Hầu hết mọi người chỉ nghe nói đến tiểu đường và tiểu đường thai kỳ nhưng ít ai nếu không phải người trong ngành y có thể trả lời được cho câu hỏi tiểu đường có mấy tuýp, các tuýp tiểu đường hiện nay là gì? Thậm chí người bệnh mắc tiểu đường cũng không biết mình mắc tiểu đường tuýp nào. Vậy tiểu đường có mấy tuýp, làm thế nào để xác định người bệnh mắc tiểu đường tuýp nào? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Mục lục
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là khái niệm bệnh lý chỉ tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu, chỉ số đường huyết luôn ở mức cao hơn người bình thường. Bệnh được xác định là do vì một nguyên nhân nào đó mà hormom Insulin được sản xuất từ tuyến tụy bị thiếu hụt hoặc không đảm nhận được đúng và đủ chức năng chuyển hóa đường thành năng lượng vào các tế bào của cơ thể. Khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao và các tế bào thiếu hoặc không đủ năng lượng để hoạt đông.
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Đây là một trong 10 bệnh lý nguy hiểm nhất gây nguy cơ tử vong và tàn phế. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và đúng loại tiểu đường sẽ giúp kiểm soát đường huyết ở mức an toàn tránh biến chứng nguy hiểm, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
➤ Tìm đọc kỹ: Hiểu đúng và đủ về bệnh tiểu đường!
Vậy bệnh tiểu đường có mấy tuýp?
Tiểu đường hiện nay được chia ra nhiều tuýp khác nhau tùy từng nghiên cứu và cách chia nhưng chung quy lại vẫn là 3 tuýp chính bao gồm: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường tuýp 1
Chiếm khoảng 5-10% số ca mắc tiểu đường là dạng tiểu đường tuýp 1, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên nhiều nhất. Tiểu đường type 1 hay còn gọi là tiểu đường tự miễn, xuất hiện khi tuyến tụy không thể sản xuất ra hormon insulin khiến cơ thể thiếu hụt insulin trầm trọng và quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng không thể diễn ra khiến đường tích tụ trong máu.
Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào insulin nhân tạo để duy trì sự sống. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 1 hiện nay vẫn chưa được khẳng định tuy nhiên các chuyên gia y tế đều thống nhất cho rằng, tiểu đường type 1 xảy ra có thể là do gen,di truyền, hoặc do các tác động của môi trường sống (tụy bị hủy hoại bởi rượu, bệnh tật,… ) khiến cho bệnh khởi phát. Tiểu đường tuýp 1 là dạng tiểu đường nặng nhất trong các tuýp.
Tiểu đường type 1 tiến triển bệnh nhanh nên nếu không được phát hiện can thiệp điều trị kịp thời, lượng glucose trong máu sẽ tích tụ lại cao và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tử vong.
Là dạng tiểu đường nặng nhất nên các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường rất cụ thể và dễ dàng phát hiện nhất:
- 4 nhiều: đói nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều
- Sụt cân không rõ lý do
- Mắt mờ hẳn đi
- Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi
Tiêm insulin là liệu pháp điều trị bắt buộc ở người tiểu đường tuýp 1, bên cạnh đó người bệnh cần rèn luyện sức khỏe lành mạnh, ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị và giúp người bệnh lạc quan hơn.
➤ Đọc chi tiết hơn: Bệnh tiểu đường type 1 là gì?
Tiểu đường tuýp 2
Chiếm 85-90% số người mắc tiểu đường trên thế giới là dạng tiểu đường tuýp 2. Nếu đối với tiểu đường tuýp 1, người bệnh không thể sản xuất insulin thì ở tiểu đường tuýp 2 người bệnh vẫn sản xuất insulin được. Tuy nhiên insulin được sản xuất quá ít, cơ thể kháng insulin hoặc insulin làm không đúng chức năng của mình khiến việc chuyển hóa đường thành năng lượng cho tế bào không đủ gây mất cân bằng tỷ lệ đường trong máu.
Tiểu đường tuýp 2 có thể gặp ở mọi độ tuổi đặc biệt là ở người trưởng thành trên 40. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2 như chế độ ăn uống, lười vận động, béo phì, stress, di truyền, người tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiền sử bị tiểu đường thai kỳ,… Tiểu đường tuýp 2 được xem như chứng bệnh của thời đại mới bởi chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì ở mọi đối tượng khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao.
Triệu chứng tiểu đường tuýp 2 không biểu hiện rõ như tiểu đường type 1 nếu mức độ đường trong máu không quá trầm trọng, chính vì vậy bệnh thường khó phát hiện, khi chuyển sang dạng nặng có biến chứng bệnh mới được phát hiện ra khi đó việc điều trị đã gặp nhiều khó khăn.
Một số triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- Mệt mỏi
- Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng
- Mờ mắt
- Tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều….
Điều trị tiểu đường tuýp 2 tùy theo mức độ tình trạng nghiêm trọng của bệnh. Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp luyện tập thể dục thể thao điều đặn để cải thiện tình trạng bệnh. Tùy theo tình trạng có thể kê thêm các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin.
Bệnh lý tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bản thân mỗi người tự điều chỉnh và xây dựng cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học.
➤ Bài viết đầy đủ: Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xảy ra với khoảng 5-10% ở phụ nữ mang thai, được chẩn đoán với những thai phụ chưa tình mắc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 trước đó. Đây được xem như là bệnh tiểu đường tạm thời bởi sau khi sinh đa số người bệnh sẽ khỏi, tuy nhiên cũng có thể có nguy cơ trở thành tiểu đường tuýp 2 sau này nếu người mẹ không kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2 được xác định là trong quá trình mang thai nhau thai sẽ sản sinh ra các hormone giúp thai nhi phát triển, các loại hormone này có thể ức chế tác dụng của insulin, khiến cơ thể người mẹ rơi vào tình trạng kháng insulin. Chính vì vậy, nhu cầu insulin ở phụ nữ mang thai cao hơn 2-3 lần so với người bình thường.
Tiểu đường thai kỳ cũng như tiểu đường tuýp 2 thường khó phát hiện bởi các triệu chứng mờ nhạt thường bị lu mờ, nhầm lẫn với các triệu chứng thai nghén. Chính vì thế phụ nữ mang thai cần được tầm soát tiểu đường vào tuần 24-28 của thai kỳ để đánh giá nguy cơ mắc bệnh.
Các nhóm đối tượng phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tiểu đường cao bao gồm: sinh con to trên 4kg, tiền sử gia đình bị tiểu đường tuyp 2, đã từng mắc tiểu đường thai kỳ, thừa cân béo phì, sinh con độ tuổi quá cao trên 35….. Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ tác động xấu đế sức khỏe mẹ bé trong đó nguy hiểm nhất là nguy cơ tiền sản giật.
Nếu được chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ thì tùy theo mức độ nặng nhé mà bác sĩ sẽ yêu cầu thay đổi chế độ dinh dưỡng luyện tập cũng như sử dụng thuốc nếu cần.
➤ Đọc thêm: 9 vấn đề về tiểu đường thai kỳ mẹ bầu phải biết
Phân loại tiểu đường theo nhóm bệnh hiện nay
Ngoài cách chia tiểu đường thành 3 tuýp như trên, các nhà khoa học từ Trung tâm Đái tháo đường Đại học Lund, Bệnh viện Đại học Skåne (Thụy Điển), và Viện Y học phân tử (Phần Lan) đã phân tích 5 nghiên cứu, liên quan đến 14.775 người trưởng thành được chẩn đoán tiểu đường gần đây. Kết quả nghiên cứu này chia bệnh tiểu đường thành 5 nhóm trong đó 3 nhóm bệnh nặng và 2 nhóm bệnh nhẹ bao gồm:
Làm thế nào có thể biết người bệnh mắc tiểu đường tuýp nào?
Để chẩn đoán người bệnh mắc tiểu đường tuýp nào các bác sĩ sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:
Độ tuổi và tiền sử bệnh
- Nếu người bệnh ở độ tuổi trẻ dưới 25, không có tiền sử gia đình có người bệnh tiểu đường hoặc các bệnh có liên quan, và không thừa cân,có thể là bệnh tiểu đường Type 1
- Nếu người bệnh trên 45 tuổi, thừa cân và có một người nào đó trong gia đình mắc bệnh tiểu đường (hoặc một số rối loạn liên quan, chẳng hạn như huyết áp cao, béo phì tấn công tim, …), có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai chưa từng mắc tiểu đường
Dấu hiệu lâm sàng
Dựa vào triệu chứng nếu tiểu đường type 1 là tăng khát và đi tiểu, đói liên tục, giảm cân, mờ mắt và cực kỳ mệt mỏi. Tiểu đường type 2 có dấu hiệu cảm thấy mệt mỏi hoặc bị bệnh, đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là vào ban đêm), khát bất thường, giảm cân, mờ thị lực, nhiễm trùng thường xuyên và thương chậm lành
➤ Chi tiết tại: Dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường!
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm phân tích máu. Nếu các axit (xeton) có trong máu, có thể có bệnh tiểu đường Type 1. Nếu không có bất kỳ ketones trong máu, nhưng có một mức độ rất cao glucose, có thể có bệnh tiểu đường loại 2.
➤ Tham khảo: Xét nghiệm tiểu đường
Phòng ngừa sớm tiểu đường với giảo cổ lam Tuệ Linh
Giảo cổ lam được xem là một trong những thảo dược có tác dụng tốt nhất trong điều trị và phòng ngừa tiểu đường. Tác dụng này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Hầu hết, trong thành phần các loại thuốc điều trị tiểu đường hiện nay đều có hoạt chất Glibenclamide – có tác dụng giảm đường huyết bằng cách tạo phòng insulin tự nhiên vào cơ thể người bệnh. Và thật may mắn khi nghiên cứu cho thấy giảo cổ lam có chứa hoạt chất Phanosid đem lại công dụng hạ đường huyết gấp 5 lần so với Glibenclamide.
Cụ thể, Phanoside làm hạ đường huyết nhanh đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
Kế thừa kết quả các nghiên cứu lâm sàng cây giảo cổ lam, Công ty TNHH Tuệ Linh cho ra mắt 2 sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên đó là viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Kiên trì sử dụng giảo cổ lam không chỉ phòng ngừa sớm bệnh tiểu đường, mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm mỡ máu và hạn chế huyết áp tăng cao.
Giảo cổ lam Tuệ Linh được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tìm danh sách nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY hoặc đặt hàng online để được giao hàng tận nhà TẠI ĐÂY
Thắng đã bình luận
Tôi thấy rất khó để phân biệt tiểu đường tuýp 1 với tuýp 2 qua triệu chứng. Có cách nào để phân biệt dễ hơn 2 loại tiểu đường này không?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào anh Thắng, sự thật là khó có thể phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Do đó, anh có thể tiến hành thăm khám bác sĩ để có kết luận chính xác hơn. Thông thường, để phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ đường trong máu và mức độ insulin trong máu. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra huyết áp, hệ thống thần kinh và các yếu tố nguy cơ khác để đánh giá loại tiểu đường mà bệnh nhân đang mắc phải. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm khác để xác định chính xác loại tiểu đường của bệnh nhân.
Trung đã bình luận
tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 thì khác nhau như thế nào nhỉ?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào anh Trung, tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 là hai bệnh khác nhau về cơ chế gây bệnh và điều trị. Anh có thể hiểu đơn gian như sau:
– Tiểu đường tuýp 1: là bệnh tiểu đường tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công và phá hủy tuyến tụy, gây thiếu insulin. Bệnh này thường phát triển ở tuổi trẻ và cần dùng insulin để điều chỉnh mức đường trong máu.
– Tiểu đường tuýp 2: Đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến hơn, liên quan đến khả năng cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường trong máu bình thường. Loại tiểu đường này thường xảy ra ở người lớn, thường liên quan đến cách sống không lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống không tốt, thiếu vận động và tăng cân.
Ngọc Anh đã bình luận
nếu muốn xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, tôi nên làm vào lúc nào?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào chị Ngọc Anh, thông thường xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và được khuyến cáo thực hiện ở tất cả các sản phụ trong thời gian tuổi thai từ 24 đến 28 tuần.