Trong các phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp hiện nay, sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh nhanh nhất đồng thời phòng ngừa biến chứng xảy ra. Vậy các loại thuốc đặc trị cao huyết áp nào thường được sử dụng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Có hai chỉ số huyết áp mà bạn cần lưu ý là:
- Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): Là áp lực của máu trong thành động mạch lên mức cao nhất khi tim co bóp. Huyết áp tâm thu được coi là ổn định khi nó có chỉ số 100-120mmHg.
- Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): Là áp lực của máu ở điểm thấp nhất khi tim giãn nghỉ. Chỉ số huyết áp tâm trương ổn định ở người trưởng thành là 60-80mmHg
Huyết áp cao được xem là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh tiến triển một cách âm thầm, không có dấu hiệu cụ thể nên rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay thậm chí tử vong. Do đó, tốt nhất bạn nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt và biện pháp đem lại hiệu quả nhanh nhất lúc này là sử dụng thuốc đặc trị cao huyết áp.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Biến chứng khó lường của cao huyết áp
2. Khi nào người bệnh cần dùng thuốc điều trị?
Không phải lúc nào bị cao huyết áp cùng cần dùng thuốc. Người bệnh cần biết khi nào dùng thuốc, khi nào không. Có như vậy mới mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Để biết được lúc nào nào nên dùng thuốc, trước tiên người bệnh cần xác định được xem huyết áp của mình đang ở mức độ nào.
Dựa vào huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, mức độ tăng huyết áp sẽ được phân loại thành 5 mức như sau:
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu <120 mmHg và huyết áp tâm trương <80 mmHg
- Tiền cao huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg
- Cao huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg
- Cao huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu từ 160 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 100 mmHg trở lên
- Cao huyết áp cấp cứu ( một tình trạng đe dọa đến tính mạng): Huyết áp tâm thu lớn hơn 180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 110 mmHg
Thông thường, thuốc đặc trị huyết áp cao sẽ được chỉ định cho bệnh nhân cao huyết áp độ 1 và độ 2. Điều này có nghĩa là nếu huyết áp tâm thu của bạn cao hơn 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương của bạn cao hơn 89 mmHg thì bạn cần bắt đầu sử dụng thuốc đặc trị huyết áp cao để hạ huyết áp và giữ cho chỉ số huyết áp ở mức ổn định.
Còn đối với những bệnh nhân mới ở giai đoạn tiền cao huyết áp thì chưa cần vội vàng sử dụng thuốc. Với tình trạng bệnh lúc này thay vì phục thuộc vào thuốc, bạn nên bắt đầu đầu một lối sống lành mạnh bằng việc kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học với thói quen luyện tập thể dục thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện từ từ các triệu chứng cao huyết áp. Hiệu quả đem lại tuy chậm nhưng sẽ duy trì được lâu dài hơn.
3. Thuốc trị cao huyết áp có tác dụng gì?
Có thể nói, cao huyết áp là căn bệnh có thể đe dọa sức khỏe, tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Chính vì thế, việc nhanh chóng hạ huyết áp và kiểm soát chúng ở mức ổn định là điều quan trọng cần được thực hiện ngay lúc này. Thông thường, các loại thuốc hạ huyết áp sẽ được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn nhằm giúp huyết áp hạ về mức ổn định.
Nhìn chung các loại thuốc trị cao huyết áp sẽ đem đến những tác dụng trực tiếp như:
- Hạ huyết áp
- Làm giãn mạch máu để giảm áp lực của máu lên thành mạch
- Giúp kiểm soát huyết áp
- Duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định
Hằng ngày nếu không dùng thuốc, huyết áp của bệnh nhân có thể gia tăng đột ngột mà không hề có dấu hiệu hay triệu chứng báo trước. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái suy tim, tắc mạch máu não, thậm chí là đột quỵ. Những vấn đề này xảy ra khi huyết áp không được kiểm soát.
Do đó, với tác dụng giúp hạ và kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, người bệnh cần thường xuyên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4. Các loại thuốc đặc trị huyết áp cao
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc với công dụng trị huyết áp cao, tuy nhiên để giúp người đọc dễ phân biệt được, chúng tôi chia các loại thuốc đặc trị thành 7 nhóm chính:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương
- Thuốc giãn mạch
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc ức chế thụ thể
Cụ thể hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công dụng trị huyết áp cao của từng loại thuốc đặc trị dưới đây:
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu hay còn gọi là thuốc nước – là một trong những loại thuốc phổ biến, thường được lựa chọn đầu tiên để điều trị huyết áp cao. Chúng giúp thận loại bỏ natri (muối) và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này làm giảm thể tích máu đi qua các mạch máu, từ đó giúp giảm huyết áp của bạn.
Khi sử dụng thuốc lợi tiểu, huyết áp của bạn sẽ giảm xuống một cách từ từ và dần dần trở về mức ổn định. Người bệnh có thể chỉ sử dụng nhóm thuốc này hoặc có thể kết hợp chúng với các nhóm thuốc đặc trị huyết áp cao khác.
Hiện nay, thuốc lợi tiểu được chia thành 3 nhóm chính là thuốc lợi tiểu thiazide, lợi tiểu tiết kiệm kali và lợi tiểu quai. Cụ thể:
Thuốc lợi tiểu thiazid
Thuốc lợi tiểu thiazid thường hiệu quả đối với người cao huyết áp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình nhưng với điều kiện là những người này có chức năng tim, thận bình thường.
Cơ chế hạ huyết áp của nhóm thuốc này là đào thải natri bằng cách ức chế tái hấp thu natri ở ống thận. Bên cạnh tác dụng hạ huyết áp, nhóm thuốc này cũng gây ra những tác dụng phụ như như làm giảm Kali máu, tăng acid uric, tăng đường huyết.
Các thuốc lợi tiểu thiazid bao gồm:
- Chlorthalidone (Hygroton)
- Chlorothiazide (Diuril)
- Hydrochlorothiazide (Hydrodiuril, Microzide)
- Indapamide (Lozol)
- Metolazone (Zaroxolyn)
Thuốc lợi tiểu quai
Đây là thuốc có tác dụng hạ huyết áp nhanh và mạnh. Dù tác dụng hạ áp không tốt bằng nhóm lợi tiểu thiazid nhưng chúng lại có thể điều trị cho những bệnh nhân huyết áp cao kèm theo suy tim, tuy thận. Ví dụ như trường hợp bệnh nhân lên cơn tăng huyết áp kịch phát, bị suy thận cấp.
Giống cơ như cơ chế hoạt động của nhóm lợi tiểu thiazid, cơ chế chung của nhóm thuốc này cũng là đào thải Natri và nước qua thận bằng cách ức chế sự tái hấp thụ ion Natri tại ống thận.
Ngoài ra, tác dụng phụ của nhóm thuốc lợi tiểu quai tương tự như nhóm lợi tiểu thiazid. Tuy nhiên nếu dùng ở liều cao hơn chúng còn gây độc trên thính giác.
Thuốc lợi tiểu quai bao gồm:
- Bumetanide (Bumex)
- Furosemide (Lasix)
- Torsemide (Demadex)
Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali
Nhóm thuốc này có tác dụng hạ huyết áp nhẹ và ít khi được sử dụng. Tuy nhiên chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc hạ huyết áp cho bệnh nhân bị cường aldosteron. Ngoài ra người bệnh cũng có thể kết hợp nhóm thuốc này với nhóm thuốc lợi tiểu thiazid để tăng hiệu quả điều trị.
Lưu ý: Thuốc này có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ và hiện tượng vú to ở nam.
Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali bao gồm:
- Amiloride (Midamor)
- Spironolactone (Aldactone)
- Triamterene (Dyrenium)
Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta làm giảm huyết áp bằng cách tác động trực tiếp lên tim, làm giảm nhịp tim, giảm hoạt động bơm máu của tim cũng như giảm thể tích máu, từ đó tăng hiệu quả hạ huyết áp. Nhóm thuốc này dùng tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp kèm theo đau thắt ngực
Do tác dụng hạ áp của thuốc chẹn beta kém hơn so với các loại thuốc đặc trị cao huyết áp khác nên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Các loại thuốc chẹn beta bao gồm:
- Acebutolol (Sectral)
- Atenolol (Tenormin)
- Betaxolol (Kerlone)
- Bisoprolol (Zebeta)
- Bisoprolol / Hydrochlorothiazide (Ziac)
- Metoprolol tartrate (Lopressor)
- Metoprolol succinate (Toprol-XL)
- Nadolol (Corgard)
- Pindolol (Visken)
- Propranolol (Indearal)
Khi sử dụng, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, tay chân lạnh,…Ngoài ra thuốc còn làm tăng các triệu chứng của bệnh hen suyễn như đau, nặng ngực, khó thở và nặng thêm tình trạng suy tim. Vì vậy, nhóm thuốc này cũng chống chỉ định với người mắc bệnh hen suyễn, suy tim hay nhịp tim chậm.
Thuốc tác dụng lên thần kinh giao cảm của trung ương
Cơ chế của nhóm thuốc này là kiểm soát các xung thần kinh từ não để thư giãn các mạch máu, điều này làm hạ huyết áp. Cụ thể, những loại thuốc này ngăn não gửi thông điệp đến hệ thống thần kinh yêu cầu nó giải phóng catecholamine. Kết quả là tim không bơm mạnh và máu chảy dễ dàng hơn, làm giảm huyết áp.
Thuốc giãn mạch
Thuốc giãn mạch làm giãn các cơ ở thành mạch máu, đặc biệt là ở các động mạch nhỏ gọi là tiểu động mạch. Điều này làm mở rộng các mạch máu và cho phép máu chảy qua chúng dễ dàng hơn. Kết quả là huyết áp giảm.
Nhóm giãn mạch có 3 thuốc chính là Dihydralazine, Prazosin và Minoxidil. Tuy nhiên, các thuốc này hiện này cũng ít sử dụng, chúng chỉ được chỉ định dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với các nhóm thuốc điều trị khác.
Thuốc chẹn kênh canxi
Tất cả các cơ đều cần canxi để chảy vào và ra khỏi các tế bào cơ. Do đó, cơ chế hoạt động của thuốc chẹn kênh canxi là ngăn chặn canxi xâm nhập vào tế bào cơ tim và cơ trơn thành mạch máu. Điều này làm cho tim đập với lực ít hơn và giúp các mạch máu thư giãn. Kết quả là huyết áp giảm.
Đây là nhóm thuốc được sử dụng tương đối phổ biến, thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp kèm đau thắt ngực. Người cao tuổi cũng được bác sĩ chỉ định nhóm thuốc này vì nó không gây ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên thuốc vẫn gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, phù ngoại vi.
Các loại thuốc chẹn kênh canxi bao gồm:
- Amlodipine (Norvasc, Lotrel)
- Diltiazem (Cardizem CD, Cardizem SR, Dilacor XR, Tiazac)
- Felodipine (Plendil)
- Isradipine (DynaCirc, DynaCirc CR)
- Nicardipine (Cardene SR)
- Nifedipine (Adalat CC, Procardia XL)
- Nisoldipine (Sular)
- Verapamil (Calan SR, Covera HS, Isoptin SR, Verelan)
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
Thuốc ức chế ACE ngăn cơ thể tạo ra một loại hormone có tên là angiotensin II- chất này khiến các mạch máu thu hẹp. Do đó, cơ chế hoạt động của thuốc này là giúp các mạch máu bị co thắt được mở rộng để cung cấp nhiều máu hơn, từ đó làm giảm huyết áp.
Ưu điểm nổi bật của nhóm thuốc này này là không gây rối loạn mỡ máu, đường huyết, nồng độ acid uric máu khi sử dụng trong thời gian dài. Nên bác sĩ thường chỉ định thuốc ức chế ACE cho các bệnh nhân cao huyết áp kèm theo tiểu đường, rối loạn lipid máu và tăng acid uric.
Các loại thuốc ức chế ACE bao gồm:
- Benazepril (Lotensin)
- Captopril (Capoten)
- Enalapril (Vasotec)
- Fosinopril (Monopril)
- Lisinopril (Prinivil, Zestril)
- Moexipril (Univasc)
- Perindopril (Aceon)
- Quinapril (Accupril)
- Ramipril (Altace)
- Trandolapril (Mavik)
Dù có hiệu quả hạ huyết áp tốt trên phần lớn bệnh nhân, xong khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như ho khan kéo dài, tụt huyết áp. Ngoài ra, nhóm thuốc này ảnh hưởng đến thai nhi nên chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB)
Nhóm thuốc này cũng bảo vệ mạch máu khỏi angiotensin II (ARB). Để thắt chặt các mạch máu, angiotensin II phải gắn với một vị trí thụ thể AT1 ở các mô cơ trơn của mạch máu. ARB ngăn điều đó xảy ra. Kết quả là làm giãn mạch máu, huyết áp được hạ xuống.
Hiệu của của nhóm thuốc này tương đương với nhóm ức chế men chuyển nhưng chúng khắc phục được tình trạng ho khan của bệnh nhân. Do đó, bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc này cho những bệnh nhân không đáp ứng được khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển.
Các loại thuốc chẹn thủ thể ARB bao gồm:
- Candesartan (Atacand)
- Eprosartan (Teveten)
- Irbesartan (Avapro)
- Losartan (Cozaar)
- Telmisartan (Micardis)
- Valsartan (Diovan)
Khi sử dụng nhóm thuốc này có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tụt huyết áp, tăng kali máu, suy thận, nhìn mờ, ù tai,…
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị tăng huyết áp
Một số điều người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp như sau:
- Thuốc điều trị cao huyết áp là thuốc kê đơn, do đó người bệnh chỉ được phép sử dụng nếu được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng.
- Tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc: uống đúng giờ, đúng liều lượng.
- Mặc dù có hiệu quả điều trị mạnh, xong người bệnh vẫn cần kiên trì sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu của bác sĩ. Tuyệt đối không được vì muốn nhanh hạ huyết áp mà tăng liều thuốc uống hay thay đổi kê đơn của bác sĩ.
- Khi gặp bất cứ tác dụng phụ nào, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Không nên dừng thuốc đột ngột hoặc đổi sang một loại thuốc khác.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp để đảm bảo rằng tình trạng huyết áp của bạn được kiểm soát.
☛ Tham khảo thêm: Nên uống thuốc trị cao huyết áp vào lúc nào?
6. Giảo cổ lam Tuệ Linh hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Nếu bạn lo lắng về việc tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc đặc trị huyết áp cao thì Giảo cổ lam Tuệ Linh là một lựa chọn thông minh lúc này. Với thành phần cấu tạo hoàn toàn tự nhiên, người bệnh có thể yên tâm sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh như một sản phẩm hỗ trợ điều trị huyết áp cao mà không cần lo lắng về tác dụng phụ hay các vấn đề về sức khỏe.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong thành phần của giảo cổ lam có chứa hoạt chất gypenosides, chúng không chỉ có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa sự co thắt của động mạch, mà còn làm giảm nhịp tim, giảm sức cản ngoại vi. Tất cả những yếu tố trên đều hỗ trợ hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Ngoài ra, một nghiên cứu tại trung tâm Y tế ĐH Vanderbilt cho thấy khi uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric – một hợp chất có khả năng làm giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Từ đó, huyết áp được hạ xuống và duy trì ở mức ổn định.
Một lượng lớn Andenodise được tìm thấy trong giảo cổ lam cũng giúp cải thiện huyết áp, ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột. Từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Như vậy, với tác dụng hiệu quả và thành phần cấu tạo lành tính, Giảo cổ lam Tuệ Linh hoàn toàn xứng đáng dành được một lựa chọn của người bệnh huyết áp cao.
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
7. Kết luận
Huyết áp cao là một bệnh lý mãn tính, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Mong rằng bái viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về các loại thuốc đặc trị cao huyết áp mà bạn cần tìm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Linh tham khảo:
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension-medication#overview
https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/high-blood-pressure-medicine-how-can-it-help-you
https://www.rxlist.com/high_blood_pressure_hypertension_medications/drugs-condition.htm
Nghĩa đã bình luận
tôi có phải uống thuốc cao huyết áp suốt đời không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Nghĩa!
Không phải tất cả trường hợp cao huyết áp đều phải sử dụng thuốc suốt đời. Tuy nhiên, dùng thuốc trị cao huyết áp trong một thời gian dài hoặc suốt đời có thể là cần thiết đối với nhiều người. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người và mức độ cao huyết áp của họ, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định liệu bạn có phải dùng thuốc trị cao huyết áp hay không.
Hoa đã bình luận
sử dụng thuốc tây trị cao huyết áp có tác dụng phụ gì không
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Được bạn nhé
Ngà đã bình luận
Tôi bị tăng huyết áp mà chả có triệu chứng gì, không điều trị thì có sao không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Nếu bạn bị tăng huyết áp mà không có triệu chứng gì, thì điều này được gọi là “tăng huyết áp không triệu chứng” (hoặc “tăng huyết áp không triệu chứng đột ngột”). Tuy không có triệu chứng rõ ràng, tăng huyết áp không triệu chứng vẫn có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được điều trị. Do đó, bạn nên theo dõi và kiểm soát mức huyết áp của mình. Hãy đến bác sĩ để được kiểm tra định kỳ và nhận hướng dẫn về cách kiểm soát huyết áp, đảm bảo nó ở mức an toàn.