Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường nói chung. Tuy nhiên, ăn uống như thế nào để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp cân bằng đường huyết đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì không phải bệnh nhân nào cũng nắm rõ. Bài viết sau đây sẽ gợi ý giúp bạn những thực phẩm bổ dưỡng giúp kiểm soát tiểu đường hiệu quả, ngăn chặn biến chứng giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và hiệu quả điều trị.
Mục lục
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Trước khi đi tìm loại thực phẩm nào tốt nhất cho người tiểu đường, chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc chung trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân tiểu đường. Một số nguyên tắc chung được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như sau:
- Nên sử dụng các loại tinh bột có nhiều chất xơ, hấp thu chậm, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen,..
- Nên dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no như ô liu, dầu mè, dầu lạc. Tránh các loại mỡ động vật chiên rán.
- Tăng lượng chất xơ ở mỗi bữa ăn, đảm bảo ít nhất 15 gam chất xơ/ngày.
- Lượng đạm mỗi ngày nên duy trì ở mức 1-1,5 gam/kg cân nặng, chủ yếu dùng đạm từ cá. Đối với người ăn chay thì bổ sung đạm từ các loại đậu.
- Hạn chế ăn muối, lượng muối được khuyến cáo là 2300 mg/ngày.
- Một số loại đường ăn kiêng chứa chất tạo ngọt như aspartame, saccharin,..vẫn chưa được chứng minh là tốt cho người tiểu đường vì vậy bạn nên sử dụng ở mức hạn chế
Thực phẩm giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường
1. Cá béo
Các chất béo từ cá được cho là một trong những thực phẩm tốt nhất hành tinh. Các axit béo trong cá gồm omega-3 DHA và EPA. Chúng có tác dụng bảo vệ các tế bào ở thành mạch máu, giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể.
Một số loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá cơm, cá trích,…Chúng đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tim mạch và đột quỵ cao.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thường xuyên ăn cá và bổ sung chất béo từ cá có nguy cơ bị suy tim thấp hơn những người còn lại.
2. Rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, đặc biệt là chứa rất ít carbohydrate – chất làm tăng đường huyết.
Rau chân vịt, bông cải xanh là những loại rau tiêu biểu giúp kiểm soát lượng đường huyết vì chúng rất giàu vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin C.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc tăng lượng vitamin C sẽ làm giảm các dấu hiệu viêm và lượng đường trong máu lúc đói ở những người mắc đái tháo đường tuýp 2.
Ngoài ra bông cải xanh còn có tác dụng làm giảm mức insulin và bảo vệ tế bảo khỏi các gốc tự do được hình thành trong quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa trong các loại rau xanh còn bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể, là những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường
3. Gạo lứt
Trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, gạo được xem như loại lương thực chính và được tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên, gạo trắng sau khi được xay, giã lại chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Chính vì vậy, chúng được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Trong trường hợp này, việc sử dụng gạo lứt được xem như một giải pháp thay thế. Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ lớp trấu, còn nguyên lớp cám gạo.
Gạo lứt rất giàu chất xơ, protein, vitamin B5, B6, magie, kẽm,…Ăn gạo lứt giúp làm giảm tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau mỗi bữa ăn. Vì giàu chất xơ nên khi ăn gạo lứt bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn so với ăn gạo trắng thông thường.
Gạo lứt thường cứng hơn các loại gạo thông thường nên cần nấu lâu hơn và khi ăn nên nhai thật kỹ để tránh tình trạng khó tiêu.
☛ Đọc thêm: Người bị tiểu đường có nên ăn gạo lứt?
4. Yến mạch
Yến mạch tinh khiết có hàm lượng chất xơ cao và lượng đường thấp, nhờ đó yến mạch có thể làm giảm nhu cầu sử dụng insulin, kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ngũ cốc yến mạch đã qua tinh chế, trong những sản phẩm này thường chứa đường, muối hoặc các chất tạo ngọt, tạo hương. Đây là sản phẩm không tốt cho người tiểu đường. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn loại yến mạch nguyên chất, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
Yến mạch có chỉ số GI thấp, phù hợp với người bị tiểu đường. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh yến mạch giúp kiểm soát lipid và glucose tốt với người gặp vấn đề đường huyết trong máu cao
5. Trứng
Trứng là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nhưng những lợi ích dinh dưỡng của nó đối với người tiểu đường thì không phải ai cũng biết.
Trứng là nguồn cung cấp protein giúp cải thiện lượng cholesterol và lượng đường trong máu bằng cách làm tăng độ nhạy insulin, tăng mức cholesterol HDL “tốt” và điều chỉnh kích thước và hình dạng của cholesterol LDL “xấu. Trứng cũng làm giảm các triệu chứng viêm của cơ thể.
Tuy nhiên, trứng chỉ có lợi cho người tiểu đường khi được tiêu thụ ở mức vừa phải. 3 quả trứng/tuần là mức cao nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cho bệnh nhân tiểu đường.
Một vài bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, các chất dinh dưỡng có lợi của trứng chủ yếu nằm ở lòng đỏ hơn là lòng trắng.
6. Dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu nguyên chất có chứa axit oleic, đây là loại chất béo không bão hòa có khả năng cải thiện lượng HDL Cholesterol ở người mắc tiểu đường tuýp 2.
Bên cạnh đó dầu ô liu cũng làm tăng lượng GLP-1 trong cơ thể, GLP-1 là hormon có khả năng giảm lượng đường trong máu bằng cơ chế kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin.
Dầu ô liu nên dùng ở dạng nguyên chất chưa qua tinh tế vì lúc này các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe đều được giữ lại, những dầu ô liu không rõ nguồn gốc có thể bị trộn lẫn với những loại dầu kém chất lượng khác, khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
7. Giấm táo
Tuy giấm táo có nguồn gốc từ trái cây nhưng lượng đường này đã được lên men thành axit axetic, hàm lượng carbohydrate trong giấm táo cũng ở mức rất thấp.
Trong một thử nghiệm khoa học, các tình nguyện viên là người mắc tiểu đường tuýp 2 được sử dụng 2 thìa canh giấm táo trước khi đi ngủ, kết quả là lượng đường trong máu lúc đói của họ giảm 6% so với thời điểm trước thử nghiệm.
8. Trái bơ
Bơ là loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, chúng chứa lượng carbohydrate thấp, lượng chất xơ cao, nhiều kali và chất béo tốt cho cơ thể. Chúng được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, rất tốt cho người tiểu đường.
Kết hợp bơ trong các bữa ăn giúp làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện các chỉ số về cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Người tiểu đường nên ăn bơ trực tiếp, không thêm đường hay sữa, nên ăn 50 gam bơ mỗi bữa ăn. Nếu muốn kết hợp với sữa, bạn nên lưu ý lựa chọn loại sữa không đường.
9. Hạt lanh
Hạt lanh là loại thực phẩm được ưa chuộng trong chế độ ăn của người tiểu đường vì chúng giàu chất xơ, protein và có lượng omega-3 dồi dào.
Hạt lanh có chứa hàm lượng lignans rất cao, chúng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và kiểm soát lượng đường trong máu.
Trong một nghiên cứu các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những người mắc tiểu đường tuýp 2 dùng lignans từ hạt lanh trong vòng 12 tuần thì chỉ số HbA1c được cải thiện đáng kể.
10. Các loại quả hạch
Quả hạch chính là phần hạt nằm trong vỏ cứng và khô của các loại quả khác nhau, ví dụ như quả hạnh nhân, óc chó, macca, hạt dẻ,…
Hàm lượng carbs tiêu hóa trên mỗi khẩu phần 28 gam các loại hạt hạch như sau:
- Hạnh nhân: 2,6 gam
- Quả hạch Brazil: 1,4 gram
- Hạt điều: 7,7 gam
- Hạt phỉ: 2 gram
- Macadamia: 1,5 gam
- Hồ đào: 1,2 gram
- Hạt dẻ cười: 5 gam
- Quả óc chó: 2 gram
Nghiên cứu trên nhiều loại hạt khác nhau đã chỉ ra rằng tiêu thụ thường xuyên có thể giảm viêm và giảm lượng đường trong máu, mức HbA1c và LDL.
Trong thành phần của quả hạch chứa rất nhiều chất béo nhưng chúng đều là chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe như omega-3, omega-6. Ngoài ra, đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin E và magie.
Việc sử dụng thường xuyên các loại quả hạt giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện chỉ số HbA1c và LDL Cholesterol.
11. Hạt Chia
Theo người Maya, hạt chia được xem là một trong bốn loại ngũ cốc tốt nhất và từ “chia” trong tiếng Maya cũng có nghĩa là sức mạnh.
Từ lâu đời những lợi ích của hạt chia đã được ghi nhận. Chúng rất giàu omega-3, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt loại chất xơ trong hạt chia sau khi được tiêu hóa sẽ hấp thu nước tạo thành dạng gel nhớt trong dạ dày và đường ruột, điều này làm chậm tốc độ di chuyển của thức ăn, giảm cảm giác đói, vì vậy chúng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu của bạn.
12. Quế
Nhiều gia đình sử dụng quế như một loại gia vị nhưng ít người biết rằng, chúng có tác dụng rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Bạn có thể sử dụng quế như một loại gia vị trong các bữa ăn hàng ngày.
Quế có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin, cải thiện lượng đường huyết. Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi được sử dụng quế trong vòng 90 ngày thì chỉ số HbA1c của họ đã giảm gần một nửa.
Tuy nhiên, quế được khuyến cáo là không nên sử dụng cho các bệnh nhân có vấn đề ở gan, vì chúng có chứa coumarin, nếu dùng nhiều sẽ gây tổn thương gan.
Thực phẩm không tốt cho người tiểu đường
Ngoài những thực phẩm tốt, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường mà bạn có thể thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày thì bạn cũng nên nắm được một số thực phẩm không tốt cho người tiểu đường và cần tránh sử dụng là:
1. Tinh bột đường
Nhóm thực phẩm chứa lượng đường bột cao bao gồm: bánh mì trắng, cơm cháo, bùn, miến, mì,… Người tiểu đường ăn quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, do chúng có chỉ số GI cao. Vì vậy, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột đường, thay vào đó hãy sử dụng các loại tinh bột lắm chất xơ, hấp thụ chậm như gạo lứt nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt,…
2. Đường tinh luyện
Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện cũng là một trong nhóm mà người mắc bệnh tiểu đường cần tránh bởi chúng trực tiếp khiến lượng đường huyết tăng cao và khó kiểm soát.
Đường tinh luyện có nhiều trong các loại bánh kẹo công nghiệp, bánh kem hay nước ngọt, nước uống có ga. Chính vì thế, người tiểu đường nên hạn chế ăn đồ ngọt ít nhất có thể.
☛ Tham khảo thêm tại: Đường dành cho người tiểu đường
3. Sữa
Trong sữa có một lượng chất béo và đường nhất định nên người tiểu đường cũng nên hạn chế sử dụng. Một sự lựa chọn tốt hơn là sữa tách béo và không đường. Ngoài ra hiện nay có nhiều dòng sữa dành riêng cho người tiểu đường.
☛ Tham khảo thêm tại: Lựa sữa cho người tiểu đường
4. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo bão hòa (chất béo xấu), ăn vào sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Điều này không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng. Do đó, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng được liệt vào danh sách nhóm thực phẩm nên tránh.
5. Trái cây sấy khô
Trái cây tươi tốt cho sức khỏe của bênh nhân tiểu đường nhưng trái cây sấy khô thì không, đặc biệt là các loại trái cây ngọt. Trong trái cây sấy khô sẽ giữ lại một lượng đường nhất định khiến đường huyết tăng lên. Những loại trái cây sấy khô mà người bệnh tiểu đường cần tránh bao gồm: nho, mít, vải, chuối,….
6. Rượu bia
Rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến nội tạng như gan, thận, tim mà nó còn khiến cho bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn. Cụ thể, nồng độ cồn trong rượu bia sẽ khiến nồng độ insulin thay đổi thất thường. Nếu cứ sử dụng trong thời gian dài, bệnh tiểu đường sẽ bị biến chứng, gây ra hậu quả vô cùng nặng nề.
Chưa kể đối với bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin, việc uống rượu bia còn dẫn tới nguy cơ hạ đường huyết cao hơn. Vì vậy, dù bạn đang khỏe mạnh hay mắc tiểu đường cũng nên tránh xa bia rượu.
7. Mật ong
Mật ong nổi tiếng với nhiều công dụng, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp làm đẹp da. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, đây không phải một lựa chọn tốt. Do trong mật ong chứa gần 50% lượng đường rất dễ hấp thụ trực tiếp khiến đường huyết tăng lên. Vì vậy mà bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa loại thực phẩm này.
Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định đường huyết ở người tiểu đường
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh tiểu đường có thể kết hợp sử dụng thêm Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ hạ đường huyết.
Cụ thể, trong giảo cổ lam có chứa phanodise giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng mức độ nhạy cảm của insulin và tăng khả năng sử dụng và tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, từ đó ổn định đường huyết. Đặc biệt khi nồng độ glucose trong máu thấp, phanoside kích hoạt làm tăng lượng insulin tiết ra nhỏ hơn nhiều lần so với khi nồng độ glucose cao. Do đó, giảo cổ làm suy giảm đường huyết ở người bình thường mà không gây hạ đường huyết.
Một nghiên cứu lâm sàng vào năm 2011 được thực hiện trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã cho thấy tác dụng hạ đường huyết hiệu quả của giảo cổ lam khi giúp đường huyết giảm xuống 3mmol/l chỉ sau 12 tuần sử dụng.
Kế thừa thành tựu nghiên cứu khoa học, công ty dược phẩm Tuệ Linh đã cho ra đời sản phẩm Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hạ đường huyết, phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường và hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, uống Giảo cổ lam Tuệ Linh đều đặn còn giúp tăng cường lưu thông máu, hạ mỡ máu, hạ huyết áp và tăng khả năng làm việc.
Ưu điểm vượt trội của các sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh chính là nguồn nguyên liệu sạch đạt chuẩn GACP tại Vùng trồng giảo cổ lam rộng lớn tại Mộc Châu – Sơn La kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại giữ lại hàm lượng hoạt chất quý cao nhất mang lại chất lượng sản phẩm ưu việt.
Hiện nay, Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể xem hiệu thuốc gần nhà mình nhất TẠI ĐÂY
Lời kết
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách tăng cường bổ sung những thực phẩm giúp kiểm soát tiểu đường chính là chìa khóa vàng giúp bạn có được mức đường huyết ổn định. Khi kết hợp cùng chế độ luyện tập và lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có khả năng đẩy lùi bệnh tật, nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/nutrition/16-best-foods-for-diabetics#section3
- Mục 3.1 Thay đổi lối sống – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Bộ Y Tế. http://kcb.vn/wp-content/uploads/2017/08/HD-chan-doan-dieu-tri-DTD-2017.07.19-Approved.pdf
Nhung đã bình luận
gợi ý giúp tôi một số loại rau xanh tốt cho người tiểu đường để bổ sung chất xơ, tôi rất hay bị nóng trong nên dễ bị táo bón lắm a
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Nhung!
Bạn nên tham khảo một số loại rau xanh tốt cho người tiểu đường để bổ sung chất xơ như: bông cải xanh, bắp cải, rau diếp, rau bina, cải xoăn… Nên kết hợp đa dạng các nhóm thực phẩm để bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe đồng thời giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.