Nhiều bệnh nhân thường chủ quan khi được chẩn đoán bị tiền tiểu đường. Đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose khiến chỉ số đường huyết tăng nhưng chưa được gọi là tiểu đường. Nếu không được kiểm soát kịp thời thì đây là một tình trạng đe dọa sức khỏe của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có những thông tin toàn diện về tiền tiểu đường, nắm rõ yếu tố nguy cơ, cách phát hiện và điều trị bệnh để cải thiện sức khỏe.
Mục lục
- 1. Thế nào là tiền tiểu đường?
- 2. Tiền tiểu đường có phải là tiểu đường?
- 4. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiền tiểu đường
- 4. Triệu chứng của bệnh tiền tiểu đường
- 5. Đối tượng nguy cơ tiền tiểu đường cao
- 6. Chẩn đoán tiền tiểu đường như thế nào?
- 7. Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?
- 8. Điều trị và phòng ngừa tiểu tiểu đường
- 9. Giảo cổ lam phòng và hỗ trợ điều trị tiền tiểu đường hiệu quả
1. Thế nào là tiền tiểu đường?
Với người bình thường, chỉ số đường huyết khi đói ở mức 70-100mg/dl. Người được xác định là bị đái tháo đường khi lượng đường huyết cao hơn 126mg/dl. Và những trường hợp còn lại, chỉ số đường huyết ở giữa hai mức trên tức là từ 100-125mg/dl thì được kết luận là bị tiền tiểu đường – người có nguy cơ mắc đái tháo đường. Đáng lo ngại hơn, hầu hết những người bị tiểu đường tuýp 2 đều từng bị tiền tiểu đường. Điều đó cũng có nghĩa là con đường từ tiền tiểu đường tới đái tháo đường tuýp 2 khá ngắn nếu không có biện pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn.
☛ Nên đọc: Cách đọc chỉ số tiểu đường
2. Tiền tiểu đường có phải là tiểu đường?
Nhiều người tự hỏi tiền tiểu đường có phải là tiểu đường không, liệu có cần dùng đến thuốc trị tiểu đường? Thực tế, tiền tiểu đường chưa được coi là bệnh mà là giai đoạn cảnh báo nguy cơ cao, nếu không có biện pháp thì người tiền tiểu đường sẽ chuyển sớm sang tiểu đường tuýp 2.
Người phát hiện bị tiền tiểu đường có thể được coi là may mắn vì có thể sớm điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện và giảm cân để từ đó tránh khỏi mắc tiểu đường tuýp 2 với nhiều nguy cơ biến chứng khôn lường hơn.
4. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiền tiểu đường
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh tiền đái tháo đường. Tuy nhiên dù tiền tiểu đường hay tiểu đường cũng có liên quan đến insulin. Các gen kiểm soát insulin bị bất thường, làm cơ thể của bạn không sử dụng insulin đúng cách. Từ đó đường sẽ tích tụ trong máu, làm nồng độ đường cao lên. Mỡ thừa cũng có thể dẫn đến bệnh tiền đái tháo đường
Có nhiều yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ một người bị tiền tiểu đường – tương tự như đái tháo đường tuýp 2 như:
- Thừa cân: Yếu tố cân nặng là vấn đề đáng quan ngại đối với người bị tiểu đường. Nếu cơ thể càng tích mỡ – đặc biệt là trong và giữa các cơ bắp, vùng bụng thì tỉ lệ kháng insulin của tế bào càng cao hơn.
- Số đo vòng eo: Nam giới có số đo vòng bụng cao hơn 102 và nữ giới cao hơn 89cm đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền tiểu đường. Lý giải điều này, các nhà khoa học đã nhận định kích thước eo lớn đồng nghĩa với sự biểu hiện của tình trạng đề kháng insulin.
- Thói quen lười vận động: Càng lười vận động thì khả năng mắc tiền tiểu đường của bạn càng cao. Ngược lại, khi vận động, bạn không chỉ kiểm soát được chỉ số BMI mà còn hạ đường huyết trong máu thông qua việc tạo thành năng lượng, từ đó các tế bào trong cơ thể cũng nhạy cảm hơn với insulin.
- Tuổi cao: Người ta phát hiện ra rằng, sau tuổi 45 là độ tuổi con người dễ mắc tiền tiểu đường nhất. Mặc dù điều đó không có nghĩa là những lứa tuổi khác không có nguy cơ nhưng nếu bạn đã bước sang tuổi 45, bạn cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để phòng ngừa tiền tiểu đường.
- Yếu tố di truyền: Các thống kê trên thế giới đã chỉ ra, nếu gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em từng bị mắc tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ mắc tiền tiểu đường sẽ cao ở những thành viên trong gia đình.
- Phụ nữ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ: Nếu phụ nữ sinh con nặng hơn 4.1kg hoặc trong thời kỳ mang thai có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ thì bạn có nguy cơ cao bị tiền tiểu đường.
- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang: Nếu phụ nữ mắc chứng hội chứng buồng trứng đa
- Người có giấc ngủ “trục trặc”: Biểu hiện bằng hiện tượng ngưng thở khi ngủ, người thường xuyên mất ngủ, làm việc ban đêm…những người này đều có nguy cơ cao bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2.
4. Triệu chứng của bệnh tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường là tình trạng bệnh lý diễn ra âm thầm với các triệu chứng mờ nhạt, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Cụ thể đó là tình trạng mệt mỏi không lý do, chân tay ngứa, khô da, da tối màu ở các vùng nếp gấp như sau nách, khuỷu tay, đầu gối…hoặc thấy các vết thương chậm lành, vùng tổn thương trên da dễ bị nhiễm trùng…
Tiền tiểu đường diễn tiến âm thầm, khó phát hiện nếu chỉ thông qua triệu chứng. Để xác định chính xác bệnh, không có cách nào khác ngoài kiểm tra đường huyết trong máu bằng cách cho uống đường và thử lại sau 2 giờ. Nếu khi đó chỉ số đường huyết dưới 11mmol/l thì được xác định là tiền tiểu đường và trên 11mmol/l là tiểu đường thật sự.
5. Đối tượng nguy cơ tiền tiểu đường cao
Nguy cơ mắc tiền tiểu đường ở các nhóm đối tượng sau cao hơn người bình thường bao gồm:
- Lối sống ít hoạt động
- Chỉ số BMI > 25 kg/m2
- Đối tượng trên 45 tuổi
- Có người thân mắc bệnh đái tháo đường
- Bị bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai hoặc bạn sinh ra bé nặng hơn 4 kg
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một số triệu chứng như kinh nguyệt không đều, béo phì..
- Đối tượng bị huyết áp cao
- Mỡ trong máu cao hơn so với chỉ số bình thường
- Đối tượng đã từng bị rối loạn lipid máu: giảm HDL cholesterol hoặc tăng Triglycerid
- Đối tượng thuộc các chủng tộc châu Phi, châu Á…
6. Chẩn đoán tiền tiểu đường như thế nào?
➤ HbA1C test
Để chẩn đoán tiền tiểu đường, người bệnh cần làm xét nghiệm HbA1c để kiểm tra chỉ số đường huyết trung bình trong 3 tháng. Đây là xét nghiệm ngẫu nhiên không cần nhịn ăn. Nếu chỉ số HbA1c ở mức 5,7 – 6,4% thì có nghĩa là đang ở tình trạng tiền tiểu đường. Đồng thời, chỉ số HbA1c càng cao, người bệnh càng gần với tiểu đường tuýp 2.
➤ Chỉ số đường huyết lúc đói
Là một xét nghiệm để đo chỉ số đường huyết sau khi lấy mẫu máu của bệnh nhân trong tình trạng đói. Bệnh nhân phải nhịn bữa sáng vào ngày xét nghiệm. Người có chỉ số đường huyết lúc đói là “110~126mg/dL” là bệnh tiền tiểu đường.
➤ Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT)
Người được xét nghiệm cần nhịn ăn hơn 10 giờ từ sau bữa tối ngày hôm trước. Tiếp tục tiến hành lấy mẫu máu ở trạng thái đói. Sau đó, bệnh nhân được hấp thụ glucose hòa tan trong nước, tiến hành lấy mẫu máu. Lấy nhiều lần cách từng khoảng thời gian nhất định rồi kiểm tra xem
- Kiểm tra có sự tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn không.
- Sau đó lượng đường trong máu giảm xuống giá trị bình thường không.
Trong xét nghiệm này, có thể phát hiện “bệnh tiểu đường tiềm ẩn” của đối tượng có lượng đường trong máu chỉ tăng sau khi ăn dù lượng đường trong máu thông thường ở mức bình thường.
☛ Nên đọc chi tiết trong bài: Chẩn đoán tiểu đường bằng cách nào?
7. Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?
Tiền tiểu đường liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, vận động nên khó khăn nếu phải điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu không có điều chỉnh thích hợp, tiền tiểu đường sẽ trở thành tiểu đường chỉ trong 3-5 tháng. Khi đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Ngược lại nếu ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe, giữ gìn được cơ thể thì giai đoạn chuyển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường sẽ được kéo dài, người bệnh không cần dùng thuốc điều trị.
8. Điều trị và phòng ngừa tiểu tiểu đường
➤ Chế độ ăn uống
Điều tối quan trọng với người bị tiền tiểu đường là điều chỉnh chế độ ăn sao cho không bị thừa năng lượng dẫn đến làm đẩy nhanh quá trình chuyển thành tiểu đường tuýp 2. Các nhóm chất như đường, đạm, chất béo không cần phải cắt giảm nhưng ở lượng phù hợp với chỉ số cân nặng, thể trạng của từng người.
Bên cạnh đó, người bị tiền tiểu đường cũng cần bổ sung nhiều rau trong chế độ ăn, cắt hoặc giảm các loại nước ngọt, đồ uống có gas, bánh kẹo ngọt…vì chúng gây tăng đường huyết rất nhanh chóng.
Khi bị tiền tiểu đường, bạn cần xây dựng chế độ ăn phù hợp với cân nặng và các hoạt động trong ngày. Nên ăn đủ năng lượng, đầy đủ cả 3 thành phần: chất đường, đạm, chất béo (mỡ). Tránh ăn dư thừa năng lượng vì sẽ làm thúc đẩy đường máu tăng cao, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
☛ Xem thêm: Ăn gì, kiêng gì khi bị tiểu đường?
➤ Giảm cân
Năm 2013, nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ tại bệnh viện John Hopkins đã cho thấy, nếu người bị tiền tiểu đường giảm được 10% cân nặng trong 6 tháng kể từ khi được chẩn đoán sẽ giảm được tới 85% nguy cơ tiến triển sang tiểu đường tuýp 2 trong 3 năm.
Chính vì vậy, nỗ lực giảm cân là một phần không thể thiếu nếu muốn điều trị tiền tiểu đường, ngăn chặn nguy cơ sớm phải dùng thuốc do bệnh chuyển sang tiểu đường tuýp 2.
➤ Thay đổi lối sinh hoạt
Lối sống khoa học là lời khuyên cho tất cả mọi người nếu muốn duy trì một sức khỏe tốt. Với người tiền tiểu đường, điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo hướng lành mạnh càng quan trọng hơn. Theo đó, người bị tiền tiểu đường cần ngủ đủ giấc, uống nhiều nước lọc, tránh xa thực phẩm có hại, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, tránh căng thẳng…Tất cả những việc làm đó đều mang lại hiệu quả tích cực trong việc làm chậm quá trình chuyển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường tuýp 2.
➤ Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là giải pháp có thể được bác sĩ chỉ định cho một số trường hợp có yếu tố nguy cơ cao của tiền tiểu đường. Các thuốc này làm nhiệm vụ duy trì đường huyết ở mức ổn định hơn. Tuy nhiên, người bệnh Thuốc này hoạt động bằng cách giữ cho gan không sản sinh nhiều Glucose khi cơ thể không cần nó. Điều này sẽ hỗ trợ giữ cho đường huyết duy trì ở mức tốt hơn.
9. Giảo cổ lam phòng và hỗ trợ điều trị tiền tiểu đường hiệu quả
Giảo cổ lam là cây thuốc có lịch sử ứng dụng tới hơn 3000 năm tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và được ví như “cỏ trường sinh”, “cỏ thần kỳ”, sâm phương Nam…vì những tác dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe. Trải qua hàng thế kỷ nghiên cứu và ứng dụng, khoa học hiện đại đã khẳng định giảo cổ lam có tác dụng giúp phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như mỡ máu cao, cao huyết áp…Đặc biệt, giảo cổ lam cho hiệu quả cao trong phòng và điều trị tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 2.
Các nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung Ương phồi hợp với Viện Karolinska Thụy Điển năm 2004 cùng nhiều công trình khoa học khác đã chỉ ra, hoạt chất quý trong giảo cổ lam là phanosid có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng cường khả năng sử dụng glucose của tế bào, từ đó giúp ổn định và hạ đường huyết.
Nghiên cứu lâm sàng của Bộ môn Dược lý, ĐH Y Hà Nội và Hội Đái tháo đường Thụy Điển thực hiện năm 2011 trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương cũng cho thấy, người có chỉ số đường huyết trong khoảng từ 9 – 14mmol/l, sử dụng 3 gói trà giảo cổ lam 2g/ngày sau 12 tuần thì hạ xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam.
Ngoài ra, có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định tác dụng của Giảo cổ lam đối với bệnh tiểu đường type 2, cholesterol máu cao. Chính vì vậy, người tiền tiểu đường hay tiểu đường tuýp 2 nên sử dụng giảo cổ lam hàng ngày để ổn định đường huyết, cải thiện sức khỏe và ngăn chặn biến chứng do bệnh gây ra.
Sản phẩm Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán Giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian khách hàng có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”.
Nguyễn Thị Dung đã bình luận
tôi đi thăm khám và được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường. Tôi không thấy được kê thuốc điều trị gì, vậy bị tiền tiểu đường có cần uống thuốc điều trị không
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào chị Dung,
Trường hợp tiền tiểu đường nhưng bác sĩ không kê đơn thuốc điều trị nghĩa là chỉ số đường huyết của chị chưa đến mức cần dùng thuốc. Thay vào đó chị nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập để đưa đường huyết về mức dưới ngưỡng tiền tiểu đường. Bên cạnh đó chị nên sử dụng thêm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh để ổn định đường huyết cải thiện sức khỏe ạ!