Tiêm insulin là phương pháp điều trị đái tháo đường phổ biến có thể thực hiện tại nhà. Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe. Để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc, người bệnh cần tìm hiểu và tuân thủ nghiêm túc các kỹ thuật trong quá trình trị liệu.
Mục lục
Insulin là gì? Khi nào thì cần tiêm insulin?
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ bản chất của của insulin và khi nào thì cần sử dụng nó. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những hiểu nhầm về công dụng và chỉ định của loại thuốc này.
Insulin là gì?
Insulin là một hormone được tiết ra từ tuyến tụy chịu trách nhiệm chính trong hoạt động dự trữ và sử dụng glucose. Cụ thể, Insulin gắn với các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào gan, cơ và mô mỡ. Thông qua đó, nó thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose ở ngoại vi, ức chế thoái hóa glucose ở gan để kiểm soát glucose máu. Ngoài ra, insulin ức chế quá trình phân giải mỡ làm giảm thể ceton trong nước tiểu và tham gia đồng hóa glucid, lipid và protid.
☛ Để hiểu hơn về insulin bạn có thể đọc trong bài viết: Insulin và mối quan hệ với bệnh tiểu đường
Insulin được sử dụng trong điều trị đái tháo đường có nguồn gốc từ insulin bò, insulin lợn hoặc insulin nhân tạo (bằng phương pháp bán tổng hợp hoặc tái tổ hợp). Về bản chất, insulin là một loại protein nên chỉ có thể sử dụng qua đường tiêm để tránh bị phân hủy.
Dựa trên thời gian tác dụng, Insulin dạng tiêm được chia thành các nhóm:
- Insulin tác dụng nhanh: Phát huy tác dụng sau khoảng 15 phút và kéo dài liên tục trong khoảng 2 – tiếng.
- Insulin tác dụng ngắn: Phát huy tác dụng sau 30 phút và duy trì hiệu quả sau 3 – 6 tiếng.
- Insulin tác dụng trung bình: Phát huy tác dụng sau 2 – 4 tiếng và duy trì hiệu quả trong 12 – 18 tiếng.
- Insulin tác dụng chậm: Phát huy tác dụng sau vài tiếng và hiệu quả duy trì suốt 24 giờ.
Khi nào cần tiêm insulin?
Insulin là một thuốc điều trị nên bệnh nhân chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp được chỉ định tiêm insulin thường gồm có:
- Bệnh nhân đái tháo được type 1
- Trường hợp cấp cứu với biểu hiện tiền hôn mê, hôn mê do đái tháo đường.
- Bệnh nhân tiểu đường type 2 không đáp ứng với thuốc điều trị khác.
- Bệnh nhân tiểu đường có mắc kèm nhiễm khuẩn hoặc sụt cân, suy dinh dưỡng.
- Bệnh nhân có tổn thương bởi biến chứng của tiểu đường như: nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ,…
- Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát glucose máu để chuẩn bị phẫu thuật và sau phẫu thuật.
Các trường hợp khi được chỉ định tiêm insulin cần tuân thủ nghiêm ngặt về loại thuốc, thời điểm dùng thuốc và liều dùng để tránh gặp phải tác động tiêu cực.
Tiêm insulin sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng
Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhân khi tiêm insulin không thực hiện đúng kỹ thuật có thể gặp phải tác dụng phụ sau khi tiêm. Đặc biệt, một số bệnh nhân vì quá lo lắng về chỉ số đường huyết mà tự ý tăng liều hoặc đổi thuốc theo kinh nghiệm của người quen. Điều này có thể khiến bệnh nhân đối diện với nhiều biến chứng, nặng nề nhất là gây ra nguy hiểm về tính mạng.
Những nguy cơ thường gặp nhất khi bệnh nhân tiêm insulin sai cách gồm có:
- Tụt đường huyết: Đây là biến chứng đầu tiên và phổ biến nhất khi bệnh nhân tự ý tăng liều hoặc sử dụng bơm tiêm insulin sai cách. Những trường hợp sử dụng quá liều đến 800 đơn vị/ lần tiêm có thể gặp phải nguy hiểm tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
- Nhiễm trùng tại vị trí tiêm: Thường xảy ra khi người bệnh không tiến hành vệ sinh vị trí tiêm. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để được sử dụng kháng sinh điều trị.
- Biến đổi mô mỡ dưới da: Thường gặp khi bệnh nhân tiêm insulin vào 1 vị trí liên tục trong thời gian dài, sử dụng insulin người và bảo quản insulin trong tủ lạnh. Các biến đổi thường bao gồm teo hoặc tăng sản tế bào mỡ dưới da.
Có thể thấy, kỹ thuật tiêm insulin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị tiểu đường. Vậy nên, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ, tham khảo tư vấn từ nhân viên y tế để tránh xảy ra sai sót khi tự điều trị tại nhà.
Nguyên tắc tiêm insulin chuẩn y khoa tại nhà
Để tránh những sai lầm đáng tiếc khi tiêm insulin, người bệnh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu trước đến sau khi tiêm. Những thông tin chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện kỹ thuật này một cách dễ dàng hơn.
Xác định đường tiêm
- Qua tĩnh mạch: Chỉ thực hiện được tại bệnh viện bởi nhân viên y tế.
- Tiêm bắp: Tác dụng nhanh nhưng không phổ biến.
- Tiêm dưới da: Đa số bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm theo đường này.
Mỗi đường tiêm sẽ có yêu cầu riêng. Nội dung dưới đây sẽ tập trung nói về phương pháp tiêm insulin dưới da được chỉ định ở đa số bệnh nhân.
Xác định vị trí tiêm insulin
Vị trí tiêm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ insulin vào máu để tạo ra tác dụng kiểm soát đường huyết. Dưới đây là những vị trí được khuyến cáo áp dụng khi tiêm insulin:
- Vùng bụng: Đây là vị trí mà đa số bệnh nhân được hướng dẫn chọn để tiêm insulin. Vị trí này là nơi cho tốc độ insulin vào máu nhanh nhất và dễ thực hiện, ít gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Cánh tay: Tiêm insulin vào da dưới cánh tay có tốc độ hấp thu vừa phải, chậm hơn ở bụng. Vùng da tay phù hợp là ở mặt sau cánh tay, giữa vai hoặc khuỷu tay. Vị trí này không thuận tiện như tiêm ở bụng nên bệnh nhân cần có sự hỗ trợ từ người khác.
- Vùng đùi: Tốc độ hấp thu insulin ở vị trí này là chậm nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện mà không cần sự hỗ trợ. Bạn có thể tiêm vào mặt trước của đùi, khu vực giữa dối và háng lệch ra phía má ngoài chân.
- Vùng lưng hoặc hông: Tốc độ hấp thu insulin ở vị trí này chỉ nhanh hơn vùng đùi một chút. Khu vực tiêm được giới hạn bằng đường nối hai đỉnh mông với nhau, đường giữa nách và khoảng giữa cột sống.
Bệnh nhân nên tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được vị trí tiêm insulin phù hợp và hiệu quả nhất cho mình.
Các nguyên tắc khi tiêm insulin
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây từ trước khi tiêm, sau khi tiêm và sau khi tiêm xong.
- Nguyên tắc 1: Vệ sinh sạch sẽ vị trí chọn tiêm. Bạn có thể sát khuẩn vùng da được tiêm với cồn sau đó đợi cồn bay khô hết rồi mới tiêm. Ngoài ra, vùng cơ và mỡ tại vị trí tiêm phải hoàn toàn bình thường, không bị tổn thương.
- Nguyên tắc 2: Thường xuyên luân chuyển vị trí tiêm. Những trường hợp tiêm trên 2 mũi insulin trong một ngày cần phải tiêm ở vùng khác nhau. Điều này sẽ hạn chế được tác động của insulin đến lớp mỡ dưới da gây ra tình trạng teo hoặc tăng sản tế bào mỡ.
- Nguyên tắc 3: Tuân thủ thời điểm tiêm insulin. Yếu tố này ảnh hưởng đến tác dụng của insulin trong kiểm soát đường huyết. Ví dụ, insulin tác dụng nhanh cần tiêm trước ăn 15 – 30 phút, insulin có tác dụng trung bình thì lại cần tiêm trước khoảng 1 giờ.
Kỹ thuật tiêm insulin chuẩn y khoa
Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức, chọn lựa được vùng tiêm phù hợp, bạn cần thực hiện tiêm insulin đúng kỹ thuật. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết cho bạn:
- Bước 1: Sử dụng bông y tế và cồn 70 độ để sát trùng bề mặt da.
- Bước 2: Kéo căng bề mặt da tại vị trí tiêm sau đó đâm kim thật nhanh theo chiều thẳng đứng, vuông góc với bề mặt da.
- Bước 3: Đẩy pít – tông để đưa thuốc vào cơ thể.
- Bước 4: Rút nhanh kim theo phương thẳng đứng, tránh cọ xát vào vị trí đã tiêm.
Lưu ý: Một phương pháp tiêm insulin dễ dàng hơn cho người bệnh là phương pháp kéo da. Lúc này, bệnh nhân dùng tay véo nhẹ vùng da cần tiêm lên rồi đẩy kim vào da với góc khoảng 45 – 90 độ. Cuối cùng, bệnh nhân đẩy bơm tiêm để đưa thuốc vào và rút kim ra như bình thường.
Kết hợp phương pháp giúp tăng cường hiệu quả tiêm insulin
Uống đủ nước
Quá trình cấp nước vào cơ thể sẽ làm tăng thể tích máu và làm giảm nồng độ đường. Bạn nên cung cấp cho cơ thể khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, những trường hợp suy thận, huyết áp cao hoặc suy tim thì không nên uống quá nhiều nước.
Tập thể dục đều đặn
Tập luyện là cách đốt đường nhanh chóng cho cơ thể. Vận động mạnh khoảng 15 – 20 phút sẽ giúp cơ thể tăng sử dụng đường và làm giảm đường huyết nhanh chóng.
Trong thời gian điều trị tiểu đường, tập luyện thể dục giữ cho các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh, tăng tính nhạy cảm của insulin. Nhờ đó, người bệnh có thể khống chế đường huyết tốt hơn.
Ăn uống hợp lý
Người bệnh tiểu đường cần cắt giảm những thực phẩm giàu tinh bột, có vị ngọt nhiều. Thay vào đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số GI thấp như: rau đay, mồng tơi, đậu bắp, dưa chuột, bơ, ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám….
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để kiểm soát được lượng đường nạp vào cơ thể.
☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
Tránh stress kéo dài
Stress là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nội tiết trong cơ thể. Khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, quá trình thoái hóa glucose tại gan được thúc đẩy và hoạt động của insulin bị ức chế. Tình trạng này khiến cho đường huyết của người bệnh bị đẩy lên cao.
Sử dụng thảo dược giúp giảm đường huyết
Có rất nhiều thảo dược có tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Điển hình như cây Giảo cổ lam 5 lá. Vị dược liệu này được rất nhiều thầy thuốc khuyên dùng nhờ công dụng điều hòa đường huyết và ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của Y học, công dụng của dược liệu Giảo cổ lam ngày càng được làm sáng tỏ. Theo đó, thành phần Phanosid trong cây Giảo cổ lam là hoạt chất giúp giảm đường huyết ở người bệnh nhưng không ảnh hưởng đến đường huyết của người thường.
Thành phần Saponin trong Giảo cổ lam giúp làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa các bệnh lý về thành mạch. Các Adenosine trong Giảo cổ lam là yếu tố giúp tăng sức chịu đựng của cơ tim, giảm cơn đau tim rõ rệt.
Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn cần tìm được loại Giảo cổ lam 5 lá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân lựa chọn các sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh được kiểm định sử dụng 100% loại 5 lá, đảm bảo các tiêu chuẩn từ trồng đến thu hái. Thay vì lựa chọn các sản phẩm lá giảo cổ lam trôi nổi trên thị trường hãy tìm đến các nhà thuốc địa chỉ bán Giảo cổ lam Tuệ Linh để mua nhé!
Lời kết
Thực tế cho thấy, tiêm insulin không phải là kỹ thuật quá khó. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì thế mà chủ quan để xảy ra những sai lầm đáng tiếc trong quá trình áp dụng. Tất cả những thông tin chưa rõ ràng, bạn cần liên hệ với bác sĩ của mình hoặc nhân viên y tế để có câu trả lời chính xác nhất.
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/diabetes/insulin-injection
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682611.html