thôi nhé.

Bưởi: Là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp với mức GI =25, tải lượng đường huyết GL = 6. Bên cạnh đó, bưởi còn chứa hàm lượng vitamin C cao, giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bữa ăn vặt với 2 – 3 múi bưởi không chỉ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà không lo tăng đường huyết.

Táo:  Là một lựa chọn thông minh cho người tiểu đường. Trong táo có chứa đường fructose không làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, loại quả này cũng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cải thiện độ nhạy insulin. Táo ít calo, dồi dào flavonoid có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường. Đây là loại quả mà bạn có thể sử dụng làm món ăn vặt của mình. Tuy nhiên, chỉ nên ăn nửa trái táo mỗi lần, có thể ăn cả vỏ táo khi được rửa sạch.

Các loại quả mọng: Không chỉ chứa lượng đường thấp mà còn giàu chất xơ khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời dành cho những người đang đối phó với bệnh tiểu đường. Một số loại quả mọng mà bạn có thể thưởng thức như dâu tây, quả việt quất, mâm xôi…

Cam: Có chỉ số GI khá thấp (49 – 50) mà còn giàu chất xơ giúp ổn định đường huyết. Hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa cao giúp chống viêm, ngăn ngừa bệnh tim, stress oxy. Bởi vậy mà cam là loại quả tốt cho người bị tiểu đường. Mỗi bữa phụ bạn có thể ăn từ 1 – 2 trái cam với trọng lượng tầm 200g.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 9+ Loại hoa quả cực tốt cho người tiểu đường

2. Sữa chua không đường

Sữa chua là món ăn vặt được nhiều người biết đến rất tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, sữa chua còn giàu protein và nhiều dưỡng chất khác giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Với người tiểu đường nên lựa chọn loại sữa chua không đường để không gây ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết.

Bạn có thể kết hợp sữa chua không đường với các loại quả mọng để món ăn trở nên hấp dẫn hơn mà vẫn thân thiện với người tiểu đường. Nếu không thích sự kết hợp này, bạn có thể kết hợp sữa chua với các loại hạt (hạt điều, hạt chia, óc chó…) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

3. Thạch không đường

Thạch là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Đây cũng là lựa chọn không tồi dành cho người tiểu đường, bạn có thể sử dụng như món ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Nên chọn các loại thạch tự nhiên, không chứa đường để không gây ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết. Một số loại thạch mà bạn nên tham khảo như thạch găng, sương sâm, sương sáo… Nếu muốn tạo độ ngọt để dễ ăn, bạn hãy cho thêm chút đường ăn kiêng dành riêng cho người đái tháo đường nhé.

☛ Tham khảo thêm tại: Các loại đường tốt cho bệnh nhân tiểu đường

4. Bắp ngô

Bắp có chỉ số đường huyết thấp (52) nên khi lựa chọn là món ăn vặt không gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu. Không chỉ vậy, bắp còn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn nửa bắp ngô tương ứng 90g.

Bạn cũng có thể lựa chọn món ăn vặt biến tấu từ bắp ngô là món bắp răng hoặc bỏng ngô đều khá an toàn. Tuy nhiên, cần lựa chọn những loại không có gia vị như bơ, đường, muối để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên làm món ăn vặt này tại nhà để đảm bảo không chứa các gia vị làm tăng chỉ số đường huyết nhé.

5 Chocolate nguyên chất (chocolate đen)

Chocolate giàu chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao. Nếu người mắc đái tháo đường sử dụng với lượng vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời khi bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn món ăn vặt nào mà không gây tăng đường huyết.

6. Salad

Một số loại salad bạn nên lựa chọn như salad trái cây, salad cá ngừ, salad rau củ, salad thịt gà… Bạn có thể chế biến salad từ các loại trái cây thân thiện với người tiểu đường như rau xanh lá, dưa chuột, nấm, ớt chuông, hành tây, cà rốt, măng tây để kiểm soát tốt đường huyết. Khẩu phần ăn mỗi lần không quá nửa chén nhé.

7. Các loại hạt

Nhiều bệnh nhân tiểu đường lo sợ ăn các loại hạt có nhiều chất béo gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế có nhiều loại hạt giàu axit béo không bão hòa, vitamin và các khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Người bệnh có thể lựa chọn các loại hạt sau đây để nhâm nhi ăn vặt nhé:

  • Hạt điều: Giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, giàu omega 3 tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó, còn cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ trí não tốt, hỗ trợ giảm cân và kiểm soát cơn đói.
  • Hạnh nhân: Nghiên cứu chỉ ra rằng, hạnh nhân có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người tiểu đường. Đây là loại hạt ít carb và chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, magie, mangan, protein… Nó giúp kiểm soát cân nặng bằng cách giảm cảm giác đói, thúc đẩy sự giảm thèm ăn.
  • Hạt óc chó: Nhờ lượng carb ít, giàu dưỡng chất như vitamin B, sắt, kẽm, magie, các chất chống oxy hóa và chất xơ giúp cải thiện tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ… Đặc biệt, hạt óc chó còn giúp kiểm soát đường huyết ổn định ở người tiểu đường tuýp 2.

Ngoài các loại hạt kể trên, bạn cũng có thể lựa chọn hạt chia, hạt hướng dương để ăn vặt. Chúng đều là những lựa chọn tốt dành cho người tiểu đường. Tuy nhiên, dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi lần ăn không nên dùng quá  nửa quả óc chó, 4 hạt điều, 10 hạt dưa, 5 hạt lạc… Nếu không biết lượng phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn nhé.

8. Trứng luộc

Một quả trứng có chứa khoảng 70g calo và 6g protein giúp đường huyết không tăng cao sau khi ăn. Bên cạnh đó, ăn trứng thúc đẩy cảm giác no, một trong những yếu tố góp phần kiểm soát tiểu đường tuýp 2. Tuy trứng cung cấp nguồn protein tuyệt vời cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác nhưng nó cũng chứa lượng cholesterol nên bạn không nên ăn quá thường xuyên nhé.

9. Các loại bánh

Bánh làm từ 100% gạo lứt rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường

Bạn có thể lựa chọn một số loại bánh dành riêng cho người tiểu đường để ăn vặt như:

  • Bánh lứt không đường: Loại bánh này được làm 100% từ gạo lứt và không chữa đường giúp hỗ trợ giảm béo, có lợi cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa cho người tiểu đường.
  • Bánh bí đỏ: Đây là lựa chọn khá phổ biến trong khẩu phần ăn vặt của người đái tháo đường. Khi chế biến, bạn có thể thay thế bột mì đa dụng đã tinh chế bằng bột hạnh nhân có chứa hàm lượng carb thấp hơn, kết hợp cùng bí đỏ để tạo nên một món ăn vặt hấp dẫn. Trong mỗi chiếc bánh bí đỏ chứa khoảng 16,3g carb, khá phù hợp với người có chỉ số đường huyết cao.
  • Bánh gia vị với kem phô mai: Thưởng thức một miếng bánh gia vị kèm kem phô mai nhỏ là điều mà người tiểu đường có thể thực hiện. Món ăn này chỉ chứa khoảng 100 calo và 17,5g carb. Để giảm lượng calo và carbs, bạn có thể kết hợp món bánh này cùng trái cây, rau củ xay nhuyễn, phủ lên lớp kem không đường. giảm nhu cầu bổ sung lượng lớn đường và bột mì vào cơ thể.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các chọn bánh cho người tiểu đường

Lời khuyên của bác sĩ khi bệnh nhân muốn ăn vặt

Khi lựa chọn món ăn vặt, người tiểu đường có thể chọn món ngọt hay món mặn nhưng cần phù hợp, ăn với lượng vừa phải để tránh làm chỉ số đường huyết trong máu tăng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhịn đói cả ngày hoặc để bụng đói trong thời gian dài sau đó lại tiêu thụ một lượng lớn đồ ăn nhiều glucose cùng một lúc trong bữa ăn.

Vẫn cần duy trì các bữa chính và bữa phụ, khẩu phần ăn chỉ nên từ nhỏ tới vừa. Thời gian giữa các bữa ăn khoảng 2 – 3 giờ/lần để tránh bị đói hoặc dung nạp quá nhiều một thời điểm. Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bệnh nhân tiểu đường nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng cải thiện bệnh, điểm hình là giảo cổ lam Tuệ Linh.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, giảo cổ lam có chứa phanoside giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng mức độ nhạy cảm của insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào từ đó giúp ổn định đường huyết.

Kế thừa thành tựu nghiên cứu khoa học, công ty TNHH Tuệ Linh cho ra đời 2 sản phẩm từ giảo cổ lam là Trà giảo cổ lam Tuệ LinhViên uống giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hạ đường huyết an toàn, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Uống giảo cổ lam Tuệ Linh thường xuyên còn giúp tăng cường lưu thông máu huyết, hạ mỡ máu, hạ huyết áp an toàn.

Các sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh được sản xuất từ 100% nguồn dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP tại Mộc Châu – Sơn La cho hàm lượng dược chất cao nhất. Kết hợp với dây chuyền công nghệ hiện đại mang lại chất lượng sản phẩm vượt trội. Vì vậy, nhiều năm có mặt trên thị trường sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh luôn nhận được sự tin tưởng của rất nhiều người bệnh tiểu đường, cao huyết áp.

Hiện nay, sản phẩm phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Để mua sản phẩm chính hãng, bạn hãy truy cập TẠI ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhà mình nhất nhé.

Hy vọng những thông tin trên giúp bệnh nhân tiểu đường lựa chọn món ăn vặt cho bữa phụ nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây ảnh hưởng xấu tới chỉ số đường huyết. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình.
]]>
https://www.giaocolam.vn/mon-an-vat-cho-nguoi-tieu-duong.html/feed 0
[Giải đáp] Ai đã chữa khỏi bệnh tiểu đường? https://www.giaocolam.vn/ai-da-chua-khoi-benh-tieu-duong.html https://www.giaocolam.vn/ai-da-chua-khoi-benh-tieu-duong.html#respond Thu, 29 Feb 2024 01:53:27 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=9038 Điều trị tiểu đường là một quá trình lâu dài, có không ít người cảm thấy chán nản khi phải đối mặt với căn bệnh này suốt đời. Tuy nhiên, đã có trường hợp chữa khỏi tiểu đường trên thế giới. Điều này thắp lên hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân đang đối phó với chứng bệnh này. Cùng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Ai đã chữa khỏi bệnh tiểu đường?” ngay sau đây nhé.

Ai đã chữa khỏi tiểu đường?

Người chữa khỏi tiểu đường được kể đến là ông Brian Shelton đang sinh sống tại Mỹ. Ông phải sống chung với căn bệnh tiểu đường tuýp 1 trong 40 năm và nghĩ rằng căn bệnh này không bao giờ khỏi.

Ông chẩn đoán mắc tiểu đường khi mới 21 tuổi, tuổi càng cao thì bệnh càng trở nên khó kiểm soát hơn, lượng đường trong máu tăng giảm đột ngột và thường xuyên hơn khiến không ít lần ông phải đối mặt với nhiều biến chứng hạ đường huyết đột ngột. Có lần ông bất tỉnh trong lúc lái xe, ngất xỉu trong sân nhà khách hàng… Vì những sự cố về sức khỏe này mà ông Shelton yêu cầu nghỉ hưu khi mới 57 tuổi sau nhiều năm làm việc tại ngành bưu điện.

Ông Shelton

Tuy nhiên, vào đầu năm 2021, vợ của ông đã phát hiện Vertex Pharmaceuticals đang tuyển tình nguyện viên mắc tiểu đường tuýp 1 tham giả thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị. Sau đó, ông Shelton đã đăng ký tham gia và là tình nguyện viên đầu tiên của nghiên cứu này.

Ở nghiên cứu này, Vertex Pharmaceuticals đã dựa trên cơ chế hệ miễn dịch tự động phá hủy các tế bào tuyến tụy tạo ra insulin cho người bệnh tiểu đường tuýp 1. Phương pháp này giải quyết nguyên nhân bằng cách phát triển liệu pháp thay thế các tế bào tuyến tụy bị phá hủy.

Ban đầu, nghiên cứu này của tiến sĩ  Douglas Meltin được thực hiện trong phòng thí nghiệm tại Semma Therapeutics. Sau đó, Vertex Pharmaceuticals đã mua lại vào 2019 và tiến hành thử nghiệm.

Ông Shelton được truyền tế bào gốc, bổ sung tế bào insulin bị thiếu hụt. Sau gần nửa năm điều trị theo phương pháp này kết quả mang lại khá bất ngờ, lượng đường huyết đã được kiểm soát tốt, ông trở thành người đầu tiên trên thế giới đánh bại tiểu đường tuýp 1.

Theo tiến sĩ Willa Hsued – Nhà nội tiết học đến từ Trung tâm y tế Wexxner của Đại học bang Ohio (ngường đang nghiên tiến hành nghên cứu tương tự tại công ty) cho hay: ” Cả thế giới đều rất vui mừng trước kết quả điều trị bệnh của ông Shelton, điều này giúp chúng tôi có thêm hi vọng trong việc sử dụng tế bào gốc để phát triển thành các tế bào beta tụy đảo – nơi chịu trách nhiệm sản xuất insulin.”

Phương pháp nào chữa khỏi tiểu đường cho ông Shelton?

Phương pháp thử nghiệm trên ông Brian Shelton và một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 khác là phương pháp tế bào gốc. Thử nghiệm được thực hiện bởi Vertex Pharmaceuticals, được đặt tên là VX-880.

Được biết, 5 năm trước khi điều trị, ông Shelton đã trải qua 5 lần nhập viện, nguy kịch bởi lượng đường trong máu quá thấp. Ông phải tiêm vào cơ thể 34 đơn vị insulin mỗi ngày bởi cơ thể ông không thể tạo ra insulin được nữa.

Thử nghiệm lâm sàng thuốc chữa tiểu đường tuýp 1 của Vertex

Tháng 10-2021, Vertex đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng rất khả quan. Sau 90 ngày, những bệnh nhân tham gia truyền dịch có dung nạp tốt. Kết quả cho thấy, giảm 91% nhu cầu insulin hàng ngày của bệnh nhân, quá trình sản xuất insulin của cơ thể dần hồi phục.

Các chuyên gia về bệnh tiểu đường rất ngạc nhiên đối với phát hiện này. Tuy nhiên, họ cũng khuyến cáo chúng ta cần thận trọng. Bởi nghiên cứu Vertex Pharmaceuticals vẫn đang được tiến hành và sẽ kéo dài 5 năm với 17 tình nguyện viên mắc tiểu đường tuýp 1 thể nặng tham gia. Dự án không nhằm mục đích điều trị tiểu đường tuýp 2.

Có nên áp dụng phương pháp thử nghiệm trên ông Shelton?

Cho tới nay, ông Shelton là người đầu tiên nhận được báo cáo kết quả từ dự án thử nghiệm lâm sàng VX-880. Nhóm chuyên gia sẽ tiến hành thử nghiệm trong thời gian tới ở trên nhiều tình nguyện viên hơn. Và họ tin rằng đây là cơ hội mới cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Điều quan trọng là cần có thời gian để có đáp án chính xác nhất.

Sau khi biết được thông tin ông Shelton chữa khỏi tiểu đường, nhiều bệnh nhân tiểu đường muốn áp dụng theo phương pháp trên. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, người bệnh cần thận trọng bởi cho tới nay chỉ mới có báo cáo ông Shelton khỏi bệnh. Thử nghiệm cần có thêm nhiều thời gian hơn để chứng minh tác dụng, cũng như các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Mặt khác, thử nghiệm không nhằm mục đích điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Vì vậy, trong thời gian chờ đợi kết quả của các nghiên cứu chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2, bệnh nhân cần thực hiện đúng theo chỉ định trong hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bao gồm, sử dụng thuốc, có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý kết hợp sử dụng thảo dược trị tiểu đường, điển hình là giảo cổ lam để ổn định đường huyết.

☛ Tham khảo thêm tại: Nghiên cứu mới nhất về tiểu đường bước tiến của điều trị

Giảo cổ lam – Ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Giảo cổ lam được xem là thảo dược có tác dụng tốt nhất trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Đây là thảo dược được nghiên cứu bài bản và kỹ lưỡng.

Năm 2004, nhóm nghiên cứu tại Viện Dược liệu Trung ương và Đại học Y Hà Nội kết hợp Viện nghiên cứu Karolinska Thụy Điển tìm ra hoạt chất mới từ cây giảo cổ lam, đặt tên là phanosid. Phanosid có tác dụng hạ đường huyết gấp 5 lần so với Glibenclamide.

Tiếp đó, thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 vào 2010 cho thấy: dùng trà giảo cổ lam với liều 6g/ngày, sau 4 tuần nồng độ đường máu giảm 3mmol/l so với trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân tiểu đường.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường tuýp 2

Kế thừa công trình nghiên cứu khoa học về giảo cổ lam, Công ty TNHH Tuệ Linh cho ra đời 2 sản phẩm Trà giảo cổ lam Tuệ LinhViên giảo cổ lam Tuệ Linh có tác dụng giảm đường huyết, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hạ mỡ máu an toàn, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp hạ đường huyết và các biến chứng về bệnh tim mạch.

Nguồn nguyên liệu sạch giảo cổ lam đạt chuẩn GACP được trồng tại Vùng giảo cổ lam rộng lớn của Tuệ Linh tại Mộc Châu, Sơn La kết hợp dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế GMP – WHO, đảm bảo kiểm định sản phẩm nghiêm ngặt trước khi tới tay người tiêu dùng mang tới chất lượng sản phẩm ưu việt tới người tiêu dùng.

Sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ gần nhà bạn nhất, xem TẠI ĐÂY

Cho tới nay, ông Shelton là người đầu tiên được báo cáo kết quả từ dự án thử nghiệm lâm sàng VX-880. Nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện và tin tưởng vào điều này. Điều quan trọng là chờ thời gian để trả lời cho tất cả. Hy vọng kết quả của những nghiên cứu mới này mở ra hy vọng chữa khỏi tiểu đường cho hàng trăm triệu bệnh nhân tiểu đường trên thế giới.
]]>
https://www.giaocolam.vn/ai-da-chua-khoi-benh-tieu-duong.html/feed 0
[Bật mí] 11 loại rau trị tiểu đường hiệu quả https://www.giaocolam.vn/cac-loai-rau-tri-benh-tieu-duong.html https://www.giaocolam.vn/cac-loai-rau-tri-benh-tieu-duong.html#respond Wed, 28 Feb 2024 01:47:54 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=9000 Rau là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường để cân bằng chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, một số loại rau còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cực hiệu quả. Cùng điểm danh 11 loại rau giúp cải thiện chỉ số đường huyết cho người tiểu đường ngay sau đây nhé.

Tiểu đường có thể cải thiện từ các loại rau?

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Đây là bệnh lý mãn tính rất nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt sẽ  gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thận, đột quỵ…thậm chí tử vong.

Bổ sung các loại rau trong chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường có vai trò rất quan trọng. Các loại rau không chỉ cung cấp chất xơ, các chất chống oxy hóa cùng nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe mà còn giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Một số vai trò quan trọng của các loại rau trong quản lý bệnh tiểu đường:

  • Cung cấp chất xơ: Rau chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện sự hấp thu đường trong máu, giảm sự biến động của đường huyết sau ăn, cải thiện điều tiết của insulin. Bên cạnh đó, chất xơ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ – điều này rất quan trọng với người tiểu đường.
  • Ít carbohydrate: Rau thường có chứa ít carbohydrate hơn so với các nhóm thực phẩm khác chứa tinh bột, đường, sản phẩm từ ngũ cốc… Điều này giúp bệnh nhân kiểm soát đường máu, ngăn chặn chỉ số đường huyết sau ăn tăng đột ngột.
  • Cung cấp dưỡng chất: Rau cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe tốt, hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Ít calo: Một số loại rau có ít calo, điều này giúp người tiểu đường duy trì cân nặng ổn định, điều quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng khác như béo phì.
Tuy nhiên, không phải tất cả loại rau đều có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và phù hợp với người bệnh tiểu đường. Chỉ có một số loại rau nhất định có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả. Do đó, việc lựa chọn loại rau nào và cách chế biến rất quan trọng trong việc quản lý bệnh. Nếu đang phân vân chưa biết chọn loại rau nào, bạn hãy tham khảo nhóm rau giúp hỗ trợ chữa tiểu đường ngay mục sau.

Các loại rau trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Đối với người tiểu đường thì việc ăn rau gì cần phải được cân nhắc cẩn trọng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới chỉ số đường huyết. Sau đây là một số loại rau không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ trị tiểu đường khá hiệu quả. Cùng tham khảo ngay sau đây:

1. Rau bina

Rau bina (cải bó xôi) là lựa chọn hoàn hảo dành cho người tiểu đường, không chỉ giàu dưỡng chất mà còn chứa ít calo. Bên cạnh các vi chất như vitamin A, C, D, E, K loại rau này còn rất giàu sắt – khoáng chất cần thiết để tạo máu. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cải bó xôi chứa màng thylakoid, bao gồm các chất giúp tăng độ nhạy insulin, điều này rất có lợi cho người tiểu đường. Bạn có thể chế biến các món ăn từ cải bó xôi như canh tôm cải bó xôi, xào, luộc hoặc cho vào các món súp, hầm.

2. Rau diếp cá

Do có mùi tanh nên rau diếp cá “không được lòng” nhiều tín đồ ăn uống. Tuy nhiên, đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Diếp cá giàu chất xơ, vitamin B rất tốt cho người tiểu đường. Đặc biệt, vitamin B có trong diếp cá có tác dụng giảm mức độ homocysteine (là một axit amin, khi tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý tim).

Bệnh nhân đái tháo đường có thể thưởng thức trực tiếp loại rau này hoặc ép thành nước, uống liên tục trong khoảng 3 tuần giúp giảm hàm lượng đường glucose trong máu khi đói mang lại hiệu quả rất tốt.

3. Rau bắp cải

Tiểu đường nên ăn rau gì? Rau bắp cải là một trong đáp án cho câu hỏi này. Loại rau này giàu vitamin C mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, bắp cải còn chứa lượng lớn chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Bổ sung loại rau này vào thực đơn ăn uống cho người tiểu đường tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý trong bắp cải có chứa nhiều iod nên không tốt cho người bệnh cường giáp, bướu cổ, viêm giáp… Vì vậy, người bệnh đái tháo đường có kèm thêm các bệnh lý khác như cường giáp, bướu cổ, viêm giáp… không nên ăn quá nhiều bắp cải.

4. Rau măng tây

Măng tây được xếp vào danh sách các loại rau thân thiện với người tiểu đường mà bạn không nên bỏ qua. Măng tây rất giàu sắt và đồng, bên cạnh đó nó còn chứa kali rất cần thiết để điều trị tiểu đường. Một số dưỡng chất khác phải kể đến như canxi, phốt pho, mangan cũng có tác dụng điều hòa huyết áp hiệu quả.

Theo nghiên cứu, măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát đồng thời tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thu được glucose. Các món ngon từ măng tây tốt cho người đái tháo đường như măng tây luộc, măng tây xào tỏi, sinh tố măng tây…

5. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những siêu thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường. Bông cải xanh dồi dào chất xơ và các chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, loại rau này rất giàu crom, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Bạn có thể thêm bông cải xanh vào trong các món súp, mì ống hoặc hầm, thậm chí chế biến đơn giản dưới dạng hấp, luộc cũng rất tốt.

6. Cải xoăn

Cải xoăn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa flavonoid có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Trong những nghiên cứu gần đây đã chứng minh, ăn cải xoăn giúp ngăn chặn sự gia tăng chỉ số đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, do giàu chất chống oxy hóa nên ăn cải xoăn giảm thiểu nguy cơ ung thư và bệnh tim.

7. Rau ngót

Thật thiếu sót khi không nhắc đến rau ngót trong danh sách các loại rau giúp hạ đường huyết. Trong rau ngót có chứa insulin, đây là chất giúp kiểm soát lượng đường ở trong máu. Một số nghiên cứu chứng minh rau ngót có tác dụng hiệu quả trong điều trị tiểu đường tuýp 1. Việc thường xuyên bổ sung rau ngót vào thực đơn ăn uống giúp cải thiện đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường.

8. Rau lang

Rau lang là loại rau dân dã, quen thuộc với người ở vùng nông thôn. Trong rau lang có chứa nhiều chất xơ hòa tan có tác dụng làm chậm hấp thu đường trong máu. Bởi vậy mà đây là loại rau cực tốt giúp giảm đường huyết sau ăn. Bạn có thể nấu canh rau lang, rau lang luộc, rau lang xào tỏi… đều rất ngon miệng và dễ ăn.

9. Rau dền

Mọi người đều biết đến rau dền với công dụng bổ máu. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp và cải thiện táo bón. Trong rau dền có chứa nhiều magie – vi chất rất quan trọng trong điều trị đái tháo đường kèm táo bón.

10. Cần tây

Không chỉ có công dụng làm đẹp, giữ dáng cho nhiều chị em, cần tây còn có công dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người. Uống nước ép hoặc ăn rau cần tây mỗi ngày giúp bạn điều hòa lượng đường trong cơ thể, rất có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường.

11. Rau muống

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra, rau muống rất giàu dưỡng chất như protein, canxi, magie, sắt, vitamin C, B2, B1 cùng các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau muống giàu chất xơ giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân. Người tiểu đường hoàn toàn nên ăn rau muống bởi hợp chất có trong loại rau này có công dụng tương tự insulin, giúp điều hòa đường huyết rất tốt.

Bổ sung các loại rau trên vào chế độ ăn uống hàng ngày hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Do đó, mỗi bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên ăn từ 3 – 5 phần rau không hoặc chứa ít carb mỗi ngày nhằm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể đồng thời giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp. Đồng thời, nên tránh hoặc hạn chế sử dụng một số loại rau quả có chứa hàm lượng carbohydrate cao như khoai tây, khoai lang, khoai mỡ… hoặc một số cây họ đậu có chứa nhiều tinh bột để đảm bảo chỉ số đường huyết không bị tăng cao.

☛ Tham khảo thêm tại: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Mách cách chọn loại rau tốt cho người tiểu đường

Việc lựa chọn các thực phẩm có ảnh hưởng tới quá trình cải thiện bệnh tiểu đường. Để đảm bảo an toàn, khi chọn các loại rau vào thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn cần dựa vào các tiêu chí sau để đảm bảo không khiến chỉ số đường huyết tăng cao đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị:

Rau có chỉ số GI thấp

Người bị tiểu đường nên ưu tiên các loại rau có chỉ số GI thấp. Nhóm rau này giúp ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu. Các thực phẩm chứa chỉ số GI thấp là dưới 55, trung bình từ 56 – 69, cao từ 70 trở lên. Các loại rau có GI thấp phổ biến nhất là: bông cải xanh, bắp cải, măng tây, cần tây, rau diếp, rau bina, các loại củ quả (cà rốt, đậu cô ve, cà chua, ớt chuông, su hào, cà tím, bí ngô…)…

☛ Tham khảo thêm: Các loại thịt có chỉ số GI thấp

Rau có hàm lượng nitrat cao

Khi nitrat vào cơ thể chuyển hóa thành oxit nitric có tác dụng làm giãn động mạch. Khi mạch máu giãn ra làm huyết áp giảm xuống. Do đó, bổ sung các loại rau giàu nitrat giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện tăng huyết áp đột ngột và tăng cường sức khỏe tim mạch. Các loại rau chứa nhiều nitrat bạn nên thêm vào thực đơn bao gồm: Rau cần tây, rau diếp cá, củ cải…

Nhóm rau giàu protein

Chế độ ăn giàu protein giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn giữa các bữa chính vừa tránh làm tăng đường huyết. Trong đó, các loại rau củ giàu protein, ít calo mà mọi người nên dùng gồm các rau dền, măng tây, bông cải xanh, rau bina, bắp cải brucxen…

Rau giàu chất xơ

Các loại rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Tuy nhóm thực phẩm này không mang lại giá trị dinh dưỡng nhưng lại có ích cho hệ tiêu hóa, giúp kiểm soát tốt đường huyết. Khi vào cơ thể, chất xơ cản trở quá trình hấp thụ đường ở niêm mạc ruột, từ đó làm chậm quá trình tăng đường huyết sau khi ăn. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều rau trong bữa ăn giúp bệnh nhân nhanh no, từ đó ăn ít hơn nên kiểm soát tốt cân nặng và đường huyết.

Hầu hết các loại rau đều giàu chất xơ, bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày cùng các loại thịt cá, vừa ngon miệng vừa cung cấp đủ dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

Rau không chứa tinh bột

Dung nạp nhiều tinh bột khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng cao. Do đó, hãy lựa chọn các loại rau không chứa tinh bột. Bạn có thể thưởng thức một cách thoải mái các loại rau sau đây mà không cần lo lắng tăng đường huyết như: Bông cải xanh, măng tây, hoa atiso…

☛ Tham khảo thêm tại: Top thực phẩm không chứa đường

Giảo cổ lam Tuệ Linh – Giúp ổn định đường huyết ở người tiểu đường

Để cải thiện tiểu đường, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và tích cực vận động thể chất là điều không thể thiếu. Kết hợp sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong giảo cổ lam có chứa phanodise giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng mức độ nhạy cảm của insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào từ đó giúp ổn định đường huyết.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường tuýp 2

Kế thừa thành tựu nghiên cứu khoa học, công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời 2 sản phẩm: Trà giảo cổ lam Tuệ LinhViên uống giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hạ đường huyết an toàn, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Uống giảo cổ lam Tuệ Linh đều đặn còn giúp tăng cường lưu thông máu, hạ mỡ máu, hạ huyết áp.

Ưu điểm vượt trội của các sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh là nguồn nguyên liệu sạch đạt chuẩn GACP tại Vùng trồng Giảo cổ lam rộng lớn tại Mộc Châu – Sơn La, kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại giúp giữ lại hàm lượng hoạt chất cao nhất, mang lại chất lượng sản phẩm tối ưu.

Trà và Viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể xem địa chỉ gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, bổ sung các loại rau tốt cho người tiểu đường là một trong những yếu tố giúp bạn có mức đường huyết ổn định. Kết hợp cùng chế độ tập luyện, lối sống lành mạnh bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt đường huyết, nâng cao sức khỏe của bản thân.
]]>
https://www.giaocolam.vn/cac-loai-rau-tri-benh-tieu-duong.html/feed 0
[Giải đáp] Bị tiểu đường dùng mật ong được không? https://www.giaocolam.vn/bi-tieu-duong-dung-mat-ong-duoc-khong.html https://www.giaocolam.vn/bi-tieu-duong-dung-mat-ong-duoc-khong.html#respond Wed, 17 Jan 2024 15:37:10 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=4794 Hỏi: Chào chuyên gia, tôi được chẩn đoán là bị tiểu đường. Tôi thích ăn một số món bánh có thành phần chứa mật ong. Tôi biết mật ong khá ngọt nhưng là đường tự nhiên, vậy tôi sử dụng có vấn đề gì không? Mong chuyên gia giải đáp, xin cảm ơn.

(Anh Minh, 53 tuổi- Nghệ An)

Trả lời:

Chào anh Minh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chuyên gia của giaocolam.vn. Xin phép được gửi tới anh Minh một số thông tin dưới đây:

Giá trị dinh dưỡng có trong mật ong

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mật ong là loại chất lỏng đặc sệt, có màu vàng óng hơi nâu, được lấy từ ong mật và các loại côn trùng khác. Nguồn gốc của mật ong chính là các loại mật hoa được những chú ong thu thập, lưu trữ và tích lại trong tổ ong. Mật ong hiện nay chủ yếu được sản xuất thương mại từ các khu vực nuôi ong và trồng cây, hoa.

Mật ong cũng chính là thức ăn dự trữ của loài côn trùng này sử dụng cho mùa đông – mùa khó kiếm thức ăn. Vị ngọt tự nhiên, tươi mát, thơm dịu nhẹ của mật ong khiến con người và nhiều loài động vật yêu thích.

Thành phần trong mật ong gồm có: đường sucrose, nước, vitamin và các khoáng chất quan trọng,… Trong đó khoảng 80% hàm lượng là carbohydrat và 20% còn lại là nước. Theo số liệu của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mỗi thìa mật ong thô cung cấp khoảng 60 calo và 17 gram carbohydrate.

Ngoài cung cấp năng lượng cùng vị ngọt kích thích vị giác, mật ong còn chứa nhiều vitamin C, sắt, folate, kali, magie, canxi,… rất tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này còn được coi là chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp ngăn ngừa và làm chậm tổn thương tế bào.

Mặc dù cung cấp lượng dinh dưỡng tốt cho con người song với bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn hạn chế thì lượng đường từ mật ong là nguy cơ lớn. Vì thế rất nhiều người thắc mắc tiểu đường có uống được mật ong không?

Tiểu đường có uống được mật ong không?

Người bị bệnh tiểu đường CÓ THỂ sử dụng mật ong trong chế độ dinh dưỡng của mình

Mặc dù trong mật ong có chứa nhiều đường và carbonhydrate, tuy nhiên đường tự nhiên không ảnh hưởng nhiều như đường tinh luyện và các chế phẩm khác. Bạn cần sử dụng lượng vừa phải là có thể đảm bảo an toàn.

Một nghiên cứu đã thực hiện đánh giá tác động làm tăng đường huyết của mật ong và đường tinh luyện với những người mắc tiểu đường type 1 và những người không mắc bệnh. Những tình nguyện viên được ăn mật ong với lượng như nhau và được đo đường huyết sau đó. Kết quả cho thấy rằng, mật ong làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn khoảng 30 phút, nhưng sau đó trở về mức thấp sau 2 giờ giống với người bình thường.

Như vậy có thể tin rằng, tác động làm tăng đường huyết của mật ong không giống như đường, bởi ngoài cung cấp đường và carbohydrate, mật ong còn làm tăng lượng insulin. Đây chính là hormone do tuyến tụy sản xuất có chức năng chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng sử dụng hoặc lưu trữ.

Chính tác dụng làm tăng sinh insulin này giúp mật ong không khiến đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng quá cao và kéo dài. Tuy mật ong giúp kiểm soát lượng đường huyết khá tốt song nghiên cứu cũng chỉ ra loại thực phẩm này không giúp phòng ngừa bệnh.

Thực tế cho thấy khá nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc các chứng bệnh khác kèm theo, trong đó có thừa cân, béo phì. Vì thế với bệnh nhân tiểu đường và không thừa cân, bạn có thể sử dụng mật ong thay thế đường song cần dùng hạn chế. Còn bệnh nhân béo phì tốt nhất không nên dùng mật ong, đồng thời hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và cắt giảm carbs.

☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Lưu ý khi sử dụng mật ong ở bệnh nhân tiểu đường

Nếu bạn vẫn băn khoăn tiểu đường có uống được mật ong không thì câu trả lời là có. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng mật ong để thay thế đường tinh luyện hoặc các thực phẩm ngọt khác song cần lưu ý một số vấn đề sau:

Sử dụng lượng ít

Do mật ong tạo cảm giác ngọt gấp nhiều lần so với đường nên nếu bạn sử dụng vào trà, sữa chua,… thì chỉ cần một lượng nhỏ.

Dùng mức độ vừa phải

Vị ngọt thanh mát từ mật ong luôn khiến nhiều người bệnh tiểu đường không kiềm chế được. Dù không gây hại như đường tinh luyện nhưng cần nhớ rằng mật ong vẫn cung cấp đường, bệnh nhân tiểu đường chỉ được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Để biết chính xác lượng mật ong có thể sử dụng, bạn nên tham khảo ý nghĩa của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Chọn mật ong nguyên chất, mật ong hữu cơ hoặc mật ong thô

Hiện nay trên thị trường mật ong thật, giả vô cùng hỗn loạn, khó phân biệt. Mật ong giả được pha chế từ đường tinh luyện, chứa hàm lượng đường rất cao gây hại cho bệnh nhân tiểu đường. Vì thế hãy chọn mật ong hoàn toàn từ tự nhiên, không thêm được.

Kết hợp các thực phẩm lành mạnh

Sử dụng mật ong giúp tăng nồng độ insulin và kiểm soát đường huyết của bạn song cần dùng kết hợp với các loại thực phẩm tốt trong chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường bạn nhé.

Lưu ý sử dụng với các đối tượng đặc biệt

chan-doan-tieu-duong-thai-ky

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nếu dùng mật ong có thể gây kích thích co tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Người bị rối loạn chức năng đường ruột nếu sử dụng mật ong có thể gây các chứng đi ngoài, táo bón,… Người bị huyết áp thấp sử dụng mật ong có chất Acetylcholine có thể gây giảm huyết áp.

Với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết, huyết áp cũng như thường xuyên kiểm tra sức khỏe, phòng ngừa biến chứng tim mạch, thận, mắt rất quan trọng. Các chuyên gia cho biết, biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân tiểu đường. Vì thế ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bệnh nhân tiểu đường còn cần thường xuyên khám sức khỏe, xét nghiệm máu, kiểm tra bệnh lý liên quan.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp cụ thể thắc mắc của anh Minh cũng như nhiều độc giả khác. Bên cạnh điều trị, quan tâm tới chế độ ăn uống sinh hoạt sẽ giúp anh kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình. Chúc anh thật nhiều sức khỏe!

]]>
https://www.giaocolam.vn/bi-tieu-duong-dung-mat-ong-duoc-khong.html/feed 0
Hướng dẫn phân biệt tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 https://www.giaocolam.vn/phan-biet-tieu-duong.html https://www.giaocolam.vn/phan-biet-tieu-duong.html#comments Tue, 16 Jan 2024 08:48:50 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=3570 Bạn khá hoang mang khi biết mình bị tiểu đường, bạn phân vân không biết mình bị loại nào, tuýp 1 hay tuýp 2. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn phân biệt 2 nhóm tiểu đường này, mời độc giả theo dõi ngay sau đây nhé.

Số liệu báo động về bệnh tiểu đường!

Tiểu đường được định nghĩa là một trong bệnh chuyển hóa mạn tính của cơ thể mà khi đó lượng glucose được cơ thể hấp thu vào không được sử dụng hiệu quả, quá trình này dẫn đến ứ đọng glucose trong máu. Căn bệnh này có thể kèm theo các rối loạn chuyển hoá như lipid, protid và glucid của cơ thể. Gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phan-biet-benh-tieu-duong
Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa nguy hiểm

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, năm 2015, trên thế giới có 415 triệu người đang sống chung với bệnh tiểu đường. Dự đoán đến năm 2040, con số này sẽ tăng lên đến 642 triệu người.

Tại Việt Nam, năm 2015, theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, cả nước đã có 3,5 triệu ca mắc đái tháo đường và ước tính sẽ tăng lên 6,1 triệu người vào năm 2040.

Cũng trong năm 2015, theo điều tra của Bộ Y tế, nước ta có đến 68,9% số người bệnh tiểu đường chưa được phát hiện, chỉ có 28,9% người bệnh đang được quản lý bởi cơ sở y tế.

Một con số thống kê khác cho thấy Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường type 2 chiếm 90% số ca mắc bệnh. Vậy làm thế nào để phân biệt tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2? Hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây!

Phân biệt tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2

1. Về cơ chế hình thành bệnh

Tiểu đường type 1: hay còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, bệnh nhân chủ yếu là người dưới 40 tuổi.

Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý tự miễn làm phá hủy tế bào beta của đảo tụy (các tế bào tiết insulin) làm cho đường không thể hấp thu vào tế bào để sử dụng mà tồn tại trong lòng mạch. Gây nên hiện tượng tăng đường huyết.

Tiểu đường type 2: hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Đây là loại bệnh tiểu đường diễn ra chủ yếu ở người lớn hơn 40 tuổi.

Nguyên nhân của bệnh không do tự miễn cũng không do sự phá hủy tế bào beta tuyến tụy. Đó là sự kém nhạy cảm với insulin do tuyến tụy tiết ra.

➤  Xem chi tiết hơn trong bài viết: Cơ chế hình thành tiểu đường

2. Về triệu chứng và biến chứng

khat-nuoc-nhieu
Khát nước nhiều là một trong những triệu chứng điển hình của tiểu đường

Tiểu đường type 1 thường gây ra các triệu chứng điển hình của tiểu đường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường type 1 còn có thể gặp tình trạng mệt mỏi uể oải, tứ chi vô lực, cáu gắt và tầm nhìn mờ.

Các triệu chứng này tiến triển nhanh trong vòng vài ngày đến vài tuần và thoái lui khi đạt được chế độ điều trị thích hợp. Các biến chứng trên tim, mắt não, thận thường đến sớm hơn và nguy cơ đe doạ tính mạng cao hơn những loại còn lại.

bien-chung-loet-ban-chan
Biến chứng nhiễm trùng bàn chân thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type 2

Nói về tiểu đường type 2, các triệu chứng của tiểu đường type 2 diễn ra kéo dài và âm thầm hơn so với tiểu đường type 1. Một số người bệnh chỉ vô tình phát hiện tiểu đường type 2 khi thăm khám một bệnh lý khác tại cơ sở y tế.

Các triệu chứng của tiểu đường type 2 cũng bao gồm các triệu chứng như uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mắt mờ, tay chân tê bì dị cảm, các ổ viêm nhiễm lâu lành  hoặc có các rối loạn sắc tố da vùng nếp gấp cổ hoặc nách.

Ngoài ra, các biến chứng của tiểu đường type 2 lên tim, mắt, não, thận, thần kinh, mạch máu của bệnh nhân cũng sẽ diễn ra từ từ và thường sau một thời gian bệnh khá lâu.

3. Về điều trị

Về điều trị, với tiểu đường type 1 bắt buộc người bệnh phải sử dụng insulin để ổn định đường huyết. Liều Insulin phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng bệnh và khả năng kiểm soát đường huyết đường ăn uống và luyện tập của bạn.

Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp với các nhóm thuốc khác như Pramlintide (Symlin) trước ăn để làm chậm hấp thu đường vào đường tiêu hoá, Aspirin liều thấp để phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch của bệnh tiểu đường, thuốc hạ áp và hạ mỡ máu để kiểm soát các nguy cơ tim mạch.

Đối với tiểu đường type 2, giai đoạn đầu của bệnh có thể không cần sử dụng thuốc chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ luyện tập. Hoặc người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng ức chế sản xuất glucose ở gan và tăng tính nhạy cảm của insulin ở mô ngoại vi như Metformin, hoặc Sulfonylurea kích thích tụy tiết insulin.

cach-phan-biet-tieu-duong-type-1-va-type-2
Insulin được xem là cứu cánh cho bệnh nhân tiểu đường

Tuy nhiên nhóm này (Sulfonylurea) có nhiều tác dụng phụ và phải được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Giai đoạn muộn của bệnh đường huyết tăng cao, phương pháp để giải quyết vấn đề này là kết hợp giữ tiêm insulin và thuốc uống để đạt được hiệu quả điều trị.

Nếu bạn cảm thấy những dòng trên khó hiểu, đừng lo, bảng sau đây sẽ giúp bạn hình dung một cách chi tiết hơn!

Bảng: So sánh sự khác biệt tiểu đường type 1 và type 2

Bạn cũng có thể xác định được bản thân mình mang mắc type bệnh tiểu đường nào qua bảng so sánh dưới đây
Tiêu chí phân biệt Tiểu đường type 1 Tiểu đường type 2
Độ tuổi
  • Tuổi vị thành niên, dưới 40 tuổi
  • Người cao tuổi, trung niên, trên 40 tuổi
Tỷ lệ mắc bệnh
  • 5 – 10%
  • 90 – 95%
Nguyên nhân
  • Sự phá hủy tế bào Beta tuyến tụy thường là do miễn dịch
  • Sự kém nhạy cảm với insulin của các thụ thể trên thành tế bào
Triệu chứng chính
  • Ăn nhiều nhưng vẫn thấy đói
  • Tiểu nhiều
  • Uống nhiều
  • Tiểu nhiều
  • Các triệu chứng khởi phát rầm rộ
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Mờ mắt giảm thị lực
  • Bệnh diễn tiến chậm. Triệu chứng có thể bị bỏ qua hoặc bệnh chỉ được phát hiện khi khám tổng quát hoặc khám các bệnh lý khác.
Biến chứng
  • Nhiễm Ceton máu có thể rất nặng
  • Suy thận
  • Tổn thương mắt
  • Đau khớp
  • Tim mạch
  • Loét bàn chân, nhiễm khuẩn
  • Suy thận
  • Đau khớp
  • Tổn thương mắt
  • Tim mạch
  • Nhiễm trùng bàn chân
Điều trị
  • Hiện nay chưa có phương pháp chữa tiểu đường type 1 triệt để. Người bệnh bắt buộc dùng insulin hạ đường huyết suốt đời.
  • Hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để tiểu đường type 2. Nhưng bệnh có thể kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc phối hợp với luyện tập và chế độ ăn uống hợp lý
  • Thuốc kiểm soát đường huyết.
    • Nhóm giảm kháng insulin
    • Nhóm kích thích tăng sản xuất insulin (Sulfonylure, glinide, )
    • Nhóm giảm sản xuất glucose ở gan (Biagunide)
    • Nhóm làm giảm hấp thu đường ở ruột (ức chế ezym a-glucosidase)
  • Tiêm insulin bắt buộc trong các trường hợp:
    • Người bệnh không còn đáp ứng với thuốc đường uống, biểu hiện đường huyết tăng cao quá ngưỡng cho phép.
    • Người bệnh phải nhập viện do chấn thương, nhiễm trùng, ốm sốt…
    • Khi bị men gan cao, biến chứng suy thận…
Phòng ngừa
  • Tiểu đường type 1 là một bệnh nguy hiểm và cho đến nay chưa có cách nào phòng tránh được.
  • Tiểu đường type 2 có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học tránh thức ăn nhiều đường và chất béo kết hợp với chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý.

Bạn cần làm gì khi biết mình bị tiểu đường?

Hạn chế căng thẳng

Nhiều bạn khi nhận được kết quả xét nghiệm đường huyết cao bất thường sau khi về nhà thì tâm trạng lo âu, ăn uống không ngon, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi.

Tuy nhiên, bạn phải biết một điều thế này, tiểu đường là một căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu bạn biết cách kiểm soát tốt đường huyết, bạn hoàn toàn có thể chung sống hoà bình với nó đến già.

Rất nhiều người đã thành công thì tại sao bạn lại không? Vì vậy, u buồn quá độ không phải là điều mà bạn nên làm.

Thực hiện kiểm soát chế độ ăn kiêng tinh bột

Kiểm soát chế độ ăn kiêng tinh bột được xem là phương pháp có vai trò quan trọng nhất trong chiến lược điều trị tiểu đường. Thậm chí còn quan trọng hơn cả sử dụng thuốc.

Diem-giong-va-khac-giua-tieu-duong-type-1-va-tieu-duong-type-2
Giảm tinh bột, ăn nhiều trái cây có hàm lượng đường ít là phương thức giúp bạn kiểm soát đường hiệu quả

Một số bạn khi bị mắc tiểu đường type 2 thường không có một sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Hậu quả là dẫn đến nhiều biến chứng không đáng có xảy ra.

Đây là một quan niệm sai lầm mà bạn cần phải nghiêm túc sửa đổi nếu muốn giữ ổn định chỉ số đường huyết của mình.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Người tiểu đường nên ăn gì tốt nhất

Luyện tập thể dục

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kiểm soát chế độ ăn cùng một chế độ luyện tập thể dục đều đặn 5 buổi/ tuần giúp bạn cải thiện đáng kể chỉ số đường huyết.

Nguyên nhân là do luyện tập thể dục giúp các tế bào trong cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, các tế bào beta được hồi phục để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Vì vậy hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày một tuần để bảo vệ sức khoẻ của mình các bạn nhé!

Kiểm tra đường huyết định kỳ

Kiểm tra đường huyết định kỳ là một công việc nên làm đối với tất cả bệnh nhân bị các vấn đề về tiểu đường. Nên kiểm tra đường huyết sau ăn bằng máy đo tiểu đường tại nhà ít nhất ngày 2 lần và đều đặn mỗi ngày để có những hướng xử trí thích hợp khi chỉ số đường thay đổi.

Không chỉ vậy, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn theo dõi được tình trạng bệnh của mình, và do đó bạn sẽ đưa ra những điều chỉnh hợp lý trong hành vi sinh hoạt của mình.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ cải thiện tiểu đường

Có một số loại thảo dược có công dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả, kích hoạt insulin trong cơ thể hoạt động tích cực. Cho tới nay, được nghiên cứu bài bản và thử nghiệm lâm sàng thực nghiệm chỉ có giảo cổ lam có hiệu quả tốt trong điều trị tiểu đường.

Các hoạt chất quý có trong giảo cổ lam có tác dụng làm sạch cholesterol xấu trong máu mà còn có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Năm 2004, Viện Dược liệu TW kết hợp với Viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra môt hoạt chất mới từ cây Giảo Cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và đặt tên là Phanoside.

Thừ nghiệm trên chuột cho thấy rằng: phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp. Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.

Ứng dụng nghiên cứu khoa học, công ty dược phẩm Tuệ Linh cho ra đời sản phẩm chiết xuất từ giảo cổ lam, đó là: viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh trà Giảo cổ lam Tuệ Linh. Sử dụng trà hoặc viên uống Giảo cổ lam hằng ngày có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Sản phẩm được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng, nhận được sự tin tưởng và sử dụng của hàng triệu khách hàng nhiều năm qua. Có được điều này nhờ thành phần của giảo cổ lam Tuệ Linh được chiết xuất từ 100% từ thảo dược tự nhiên Giảo cổ lam 5 lá sạch đạt chuẩn GACP tại vùng trồng giảo cổ lam rộng lớn nhất Việt Nam kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại mang lại chất lượng cao cho sản phẩm.

Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm để xem chi tiết danh sách các nhà thuốc TẠI ĐÂY

Trên đây là một số thông tin về cách phân biệt tiểu đường cũng như cách để nhận biết sớm căn bệnh này. Với bài viết này, mình hy vọng các bạn có thể chẩn đoán sớm bệnh và có một sự can thiệp y tế phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Tiểu đường là một căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm nếu như bạn biết cách dung hòa với nó! Chúc bạn thành công để chế ngự căn bệnh quái ác này! Hẹn gặp lại!

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/difference-between-type-1-and-type-2-diabetes
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2812756/

 

]]>
https://www.giaocolam.vn/phan-biet-tieu-duong.html/feed 2
Tiểu đường giai đoạn 3: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-giai-doan-3.html https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-giai-doan-3.html#comments Mon, 15 Jan 2024 03:49:33 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=7297 Tiểu đường tiến triển âm thầm từ giai đoạn nhẹ tới nặng. Trong đó, bệnh ở giai đoạn 3 đã bắt đầu xuất hiện biến chứng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận diện tiểu đường giai đoạn 3 và các phương pháp điều trị bệnh ở giai đoạn này. Cùng tham khảo nhé!

1. Định nghĩa tiểu đường giai đoạn 3

Tiểu đường giai đoạn 3 là giai đoạn bắt đầu xuất hiện các biến chứng

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân gây ra tiểu đường là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng insulin, khiến đường không được chuyển hóa thành năng lượng mà dư thừa và tích tụ trong máu.

Bệnh tiểu đường gồm 4 giai đoạn, tiến triển theo mức độ nặng dần bao gồm: tiền tiểu đường, tiểu đường, tiểu đường biến chứng, tiểu đường giai đoạn cuối. Cách phân giai đoạn này dùng nhiều trong tiểu đường type 2.

Ở đây, tiểu đường giai đoạn 3 tương ứng với thời kỳ tiểu đường xuất hiện các biến chứng. Lúc này, bác sĩ cho biết ở bệnh nhân tiểu đường đã bắt đầu có dấu hiệu biến chứng ở mạch máu, mắt, tim, thận,… Đây được xem là giai đoạn nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.

☛ Tham khảo đầy đủ hơn: 4 Giai đoạn bệnh tiểu đường 

2. Triệu chứng của tiểu đường giai đoạn 3

Tiểu đường giai đoạn 3 có các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường nói chung như:

  • 4 nhiều: ăn nhiều, khát nhiều, đói nhiều, tiểu nhiều.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân mặc dù gia tăng cơn đói
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Mắt nhìn mờ
  • Tay chân tê
  • Vết thương lâu lành
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Da sẫm màu

Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh con gặp các triệu chứng liên quan đến từng biến chứng mắc phải bao gồm:

Biến chứng mạn tính

  • Biến chứng mạch máu: Huyết áp tăng cao, tim đập nhanh, xuất hiện các cơn đau thắt ngực.
  • Biến chứng thần kinh: Giảm cảm giác nhận biết đau nóng lạnh, tay chân thường tê bì, dễ bị chuột rút về đêm,…
  • Biến chứng thận: Đi tiểu nhiều, nước tiểu có dấu hiệu sủi bọt, cả người phù nề, đặc biệt là phần chân.
  • Biến chứng mắt: Thường xuyên bị đau nhức ở hốc mắt, thị lực cũng suy giảm khi mắt mờ nhòe, không nhìn rõ chữ, hay xuất hiện đốm đen ruồi bay trước mắt.
  • Biến chứng da: Da khô, nứt nẻ, hay ngứa, nhiễm nấm.
  • Biến chứng bàn chân: Vết thương ở bàn chân lâu lành, dễ lở loét dẫn đến nhiễm trùng.

Biến chứng cấp tính

  • Nhiễm toan ceton: Người bệnh có những biểu hiện như: khát, khô da, hơi thở có mùi hôi (mùi táo thối) kèm theo đó là đau bụng, buồn nôn.
  • Hôn mêNgười bệnh có dấu hiệu mất nước: yếu, mệt mỏi, mạch nhanh, tăng huyết áp.
  • Hạ đường huyết: Người bệnh có cảm giác cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê, thậm chí tử vong.

☛ Xem chi tiết hơn: Biến chứng của tiểu đường

3. Tiểu đường giai đoạn 3 nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường có thể dẫn đến suy tim, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong do nhồi máu cơ tim

Tiểu đường giai đoạn 3 nếu không được kiểm soát biến chứng và chỉ số đường huyết kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 4 (giai đoạn cuối). Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh bới biểu hiện cơ thể đề kháng hormon insulin trầm trọng cùng với hao kiệt tuyến tụy rất nặng. Việc điều trị ở giai đoạn này cũng chỉ kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân cứ không thể cải thiện được tình trạng bệnh. Lúc này, các biến chứng của bệnh đồng loạt xuất hiện với mức độ rất nặng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh bao gồm:

Cụt chi: Bàn chân tiểu đường là một trong những biến chứng hay gặp phải ở bệnh nhân tiểu đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đau đơn, điển hình là tình trạng lở loét da, nhiễm trùng, họa tử, bác sĩ buộc phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.

Xuất huyết võng mạc: Lượng đường trong máu cao không chỉ làm tổn thương các vi mạch máu mắt mà còn tổn thương cả thần kinh võng mạc, từ đó gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy nhìn mờ, nhìn lóa… Nhưng ở giai đoạn 3 nặng hơn, phạm vi nhìn của người bệnh sẽ bị hạn chế, tình trạng đau nhức ở hốc mắt cũng xuất hiện. Và khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, nhiều khả năng người bệnh phải đối mặt với nguy cơ phù điểm vàng, thậm chí là mù lòa.

Liệt dạ dày: Liệt dạ dày là hậu quả nặng nề liên quan đến biến chứng thần kinh ở người tiểu đường. Nếu như trong giai đoạn 2, giai đoạn 3, biến chứng thần kinh chỉ khiến người bệnh thấy chân tay tê bì, nóng rát, rối loạn tiêu hóa thì ở giai đoạn cuối, nhiều người bệnh gặp phải tình trạng liệt dạ dày khiến việc ăn uống cực kỳ khó khăn, thậm chí cần đặt ống dẫn thức ăn.

Suy thận: Lượng đường trong máu cao không chỉ phá hoại các mạch máu lớn nuôi tim mà còn gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ thống mạch máu nhỏ tại thận làm mất chức năng lọc máy. Thận không có khả năng lọc máu sẽ khiến độc tố không được đào thải mà tích tụ trong cơ thể. Lâu ngày gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Nặng hơn là suy thận buộc người bệnh phải chạy thận nhân tạo hoặc phẫu thuật ghép thận mới duy trì được sự sống.

Suy tim: Tình trạng xơ vữa, tắc nghẽn động mạch do biến chứng mạch máu gây ra, tim phải co bóp nhiều hơn để để máu lưu thông. Điều này diễn ra lâu dài khiến tim phải làm việc quá sức, dẫn đến suy tim. Biểu hiện của người suy tim là tình trạng khó thở, mệt mỏi, hay đau thức ngực. Một số trường hợp suy tim dẫn đến tử vong vì nhồi máu hay rung nhĩ đột ngột.

4. Làm gì khi bị tiểu đường giai đoạn 3?

Đối với tiểu đường giai đoạn 3, mục tiêu điều trị không còn đơn thuần chỉ là hạ đường huyết nữa mà phải can thiệp trực tiếp vào gốc rễ của mọi biến chứng. Do đó, phương pháp điều trị tiểu đường giai đoạn 3 ngoài việc hạ đường huyết bằng thuốc mà bác sĩ kê đơn thì người bệnh còn phải kết hợp các biện pháp kiểm soát biến chứng như theo dõi huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng tiến triển nặng hơn.

Người bệnh không nên quá lo lắng, chỉ cần chăm sóc đúng cách tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Dưới đây là những điều người bệnh cần lưu ý thực hiện khi mắc tiểu đường giai đoạn 3:

Xây dựng chế độ ăn ít tinh bột đường

vai-tro-cua-dinh-duong
Người tiểu đường cần hạn chế ăn đường và tinh bột, thay vào đó tăng cường ăn trái cây, rau, thịt, cá và các loại hạt

Chế độ ăn với người bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng, điều này quyết định phần nhiều đến hiệu quả điều trị. Vì vây, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế đường và tinh bột hấp thụ nhanh (gạo trắng, bánh mì trắng, bún, phở,…). Thay vào đó, nên lấy đường từ các loại trái cây, sử dụng tinh bột hấp thụ chậm có nhiều chất xơ như gạo lứt, khoai lang, ngũ cốc, yến mạch

Ngoài ra các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cùng nên loại bỏ. Thay vào đó, hay sử dụng chất béo tốt từ dầu olive, omega 3 có trong các loại cá béo.

Ưu tiên lựa chọn các loại thịt nạc trắng như thịt gà, cá, tôm,… vì chúng có hàm lượng protein lớn mà ít cholesterol hơn so với nhóm thịt đỏ (thịt lợn, bò, dê,…).

Hạn chế tối thiểu việc sử dụng các loại đồ uống kích thích như bia, rượu, cà phê và thuốc lá.

☛ Tham khảo đầy đủ: Tiểu đường ăn gì kiêng gì?

Thường xuyên luyện tập thể dục

Luyện tập thể dục cũng là một biện pháp giúp hạ đường huyết hiệu quả. Cụ thể, vận động giúp bạn đốt calo. Lúc này cơ thể buộc phải chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng để cung cấp cho các nhóm cơ hoạt động. Từ đó, đường huyết không bị dư thừa mà được kiểm soát.

Tùy vào tình trạng bệnh cũng như mức đáp ứng của sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…. Duy trì 30-60 phút luyện tập mỗi ngày với tần suất 4-5 buổi/tuần để thất hiệu quả rõ rệt nhất.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ là phương pháp bắc buộc đối với tiểu đường giai đoạn 3

Đối với tiểu đường giai đoạn 3, điều trị bằng thuốc mà phương pháp bắt buộc lúc này. Hiện nay có 2 dòng thuốc chính để điều trị tiểu đường là thuốc uống và thuốc tiêm. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hạ đường huyết khác nhau.

Người bệnh cần lưu ý: Tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc thay thế loại thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp thuốc chữa tiểu đường

Kiểm soát các biến chứng

Đối với mỗi triệu chứng sẽ có những cách chăm sóc khác nhau:

  • Đối với biến chứng trên mắt: Thường xuyên kiểm tra mắt theo định kỳ 1 năm 2 lần để phát hiện sớm các bất thường ở mắt.
  • Đối với biến chứng trên thận: Tương tự, người bệnh cũng cần kiểm tra định kỳ hàng năm, đồng thời người bệnh cũng cần hạn chế ăn mặn để thận không phải làm việc quá sức.
  • Đối với biến chứng ngoài da: Người bệnh cần luôn giữ cho da sạch sẽ và khô ráo bằng cách tắm rửa thường xuyên. Lưu ý với các tình trạng da khô hoặc trong mùa đông lạnh giá cần dưỡng ẩm da đầu đủ.
  • Đối với biến chứng bàn chân: Khi tìm thấy bất kỳ vết loét, vết phồng rộp nào ở chân, cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra kịp thời. Chân cũng cần thoa kem dưỡng đầy đủ để tránh tình trạng khô nứt gót chân hoặc nấm ngón chân.

5. Ổn định đường huyết với Giảo cổ lam Tuệ Linh

Ngoài các phương pháp kiểm soát trên, người bệnh có thể kết hợp thêm sản phẩm từ thiên nhiên, điển hình là giảo cổ lam Tuệ Linh đang được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

giao-co-lam-tue-linh
Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Giảo cổ lam được biết đến là một loại dược liệu quý, ngoài tác dụng làm đẹp, cải thiện giấc ngủ, tăng cường sức khỏe, chúng còn hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

Tác dụng này đã được chúng minh bằng 2 cuộc thử nghiệm lâm sang:

  • Năm 2010, Viện Dược liệu Trung ương cùng với Viện Karolinska Thụy Điển thực hiện 1 thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường type 2. Kết quả cho thấy dùng trà giảo cổ làm sau 4 tuần với liều lượng 6g/ngày thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l.
  • Năm 2011, Bộ môn Dược lý của trường ĐH Y Hà Nội kết hợp với Hội Đái tháo đường Thụy Điển thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên 65 bệnh nhân tiểu đường type 2. Các bệnh nhân này đều có chỉ số đường huyết khoảng 9-14 mmol/l. Sau khi sử dụng giảo cổ lam trong 12 tuần với liều lượng 6g/ngày (tương đương 3 gói 2g) thì thì được kết quả bất ngờ là chỉ số đường huyết giảm 3mmol/l.

Như vậy, đối với những người bị tiểu đường, giảm cổ lam thực sự có tác dụng trong việc hạ đường huyết. Ngoài ra, còn hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường gây ra. Giảo cổ lam Tuệ Linh được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ giảo cổ lam sạch đạt chuẩn GACP đảm bảo giữ lại hàm lượng hoạt chất quý cao nhất giúp hỗ trợ cải thiện tiểu đường tuýp 2 hiệu quả.

Hiện nay sản phẩm đã được phân phối trên toàn quốc. Người bệnh có thể tìm mua tại các hiệu thuốc  TẠI ĐÂY

Trên đây là những thông tin cơ bản về “tiểu đường giai đoạn 3” mà người bệnh cần nắm được. Để hạn chế bệnh tiến triển nhanh, người bệnh cần xây dựng mộ lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống khoa học cùng luyện tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, cần thăm khám định kỳ thường xuyên để kịp thời ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
]]>
https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-giai-doan-3.html/feed 2
Triệu chứng tiểu đường type 2 – Nhận biết sớm để điều trị https://www.giaocolam.vn/trieu-chung-tieu-duong-type-2.html https://www.giaocolam.vn/trieu-chung-tieu-duong-type-2.html#comments Mon, 15 Jan 2024 01:36:04 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=3899 Theo số liệu thống kê, số người mắc tiểu đường tuýp 2 ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, số người phát hiện bệnh sớm có tỷ lệ khá thấp do các triệu chứng của bệnh khá mờ nhạt, diễn ra âm thầm khiến phần lớn bệnh nhân chủ quan và bỏ qua nó. Bài viết sau đây nêu ra các triệu chứng cảnh báo tiểu đường tuýp 2, khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu này bạn đừng chần chừ mà nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám ngay nhé.

Tiểu đường type 2 là gì?

Để có thể nhận biết và điều trị kịp thời, điều đầu tiên là bạn phải hiểu rõ bệnh tiểu đường type 2 là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?

Tiểu đường type 2 (hay đái tháo đường type 2) là một bệnh mạn tính, xảy ra khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi lượng glucose trong máu cao, kèm theo sự bất thường về chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein.  Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách bệnh có xu hướng phát triển sang các bệnh lý mãn tính khác như: thận, mắt, thần kinh và hệ tim mạch.

tieu-duong-type-2-la-gi
Tiểu đường type 2 là gì?

☛ Đọc chi tiết hơn trong bài: Tiểu đường type 2 – bệnh thời đại mới

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2

Trong quá trình nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị các nhà khoa học đã đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc triệu chứng tiểu đường type 2, bao gồm:

  • Gia đình có tiền sử bị bệnh đái tháo đường.
  • Phụ nữ có tiền sử bị bệnh đái tháo đường thai kỳ.
  • Những người từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
  • Một số người gốc Phi, Alaska, Tây Ban Nha, Latino có nguy cơ mắc cao hơn.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Lười tập thể dục thể thao
  • Người gặp phải tình trạng thừa cân béo phì
  • Người bị bệnh huyết áp cao
  • Người bị rối loạn dung nạp glucose (IGT)
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Người bị tiền tiểu đường

Triệu chứng cảnh báo mắc tiểu đường type 2

Đối với bệnh tiểu đường type 2 việc phát hiện sớm và điều trị kịp mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi việc điều trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là các triệu chứng tiểu đường type 2 mà bạn nên nhớ kỹ.

Đi tiểu thường xuyên

Do lượng glucose (đường) trong máu tăng cao, lượng insulin do tụy tiết ra không đủ để làm nhiệm vụ đưa các phân tử đường vào tế bào. Khi lượng đường đạt đến một ngưỡng nào đó cơ thể sẽ tự động đào thải chúng qua nước tiểu. Trong quá trình này, áp lực thẩm thấu của máu tăng cao, kéo nhiều nước vào lòng mạch dẫn đến tình trạng bệnh nhân có thể đi tiểu nhiều thường xuyên (một ngày có thể đi tới 5 – 7 lít) , đặt biệt là vào buổi đêm.

di-thieu-thuong-xuyen
Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào buổi đêm là triệu chứng của tiểu đường

Cảm thấy khát

Khi lượng đường trong máu tăng cao cơ thể sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo đến cho não. Để cơ thể trở về trạng thái bình thường não sẽ truyền mệnh lệnh đến thận là “ hãy đào thải chúng ra ngoài đi”. Trong quá trình lọc và đào thải glucose, nước từ các mô sẽ được kéo ra ngoài với mục đích làm loãng lượng đường huyết. Điều này sẽ giúp thận đào thải được lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi các mô bị mất nước bạn sẽ cảm thấy khát và muốn uống nhiều nước để bù lại lượng bị thiếu hụt.

Sụt cân

Một trong những triệu chứng tiểu đường type 2 rất khó nhận biết đó là tình trạng sụt cân từ từ. Bởi vì tụy vẫn sản xuất được insulin nhưng không đáp ứng đủ lượng Glucose cần thiết cho tế bào. Nên cơ thể phải chuyển hóa một lượng protein và lipid để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày, dẫn đến tình trạng giảm khối lượng cơ và mỡ dưới da. Chính vì lý do này mà trọng lượng cơ thể của bạn bị giảm dần dần.

giam-can-tu-tu
Giảm cân từ từ là triệu chứng khó nhận biết của bệnh tiểu đường type 2

Luôn cảm thấy đói

Trong một số trường hợp bạn luôn có cảm giác đói và thèm ăn. Bởi các tế bào bị thiếu năng lượng do không hấp thu đủ lượng glucose cần thiết. Chính vì điều này mà các tế bào sẽ phát ra tín hiệu yêu cầu cơ thể lạp thêm đồ ăn để cung cấp đủ đường cần thiết giúp duy trì các hoạt động sống. Bởi vậy mà bạn luôn có cảm giác đói và muốn ăn thêm rất nhiều thứ.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng của tiểu đường type 2 do không vận chuyển đủ lượng glucose vào trong tế bào khiến cơ thể bị thiếu năng lượng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.

Nhiều khi cơ thể mệt mỏi có thể do chế độ ăn uống không hợp lý như ăn quá nhiều carb, tiêu thụ quá nhiều caffein hay các chất kích thích…. Hoặc một số bệnh lý khác như: trầm cảm, stress, bệnh lao, bệnh tuyến giáp, suy tuyến thượng thận.

Khi bạn cảm thấy tình trạng mệt mỏi xuất hiện liên tục kèm theo các triệu chứng được nêu ra trong bài viết này, có thể xác định đây là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

nguoi-met-moi
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng của tiểu đường type 2

Mắt nhìn mờ

Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong mắt, gây ra tình trạng mờ mắt. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Nếu bệnh tiểu đường không được điều trị kịp thời các mạch máu ở mắt bị tổn thương nhiều hơn có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn.

Ngứa da

Như đã chia sẻ ở trên, khi lượng glucose dư thừa quá nhiều sẽ được đào thải ra ngoài cùng với nước tiểu. Điều này sẽ khiến nước và chất lỏng từ các mô khác nhau trong cơ thể bị kéo ra ngoài, đặc biệt là làn da của bạn.

Khi mất nước nhiều sẽ khiến da bị  khô dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da. Nhiều lúc còn xuất hiện những vết xước khô có thể gây nên tình trạng nứt trên da, thậm chí còn gây ra nhiều bệnh khác.

Một nguyên khác gây nên tình trạng này là cơ thể bị nhiễm nấm men – triệu chứng thường gặp ở người bị tiểu đường. Khi có dị vật xâm nhập vào cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng bất thường của hệ miễn dịch gây ra các triệu chứng như: ngứa, sưng, mẩn đỏ,…

Nhiễm trùng hoặc lâu lành vết thương

Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, đồng thời làm suy giảm lưu lượng máu đến các vùng. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình làm liền vết thương của cơ thể do bạch cầu không thể đến và tập trung ở 2 mép vết thương và mô hạt không được hình thành. Chính vì thế, ngay cả những vết cắt hay vết thương nhỏ cũng phải mất vài tuần hoặc vài tháng để chữa lành. Đây chính là yếu tố thuận lợi giúp vi khuẩn, virus và nấm có thể xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng gần 15% người bị tiểu đường có nguy cơ bị loét chân mãn tính do quá trình liền vết thương diễn ra quá chậm.

nhiem-trung-vet-thuong
Người tiểu đường dễ bị loét chân mãn tính do quá trình liền vết thương diễn ra quá chậm

☛ Xem thêm: Khám bàn chân tiểu đường

Tê bì chân tay

Ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa hoặc tê bì chân tay. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là mạch máu và hệ thần kinh của cơ thể bị tổn thương do lượng đường trong máu quá cao. Triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Xuất hiện những mảng da sẫm màu

Một số trường hợp người bị bệnh đái tháo đường type 2 có thể xuất hiện những mảng da sẫm màu ở vùng cổ, nách hoặc bẹn, đặc biệt là ở những khu có nhiều nếp gấp và nếp nhăn. Tình trạng này và một trong những triệu chứng tiểu đường type 2 mà bạn cần chú ý kĩ vì nó được gọi là rối loạn sắc tố da do có sự bất thường của hormone insulin.

Khi có những triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán tiểu đường, kiểm tra xem mình có mắc bệnh hay không? Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hoặc phác đồ điều trị phù hợp nhất!

Cần làm gì khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường type 2?

Nếu nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiểu đường type 2, Việc đầu tiên là người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác có phải mắc bệnh tiểu đường hay không. Bên cạnh đó, có thể áp dụng thêm một số biện pháp tại nhà giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với người bị tiểu đường type 2.
  • Bổ sung cho cơ thể thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi.
  • Hạn chế chất béo cùng các loại hoa quả và bánh kẹp ngọt chứa nhiều đường.
  • Áp dụng chế độ giảm cân nếu người bệnh đang thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia, thuốc lá cùng các chất kích thích khác.
  • Thường xuyên luyện tập thể chất mỗi ngày từ 30-40 phút với các môn tập phù hợp.
  • Thư giãn tinh thần, luôn sống vui vẻ, lạc quan giúp ngăn ngừa stress.

☛ Xem chi tiết: Thức ăn tốt nhất cho người tiểu đường type 2

Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2

Những chỉ số quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:

Xét nghiệm HbA1c:

Đây là một loại xét nghiệm máu cho kết quả mức đường trong máu của người bệnh trung bình từ 2-3 tháng gần nhất.

  • Mức đường huyết bình thường: <5,7%.
  • Tiền tiểu đường từ 5,7% – 6,45.
  • Tiểu đường từ 6,55 trở lên.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên:

Khi xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên nếu chỉ số  là 200mg/dL (1,1 mmol/L) hoặc chỉ số ở mức cao hơn nghĩa là đã mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu chỉ số này đi kèm với triệu chứng thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói:

Xét nghiệm này được thực hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy và đảm bảo bạn chưa dùng bữa sáng.

  • Đường huyết bình thường: <100 mg/dL (5,6 mmol/L).
  • Tiền tiểu đường: >100 – 125 mg/dL (5,6 – 6,9 mmol/L).
  • Tiểu đường: ≥126 mg/dL (7 mmol/L).

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: 

Đây là loại xét nghiệm tiểu đường type 2 ít sử dụng hơn những loại xét nghiệm khác, hầu hết chỉ dùng loại xét nghiệm này cho phụ nữ mang thai. Thai phụ sẽ phải nhịn ăn từ 9h tối hôm trước, sáng hôm sau uống một ly nước đường, sau 2 giờ đồng hồ sẽ được kiểm tra lượng đường trong máu của thai phụ.

  • Đường huyết bình thường: <140 mg/dL (7,8 mmol/L).
  • Tiền tiểu đường: >140 – 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L).
  • Tiểu đường: ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L).

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên kiểm tra định kỳ chỉ số tiểu đường type 2 bắt đầu ở tuổi 45, đặc biệt với những trường hợp thừa cân, béo phì, ít vận động, đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường type 2. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Việc nhận biết sớm các triệu chứng tiểu đường type 2 có thể giúp bạn chẩn đoán và điều trị sớm hơn. Điều trị kịp thời, thay đổi chế độ ăn uống và kiểm soát lượng đường trong máu có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn đồng thời làm giảm nguy cơ biến chứng. Trong trường hợp phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời dẫn đến lượng glucose trong máu cao, kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi đe dọa đến tính mạng như: cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hoạt tử chân, giảm hoặc mất thị lực hay bệnh về thận. Chính vì thế, việc phát hiện sớm triệu chứng tiểu đường type 2 mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng để ngăn ngừa một số biến chứng này.

☛ Tham khảo thêm: Biến chứng bệnh tiểu đường

Lời kết

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về cách nhận biết sớm các triệu chứng tiểu đường type 2 sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường đã đưa ra ở phía trên đặc biệt lưu ý và tuyệt đối không được chủ quan trước biểu hiện bất thường của cơ thể.

Nguồn tham khảo

  • https://www.webmd.com/diabetes/type-2-diabetes-symptoms
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/323185#takeaway
]]>
https://www.giaocolam.vn/trieu-chung-tieu-duong-type-2.html/feed 2
[Giải đáp] Bị tiểu đường có uống được nước dừa không? https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-uong-duoc-nuoc-dua-khong.html https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-uong-duoc-nuoc-dua-khong.html#comments Sun, 14 Jan 2024 01:19:37 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=4803 Nước dừa là loại đồ uống hấp dẫn mà bất cứ ai cũng đều thích mê. Không chỉ ngọt mát mà nước dừa còn chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại nước này khá ngọt nên nhiều người bệnh tiểu đường băn khoăn không biết có nên uống nước dừa không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây nhé.

Hàm lượng dinh dưỡng trong nước dừa

Nước dừa là một trong những loại thức uống phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Dừa non sẽ có chứa nhiều nước, ít cùi, còn dừa giàu nhiều cùi và nước ít đi. Tùy từng giống dừa và môi trường sống mà mỗi trái dừa có sự khác nhau về tính chất và thành phần dinh dưỡng.

Ước tính trong 100ml nước dừa có chứa khoảng:

  • 3 – 4 g đường bột.
  • 0,5 – 1 g Protein.
  • <0,5g chất béo.
  • Nhiều muối khoáng, canxi, kali và chloride.
Hàm lượng đường bột có trong trái dừa là khá thấp, chính bởi vậy khó có thể làm đường huyết tăng đột ngột và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.

Lợi ích của nước dừa với sức khỏe

Nước dừa ngoài công dụng là loại nước giải khát được ưa chuộng vào mùa hè thì nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, một số lợi ích nổi bật được nhắc đến bao gồm:

  • Chống oxy hóa: Tác dụng của nước dừa trong việc chống lại quá trình oxy hóa đã được nghiên cứu và chứng minh cho thấy sự cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa khi chúng uống nước dừa.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Uống nước dừa có tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu, từ đó giúp làm giảm mỡ máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Điều hòa huyết áp: Hàm lượng kali có trong nước dừa giúp hạ huyết áp ở người có huyết áp trung bình và cao. Uống nước dừa thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc ổn định huyết áp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Trong nước dừa có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho hệ thống miễn dịch, có khả năng kháng lại các virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
  • Ngăn ngừa sỏi thận: Nước dừa giúp ngăn chặn các tinh thể kết dính vào thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Nước dừa chứa axit lauric giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun và ký sinh trùng ở đường ruột. Từ đó, uống nước dừa sẽ cải thiện vấn đề về đường tiêu hóa, đồng thời phòng chống táo bón hiệu quả.
  • Giảm cân: Nước dừa giàu chất dinh dưỡng nhưng lại ít calo, giúp cơ thể no lâu, hạn chế các cơn thèm ăn không đáng có. Điều này rất phù hợp với những người đang muốn giảm cân.
  • Chống mất nước: Nước dừa chứa các chất điện giải cung cấp các hydrat hóa và tăng các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Những người thường xuyên phải lao động vất vả có thể dùng nước dừa để hạn chế mất nước.
  • Giúp xương và răng chắc khỏe: Trong nước dừa có chứa canxi và mangan có tác dụng hỗ trợ phát triển xương. Ngoài ra, uống nước dừa thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa loãng xương, giảm thiểu tình trạng mất xương.
  • Giảm vấn đề về đường tiết niệu: Nước dừa có đặc tính lợi tiểu tự nhiên.Uống nước dừa để hỗ trợ thanh lọc đường tiết niệu, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?

Nước dừa được coi là một thức uống lành mạnh giàu chất điện giải, kali và các chất dinh dưỡng khác. Nhiều người tin rằng loại đồ uống này cũng tốt cho người bệnh tiểu đường vì nước dừa ít calo, không chứa đường nhân tạo và có nhiều chất xơ.

Các chuyên gia y tế cho rằng bệnh nhân tiểu đường có thể thỉnh thoảng uống nước dừa nếu đường huyết được kiểm soát tốt. Tốt hơn cả là không nên thưởng thức nó thường xuyên hàng ngày. Hãy nhớ là nước dừa ngọt và làm tăng đường huyết, do vậy có thể gây hại cho người bệnh tiểu đường.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng xem nước dừa có tốt cho bạn hay không. Có nhiều ý kiến trái ngược về tác dụng của nước dừa với người bệnh tiểu đường. Có những bệnh nhân tiểu đường sau khi uống nước dừa thường xuyên theo lời khuyên đã bị tăng đường huyết.

Trên thực tế, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, bệnh thận mạn tính thì tốt nhất nên tránh uống nước dừa. Trong nước dừa có nhiều kali, không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thận.

Bệnh nhân tiểu đường thường có chức năng thận kém, mặc dù kali là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên dư thừa kali sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

☛ Tìm hiểu thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi uống nước dừa!

1. Uống nước dừa nguyên chất

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều các loại nước dừa đóng chai. Phần lớn đều có chứa chất bảo quản và có thể được cho thêm đường. Trước khi mua hàng, bạn cần kiểm tra lại thông tin thành phần sản phẩm, tốt nhất nên lựa chọn nước dừa tươi.

2. Không ăn cùi dừa

Trong cùi dừa có nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, có thể làm tình trạng tiểu đường chuyển biến xấu.

3. Uống đúng thời điểm

Uống nước dừa sau 7h tối dễ gây khó tiêu. Uống nước dừa vào bữa chiều là một lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường, giúp cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Nước dừa được xem là thức uống có lợi cho bà bầu, tuy nhiên đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cần lưu ý rằng:

  • Trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai, uống nhiều nước dừa sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy tình trạng mệt mỏi nhiều hơn.
  • Không uống nước dừa vào buổi tối: Mặc dù nước dừa có tác dụng lợi tiểu, ngăn ngừa viêm đường tiết niệu, tuy nhiên uống nước dừa vào buổi tối dễ dẫn tới tình trạng tiểu đêm, gây ảnh ảnh không tốt cho phụ nữ đang mang thai.
  • Không uống quá nhiều: Nước dừa tuy không có nhiều calo hay đường, tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lạm dụng. Mẹ bầu uống từ 1 – 2 quả dừa một ngày là phù hợp. Đặc biệt, không nên ăn cùi dừa vì nó có chứa nhiều axit béo không no có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

☛ Tham khảo thêm tại: Nước uống nào tốt cho người tiểu đường?

Kết hợp Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường

giao-co-lam-tue-linh
Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Bên cạnh nước dừa, bạn cũng có thể lựa chọn uống trà giảo cổ lam. Đây là loại nước uống rất an lành cho bệnh nhân tiểu đường. Giảo cổ lam có tác dụng trực tiếp trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bởi trong thành phần có chứa phanoside – làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.

Một thử nghiệm vào năm 2011 trên các bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 có chỉ số đường huyết rất cao, từ 9-14mmol/l được thực hiện bởi Hội Đái tháo đường Thụy Điển kết hợp với Bộ môn dược lý trường ĐH Y Hà Nội đã cho kết đáng ngạc nhiên: Sau 12 tuần cho các bệnh nhân sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày đã giảm lượng đường huyết xuống 3mmol/l.

Kế thừa những công trình nghiên cứu khoa học về giảo cổ lam, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời sản phẩm Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh với tác dụng giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Với 5 tiêu chí không phân bón, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, nguồn nước không ô nhiễm, không khí không ô nhiễm và được chế biến trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng giảo cổ lam mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Đặc biệt hơn nữa, ngoài công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, sản phẩm còn giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch…

Hiện nay, sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh đã được phân phối chính hãng tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết nhà thuốc, địa chỉ bán Trà Giảo Cổ Lam Tuệ Linh vui lòng xem  TẠI ĐÂY

Nước dừa là một loại thức uống lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chính bởi vậy, người bị tiểu đường có thể uống nước dừa bình thường.
]]>
https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-uong-duoc-nuoc-dua-khong.html/feed 2
[Thắc mắc] Người bệnh tiểu đường có nên ăn yến? https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-an-yen-duoc-khong.html https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-an-yen-duoc-khong.html#comments Fri, 12 Jan 2024 10:45:47 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=7429 Từ trước tới nay, tổ yến vẫn được biết đến là món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người tiểu đường – vốn cần một chế độ ăn kiêng nghiệm ngặt có ăn được loại thực phẩm này không?. Để giải đáp câu hỏi này, mời quý độc giả tham khảo những thông tin say đây.

1. Tiểu đường có ăn được yến không?

Tổ yến có dùng được cho người bệnh tiểu đường?

Nhiều người có thắc mắc: “Người bệnh tiểu đường ăn yến được không?”. Câu trả lời là “CÓ” ăn được. Tổ yến còn được gọi là yến sào, được hình thành từ nước dãi của chim yến, thường tìm thấy ở các vách đá. Trong tổ yến hoàn toàn không chứa đường, do đó người bệnh tiểu đường có thể ăn được tổ yến mà không cần lo ngại về vấn đề đường huyết tăng cao.

Ngoài ra, tổ yến còn chứa một loạt dưỡng chất như protein (55%), hơn 31 nguyên tố vi lượng là các khoáng chất thiết yếu: Ca, Zn, Cu, Fe, Mn, Se, Cr và 18 acid amin quan trọng Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Acid Aspartic, Threonine,… Nhờ đó, mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe, bồi bổ thể lực cho người giá, phát triển thể chất ở trẻ nhỏ, tổ yến còn giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.

☛ Đọc thêm: Tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

2. Lợi ích của tổ yến với người bệnh tiểu đường

Tổ yếu được xem là thực phẩm vàng vì mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Cụ thể trong 100g tổ yến có chứa:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng (%) Tác dụng
Aspartic acid 6.3±0.40 Giúp vết thương mau lành
Threonine 2.9±0.06 Đẩy nhanh tốc độ liền thương ở người tiểu đường
Proline 2.9±0.04 Chữa lành vết thương
Histidine 1.4±0.07 Giảm nguy cơ đột quỵ ở người tiểu đường
Arginine 3.8±0.52 Tăng khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể
Serine 2.4±0.14 Tham gia vào quá trình trao đổi chất
Alanine 3.9±0.27 Tăng cường hệ miễn dịch
Glycine 2.5±0.20 Tăng phản ứng insulin ở những người không mắc bệnh tiểu đường
Lysine 5.4±0.66 Hỗ trợ giảm lượng đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Isoleucine 3.4±0.16 Ổn định đường huyết
Leucine 5.3±0.52 Ổn định đường huyết
Phenylalanine 2.7±0.08 Tăng cường quá trình vận chuyển oxy chất chất dinh dưỡng trong máu

Từ bảng trên ta có thể thấy được, không chỉ đem lại lợi ích về sức khỏe nói chúng mà tác dụng của tổ yến đối với bệnh nhân tiểu đường cũng rất rõ ràng. Điển hình là 5 tác dụng dưới đây:

Bổ sung dưỡng chất cho người tiểu đường

Tổ yến với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường thường có một chế độ ăn rất điều độ để giữ cho đường huyết không bị tăng quá cao. Tuy nhiên, không ít những trường hợp do kiêng kém quá mức khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất gây mệt mỏi, sụt nhiều cân, thậm chí là suy nhược

Chính vì vậy, những thực phẩm nhiều dưỡng chất nhưng không ảnh hưởng đến mức đường huyết luôn nằm trong danh sách ưu tiên của người tiểu đường. Tổ yến là một trong những thực phẩm lý tưởng đó. Với hàm lượng các chất dinh dưỡng chất dồi dào, không chứa đường khiến cho tổ yến trở thành thực phẩm vàng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bệnh nhân tiểu đường.

Ổn định đường huyết

Trong thành phần của tổ yến có 2 loại axit amin thiết yếu là isoleucine và leucine – 2 hoạt chất này đem có công dụng kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

Một axit amin nữa là phenylalanine lại hỗ trợ quá trình tổng hợp hemoglobin – một hoạt chất có công dụng giúp vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể, từ đó làm ngăn chặn đường tích tụ trong máu gây bệnh tiểu đường

Tăng khả năng hoạt động của insulin

Một nghiên cứu được công bố trên trang NCBI (trung tâm dữ liệu sinh học quốc gia của Mỹ) vào năm 2015 cho thấy tổ yến có khả năng làm giảm hiện tượng kháng insulin – đây là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến bệnh tiểu đường, giúp đường đi vào tế bào dễ hơn để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Nghiên cứu này không chỉ công nhận tác dụng phòng ngừa sự đề kháng insulin của tổ yến mà còn chứng minh rằng tổ yến có thể phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương

Lượng đường trong máu cao trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Đó là lý do vì sao người tiểu đường dễ mắc các bệnh về da như viêm nhiễm, đồng thời các vết thương cũng lâu lành hơn.

Trong thành phần của yến có hàm lượng cao các axit amin như Aspartic, Proline, Threonine – chúng đều có tác dụng phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, nhờ đó đẩy nhanh quá trình liền thương ở người tiểu đường, hạn chế đáng kể biến chứng lở loét, nhiễm trùng da do vết thương lâu lành.

☛ Bài viết liên quan: Tiểu đường bị lở loét da cần làm gì?

Tăng cường sức đề kháng

Tổ yến có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Serine, Alanine có trong yến là 2 acid amin có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ tác dụng này mà cơ thể được bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn virus, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt khi bạn có vết thương hở trên da, sức đề kháng tốt cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, lở loét ở bệnh nhân tiểu đường.

3. Yến dùng như thế nào là thích hợp?

Dù người bệnh tiểu đường có ăn được yến nhưng không phải là ăn vô tội vạ, không có liều lượng nhất định. Do đó, câu hỏi đặt ra lúc này là khi nào nên ăn tổ yến và liều lượng bao nhiêu là thích hợp?

Để phát huy được tốt nhất công dụng của tổ yến với bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần chú ý liều lượng, thời điểm dùng yến. Cụ thể:

Liều lượng

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh tiểu đường mà bạn có thể bổ sung một lượng yến khác nhau sao cho phù hợp:

Trong giai đoạn điều trị: Ở giai đoạn này, người bệnh cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để sớm phục hồi hơn. Do đó, liều lượng yến được khuyến khích bổ sung là 5g mỗi ngày, tức trung bình dùng khoảng 150g/tháng.

Sau khi điều trị có kết quả tốt: Ở giai đoạn này, dù đường huyết đã được ổn định song bạn vẫn nên dùng yến để duy trì tình trạng tốt này. Liều lượng mỗi lần dùng là 5g và nên dùng cách ngày, tức trung bình dùng khoảng 100g/tháng.

Thời điểm

Buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng: Đây là thời điểm thuận lợi để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ yến một cách tốt nhất vì lúc này lượng thức ăn nạp vào đã có thời gian tiêu hóa, ăn yến sẽ không gây ra tình trạng đầy.

Dùng trước bữa ăn sáng 30 phút: Bữa sáng luôn là bữa quan trọng, đòi hỏi bạn cần nạp nhiều chất nhất để phục phục cho cơ thể hoạt động và làm việc cả ngày. Do đó, trước bữa ăn sáng là thời điểm thích hợp để dùng yến. Bên cạnh đó, tổ yến còn giúp bạn no lâu, hạn chế tối đa các bữa ăn phụ, từ đó kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn.

4. Một số món từ tổ yến cho người tiểu đường

Yến chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng chúng có thể bị hao hụt hay nếu bạn không biết cách chế biến. Đặc biệt với thói quen nấu trực tiếp hoặc đun sôi trên 100 độ C của người Việt Nam thì hàm lượng dinh dưỡng trong yến không còn là bao.

Vậy yến nấu thế nào để không mất đi chất dinh dưỡng mà vẫn phù hợp với người bệnh tiểu đường? Bạn có thể tham khảo một số món ăn và cách chế biến chúng dưới đây:

Yến chưng hạt sen, táo tàu

Tổ yến chưng hạt sen, táo tàu không chứa gia vị rất phù hợp với người tiểu đường

Đây là món ăn không có thêm bất cứ gia vị gì nên vị sẽ nhạt, nhưng bù lại món ăn lạ có vị thanh của táo và thơm bùi từ hạt sen. Món ăn này rất phù hợp với người tiểu đường vì không chứa đường lại giàu dinh dưỡng. Người bệnh có thể sử dụng làm bữa phụ trong ngày.

Nguyên liệu: 4g tổ yến, 4-7 quả táo tàu, 20g hạt sen.

Cách thực hiện:

  • Tổ yến cần được rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất.
  • Đem tổ yến bỏ vào nồi và hấp cách thủy khoảng 15-20 phút.
  • Sau đó cho thêm táo tàu, hạt sen vào, chưng thêm 5-10 phút nữa.
  • Sử dụng khi còn nóng giúp vị của món ăn ngon hơn.

Yến hầm gà

Yến hầm gà là món ăn vô cùng bổ dưỡng, không chỉ phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường mà phụ nữ sau sinh, người già, người bệnh sau ốm dậy cũng đều có thể sử dụng món này,

Nguyên liệu:1 con gà, 1 tổ yến nguyên lông, 1 gói thuốc bắc, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Gà sau khi làm sạch thì cho vào nồi cùng một gói gia vị thuốc bắc, một chút muối, đổ nước vào và hầm.
  • Tương tự như các món ăn khác, tổ yến cần được rửa sạch, ngâm nước 2 tiếng cho tơi và dùng nhíp loại bỏ hết tạp chất.
  • Chưng cách thủy tổ yến trong khoảng 20 phút.
  • Gà sau khi hầm chín múc ra bát, đặt yến chưng lên trên là có thể thưởng thức.

Cháo tổ yến

Cháo tổ yến ngon miệng và rất tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường

Nếu bạn chán các món yến chưng, hãy đổi vị bằng cách nấu cháo cùng tổ yến – một món ăn rất dễ ăn, dễ nấu, thơm ngon và bổ dưỡng.

Nguyên liệu: 4g tổ yến, 1/2 bát gạo, 20g thịt bằm, rau thơm và các loại gia vị.

Cách làm:

Tổ yến cần rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất còn sót lại, sau đó ngâm 1-2 phút trong nước để tổ yến mềm ra.

  • Đem tổ yến chưng cách thủy tầm 15- 20 phút.
  • Gạ sau khi vo sạch thì ngâm khoảng nửa tiếng với nước, tiếp đó cho và nồi ninh bình thường.
  • Chờ đến khi cháo nở thì cho gia vị, thịt bằm vào trước rồi đảo đều.
  • Cuối cùng cho tổ yến đã chưng và rau thơm, rồi tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
Lưu ý: Cháo tổ yến với nguyên liệu chính là tinh bột nên người tiểu đường chỉ sử dụng một lượng nhỏ phù hợp với khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều làm tăng lượng đường huyết sau ăn. Ngoài ra, gia vị nêm nếm vừa phải, không nên ăn quá mặn giúp đảm bảo sức khỏe người bệnh. 

5. Lưu ý khi dùng tổ yến

Trong quá trình sử dụng tổ yến vào các bữa ăn hằng ngày, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý một vài vấn đề như:

Mua tổ yến ở nơi uy tín: Bạn cần chú ý mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín, có tem mác đàng hoàng để đảm bảo chất lượng, tránh trường hợp mua phải hàng giả hàng kém chất lượng.

Chọn các nguyên liệu kết hợp chứa ít đường, ít chất béo. Ưu tiên những nguyên liệu giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ tạo nên món ăn kiểm soát lượng đường huyết, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau ăn.

– Trước khi sử dụng tổ yến, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cũng như thời điểm sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.

Không kết hợp tổ yến với đường phèn: Món ăn phổ biến nhất được chế biến từ tổ yến là yến chưng đường phèn. Loại đường này chứa nhiều glucose, do đó nếu ăn quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng cao. Vì thế tốt nhất là hạn chế sử dụng đường hoặc loại bỏ hẳn đường ra khỏi món ăn.

Bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Tiểu đường ăn yến được không?”. Câu trả lời là CÓ. Song trong quá trình ăn yến, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều như liều lượng, thời gian sử dụng, để phát huy được tốt nhất công dụng của tổ yến. Mong rằng với những thông tin đã đề cập, người bệnh tiểu đường sẽ dùng yến một cách hợp lý và hiệu quả nhất!
]]>
https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-an-yen-duoc-khong.html/feed 2
Đông y chữa bệnh tiểu đường thế nào? https://www.giaocolam.vn/dong-y-chua-tieu-duong.html https://www.giaocolam.vn/dong-y-chua-tieu-duong.html#respond Fri, 12 Jan 2024 02:02:29 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=3574 Có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh tiểu đường, mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây trong chữa bệnh, không ít bệnh nhân tìm tới các bài thuốc đông y. Hãy cùng tìm hiểu xem đông y chữa tiểu đường như thế nào qua bài viết sau đây nhé!

phuong-phap-y-hoc-co-truyen
Đông y trị tiểu đường thế nào

Tiểu đường dưới góc nhìn từ Đông y

Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường theo quan niệm Đông y, người bệnh đã quen với bệnh tiểu đường theo Y học hiện đại với các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều. Dựa vào cơ chế sinh bệnh mà Y học hiện đại chia tiểu đường làm 2 loại:

  • Đái tháo đường type 1: Còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Có khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân đái tháo đường thuộc loại này. Thường do miễn dịch làm phá hủy tế bào beta (tế bào tiết insulin của tụy) dẫn đến sự thiếu hụt insulin ở người trẻ.
  • Đái tháo đường type 2: Hay còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Có đến 90-95% người bệnh đái tháo đường thuộc loại này.
dong-y-tri-tieu-duong
Tiểu đường Type 2 – Nỗi lo lắng của hàng triệu người

Y học hiện đại lý giải rằng nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do sự đề kháng insulin, cụ thể việc sử dụng unsulin không hiệu quả làm cho đường huyết tăng cao vượt quả mức kiểm soát. Ngoài ra, một số trường hợp khác có tăng đường huyết đáng kể khi sử dụng thuốc và trong thai kỳ. Vì vậy, người bệnh cần có phương pháp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả để phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Khác với góc nhìn của Y học hiện đại, tiểu đường dưới góc nhìn của Đông ty là bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát. Như tên gọi của nó, “tiêu” có nghĩa là tiểu nhiều, “khát” có nghĩa là uống nhiều, khi mắc bệnh người bệnh sẽ luôn cảm thấy muốn uống nước, mau đói, gầy sút cân và tiểu rất nhiều, nước tiểu thậm chí có vị ngọt.

Ngoài ra người bệnh đái tháo đường cũng có thể có một số triệu chứng khác như toàn thân nóng bừng, chân tay dị cảm tê bì, cơ bắp teo nhão, mắt mờ, tay chân yếu,vv.. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau.

Bệnh thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên hiện nay cũng khá nhiều người trẻ gặp phải tình trạng này. Nếu không có biện pháp kiểm soát đường huyết sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường theo Đông y

Theo Đông y, bệnh tiểu đường có thể do những nguyên nhân cơ bản sau:

Phế nhiệt

Trong y học cổ truyền tạng Phế được xem như vị thừa tướng của ba quân. Hai lá phổi hai bên, che chở quân vương là Tim ở giữa. Chính vì thế, Phế nắm giữ chức năng chủ khí, chủ tuyên phát, túc giáng và thông điều thủy đạo. Có nghĩa là con người muốn sống được là nhờ chức năng hít thở khí trời của phế.

Thủy dịch trong cơ thể cũng chính do phế mà điều khiển vận hành. Thường ngày tình chí uất ức, hoặc thức khuya lao lực quá độ, kéo dài nhiều năm nên ngũ chí (5 loại tình chí) uất lại và hoá hảo.

phe-phiet
Trong y học cổ truyền tạng Phế được xem như vị thừa tướng của ba quân

Hỏa nhiệt tích thịnh thiêu đốt tạng phế làm cho phế táo. Chức năng tạng phế vốn đã hư suy, thủy dịch trong cơ thể không được vận hành điều độ mà dồn xuống bàng quang nên gây khát nước, tiểu nhiều và nước tiểu có vị ngọt.

Ngoài tiểu nhiều ra, bệnh nhân còn thấy mệt mỏi, uể oải, cơ thể bứt rứt, miệng môi, mũi khô, tức chi vô lực,.

Vị nhiệt

Bản chất do thường ngày bệnh nhân ăn đồ béo ngọt, uống rượu, ăn cay, làm cho tỳ thất kiện vận, chức năng tiêu hoá không điều hoà nên phát sinh đàm thấp. Về lâu dài đàm thấp uất lại và hoá hoả. Vì thế mà kích thích ăn nhiều, xong có ăn bao nhiêu cũng gầy ốm.

Thận âm hư

Thận là tiên thiên chi bản, là nguồn gốc của âm dương trong cơ thể. Thận được chia ra là thận âm và thận dương.

Thận dương có nhiệm vụ ôn ấm cơ thể, giúp cho quá trình khí hoá trao đổi chất giữa các cơ quan. Thận âm có nhiệm vụ vận hành thủy dịch, nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, giúp cho quá trình sinh trưởng, phát dục và tinh thần.

Khi thận âm suy, phần dương trong cơ thể vượng lên và sinh ra nội nhiệt. Về lâu dài nội nhiệt làm tổn thương thủy dịch trong cơ thể. Thủy dịch hao kiệt nên lúc nào cũng có cảm giác khát muốn uống nước.

Âm dương lưỡng

Thông thường, đây là trạng thái suy kiệt sau những đợt bệnh nặng. Người âm dương lưỡng hư chức năng ngũ tạng lục phủ đều có vấn đề.

ngu-tang-va-benh-tieu-duong
Quan hệ giữa âm dương tạng phủ và ngũ hành tương sinh, tương khắc

Nguyên nhân là do chân âm tổn thương, thủy cốc từ thức ăn không thể hấp thu mà bị tống xuất ra ngoài. Cơ thể không hấp thu được nên hình thể gầy gò ốm yếu. Vì thế, triệu chứng người tiểu đường là tiểu tiện đục, nước tiểu có đường, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng lúc nào cũng gầy.

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y

Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân gây bệnh người xưa lại chia ra tiểu đường thành một thể lâm sàng và phương pháp điều trị riêng.

Thể Phế nhiệt thương tân

Pháp trị: Thanh nhiệt nhuận phế, sinh tân chỉ khát

Bài thuốc: Bạch hổ nhân sâm thang

Các vị thuốc gồm có

  • Thạch cao    10g
  • Tri mẫu         6g
  • Thiên hoa phấn  12g
  • Thục địa         12g
  • Ngưu tất          16g
  • Ngạnh mễ        20g
  • Nhân sâm        12g

Mỗi thang sắc 600ml còn 200ml chia làm 2 lần uống trên ngày

Thể vị nhiệt tích thịnh

Pháp trị: Thanh vị tả hoả, dưỡng âm tăng lực

Bài thuốc: Ngọc nữ tiễn

  • Thạch cao       20g
  • Tri mẫu            8g
  • Thục địa          16g
  • Ngưu tất          16g
  • Mạch môn       12g

Mỗi thang sắc còn 200ml chia 2 lần uống mỗi ngày

Thể Thận âm hư

Pháp trị: Tư âm bổ thận, sinh tân chỉ khát

Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn

Thành phần:

  • Thục địa      320g
  • Hoài sơn     160g
  • Sơ thù         160g
  • Đơn bì         120g
  • Bạch linh     120g
  • Trạch tả       120g
  • Thiên hoa phấn 120g
  • Thạch hộc     120g
  • Kỷ tử            120g
  • Tri mẫu         120g
  • Hoàng bá      80g

Tất cả trộn lại nghiền thành bột mịn, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, chia làm 2 lần uống trên ngày.

Thể Âm dương lưỡng hư

Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn

Thành phần:

  • Sinh địa        320g
  • Hoài sơn      160g
  • Sơn thù        160g
  • Đơn bì          120g
  • Bạch linh      120g
  • Trạch tả        120g
  • Quế chi         40g
  • Phụ tử chế    40g
  • Kim anh tử    40g
  • Hoàng kỳ      120g
  • Kiếm thực     40g
  • Thiên hoa phấn   120g

Tất cả thán thành bột mịn, luyện mật thành hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày uống 2 lần với nước ấm hoặc nước muối nhạt.

Các bài thuốc trên bạn có thể tham khảo và nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu.

Nguyên tắc chữa bệnh tiểu đường trong Đông y

Kiểm soát chế độ ăn: Kiểm soát đường huyết thông qua ăn uống được xem là cách thức quan trọng nhất để chung sống ôn hoà cùng tiểu đường.

Vai trò của nó thậm chí còn to lớn hơn hẳn việc sử dụng thuốc rất nhiều lần. Việc giảm lượng tinh bột tiêu thụ giúp bạn có thể kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thực phẩm ăn kiêng cho người tiểu đường

kiem-soat-duong-huyet
Kiểm soát chế độ ăn là phương pháp quan trọng hàng đầu để kiểm soát đường huyết

Giảm cân nặng: Người bị đái tháo đường thường có cân nặng quá cỡ. Sự rối loạn quá trình chuyển hoá lipid, protid, và glucid trong cơ thể người bị béo phì là yếu tố nguy cơ rất lớn đối với bệnh lý đái tháo đường. Nó làm cho đường huyết không được giữ ổn định và lúc nào cũng trong tình trạng tăng cao.

Tuân thủ chế độ luyện tập: Ngoài ăn uống và sử dụng thuốc, luyện tập cũng chiếm một phần không thể thiếu trong điều trị tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc luyện tập giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn. Giảm đường máu một cách hữu hiệu.

Một số bài tập trong đông y mà bạn có thể áp dụng như: Bát đoạn cẩm, thái cực quyền, thiền, thở 4 thì,vv… mang lại giá trị cao trong điều trị đái tháo đường.

Sử dụng thuốc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền: Thời buổi hiện nay bằng nhiều tiến bộ vượt bậc trong y học, người ta dần chú tâm hơn đến việc điều trị phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.

Với những bệnh trong giai đoạn cấp hoặc đường huyết cao thái quá, y học hiện đại vẫn là sự lựa chọn thích đáng.

Ngược lại, với những tình trạng bệnh hoà hoãng, y học cổ truyền lại tỏ ra vượt trội hơn. Điều cốt yếu là người thầy thuốc phải biết vận dụng thế nào cho hợp lý nhất.

Theo dõi đường huyết định kỳ: Một công việc không kém phần quan trọng khác mà bạn cần làm khi bị tiểu đường đó chính là theo dõi đường huyết định kỳ.

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, người bị tiểu đường nên theo dõi đường huyết lúc đói của mình mỗi ngày và kiểm tra chỉ số HbA1c mỗi 6 tháng một lần để có những điều chỉnh đường huyết kịp thời.

➤  Xem thêm: 5 Cách chữa tiểu đường hiệu quả hiện nay

Tầm quan trọng của luyện tập dưỡng sinh Đông y trong điều trị tiểu đường

Giúp điều chỉnh âm dương

Theo quan niệm của đông y, mọi bệnh tật đều khởi nguồn từ sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Bệnh tiểu đường cũng không ngoại lệ.

Chính vì thế mà việc luyện tập dưỡng sinh để điều hoà âm dương khí huyết là phương pháp không thể thiếu trong điều trị tiểu đường.

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc luyện tập dưỡng sinh mang lại cho bạn một sức khỏe cường tráng, một tinh thần vững chắc, một trí tuệ minh mẫn để có thể chống chọi mọi bệnh tật.

Giúp nâng cao chính khí

Như đã nói ở trên, việc luyện tập dưỡng sinh giúp bạn nâng cao sức đề kháng của mình.

Dong-y-tri-benh-tieu-duong
Luyện tập hàng ngày giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết

Người ta nhận thấy rằng, việc luyện tập dưỡng sinh hàng ngày giúp cho bộ máy tiêu hoá được làm việc hiệu quả, các cơ quan trong cơ thể được vận hành một cách trơn tru hơn, hệ thống bạch cầu và miễn dịch cũng vì thế mà làm việc với hiệu suất cao hơn, hệ thống tụy nội tiết và tế bào beta tuyến tụy cũng hoạt động hiệu quả hơn.

Tất cả chúng giúp bạn có một sức khỏe tráng kiện chẳng còn lo ngại về bệnh tiểu đường

Giúp cường tráng gân cốt

Tuổi già là độ tuổi chức năng vận động dễ bị tổn thương do đã qua quá trình lao động kéo dài. Chính vì thế mà đau nhức cơ xương khớp là điều không tránh khỏi.

Tuy nhiên, việc luyện tập dưỡng sinh ngoài khả năng kiểm soát đường huyết ra còn giúp cho hệ thống xương khớp trong cơ thể được phục hồi.

Các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp dịch khớp sản sinh, sụn khớp được nuôi dưỡng và tái tạo nên các chứng đau nhức sớm muộn cũng sẽ bị đẩy lùi.

Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy phương pháp này quá khó khăn do nguồn dược liệu chất lượng khó tìm thì hãy yên tâm.

Hiện nay, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm Đông y chế biến sẵn giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Giảo Cổ Lam cũng là một trong số đó. Bằng nguồn dược liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng, độ sạch cũng như độ tươi mới cao, Giảo Cổ Lam sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời đối với những bạn đang bị tiểu đường.

Giảo cổ lam – Khắc tinh của tiểu đường tuýp 2

tra-giao-co-lam-tue-linh
Trà Giảo Cổ Lam Tuệ Linh

Bên cạnh những bài thuốc quý trong đông y giúp cải thiện tiểu đường, các nhà khoa học còn tìm thấy hoạt chất quý có trong vị thuốc giảo cổ lam có tác dụng cải thiện tiểu đường tuýp 2. Với nhiều nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, Giảo cổ lam được thế giới công nhận khẳng định tính hiệu quả của giảo cổ lam trên bệnh tiểu đường tuýp 2 được đăng tải trên các tạp chí khoa học và hệ thống thư viên Y khoa Hoa Kỳ.

Và thật may mắn khi trong quá trình nghiên cứu thành phần Giảo cổ lam, các nhà khoa học Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển đã phát hiện ra một chất mới trong giảo cổ lam mạnh gấp 5 lần so với hoạt chất Glibenclamide, hoạt chất được đặt tên là Phanosid . Hoạt chất Phanoside có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.

Ứng dụng thực tiễn, công ty dược phẩm Tuệ Linh cho ra đời 2 sản phẩm được chiết xuất từ giảo cổ lam, đó là: viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh trà Giảo cổ lam Tuệ Linh với tác dụng giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm được kiểm định nghiêm ngặt từ khâu trồng trọt đến thu hái, chế biến đảm bảo các hoạt chất chính có trong Giảo cổ lam được giữ hoàn hảo. Năm 2014, các sản phẩm từ giảo cổ lam Tuệ Linh đã chinh phục được thị trường khó tính như Slovakia, mở ra con đường mới đến với người tiêu dùng quốc tế, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thăm dò và khai thác thị trường châu Âu của dược liệu Việt Nam.

Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm để xem chi tiết danh sách các nhà thuốc TẠI ĐÂY

Trên đây là một số chia sẻ về Đông y trị bệnh đái tháo đường thế nào?. Trong thời buổi hiện nay, nhiều bạn có xu hướng tìm về đông y để chữa những bệnh lý mạn tính vì nó an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ vẫn có những trường hợp cần đến sự giúp sức của y học hiện đại sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Rất mong bài viết trên đây sẽ mang đến cho quý đọc giả những kiến thức hữu ích!

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3544563/
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7839878/

 

]]>
https://www.giaocolam.vn/dong-y-chua-tieu-duong.html/feed 0