Tiểu đường được biết đến là bệnh lý mạn tính phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng tới sức khỏe với nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh phải chung sống cả đời với căn bệnh này, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1. Không chỉ người lớn mà đến trẻ em cũng là đối tượng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1. Lý do bởi đây là bệnh xảy ra do yếu tố di truyền là nhiều.
☛ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường là gì?
Mục lục
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh mạn tính, là trạng thái khi tuyến tụy có thể do di truyền hoặc có yếu tố nào đó gây ra không sản xuất đủ lượng insulin – một hormone rất trong trong giúp cho glucose (đường) trở thành năng lượng đi nuôi tế bào. Khi lượng đường vào cơ thể, insulin do tuyến tụy tiết ra không đủ khiến cho glucose tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 1
Như trên đã nói nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 1 có thể do yếu tố di truyền, thường liên quan đến hệ kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen – HLA) trong cơ thể, hoặc do các triệu chứng bệnh liên quan đến tuyến tụy như sỏi tụy, hay do phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy, do ung thư tụy nguyên phát hoặc thứ phát.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra thêm nguyên nhân do yếu tố môi trường, đó là nguyên nhân yếu tố môi trường tác động lên cơ thể làm tổn thương tuyến tụy, đặc biệt là tụy nội tiết bao gồm: Virus (quai bị, Rubella, Coxsackie B4), các chất hóa học có chứa Nitơ hay các chất độc từ củ sắn…
Cuối cùng là nguyên nhân do yếu tố miễn dịch. Một số kháng thể tham gia vào miễn dịch dịch thể như kháng thể chống tế bào β tiểu đảo tụy, tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo (ICA), kháng thể kháng insulin (IAA)… được tìm thấy ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Ngoài ra, sự rối loạn tế bào Lympho T cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1.
Ai có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1
Người bị tiểu đường tuýp 1 có thể có ở cả trẻ em và người lớn, không phân định độ tuổi. Lý do là cũng bởi các nguyên nhân gây bệnh như ở trên đã nói thì đối tượng mắc cũng phụ thuộc vào các nguyên nhân mắc.
- Người bị do di truyền từ gia đình.
- Người bị do phẫu thuật tuyến tụy, do ung thư tụy hoặc sỏi tụy
- Người mắc quai bị, rubella, coxsackie B4
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1
Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra cùng lúc nhiều dấu hiệu hoặc đến nhanh chóng, hoặc chỉ một vài dấu hiệu dưới đây:
- Khát nước nhiều
- Đi tiểu nhiều hơn
- Đói nhanh và ăn nhiều hơn
- Sút cân
- Mệt mỏi
- Tầm nhìn mờ
☛ Thông tin đầy đủ: Dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 1
Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Tiểu đường tuýp 1 có thể khẳng định là căn bệnh khá nguy hiểm và không có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Khi mắc bệnh thì người bệnh phải sống chung suốt đời với nó. Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 không những phải gánh chịu những đau đớn, sự phá hủy về sức khỏe, thể xác mà còn tốn kém chi phí điều trị lâu dài.
Tiểu đường tuýp 1 có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như:
- Đau tim: Đường huyết trong máu cao gây tổn thương mạch máu, lâu dần sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch. Nếu động mạch bị xơ vữa là động mạch vành thì sẽ gây ra các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim mà điển hình của các biến chứng này là các cơn đau thắt tim.
- Bệnh thần kinh: Đây là một biến chứng thường gặp ở người tiểu đường. Cụ thể, lượng đường trong máu cao khiến các dây thần kinh bị tổn thương, và giảm độ dẫn truyền thân kinh. Từ đó, người bệnh sẽ có những biểu hiện như tê bì chân tay, giảm hoặc mất cảm giác ở các chi,…
- Viêm thận, bệnh liên quan đến thận: Lượng đường trong máu cao gây tổn thương các vi mạch thận, từ đó làm suy giảm chức năng của thận khiến chúng không thể lọc máu như bình thường. Lúc này các các chất độc hại sẽ tích tụ lại trong thận gây viêm thận và các bệnh liên quan đến thận.
- Mờ mắt, mù lòa: Tăng đường huyết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả mắt của bạn. Lượng đường trong máu cao làm cho thủy tinh thể của mắt bị sưng, làm thay đổi khả năng nhìn của bạn dẫn đến mờ mắt, thậm chí là mù lòa
- Cụt chi: Lở loét bàn chân tiểu đường là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu không được chữa trị kịp thời, các vết lở loét này có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử. Muốn ngăn nhiễm trùng lan rộng, bảo toàn tính mạng cho người bệnh, bác sĩ buộc phải yêu cầu cắt bỏ chi.
- Bệnh viêm da và miệng: Máu ở bệnh nhân tiểu đường thường lưu thông kém, điều này đồng nghĩa với da không được cung cấp đủ máu khiến sức đề kháng của da giảm đi. Do đó, làn da của người tiểu đường dễ bị tổn thương, gây viêm da. Ngoài ra, ở những bệnh nhân tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường. Đây là cơ hội và môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, dẫn đến các vấn đề về răng miệng như sâu răng, hôi miệng,…
- Biến chứng thai kỳ ở phụ nữ mang thai: Khoảng 5% thai phụ sẽ mắc phải biến chứng tiểu đường hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: sảy thai, sinh non, vàng sa sau khi sinh, thậm chí là tử vong sau sinh.
Tiểu đường tuýp 1 có phòng ngừa được không?
Ngoại trừ tiểu đường tuýp 1 do di truyền là yếu tố không thể thay đổi được thì tình trạng tiểu đường tuýp 1 gây ra bởi các nguyên nhân còn lại hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu như bạn có một chế độ ăn uống cùng luyện tập hợp lý. Cụ thể:
Chế độ ăn uống:
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý tăng cường ăn nhiều rau quả, trái cây và ngũ cốc
- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều tinh bột đặc biệt là tinh bột hấp thụ nhanh từ cơm trắng, bánh mì trắng.
- Tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường (nước ngọt)
Chế độ luyện tập:
- Kiểm soát chỉ số BMI từ 18-25 để đảm bảo trọng lượng cơ thể trong mức bình thường.
- Luyện tập các bài thể dục vừa với sức của mình.
- Không tập quá sức, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Duy trì luyện tập trong thời gian dài để tạo thói quen tốt.
Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1 bằng cách nào?
Hiện nay phát hiện tiểu đường có các phương pháp cụ thể như xét nghiệm huyết tương lúc đói, thử dung nạp đường Glucose đường uống và xét nghiệm HbA1C.
Xét nghiệm huyết tương lúc đói
Việc xét nghiệm này để xác định lượng glucose niệu xem có xuất hiện glucose trong nước tiểu không. Các kỹ thuật viên sẽ sử dụng que test nhúng để đo mức glucose. Màu sắc của que nhúng thay đổi theo lượng glucose trong nước tiểu. Nếu chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL thì có nghĩa là bạn đã mắc tiểu đường.
Thử dung nạp đường Glucose đường uống
Xét nghiệm được thực hiện sau khi nhịn ăn 8 giờ đồng hồ, bạn sẽ được pha một cốc nước với 75g glucose và đường huyết sẽ được kiểm tra sau 2 giờ. Lượng đường huyết dưới 140mg/dl là bình thường, từ 140mg/dl đến 199mg/dl là mức của bệnh nhân tiền đái tháo đường, còn khi chỉ số đường huyết trên 200mg/dl nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường.
Xét nghiệm HbA1C
Khi đo HbA1C có chỉ số tốt là dưới 4-6%, mức độ chấp nhận được là 6,6-8%, còn trên 8% thì khẳng định người này mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này được thực hiện để đo lượng glucose gắn vào hemoglobin của tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể. Vì tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 100 đến 120 ngày, nên lượng đường máu được phát hiện trong xét nghiệm này sẽ phản ánh mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng thời gian 3 tháng.
☛ Tham khảo đầy đủ: Phương pháp chẩn đoán tiểu đường
Chữa tiểu đường tuýp 1 bằng cách nào?
Hướng điều trị tiểu đường tuýp 1 cần song song thực hiện:
- Điều trị bắt buộc với insulin
- Thường xuyên theo dõi nồng độ đường huyết trong máu
- Chế độ ăn uống lành mạnh
- Kiểm soát cân nặng và vận động thường xuyên
Việc điều trị đồng thời thay đổi chế độ sinh hoạt nhằm mục đích kiểm soát được lượng đường trong máu luôn đảm bảo ở ngưỡng 80 đến 130mg/dl (4,44 đến 7,2 mmol/l) trước bữa ăn và không cao hơn 180mg/dl (10mmol/l) sau 2h sau khi ăn.
Điều trị bắt buộc với insulin
Điều trị insulin suốt đời là điều bắt buộc với người bệnh tiểu đường tuýp 1. Có thể sử dụng insulin tác dụng ngắn, tác dụng nhanh, tác dụng trung gian và tác dụng dài. Ví dụ như insulin tác dụng ngắn gồm Humulin R và Novolin R. Insulin tác dụng nhanh như insulin glulisine (Apidra), insulin lispro (Humalog) và insulin aspart (Novolog). Insulin tác dụng dài như insulin glargine (lantus, Toujeo Solostar), insulin detemir và insulin degludec (tresiba). Insulin tác dụng trung gian gồm NPH insulin (Novolin N, Humulin N).
☛ Có thể bạn quan tâm: Tiêm insulin sai cách gây nguy hiểm tính mạng
Tuyến tụy nhân tạo
Đây là một phương pháp điều trị tụy nhân tạo hoàn toàn mới từ năm 2016 do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn cho những người mắc tiểu đường tuýp 1 từ 14 tuổi trở lên.
Thiết bị này được cấy ghép liên kết máy theo dõi glucose liên tục, cứ sau 5 phút được kiểm tra lượng đường trong máu để điều chỉnh bơm insulin. Lượng insulin được cung cấp một cách chính xác theo số liệu máy theo dõi, đây là một bước tiến mới trong y học và ngày nay có nhiều hệ thống tuyến tụy nhân tạo cũng được thử nghiệm lâm sàng và đưa vào sử dụng.
Các loại thuốc khác
Các bác sĩ có thể kê toa cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 song song với điều trị insulin là thuốc điều trị tăng huyết áp, hạ cholesterol trong máu.
- Với thuốc điều trị tăng huyết áp, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) để giúp thận hoạt động khỏe mạnh. Thuốc điều trị tăng huyết áp được khuyên dùng cho người mắc tiểu đường nhưng huyết áp cao trên 140/90 mm thủy ngân (mm Hg).
- Aspirin: bác sĩ khuyên bạn sử dụng aspirin hàng ngày để bảo vệ tim.
- Thuốc hạ cholesterol: được đánh giá có hướng điều trị tích cực ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 do nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao ở đối tượng này.
☛ Xem thêm: Thuốc chữa tiểu đường hiệu quả
Theo dõi đường huyết
Một ngày bạn nên kiểm tra đường huyết 4 lần và ghi lại mức đường trong máu ở các lần test. Khuyến cáo được đưa ra thời điểm nên kiểm tra lượng đường trong máu là trước bữa ăn và bữa ăn nhẹ, trước khi đi ngủ, trước khi tập thể dục hoặc lái xe và nếu bạn nghi ngờ mình có lượng đường trong máu thấp. Theo dõi cẩn thận sẽ giúp cho bạn kiểm soát được đường huyết và nhận biết được thể trạng của mình cũng như cách thức để điều hòa đường huyết phù hợp nhất với bạn.
Chế độ ăn uống và tập luyện
Một chế độ ăn uống lành mạnh đó là giảm bớt đồ chiên xào, tinh bột và đường, đặc biệt là đường tinh luyện. Mà nên tăng cường các loại trái cây, nước ép rau củ và các loại rau, ngũ cốc. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cao nên ăn ít sản phẩm động vật và carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng và đồ ngọt.
Quan trọng nhất là bạn cần học cách đếm lượng carbonhydrate trong thực phẩm để có thể cung cấp cho mình đủ insulin giúp chuyển hóa đúng lượng carbohydrate nạp vào.
Song song với chế độ ăn lành mạnh này là hoạt động thể chất cần diễn ra thường xuyên nhưng ở mức độ vừa phải. Hoạt động thể chất làm giảm lượng đường trong máu và bạn cũng hãy kiểm tra đường huyết trước khi tập và sau đó xem việc tập luyện của mình ảnh hưởng như thế nào để lượng đường trong máu để điều chỉnh bữa ăn và liều insulin để bù lại.
Văn đã bình luận
tôi nên xét nghiệm tiểu đường tuýp 1 ở đâu tốt
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Để xét nghiệm tiểu đường tuýp 1, bạn nên đến một cơ sở y tế hoặc bệnh viện có đội ngũ y tế chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị tiểu đường. Chúc bạn sức khỏe!
Ban Mai đã bình luận
tôi bị tiểu đường tuýp 1, nếu chỉ thay đổi ăn uống liệu có đỡ được không bs
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Trả lời,
Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, việc chỉ thay đổi ăn uống mà không dùng insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể không đủ để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
Vì vậy, bạn bị tiểu đường tuýp 1 thường cần tiêm insulin hoặc sử dụng các phương pháp khác để cung cấp insulin cho cơ thể.
Thanh nga đã bình luận
tiểu đường tuýp 1 có chữa khỏi được không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Nga!
Tiểu đường tuýp 1 là một loại tiểu đường mạn tính và hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh tốt có thể giúp người bệnh sống một cuộc sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến tiểu đường. Bạn hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, theo dõi đường huyết và hạn chế nguy cơ làm tăng đường máu nhé.
Ngọc Anh đã bình luận
Phương pháp tiêm insulin có thể tự thực hiện tại nhà không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Ngọc Anh, phương pháp tiêm insulin đòi hỏi kỹ thuật cao, vì vậy không thể tự thực hiện tại nhà
Ngọc Hà đã bình luận
Làm thế nào để tôi có thể biết chính xác rằng mình có đang mắc tiểu đường type 1 hay không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị hà, nếu chỉ dựa vào triệu chứng để xác định phân loại tiểu đường mà mình đang mắc là rất khó. Vì vậy, chị cần nhờ đến sự giúp đỡ từ bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chi tiết như: xét nghiệm huyết tương lúc đói, xét nghiệm HbA11, từ đó mới đưa ra được kết luận chính xác.