“Thuốc chữa tiểu đường là gì?” Hay “Thuốc nào điều trị tiểu đường hiệu quả?” là những câu hỏi mà người mắc bệnh tiểu đường đang cần giải đáp. Trong khuôn khổ bài viết này, Giaocolam.vn sẽ giới thiệu các loại thuốc Tây y cũng như một số bài thuốc dân gian được dùng trong chữa tiểu đường.
Mục lục
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
- Tiểu đường type 1: thiếu insulin do cơ thể không tự sản xuất được. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên.
- Tiểu đường type 2: cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng không sử dụng được.
➤ Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài: Hiểu đúng về tiểu đường
2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường
Mục tiêu trong điều trị đái tháo đường là phòng ngừa làm chậm xuất hiện các biến chứng mạch máu, cải thiện sức khỏe toàn diện và điều trị các biến chứng.
Mục tiêu này được cụ thể hóa bằng các chỉ số: đường huyết, các thành phần lipid trong máu, điều trị huyết áp cao và điều chỉnh cân nặng cơ thể.
✔ Chỉ số HbA1c: Mục tiêu chung là HbA1c < 7 %
- Chỉ số này được dùng để đánh giá sự kiểm soát đường huyết trong thời gian dài, là mục tiêu chính của việc kiểm soát và điều trị đái tháo đường. Xét nghiệm này cần làm từ 2 đến 4 lần trong 1 năm.
- Xét nghiệm HbA1c cần phải làm ở cùng 1 phòng xét nghiệm để dễ so sánh, nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 3 tháng mà HbA1c > 8% cần phải thay đổi cách thức điều trị, chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh do đái tháo đường.
✔ Chỉ số glucose máu lúc đói: Nên duy trì ở mức 3,9 – 7,2 mmol/l
✔ Chỉ số glucose lúc no (sau khi ăn 2 giờ): Duy trì ở mức < 10 mmol/L
✔ Các chỉ số lipid trong máu: Kiểm soát mỡ máu nhằm mục đích hạ thấp cholesterol tỷ trọng thấp, tăng cholesterol tỷ trọng cao, và giảm triglyceride. Ở bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra các thành phần lipid trong máu mỗi năm 1 – 2 lần
✔ Chỉ số huyết áp: Nên duy trì ở mức bình thường: 140/80 mmHg
✔ Chỉ số cân nặng cơ thể: Áp dụng cho bệnh nhân thừa cân béo phì, dựa vào chỉ số BMI ( Body Mass Index), người thừa cân béo phì cần đưa chỉ số BMI về gần chỉ số bình thường
3. Thuốc Tây y điều trị tiểu đường tốt nhất
3.1 Thuốc Insulin
Insulin là thuốc cho người tiểu đường type 1, được chỉ định bắt buộc, đôi khi có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường type 2 “cần Insulin”. Bệnh tiểu đường được điều trị bằng Insulin cho phép kiểm soát đường huyết tốt hơn, do đó làm chậm hoặc ngăn cản các biến chứng vi mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Các loại Insulin:
- Insulin động vật: chiết xuất từ tụy của động vật như bò, lợn, khác với Insulin người ở một vài vị trí acid amin. Ngày nay, loại này ít được sử dụng.
- Insulin người: được tổng hợp bằng công nghệ gen hoặc bán tổng hợp từ Insulin lợn. Insulin loại này được sử dụng ngày càng nhiều, vì có độ tinh khiết rất cao nên ít gây kháng Insulin và loạn dưỡng mỡ ở chỗ tiêm.
- Các Analogue của Insulin người: có thời gian tác dụng rất ngắn nên dễ chỉnh liều.
Chỉ định:
- Tiểu đường type 1 (chỉ định bắt buộc).
- Tiểu đường type 2 trong các trường hợp: có biến chứng chuyển hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, có chỉ định phẫu thuật, có thai, suy thận, suy gan hoặc thất bại khi điều trị bệnh tiểu đường bằng các thuốc hạ đường huyết đường uống.
3.2 Thuốc hạ đường huyết
Thuốc nhóm Sulfonylurea
Thuốc nhóm này kích thích khả năng bài tiết Insulin của cơ thể dựa trên những tác động vào tế bào Beta.
Trong điều trị, người ta có thể sử dụng riêng lẻ dạng này hoặc kết hợp với các thuốc ở nhóm khác để tăng cường hiệu quả điều trị.
Thuốc tiểu đường nhóm Meglitinide
Thuốc cũng tác động vào tế bào Beta để tăng khả năng bài tiết Insulin của cơ thể.
Hiện nay, có 2 loại thuốc chính thường được sử dụng trong nhóm này đó là Repaglinide và Nateglitinide.
Thuốc tiểu đường Metformin – Biguanide
Metformin hoạt động dựa trên cơ chế ức chế khả năng tổng hợp Glucose ở gan. Nhờ vậy tăng cường khả năng hoạt động của Insulin.
Thuốc tiểu đường Metformin thường không gây ra hiện tượng hạ đường huyết đột ngột. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể khiến cho người bệnh gặp phải những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa.
Thuốc ức chế tế bào alpha – Glucosidase
Dựa trên khả năng hoạt động của enzym để phân tách đường đa thành đường đơn. Nhờ vậy mà giảm lượng đường huyết rất nhanh.
Thuốc tiểu đường Thiazolidinedione
Hoạt động của nhóm này nhằm tăng sự nhạy cảm của các cơ quan với Insulin, vì vậy mà khả năng hoạt động của Insulin đạt được hiệu quả cao hơn.
Thuốc ức chế men DPP-4
Enzym DPP-4 tác động vào cơ thể nhằm làm tăng nồng độ GLP1. Chất này 2 tác dụng chính: tăng bài tiết Insulin và giảm bài tiết Glucagon.
4. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường
4.1 Bài thuốc từ vỏ dưa hấu
Không chỉ là thức ăn bổ dưỡng cho sức khỏe của con người, quả dưa hấu còn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Đặc biệt, dưa hấu còn có chứa nhiều thành phần axit folic- yếu tố tạo máu. Chính vì vậy, bên cạnh việc ăn dưa hấu, người bệnh tiểu đường nên dùng vỏ dưa để làm thành bài thuốc rất tốt.
Cách thực hiện: Dùng 30g vỏ dưa hấu, 30 g vỏ bí xanh rửa sạch và sắc lấy nước uống ba lần mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng để cảm nhận hiệu quả mà phương pháp mang lại.
4.2 Bài thuốc từ mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, được sử dụng để chữa mụn nhọt, trị bệnh ngoài da, chống ung thư, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2.
Cách chữa tiểu đường bằng bài thuốc từ mướp đắng:
Cách 1:
- Chuẩn bị 1 quả ớt ngọt xanh, 1 quả dưa chuột, vài cọng rau cần, ½ quả mướp đắng.
- Đem tất cả rửa sạch, bỏ ruột, thái nhỏ như hạt lựu rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhỏ, lọc lấy nước.
- Uống 2 lần/ngày, kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả.
Cách 2:
- Lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch, ép lấy nước.
- Có thể thêm 1 ít muối hoặc 1 – 2 thìa nước cốt chanh (với trường hợp không đau dạ dày) cho dễ uống.
- Sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn để thấy hiệu quả.
- Có thể thay thế bằng cách dùng mướp đắng làm các món ăn như khổ qua nhồi thịt, xào thịt, xào trứng, nấu canh…
4.3 Bài thuốc chữa tiểu đường bằng tỏi
Tỏi có chứa Phytoncid có tác dụng như một chất kháng sinh giúp diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch, phòng và điều trị tiểu đường. Sử dụng tỏi có thể giúp tăng cường phải phóng insulin tự do trong máu, hỗ trợ chuyển hóa glucose trong máu giúp làm giảm lượng đường trong máu và nước tiểu.
Cách chữa tiểu đường bằng tỏi:
- Chuẩn bị 40g tỏi khô, 100ml rượu nếp 50 độ
- Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ cho vào lọ thủy tinh sạch
- Đổ rượu nếp đã chuẩn bị vào lọ, ngâm đến khi tỏi chuyển từ màu trắng thành vàng thì lấy dùng.
- Để tỏi ngấm đều vào rượu, trong lúc ngâm thỉnh thoảng nên lắc nhẹ lọ.
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày sử dụng 1 thìa cà phê rượu tỏi
- Dùng 2 lần/ngày vào hai buổi sáng tối, không nên uống nhiều vì dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
4.4 Bài thuốc chữa tiểu đường bằng hạt quả vải
Vải có tác dụng tán hàn, chữa đau răng, đau tinh hoàn, tiêu chảy và rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Hạt vải cũng là một bài thuốc dân gian chữa tiểu đường tuýp 2 được nhiều người áp dụng.
Cách chữa tiểu đường bằng hạt vải:
Cách 1: Hạt vải phơi khô, rửa sạch để ráo, thái nhỏ. Sắc với nước để uống, thấy cô lại thành cao thì chế viên, trọng lượng mỗi viên khoảng 0,3g. Mỗi ngày dùng 4 – 6 viên, chia làm 3 lần uống, sử dụng liên tục 3 tháng để kiểm soát đường huyết.
Cách 2: Hạt vải sấy khô, tán thành bột mịn, lấy 10g bột pha với nước uống, sử dụng 3 lần/ngày. Có tác dụng giảm lượng đường huyết trong máu, phù hợp cho người mắc tiểu đường tuýp 2 trên 40 tuổi.
➤ Nên đọc thêm: Người tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
5. Giảo cổ lam kiểm soát tiểu đường hiệu quả
Cơ chế tác động để điều trị bệnh tiểu đường hiện nay đều tập trung vào việc hạ đường huyết, cụ thể là tăng khả năng tạo insulin. Hầu hết, trong thành phần các loại thuốc điều trị tiểu đường hiện nay đều có hoạt chất Glibenclamide.
Glibenclamide có tác dụng giảm đường huyết bằng cách tạo phòng insulin tự nhiên vào cơ thể người bệnh. Và thật may mắn khi trong quá trình nghiên cứu thành phần Giảo cổ lam, các nhà khoa học Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển đã phát hiện ra một chất mới trong giảo cổ lam mạnh gấp 5 lần so với hoạt chất Glibenclamide, hoạt chất được đặt tên là Phanosid.
Hoạt chất Phanoside có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất Glibenclamide.
Tiếp đó, những thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 đã được thực hiện. Một thử nghiệm lâm sàng năm 2010 cho thấy: sau khi sử dụng trà giảo cổ lam 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3mmol/l so với trước khi sử dụng, đồng thời giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Một nghiên cứu lâm sàng khác năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền (Bộ môn dược lý, trường Đại học Y Hà Nội) phối hợp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân tiểu đường type 2, có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng Giảo cổ lam đã giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm chứng (nhóm không sử dụng Giảo cổ lam). Đồng thời nghiên cứu cũng nhận thấy sử dụng trà Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu hiệu quả.
Cùng với những nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng của giảo cổ lam tại Việt Nam thì trên thế giới cũng có hàng nghìn công trình nghiên cứu đã khẳng định tính hiệu quả của giảo cổ lam trên bệnh tiểu đường tuýp 2 được đăng tải trên các tạp chí khoa học và hệ thống thư viên Y khoa Hoa Kỳ.
➤ Xem chi tiêt hơn: Cơ chế tác động của Giảo cổ lam đối với bệnh tiểu đường