Có rất nhiều loại bánh dành cho người tiểu đường hiện nay. Tuy nhiên, để lựa chọn loại bánh nào sao cho phù hợp với bệnh tiểu đường thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu nội dung dưới đây để tìm hiểu các loại bánh dành cho người mắc tiểu đường nhé.
☛ Có thể bạn quan tâm: Hiểu đúng về bệnh tiểu đường?
Mục lục
Tại sao có bánh dành riêng cho người tiểu đường?
Như chúng ta đã biết, tiểu đường là một căn bệnh gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Làm cho đường máu của người bệnh luôn cao hơn mức bình thường, kèm theo các rối loạn hoạt động của nhiều hệ cơ quan. Nếu người bệnh không được can thiệp điều trị và kiểm soát chỉ số đường máu không tốt, nguy cơ bệnh tiến triển đến xuất hiện biến chứng là điều có thể xảy ra.
Khi mắc bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là cực kì quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Chính vì lẽ đó mà hiện nay có rất nhiều sản phẩm bánh dành riêng cho người bệnh tiểu đường, phục vụ tốt hơn những nhu cầu ăn uống cơ bản.
Tiêu chí lựa chọn bánh cho người tiểu đường
Một số tiêu chí chọn bánh cho người tiểu đường mà bạn phải nắm rõ:
- Tiêu chí căn bản nhất chính là hàm lượng đường trong sản phẩm, đây là yếu tố tác động trực tiếp làm tăng chỉ số đường máu. Chọn bánh có mức đường dưới 69g, là mức đường trong thực phẩm ở mức trung bình và thấp. Bạn hãy đọc kỹ các chỉ số trên bao bì sản phẩm.
- Sản phẩm có nhãn không đường, tức là sử dụng những chất tạo ngọt thay thế Glucose. Vẫn tạo vị ngọt khi ăn bánh nhưng không có tác dụng làm tăng chỉ số đường máu.
- Hàm lượng Calo chứa trong sản phẩm phải thấp, giúp bạn tiêu thụ dễ dàng. Tránh trường hợp thừa Calo trong cơ thể gây béo phì, tăng cân nhanh.
- Thành phần sản phẩm có thêm các chất khoáng, chất xơ, Vitamin, chất dinh dưỡng khác.
- Xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm cũng là một tiêu chí quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dựa vào các tiêu chí này, bạn có thể tìm ra loại bánh phù hợp nhất cho người tiểu đường.
Top 5 loại bánh cho người bệnh tiểu đường được ưa chuộng nhất
Các sản phẩm bánh dành riêng cho đối tượng là người bệnh tiểu đường bạn hoàn toàn có thể tìm mua về sử dụng, hoặc nếu muốn bạn có thể chọn làm quà cho người bệnh.
Các sản phẩm sau đây đã được người tiêu dùng sử dụng và cho những phản hồi rất tích cực, cùng với đó là xuất xứ uy tín và chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Mẫu mã đa dạng, nhiều khẩu vị mà bạn có thể thoải mái lựa chọn.
Bánh bông lan Quasure Light
Là sản phẩm tương đối phổ biến, được nhiều người bệnh tin dùng. Chỉ số đường chứa trong sản phẩm chỉ chiếm chưa tới 30% tổng khối lượng, chất tạo ngọt trong bánh là đường Isomalt.
Sản phẩm chứa rất ít Calo và không làm tăng đáng kể chỉ số đường máu sau khi ăn bánh. Ngoài ra, sản phẩm này cũng phù hợp với một số đối tượng sử dụng như: Người ăn kiêng, bị xơ vữa động mạch, có rối loạn chuyển hóa lipid…
Một số thành phần khác như: Inulin là chất xơ tự nhiên giúp giảm lượng Cholesterol trong máu, phòng ngừa chứng rối loạn mỡ máu đến xơ vữa động mạch. Axit Folic là thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu, tốt cho tim. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, vitamin A giúp sáng mắt. Cùng nhiều thành phần khác.
Có 2 hương vị bánh cho bạn lựa chọn theo sở thích như là hương cốm, hương dâu.
Sử dụng sản phẩm này trong những bữa ăn phụ, góp phần ngăn chặn hiện tượng hạ đường máu đột ngột trong quá trình điều trị. Trong một ngày có thể sử dụng 6 bánh tương đương với 3 bữa ăn phụ.
Bánh Gullon cho người bệnh tiểu đường
Sản phẩm được làm từ các nguyên liệu an toàn như: Bột ngũ cốc nguyên chất, bột lúa mạch chứa nhiều chất xơ, bột mì nguyên chất, nhân bánh được làm từ sữa chua. Bánh Gullon sử dụng rất tốt với người bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân.
Với vị ngọt tự nhiên của ngũ cốc, nhân sữa chua bên trong sẽ cho bạn những trải nghiệm mới khi sử dụng sản phẩm, ăn nhiều mà không hề bị ngấy. Quan trong hơn là sau khi ăn, chỉ số đường máu của bạn không tăng lên quá đáng kể.
Bánh có thể dùng trong bữa ăn sáng, bữa phụ hoặc kèm với các thức ăn khác. Sử dụng ngay sau khi mở bao bì.
Sản phẩm bánh Hapiki
Thành phần chính của bánh có: Mầm gạo lứt, bột mì lứt, đường, yến mạch, hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, đậu xanh…Và các phụ gia thực phẩm làm bánh.
Bánh có bị ngọt tự nhiên, giòn xốp, thơm ngon từ các loại hạt có trong thành phần. Tinh chất gạo lứt chứa nhiều Vitamin, các nguyên tố vi lượng thiết yếu, hàm lượng chất xơ cao. Đặc biệt không chứa chất bảo quản, nguồn nguyên liệu làm bánh sạch, không có tồn dự hóa chất, chất cấm.
Sản phẩm phù hợp với người bệnh tiểu đường, người đang muốn giảm béo, ăn kiêng thì đây cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể dùng làm quà cho người bệnh cũng rất tốt.
Cách sử dụng cũng giống như các sản phẩm khác, bạn nên sử dụng trong các bữa ăn phụ, làm món ăn vặt. Bạn nên bảo quản sản phẩm khô ráo, bịt kín miệng bao bì để sử dụng lần sau.
Bánh gạo lứt Ohsawa zozin
Sản phẩm bánh gạo lứt Ohsawa Zozin được làm từ các thành phần chính là: Gạo lứt, dầu thực vật, dầu oliu, muối trắng…Có thêm 2 hương vị để bạn có thể lựa chọn là vị mè đen và vị rong biển.
Bánh có tính thơm, giòn, bùi của gạo lứt, có chút vị mặn của muối trắng. Kèm theo các hương vị khác giúp bạn ăn không bị nhàm chán.
Một số lợi ích với bánh với sức khỏe:
- Sử dụng rất tốt với người bệnh tiểu đường: Gạo lứt được nhiều công trình nghiên cứu công nhận tác dụng hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường máu, giảm lượng đường trong máu.
- Phù hợp với người bệnh tim mạch: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, giảm hàm lượng Cholesterol trong máu, chống rối loạn chuyển hóa lipid.
- Tốt cho tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao, nhuận tràng, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Chống lại quá trình Oxy hóa, làm trẻ da, ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của tế bào ung thư.
Bánh quy sữa Resoni
Thích hợp sử dụng cho người bệnh tiểu đường, người đang giảm cân, béo phì, ăn kiêng.
Thành phần chính gồm có: Đường Isomalt, chất béo từ thực vật, bột mì, Vitamin nhóm A, nhóm B, axit Folic, bột bắp, hương liệu tổng hợp. Bánh có vị ngon ngọt của đường, thơm béo, ngậy từ sữa, bổ sung thêm nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, không làm tăng đường máu sau khi ăn.
Sử dụng bằng cách ăn ngay sau khi mở gói, người lớn chỉ nên ăn nhiều nhất 5 gói một ngày, với trẻ em là 2 gói một ngày.
Vừa rồi là 5 loại bánh phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm các loại bánh khác, phù hợp hơn với mong muốn, sở thích của bản thân.
Nếu bạn muốn tự làm bánh để đảm bảo chất lượng, hợp khẩu vị cũng như biết rõ được các thành phần của bánh có làm ảnh hưởng đến tình trạng tiểu đường hay không. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chọn được nguyên liệu phù hợp nhất ở phần tiếp theo.
☛ Tham khảo thêm: Người bị tiểu đường nên ăn gì tốt?
Lưu ý khi làm bánh cho người tiểu đường
Còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn tự làm cho mình một chiếc bánh, bạn đảm bảo được nguồn nguyên liệu, thành phần, hương vị, lượng đường thích hợp. Dùng để tặng quà, thăm hỏi người bệnh cũng là một điều khá hay.
Thành phần của bánh
Lựa chọn nguyên liệu để làm bánh chính là khâu quan trọng nhất, bạn sẽ kiểm soát được mọi thứ để làm nên chiếc bánh. Dưới đây là gợi ý dành cho bạn.
➤ Chọn chất tạo ngọt thay cho đường Glucose
Đường Glucose chứa nhiều nhất trong quả nhỏ, đường tinh luyện bạn không nên sử dụng để làm bánh, như thế sẽ làm đường máu tăng cao sau khi ăn.
Chất tạo ngọt nhân tạo như: Saccharin, sucralose…Là lựa chọn thay thế cho Glucose. Tuy nhiên, chúng thường có vị rất ngọt, bạn nên chủ động điều chỉnh, một số sẽ bị biến đổi thành chất độc khi ở nhiệt độ cao. Bạn hãy xem kỹ các hướng dẫn sử dụng.
Đường tự nhiên hoặc tổng hợp, vẫn có thể làm tăng đường máu nhưng không tăng cao như các Carbohydrate khi ăn, nhóm đường mày bao gồm: Glycerol, sorbitol, xylitol…
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn thêm nước trái cây, siro, đường ăn kiêng từ cây cỏ ngọt. Bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều.
☛ Tham khảo: Các loại đường tốt cho bệnh nhân tiểu đường
➤ Bột làm bánh
Sử dụng bột từ quả hạnh nhân xay nhuyễn vì nó chứa hàm lượng Carbohydrate thấp hơn rất nhiều so với bột mì thông thường, nên ít làm tăng đường máu.
Chất lượng của bột hạnh nhân cũng không hề kém cạnh bột mì nên bạn sẽ yên tâm về chất lượng chiếc bánh mình làm ra.
➤ Thành phần khác
Lựa chọn thêm một số hương liệu làm bánh, bổ sung thêm các thành phần phụ gia, trái cây ít ngọt. Sao cho không thêm nhiều tinh bột vào thành phần của bánh.
Cách làm chín bánh
Bạn nên lựa chọn phương pháp hấp bánh, nướng bánh không dùng dầu động vật. Đây là những cách làm chín bánh
Không nên chiên hoặc rán bánh, sử dụng nhiều dầu mỡ động vật. Đây đều là những cách làm không tốt cho sức khỏe của người ăn bánh, thậm chí còn làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.
Bày trí bánh
Bạn sẽ bày trí món bánh vừa hoàn thiện ra những đĩa nhỏ, vừa ăn, không nên đặt quá nhiều bánh trên một chiếc đĩa. Tuy có vẻ như không quan trọng nhưng bạn sẽ giúp người bệnh không bị “cám dỗ” bởi nhiều thức ăn trước mặt.
Từ những nguyên liệu trên bạn sẽ có thêm những gợi ý để chọn ra các thành phần phù hợp cho một chiếc bánh phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Còn về cách làm bánh cụ thể bạn sẽ là phần dành cho bạn tự thực hiện.
Lời kết
Bài viết vừa rồi đã đưa ra cho bạn một vài tiêu chí để lựa chọn loại bánh cho người tiểu đường. Một số loại bánh được nhiều người bệnh tin dùng hiện nay, phần cuối bài là gợi ý để bạn chọn được nguyên liệu làm bánh. Hy vọng đó sẽ những thông tin hữu ích giúp bạn điều trị tốt hơn.
Nguồn tham khảo:
https://gh.diabetesstressrelief.com/8464-cake-for-diabetics-2-types-of-recipes.html
http://www.eatingwell.com/recipes/19964/health-condition/diabetic/desserts/cakes/
Xuân Phong đã bình luận
tôi nên chọn loại đường nào để làm bánh, xin được tư vấn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Phong!
Chất tạo ngọt nhân tạo như: Saccharin, sucralose…được cho là giải pháp thay thế đường glucose khi làm bánh. Tuy nhiên, chúng có vị rất ngọt, nên anh chủ động điều chỉnh, một số bị biến đổi thành chất độc khi ở nhiệt độ cao. Anh tham khảo chi tiết các loại đường dành cho người tiểu đường ở đây: https://www.giaocolam.vn/duong-cho-nguoi-tieu-duong.html
huyền đã bình luận
tiểu đường ăn được các loại bánh này, vậy tôi ăn chính thay bữa sáng được không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Huyền!
Các loại bánh phù hợp với bữa phụ hoặc ăn vặt đối với người tiểu đường. Chị nên cân nhắc xây dựng bữa chính giàu dinh dưỡng, chỉ nên dùng các loại bánh cho bữa phụ chứ không nên dùng thay thế bữa chính.
Xuân đã bình luận
tôi bị tiểu đường tuýp 2, tôi muốn tự làm bánh để ăn vậy tôi nên chọn loại bột nào
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Xuân!
Để làm bánh, thay vì chọn bột mì chị có thể sử dụng bột từ quả hạnh nhân xay nhuyễn vì nó chứa hàm lượng Carbohydrate thấp hơn rất nhiều so với bột mì thông thường, nên ít làm tăng đường máu. Các phụ liệu chị nên chọn ít ngọt sao không thêm nhiều tinh bột vào thành phần của bánh
Ngọc Linh đã bình luận
tôi ăn bánh mì có chút đường có sao không bác sĩ?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Linh!
Để chỉ số đường huyết không tăng cao, chị không nên ăn bánh mì có chứa nhiều đường. Chị nên tham khảo các sản phẩm không đường, loại bánh có mức đường dưới 69g bằng cách kiểm tra trên bao bì. Ngoài ra, chị có thể tham khảo một số loại đường mà người tiểu đường có thể sử dụng được tại đây https://www.giaocolam.vn/duong-cho-nguoi-tieu-duong.html