Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu ăn uống phù hợp giúp bệnh nhân khống chế đường huyết hiệu quả mà còn góp phần ngăn chặn biến chứng nguy hại đối với sức khỏe. Vậy tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì, kiêng gì?
Mục lục
Tiểu đường type 2 là gì?
Tiểu đường type 2 là bệnh lý xuất hiện do tình trạng thiếu hụt insulin hoặc khiếm khuyết về chức năng của insulin. Đôi khi, người bệnh có thể gặp phải cả 2 vấn đề này. Khi mắc tiểu đường type 2, glucose trong máu không thể di chuyển vào trong tế bào. Điều này khiến tế bào bị “đói” năng lượng và cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược.
Bên cạnh đó, glucose không được cơ thể sử dụng khiến nồng độ đường huyết tăng cao. Tình trạng này có thể kéo theo các rối loạn chuyển hóa protide, lipide, glucid và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan khác như mắt, thận, tim, thần kinh.
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, người bệnh có thể quản lý bệnh và ngăn chặn biến chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện. Các trường hợp bệnh nặng có thể cần phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức bình thường.
Dinh dưỡng đóng vai trò gì trong trong điều trị tiểu đường type 2?
Theo các bác sĩ, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định bệnh tiểu đường type 2 có được kiểm soát hay không và kiểm soát ở mức độ nào. Nhiều bệnh nhân uống thuốc đầy đủ nhưng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học khiến cho đường huyết vẫn vượt ngưỡng cho phép. Ngược lại, một số bệnh nhân kiêng khem quá mức khiến cơ thể suy kiệt vì thiếu dưỡng chất.
Qua đó thấy được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng khoa học với bệnh nhân tiểu đường type 2:
- Đảm bảo sức khỏe tổng thể: Người bệnh cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Điều này đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Việc kiêng khem thiếu khoa học không giúp kiểm soát tiểu đường type 2 tốt hơn mà còn khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ suy dinh dưỡng và vấn đề nghiêm trọng khác.
- Kiểm soát đường huyết hiệu quả: Đây là vai trò quan trọng nhất của chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Các thực phẩm trong bữa ăn cần đảm bảo khống chế đường huyết trong ngưỡng nhưng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.
- Hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc: Bệnh nhân duy trì chế độ ăn uống đúng cách trong thời gian đủ dài sẽ giúp glucose máu được kiểm soát tự nhiên mà không cần dùng thuốc duy trì.
- Hạn chế bệnh tiến triển thành biến chứng: Đường huyết được kiểm soát hiệu quả giúp người bệnh ít gặp phải biến chứng cấp tính.
Nhìn chung, ở giai đoạn đái tháo đường type 2 đang tiến triển, chỉ chế độ dinh dưỡng không giúp khống chế bệnh. Tuy nhiên, nếu không có chế độ dinh dưỡng mà chỉ có thuốc điều trị tiểu đường thì cũng không đem lại hiệu quả. Do đó, yêu cầu với người bệnh lúc này là phối hợp cân đối ở cả hai yếu tố.
Nguyên tắc cho bệnh nhân tiểu đường type 2 khi ăn uống
Để biết một chế độ ăn đã khoa học hay chưa, người bệnh có thể dựa trên các nguyên tắc dưới đây:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Thay vì ăn 3 bữa lớn, người bệnh tiểu đường type 2 nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng đường huyết bị tăng vọt đồng thời đáp ứng đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Ăn đúng giờ: Bệnh nhân nên điều chỉnh thói quen sống và làm việc để có những bữa ăn đúng giờ. Thói quen này giúp “xây dựng” một đồng hồ sinh học chuẩn cho hoạt động điều tiết insulin của cơ thể. Nhờ đó giảm bớt gánh nặng cho tuyến tụy và góp phần hạn chế tình trạng kháng insulin..
- Thay đổi khẩu phần ăn hợp lý: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường type 2 không nên đột ngột thay đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của mình. Điều này giúp đường huyết sau bữa ăn của người bệnh không bị thay đổi quá nhiều. Đây cũng là cách để test thực phẩm nào phù hợp với cơ địa của bạn.
- Nên vận động sau khi ăn: Người bệnh không nên nằm hoặc ngồi một chỗ sau khi ăn. Vận động nhẹ nhàng giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đường huyết được kiểm soát hiệu quả.
Nếu thói quen ăn uống của bạn đáp ứng được tất cả những nguyên tắc trên, bạn có thể hoàn toàn toàn an tâm và tiếp tục duy trì. Trường hợp bạn vẫn còn một số điểm chưa thực hiện được, hãy điều chỉnh dần dần để hình thành thói quen tốt cho sức khỏe của mình.
Người tiểu đường type 2 nên ăn gì, kiêng gì?
Lựa chọn thực phẩm là việc làm quan trọng nhất trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Dù ăn gì thì khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường type 2 vẫn cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp. Đây là những thực phẩm có mức chuyển hóa đường thấp giúp đường huyết của bệnh nhân không bị tăng cao đột ngột.
Tiểu đường type 2 nên ăn gì trong nhóm thực phẩm bổ sung đường bột?
Tiểu đường type 2 cần hạn chế thực phẩm giàu đường bột nhưng không phải kiêng hoàn toàn. Thông tin từ Hiệp hội Tiểu đường và Bệnh tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia: Mức năng lượng cung cấp từ thực phẩm đường bột trong trong khẩu phần ăn của người tiểu đường type 2 không nên vượt quá 45%.
Theo đó, những thực phẩm chứa đường bột mà người tiểu đường type 2 nên bổ sung gồm có:
- Ngũ cốc nguyên hạt và nguyên cám như: gạo lứt, yến mạch, quinoa, kê hoặc các loại đậu đỗ
- Các loại củ như: khoai lang nướng, sắn nướng,…
- Các món ăn đã chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt không dùng đường hoặc dùng rất ít đường.
Những thực phẩm đường bột không nên có trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường gồm có:
- Ngũ cốc chế biến như: gạo trắng, bột mì trắng, bún, phở, bánh mì trắng,….
- Ngũ cốc chế biến với nhiều đường hoặc chất phụ gia: Bánh ngũ cốc, khoai tây chiên, bánh bột mì chiên,…
Thực phẩm bổ sung protein
Protein cung cấp nguyên liệu cho nhiều hoạt động và chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Do đó, người bệnh cần đảm bảo bổ sung đầy đủ nhóm chất này. Tuy nhiên, bạn nên ăn với lượng vừa phải để tránh tạo áp lực cho thận.
Thực phẩm bổ sung đạm tốt cho bệnh nhân tiểu đường type 2 gồm có:
- Các loại đạm thực vật như: đậu, nấm, quả hạch hoặc đậu phụ.
- Các loại hải sản như: cá hồi, cá ngừ, cá trích,…
- Các loại thịt gia cầm (nên chọn phần thịt ức)
- Trứng và sữa tách kem, không đường
Thực phẩm chứa đạm người tiểu đường type 2 nên kiêng như:
- Các loại thịt nhiều béo hoặc thực phẩm chế biến bằng dầu động vật như: thịt chiên, xương sườn, cá chiên, đậu phụ chiên,….
- Các loại thịt chế biến sẵn như: thịt nguội, giăm bông, xúc xích, lạp xưởng,…
- Các loại hạt ướp gia vị như: nướng mật ong, ướp cay, chua ngọt,…
- Các thức uống tăng cơ có vị ngọt nhiều.
Thực phẩm bổ sung chất béo
Chất béo là nguồn năng lượng dự trữ đặc biệt quan trọng của cơ thể. Đây cũng là dưỡng chất tham gia trực tiếp vào cấu tạo của nhiều loại tế bào, mô và hormone. Tuy nhiên, nếu lựa chọn sai thực phẩm bổ sung chất béo, bệnh nhân tiểu đường sẽ có nhiều nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Thực phẩm bổ sung chất béo tốt cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm:
- Thực phẩm có nguồn chất béo từ thực vật: quả bơ, ô liu, các loại hạt,..
- Chất béo từ hải sản như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu,…
- Chất béo từ các loại quả hạch như: hồ đào, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ,…
Thực phẩm giàu chất béo nên tránh như:
- Các loại thức ăn nhanh: pizza, xúc xích, gà chiên, khoai tây chiên,…
- Các loại thịt như: thịt heo, thịt trâu, thịt bò, thịt cừu,…
- Các loại dầu từ thực vật như: dầu dừa, dầu cọ.
- Các món ăn ngọt như: bánh snack, donut, bánh quy, bánh kem,….
Thực phẩm bổ sung chất xơ
Đại diện cho nhóm này là các loại rau, quả. Chất xơ giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường, nhờ đó giúp đường huyết của người bệnh được kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, không phải loại rau quả nào cũng phù hợp với sức khỏe của người tiểu đường type 2.
Các loại rau củ tốt cho người tiểu đường như:
- Các loại rau lá xanh như: rau cải, rau bina, măng tây, cải bắp, cà tím, atiso,…
- Các loại củ tốt như: hành tây, cà rốt, …
- Các loại quả gồm: dưa chuột, dâu tây, việt quất, cam, roi, lê, táo,…
Những loại rau củ quả cần tránh gồm có:
- Các loại rau chế biến sẵn có tẩm ướp nhiều gia vị
- Các loại củ như: Khoai tây, khoai mỡ, khoai lang, củ cải đường,…
- Các loại quả như: nho, táo ngọt, chuối, dừa, sầu riêng, mãng cầu,….
- Những sản phẩm chế biến sẵn nhiều đường như: thạch, mứt, trái cây sấy khô, trái cây tẩm đường, nước uống trái cây.
Đồ uống khi bị tiểu đường type 2
Những đồ uống tốt cho bệnh nhân tiểu đường gồm có:
- Nước trắng gồm: nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
- Các loại trà thảo dược hoặc trà trái cây không đường.
Đồ uống bệnh nhân tiểu đường cần tránh như:
- Soda
- Bia thường, đồ uống hỗn hợp trái cây, rượu vang
- Trà ngọt
- Cà phê với đường và kem
- Cà phê có hương vị và đồ uống sô cô la
- Nước tăng lực
Trên thực tế, việc xác định tiểu đường type 2 nên ăn gì còn phụ thuộc vào cơ địa riêng của từng người. Vậy nên, cách tốt nhất là bệnh nhân nên trang bị cho mình một máy đo đường cá nhân. Mỗi lần ăn một món mới, bạn có thể tiến hành đo đường để kiểm tra xem mức dung nạp đường của cơ thể mình với thực phẩm đó ra sao. Sau đó, tiến hành thay đổi hoặc điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp.
Kết hợp dinh dưỡng với các biện pháp khác để kiểm soát đường huyết!
Sau khi tìm được đáp án cho câu hỏi “tiểu đường type 2 nên ăn gì”, bạn nghiên cứu thêm các biện pháp hỗ trợ để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Kiểm soát cân nặng
Bệnh nhân tiểu đường type 2 bị thừa cân, béo phì thường mắc kèm các rối loạn chuyển hóa. Điều này khiến người bệnh phải đối diện với nguy cơ hình thành biến chứng cao hơn bình thường. Vậy nên, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên kiểm soát cân nặng của mình ở mức bình thường theo chỉ số BMI. Những người đang thừa cân nên có chế độ tập luyện để điều tiết lại cân nặng.
Theo dõi chỉ số mục tiêu
Bên cạnh chỉ số đường huyết, bệnh nhân tiểu đường type 2 cần theo đuổi thêm 3 chỉ số mục tiêu gồm:
- Chỉ số HbA1C
- Chỉ số huyết áp
- Chỉ số Cholesterol
- Giảm cân, nếu cần thiết.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đặt ra một con số lý tưởng. Bệnh nhân dựa vào con số này để xác định mức độ tiến triển bệnh lý trong các đợt tái khám tiếp theo.
Duy trì thói quen tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên là cách giúp các cơ quan trong cơ thể bạn hoạt động khỏe mạnh. Nhờ đó, khả năng điều tiết và đáp ứng với insulin cũng tốt hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn là cách giúp tim mạch khỏe mạnh, hạn chế các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Thảo dược kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết bằng các sản phẩm từ thảo dược là phương pháp được nhiều người bệnh tin chọn bởi sự an toàn, lành tính. Thậm chí, có nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ cần duy trì chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thảo dược là có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.
Giảo cổ lam là dược liệu quý được sử dụng phổ biến cho người bệnh tiểu đường type 2. Thành phần Phanosid trong cây Giảo cổ lam được xác định là có khả năng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, các Adenosin và Saponin còn giúp hệ thống tim, mạch của người bệnh khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm bớt được “ám ảnh” vì biến chứng tim, mạch do tiểu đường gây ra.
Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: Dạng lá trà pha và dạng viên uống thảo dược.
- Dạng viên uống có hàm lượng 500mg cao khô Giảo cổ lam trong mỗi viên uống, sử dụng đơn giản, không mất thời gian chế biến.
- Dạng trà pha có 2g lá trà Giảo cổ lam khô trong mỗi túi, phù hợp với những người có sở thích uống trà.
Tất cả sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO. Đây cũng là loại nguyên liệu duy nhất tại Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng những sản phẩm này.
☛ Tham khảo thêm: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2
Lời kết
Nhờ có công nghệ thông tin, việc tiếp cận và tìm kiếm thông tin cho vấn đề tiểu đường type 2 nên ăn gì không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo từ những tài liệu uy tín để tránh những sai lầm trong quá trình trị bệnh.
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/best-meal-plans#carb-counting
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/diet-changes-newly-diagnosed#choosehearthealthy-fats
Tuấn đã bình luận
tôi có được ăn các loại hạt không, tôi đang chuyển sang ăn sáng bằng các loại hạt không biết có tốt cho người bị tiểu đường tuýp 2 không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Tuấn!
Các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh, hạnh nhân… đều rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Anh có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé.
Hoàng đã bình luận
những thực phẩm nào chứa đạm đông vật, mong được tư vấn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bác sĩ!
Anh có thể bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm thực vật vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thực phẩm giàu đạm động vật phải kể đến như đậu, nấm, quả hạch, đậu phụ.
Bình đã bình luận
tôi bị tiểu đường tuýp 2 có uống được trà atiso hàng ngày không. mong dc giải đáp
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Bạn có thể uống trà atiso hàng ngày, đây là một lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường tuýp 2. Trà atiso được chiết xuất từ hoa atiso và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến quản lý tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng uống trà atiso mà không kèm theo chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực có thể không đủ để kiểm soát tiểu đường hoàn toàn.
Mai Hoa đã bình luận
nhờ tư vấn giúp mình các loại thực phẩm có chứa chất béo tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa chất béo tốt và có lợi cho người bị tiểu đường tuýp 2:
– Các loại dầu không bão hòa: Dầu ôliu, dầu hạt lanh, dầu hạt chia, và dầu cây lưu ly
– Các loại hạt và hạt có vỏ: Hạt hướng dương, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân, và hạt điều
– Các loại cá có nhiều omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mackerel và cá sardine
– Hạt cây và cây cỏ: Lựu, nho khô, cà phê, hạt caucho, hạt cà phê, và các loại cây cỏ khác
– Các loại hạt dầu: Dưa hấu, bí ngô và hạt dưa gang
Mặc dù các chất béo tốt có lợi cho người bị tiểu đường tuýp 2, nhưng bạn vẫn nên tiêu thụ vừa phải và cân nhắc tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Hoàng nguyên đã bình luận
tôi có nên ăn gạo lứt hay không.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Khi mắc tiểu đường, ăn gạo lứt là một lựa chọn tốt hơn so với gạo trắng thông thường. Gạo lứt là loại gạo chưa qua xử lý, vỏ còn giữ nguyên, nên giữ được nhiều dưỡng chất hơn và ít tinh bột hơn so với gạo trắng. Tuy nhiên, dù gạo lứt có lợi cho người bị tiểu đường, việc bạn ăn gạo lứt vẫn phải được kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và quản lý tiểu đường tổng thể. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng gạo lứt phù hợp trong chế độ ăn uống của bạn và tuân thủ hướng dẫn của họ nhé.