Đặc điểm của bệnh tiểu đường là bệnh nhân hầu hết sẽ được điều trị bằng thuốc để kiểm soát mức đường huyết trong một thời gian dài, vì vậy người bệnh nên hết sức cẩn trọng trong việc uống thuốc đúng cách. Nên đi khám bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc phù hợp, tương thích với cơ thể của mình giúp cân bằng mức đường huyết một cách an toàn. Nếu uống thuốc tiểu đường đúng cách có thể giúp người bệnh loại bỏ được những sai lầm trong quá trình điều trị bệnh, đem lại hiệu quả điều trị cao.
☛ Tham khảo trước: Thông tin về bệnh tiểu đường!
Mục lục
Bị tiểu đường – Khi nào cần uống thuốc?
Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, thể trạng cũng như tình trạng của người bệnh bị tiểu đường mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị ở mỗi người khác nhau:
Đối với người bị bệnh tiểu đường type 1: Việc sử dụng insulin để điều trị là điều bắt buộc ngay khi mới phát hiện ra bệnh. Trong trường hợp này insulin được chỉ định cho người bệnh dùng suốt đời.
Đối với người bị tiểu đường type 2 hoặc tiểu đường thứ phát: Có thể ở giai đoạn đầu người bệnh chưa cần sử dụng thuốc điều trị. Bởi những triệu chứng ở giai đoạn này còn mờ nhạt chưa rõ ràng đồng thời ở mức độ nhẹ. Lúc này người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bệnh qua lối sống sinh hoạt lành mạnh và kết hợp chế độ ăn uống khoa học. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ dựa vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh để chỉ định thuốc phù hợp cho người bệnh vào mỗi thời điểm tiến triển khác nhau của bệnh tiểu đường.
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ: Hầu hết sẽ được chỉ định dùng insulin. Hoặc bác sĩ sẽ cân nhắc cho mẹ bầu sử dụng thuốc nếu mẹ bầu có bệnh nền đi kèm. Đối với trường hợp này mẹ cầu cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu lên thai nhi và chính bản thân mình.
Thuốc tiểu đường nên uống vào lúc nào?

Mỗi khi bị bệnh, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc bởi chúng là khắc tinh có sức kháng lại các triệu chứng xấu của bệnh tật, từ đó mang lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả.
Tùy thuộc vào căn bệnh mà người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc khác nhau. Đối với bệnh tiểu đường, mục tiêu điều trị hướng đến là giảm lượng đường huyết trong cơ thể, do đó thuốc hạ đường huyết luôn được các bác sĩ khuyên dùng.
Ngoài việc lựa chọn thuốc thì thời điểm uống thuốc cũng rất quan trọng. Vì vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi “thuốc tiểu đường nên uống lúc nào?”, “thuốc tiểu đường uống trước hay sau ăn?”.
- Uống trước bữa ăn: Trước bữa ăn là thời điểm cơ thể đói. Nếu uống thuốc vào lúc này sẽ giúp cơ thể hấp thu lượng thuốc rất nhanh vì thời gian mà thuốc có thể lưu trữ trong dạ dày chỉ vài chục phút.
- Uống sau bữa ăn: Uống thuốc sau ăn đồng nghĩa với thời gian mà cơ thể hấp thụ thuốc sẽ lâu hơn. Điều này sẽ làm cho các hoạt chất của thuốc lâu phát huy tác dụng trên triệu chứng của bệnh.
Với ưu nhược điểm rõ ràng giữa 2 thời điểm trước và sau ăn. Nhiều người lựa chọn uống thuốc trước khi ăn, thường là trước bữa ăn từ 25-30 phút. Vì như đã nói trong khoảng thời gian này là lúc dạ dày đang trống rỗng thì hoạt chất của thuốc sẽ được tiếp thu nhanh chóng, từ đó phát huy tác dụng ở mức độ cao nhất.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều sử dụng giống nhau và phải uống trước khi ăn. Điển hình đối với trường hợp bệnh nhân tiểu đường kèm đau dạ dày, uống thuốc trước khi ăn có thể làm thay đổi sự hấp thụ, chuyển hóa của thuốc, thậm chí có thể biến tác dụng thành độc tố, trở thành nguyên nhân khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nặng hơn.
Sai lầm thường gặp khi dùng thuốc tiểu đường
Người bệnh dùng thuốc không rõ nguồn gốc
Tâm lý chung của người Việt xưa đến nay hầu hết là có bệnh thì vái tứ phương. Chính vì vậy nhiều người hay tìm đến những loại thuốc truyền miệng, không được kiểm định, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những loại thuốc này thực hư không thể biết có chữa được bệnh không nhưng người bán quảng cáo rất phổ biến trên các kênh thông tin vì vậy có rất nhiều người mua về dùng dù không biết kết quả ra sao.
Chỉ tập trung điều trị đường huyết mà quên đi bệnh nền đi kèm
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng người bệnh bị tiểu đường rất dễ đi kèm với bệnh lý chuyển hóa khác đặc biệt là mỡ máu. Khi lượng mỡ máu tăng cao sẽ tỉ lệ thuận với việc kháng lại insulin để điều hòa mức đường huyết. Nguy hiểm hơn nữa là khi mỡ máu càng cao thì mảng bám thành mạch càng nghiêm trọng, từ đo dễ gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạch vành, viêm tắc mạch máu, thậm chí đột quỵ.
Người bệnh lạm dụng thuốc
Nhiều người có suy nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần dùng thuốc sẽ giúp mức đường huyết luôn ổn định mà không cần kiểm soát chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống. Người bệnh ăn vô tội vạ cả những loại thực phẩm cấm kỵ với bệnh. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi nếu một lúc nào đó người bệnh quên uống thuốc thì mức đường huyết tự động sẽ vọt lên rất cao tăng khả năng gây hôn mê cho người bệnh.
Nếu người bệnh thường xuyên ỷ lại vào thuốc mà không kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa lipid, ảnh hưởng đến chức năng gan. Người bệnh lúc này sẽ tăng liều thuốc uống từ đó gây gánh nặng lớn cho gan.
Uống thuốc không đều
Người bệnh đãng trí uống thuốc lúc nhớ lúc quên điều này rất hại cho bệnh tiểu đường vì uống thuốc như không uống, vừa không có tác dụng điều trị bệnh vừa gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cho bệnh.
Một số trường hợp uống sai cách ví dụ như một số nhóm thuốc cần uống trước bữa ăn là: Glibenclamid, Chlorpropamide, Tolbutamide, metformin, sulfonylurea,… nhưng người bệnh lại uống sau ăn điều này rất nguy hiểm. Vì vậy người bệnh nên đặt hẹn giờ uống từng loại thuốc điều trị tiểu đường đúng giờ, đúng cách để điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tự ý ngừng sử dụng thuốc
Hiện nay ngày càng có rất nhiều người bệnh bị tiểu đường bị tăng mức đường huyết lên quá cao do bỏ thuốc điều trị giữa chừng. Do người bệnh chủ quan cho rằng đường huyết khi đã về chỉ số bình thường nghĩa là đã khỏi bệnh nên không tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Hay người bệnh sau khi sử dụng thuốc thì gặp vài tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa thì tự ý bỏ thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đây là những suy nghĩ hết sức sai lầm của người bệnh về bệnh lý này. Bởi tiểu đường là bệnh mãn tính vì vậy một số trường hợp phải sử dụng thuốc suốt đời. việc tự ý dừng thuốc có thể khiến mức tiểu đường tăng vọt bất cứ lúc nào, điều này khiến người bệnh dễ gặp những biến chứng nguy hiểm hoặc rơi vào tình trạng hôn mê
☛ Tham khảo thêm: Xử lý khi uống thuốc tiểu đường quá liều
Uống thuốc tiểu đường đúng cách người bệnh nên biết
Nên uống thuốc đúng giờ – đúng liều lượng
Để mang lại hiệu quả điều trị một cách tốt nhất người bệnh nên uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Việc uống sai giờ, sai liều lượng sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Gợi ý cách uống thuốc đúng đối với một số nhóm thuốc dưới đây:
- Nhóm thuốc ức chế đồng vận chuyển: Glucose-Natri ở thận. (Jardiance, Empagliflozin, Forxiga, Dapagliflozin: Những loại thuốc này nên uống vào buổi sáng trước khi ăn.
- Nhóm thuốc ức chế DPP-4: Loại thuốc này có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
- Nhóm thuốc Acarbose: Loại thuốc này uống vào đầu mỗi bữa ăn.
- Nhóm thuốc Thiazolidinediones: Loại này có thể uống trước hoặc sau khi ăn đều được.
- Nhóm thuốc Metformin: Đây là nhóm thuốc phải uống sau khi ăn để tránh gặp phải những tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa của người bệnh.
- Nhóm thuốc Sulfonylureas: Nên uống thuốc vào trước bữa ăn từ 15-30 phút. Trong đó có 1 loại thuốc Diamicron MR thì chỉ uống một lần duy nhất vào buổi sáng.
☛ Xem thêm: Thuốc trị tiểu đường gồm những loại nào?
Tránh để hạ đường huyết ở mức quá thấp
Những loại thuốc giúp hạ đường huyết có công dụng giúp cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn giúp cân bằng mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên trong quá trình uống người bệnh có thể bị hạ đường huyết quá thấp dễ gây ra tình trạng nguy hiểm cho người bệnh như hôn mê sâu.
Nên kiểm tra mức đường huyết trước và sau khi uống thuốc tiểu đường để có biện pháp xử lý kịp thời nếu đường huyết bị hạ xuống quá thấp sau khi uống thuốc.
Một vài tác dụng phụ thuốc trị tiểu đường có thể gặp
Việc thường xuyên phải sử dụng thuốc tiểu đường có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn và có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận của người bệnh. Một số tác dụng phụ thông thường có thể gặp là:
- Giữ nước, ảnh hưởng đến bệnh nhân suy tim: Một số người bệnh bị suy giảm chức năng của tim không được sử dụng loại thuốc như: Pioglitazone & Rosiglitazone
- Ảnh hưởng đến gan, thận: Uống loại thuốc điều trị tiểu đường mang tên Sulphonylurea hoặc nhóm thuốc ức chế DPP-4 có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận. Điều này có thể dễ dàng phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu.
- Bị rối loạn tiêu hóa: Tác dụng phụ khá phổ biến khi uống thuốc tiểu đường là tiêu chảy, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Để có thể hạn chế tình trạng này bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh uống với liều lượng thấp hơn và nên uống sau khi ăn.
- Dị ứng thuốc: Người bệnh khi bị dị ứng sẽ xuất hiện tình trạng nổi mẩn trên da, sưng phù nề vùng mặt và mắt. Khi thấy những dấu hiệu này người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chỉ định về việc điều chỉnh lại liều lượng, đổi loại thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc.
- Hạ đường huyết: Để tránh việc bị hạ đường huyết xuống quá thấp khi uống thuốc tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời đo đường huyết thường xuyên để kịp thời điều chỉnh khi bắt đầu nhận thấy mức đường huyết tụt xuống thấp.
Giảo cổ lam – Giải pháp cho người bị tiểu đường
Kiểm soát đường huyết bằng các sản phẩm từ thảo dược là phương pháp được nhiều người bệnh tin chọn bởi sự an toàn, lành tính. Thậm chí, có nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ cần duy trì chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thảo dược là có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.
Giảo cổ lam là dược liệu quý được sử dụng phổ biến cho người bệnh tiểu đường type 2. Thành phần Phanosid trong cây Giảo cổ lam được xác định là có khả năng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, các Adenosin và Saponin còn giúp hệ thống tim, mạch của người bệnh khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm bớt được “ám ảnh” vì biến chứng tim, mạch do tiểu đường gây ra.
Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: Dạng lá trà pha và dạng viên uống thảo dược.
- Dạng viên uống có hàm lượng 500mg cao khô Giảo cổ lam trong mỗi viên uống, sử dụng đơn giản, không mất thời gian chế biến.
- Dạng trà pha có 2g lá trà Giảo cổ lam khô trong mỗi túi, phù hợp với những người có sở thích uống trà.
Tất cả sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO. Đây cũng là loại nguyên liệu duy nhất tại Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng những sản phẩm này.
Mua Trà giảo cổ lam và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh gần bạn nhấtTẠI ĐÂY