Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính gây tỷ lệ tỷ vong và tàn tật rất cao. Phát hiện và chữa tiểu đường sớm là giải pháp duy nhất để kiểm soát tình trạng tiểu đường, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm để kéo dài tuổi thọ. Giaocolam.vn xin giới thiệu đến bạn đọc 5 cách chữa tiểu đường hiệu quả hiện nay.
Mục lục
Nếu người bệnh chữa tiểu đường quá muộn thì sao?
Tiểu đường hay còn được gọi là đái thái đường, một trong những bệnh lý mạn tính do sự thiếu hụt hoặc đề kháng insulin – hormon đóng vai trò chuyển hóa đường thành năng lượng, khiến lượng đường tích tụ trong máu tăng cao.
Đặc trưng của người bị tiểu đường là uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, đói nhiều. Tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó nguy cơ tử vong rất cao. Cụ thể:
- 80% bệnh nhân tiểu đường chết bởi các biến chứng liên quan tới tim mạch. Tỉ lệ tử vong do mắc bệnh tiểu đường đứng Top đầu các bệnh lý, chỉ đứng sau các bệnh mạch máu não, tim và ung thư.
- Người bị tiểu đường có nguy cơ tai biến mạch máu não cao hơn 2-4 lần so với người bình thường.
- 20% bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị bệnh thận gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
- Biến chứng điển hình của tiểu đường đó chính là bàn chân. Bàn chân có thể phải cắt cụt chân và hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác như biến chứng nhiễm trùng, biến chứng mắt gây mù lòa, “bệnh thần kinh tiểu đường “, “bệnh võng mạc tiểu đường”, “bệnh thận tiểu đường”.…
Như vậy, tiểu đường nếu không được chữa sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng như tử vong, tàn phế. Là 1 trong 10 bệnh lý nguy hiểm nhất chính vì vậy phát hiện và điều trị sớm tiểu đường sẽ giúp người bệnh ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, kéo dài tuổi thọ.
➤ Xem chi tiết: Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường không thể chủ quan
Mục tiêu phương pháp chữa điều trị tiểu đường là gì?
Cho tới thời điểm hiện tại, tiểu đường là bệnh lý mạn tính chưa có thuốc chữa hoàn toàn. Việc áp dụng các phương pháp chữa điều trị tiểu đường mục tiêu là ổn định lượng đường huyết ở mức an toàn, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, đồng thời giúp người bệnh tiếp tục các hoạt động hàng ngày bình thường nhất có thể.
Chỉ số đường trong máu cao kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tiểu đường, chính vì thế việc phát hiện và điều trị bệnh sớm có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Theo hướng dẫn y tế dành cho bệnh tiểu đường, giá trị mục tiêu kiểm soát tiểu đường có chỉ số tiêu chuẩn là đưa HbAc1 về dưới ngưỡng 7.0%. Ngoài chỉ số HbAc1 ra người bệnh cũng cần chú ý đến các giá trị mục tiêu tiêu chuẩn khác cho việc điều trị. Cụ thể như sau:
- Duy trì cân nặng tiêu chuẩn BMI <= 22 (BMI là giá trị số biểu thị mức độ béo phì tính theo công thức [cân nặng (kg)] ÷ [bình phương chiều cao (m)])
- Huyết áp dưới 130/80 mmHg (huyết áp khi ở nhà dưới 125/75 mmHg)
- Chỉ số LDL cholesterol dưới 120 mg/dL (dưới 100 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)
- Chỉ số HDL cholesterol 40 mg/dL hoặc cao hơn
- Chất béo trung tính (khi bụng đói vào buổi sáng sớm) dưới 150 mg/dL
- Non-HDL cholesterol dưới 150 mg/dL (dưới 130 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)
5 cách chữa tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Kiểm soát đường huyết bằng chế độ dinh dưỡng
Đường được đưa vào cơ thể qua hoạt động ăn uống, chính vì vậy kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng là liệu pháp đầu tiên và cơ bản nhất trong điều trị bệnh tiểu đường. Nói như vậy không có nghĩa là dừng đưa đường vào cơ thể mà phải có chế độ ăn uống phù hợp, hợp lý vừa đảm bảo sức khỏe người bệnh vừa hạn chế lượng đường trong máu tăng cao.
Bản thân mỗi người bệnh cần xác định được năng lượng hấp thụ cần thiết mỗi ngày của mình. Cách tính như sau:
Lượng năng lượng hấp thụ = cân nặng tiêu chuẩn x lượng hoạt động thể chất
Trong đó:
– Cân nặng tiêu chuẩn có thể được tính bằng “cân nặng tiêu chuẩn (kg) = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22”
– Lượng hoạt động thể chất được tính như sau
- Lao động nhẹ (phần lớn là những người làm văn phòng) 25~30 kcal/kg cân nặng tiêu chuẩn.
- Lao động phổ thông (phần lớn là những người làm các công việc phải đứng) 30~35 kcal/kg cân nặng tiêu chuẩn.
- Lao động nặng (phần lớn là những người làm các công việc chân tay) 35~ kcal/kg cân nặng tiêu chuẩn.
Tùy vào giới tính, độ tuổi và các biến chứng của bệnh mà lượng năng lượng hấp thụ hợp lý lấy làm mục tiêu sẽ khác nhau.
Ví dụ cụ thể: Với 1 người cao 1m60 làm các công việc chân tay nhiều thuộc nhóm lao động nặng, tiêu chuẩn về lượng năng lượng hấp thụ được tính như sau:
- Cân nặng tiêu chuẩn với chiều cao 160cm: 1,6m x 1,6m x 22 = 56,32 kg
- Tiêu chuẩn lượng calo là ~ 35 kcal/kg, lượng năng lượng hấp thụ là: 35 kcal x 56,32 kg = 1971 kcal /1 ngày.
=> Như vậy người bệnh nên duy trì cân nặng ở mức ~56kg. Và tiêu thụ tối đa 1971 kcal/ 1 ngày . Nếu bệnh nhân ăn uống quá nhiều sẽ gây áp lực lên tuyến tụy không sản xuất đủ insulin và gây tăng đường trong máu
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường cầm đảm bảo đủ các nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Dưới đây là một số gợi ý nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường:
- Xây dựng giờ ăn khoa học, ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa. Nên ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa khác nên bổ sung nhiều rau và ngũ cốc
- Ăn chậm, nhai kỹ và ăn đủ đúng khẩu phần không ăn quá nhiều.
- Nên chế biến thức ăn dạng luộc hấp. Hạn chế chiên rán sử dụng mỡ động vật.
- Khi thực hiện chế độ ăn kiêng và hạn chế số lượng cần giảm khẩu phần ăn một cách từ từ. Tuyệt đối không giảm một cách đột ngột bởi nó sẽ tác động xấu đến đường huyết. Khi đạt được mức độ yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.
- Xây dựng khẩu phần ăn đa dạng, nhiều thành phần. Ăn vừa đủ để duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế ăn chất béo mỡ động vật, hạn chế ăn mặn và tuyệt đối tránh rượu bia hay các loại thức uống chứa cồn.
➤ Xem chi tiết hơn: Người bị tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
Luyện tập thể dục cải thiện đường trong máu
Luyện tập thể dục thể thao được bộ y tế hướng dẫn hiệu quả cho bệnh tiểu đường. Cụ thể với các bộ môn thể dục thể thao giúp cải thiện đáng kể tính kháng insulin và giúp giảm đường trong máu hiệu quả:
- “Tập aerobic” là các vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi xe đạp,…
- ”Tập sức bền” là một bài tập lặp lại động tác tăng cường cơ bắp như cơ bụng, squat, chống đẩy, bài tập tạ…
Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh tiểu đường mà sẽ có những điều chỉnh lượng bài thập vận động phù hợp với thể chất từng bệnh nhân. Nên tập các bài thể dục 3-5 lần trong 1 tuần với khoảng 20-60 phút mỗi ngày. Lưu ý không nên tập quá nhiều và quá sức có thể làm lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp gây hạ đường huyết.
Người tiểu đường đang điều trị bằng thuốc nên kết hợp cùng liệu pháp ăn uống và thể dục để có hiệu quả tốt nhất. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có tiểu chuẩn mức độ vận động phù hợp nhất với tình trạng của mình.
Chữa trị tiểu đường bằng thuốc Tây y
Khi chỉ số đường huyết tăng cao, cụ thể nếu HbA1c luôn ≥7.0% trong vòng 1-2 tháng không giảm thì người bệnh cần xem xét việc điều trị tiểu đường bằng thuốc. Thuốc trị tiểu đường đạt hiệu quả tốt nhất khi kết hợp cùng các liệu pháp ăn uống và vận động.
Có 2 dạng thuốc sử dụng trong điều trị tiểu đường là dạng uống và dạng tiêm.
Thuốc uống bao gồm:
- Thuốc thúc đẩy sự tiết insulin: có tác dụng kích thích chức năng tiết của tuyến tụy, thúc đẩy sự tiết insulin.
- Thuốc cải thiện tính kháng insulin: giúp cải thiện phản ứng với insulin, giúp insulin tiết ra từ tuyến tụy được hấp thụ trong từng cơ quan của cơ thể và dễ phát huy hiệu quả của insulin.
- Thuốc điều chỉnh sự hấp thụ-bài tiết đường: có tác dụng hạ đường huyết bằng cách làm chậm tốc độ hấp thụ – tiêu hóa đường trong cơ thể và thúc đẩy sự bài tiết đường từ nước tiểu.
Thuốc tiêm insulin
Nếu việc sử dụng thuốc uống không đạt được hiệu quả mong muốn, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc tiêm insulin. Insulin sẽ được tiêm trực tiếp vào cơ thể người bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tiêm insulin cần phù hợp với thể trạng của người bệnh.
Tiêm insulin được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người bị tiểu đường type 1 (phụ thuộc insulin)
- Tiểu đường thai kỳ.
- Tiểu đường type 2 sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn, lối sống, tập luyện và sử dụng kết hợp các thuốc hạ đường huyết đường uống mà vẫn không hiệu quả.
Trong dạng thuốc tiêm insulin, có các loại insulin sau:
Bảng 1: Một số dạng insulin chính | ||||
Dạng insulin | Biệt dược có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam | Nồng độ | Thời gian khởi phát tác dụng | Thời gian duy trì tác dụng |
Chất tương tự insulintác dụng rất nhanh | Apidra | Dung dịch tiêm100 IU/ml | 10-20 phút | 2-5 giờ |
Insulin tác dụng nhanh | Actrapid HM | Dung dịch tiêm100 IU/ml | 15-30 phút | 4-8 giờ |
Insulin bán chậm(insulin trung bình hoặc NPH) | Insulatard FlexPen,Insulatard HM | Hỗn dịch tiêm100 IU/ml | 1-2 giờ | 10-16 giờ |
Chất tương tự insulintác dụng chậm (insulin glarginhay insulin detemir) |
Lantus,Lantus SoloStar | Dung dịch tiêm100 IU/ml | 1,5 giờ | 22-24 giờ |
Hỗn hợp insulin bán chậm/chất tương tự insulin | NovoMix 30 Flexpen | Hỗn dịch tiêm100 IU/ml | 15 phút | 12 giờ |
Hỗn hợp insulin bán chậm/insulin nhanh | Mixtard 30,Mixtard 30 FlexPen | Hỗn dịch tiêm100 IU/ml | 30 phút | 12 giờ |
Tiêm insulin có thể dẫn đến cơn hạ đường huyết, chính vì vậy việc tiêm insulin cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ!
➤ Có thể bạn muốn đọc: So sánh các loại thuốc chữa tiểu đường hiện nay
Cấy ghép tế bào gốc điều trị tiểu đường
Đây là phương pháp đang được ứng dụng rộng và được kỳ vọng nhiều cho bệnh nhân tiểu đường. Phương pháp này sử dụng những tế nào non có thể hoạt động và phát triển mạnh thành các tế bào gốc khi cấy vào cơ thể. Tác dụng của các tế bào này là tái tạo các cơ quan bị tổng thương.
Công dụng của phương pháp cấy ghép tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường như sau:
- Bổ sung các tế bào beta bị đào thải ở tuyến tụy .
- Bảo vệ khỏe mạnh các tế bào còn lại.
- Giảm hoặc ngừng việc dùng thuốc hạ đường huyết (cũng như tiêm insulin).
- Hạn chế các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Kết quả việc điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc đã cải thiện đáng kể tình trạng của người bệnh, giảm lượng đường trong máu, đồng thời cho phép giảm liều insulin ngoại sinh từ 50-70%. Các chỉ số miễn dịch và huyết học được phục hồi; mức độ nghiêm trọng và tần suất các biến chứng của tiểu đường giảm hẳn; chất lượng cuộc sống và tuổi thọ trung bình được tăng lên.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là chi phí điều trị bệnh khá cao dao động trong khoảng 100 – 150 triệu đồng.
Giảo cổ lam Tuệ Linh – khắc tinh của tiểu đường
Giảo cổ lam còn có tên gọi là cỏ trường sinh, cỏ thần kỳ, ngũ diệp sâm được biết đến là một loại thuốc thảo dược quý với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Xem chi tiết trong bài: Cây giảo cổ lam có tác dụng chữa bệnh gì?
Riêng đối với bệnh tiểu đường, Giảo cổ lam đã được chứng minh tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả như sau:
- Năm 2004, nghiên cứu của Viện Dược liệu TW và Đại học Y Hà Nội kết hợp với Viện nghiên cứu Karolinska Thụy Điển, đã tìm thấy một hoạt chất mới với tên gọi là Phanosid. Sau đó năm 2010 một thử nghiệm được tiến hành có kết quả như sau: khi sử dụng trà giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3mmol/l so với trước khi sử dụng, đồng thời giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.
- Năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền (Bộ môn dược lý, trường Đại học Y Hà Nội) phối hợp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân tiểu đường type 2, có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày trong 12 tuần. Kết quả sử dụng Giảo cổ lam đã giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm nhóm không sử dụng.
- Khi so sánh hoạt chất Phanosid trong giảo cổ lam với hoạt chất Glibenclamide – có trong hầu hết các thuốc trị tiểu đường Tây y thì kết quả cho thấy Phanosid có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất Glibenclamide.
Từ các nghiên cứu lâm sàng tại Việt Nam và thế giới, Giảo cổ lam đã được khẳng định là vị thuốc chữa tiểu đường hiệu quả.
Kế thừa và phát huy các nghiên cứu khoa học, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đã ra đời. Giảo cổ lam Tuệ Linh được chuyển giao đầy đủ công nghệ bào chế sinh học để đảm bảo các hoạt chất chính có trong Giảo cổ lam được giữ hoàn hảo. Bên cạnh đó, sản phẩm được chú trọng từ khâu tìm trồng đến thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới) nhằm đảo bảo dược liệu sạch, đạt chất lượng cao. Giảo cổ lam Tuệ Linh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tê GMP – WHO và luôn đảm bảo kiểm định sản phẩm nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng.
Đóng gói ở 2 dạng viên uống và trà, giảo cổ lam Tuệ Linh đem đến tính tiện dụng phù hợp với mọi đối tượng người bệnh sử dụng. Để tìm hiểu chi tiết về thông tin cũng như cách sử dụng sản phẩm vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Hi vọng nội dung trên đã cung cấp được thông tin cần thiết cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào hãy gọi đến Hotline Tuệ Linh : 18001190 (Miễn cước) để được nghe giải đáp tư vấn!