Cao huyết áp là bệnh lý khá phổ biến đối với con người. Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng rất cần thiết. Vậy bệnh nhân cao huyết áp cần uống gì để nhanh hạ? Mời quý độc giả tham khảo ngay sau đây nhé.
Mục lục
Huyết áp cao là gì? Nhận biết bằng cách nào?
Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp, được hiểu là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch liên tục tăng cao. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Huyết áp cao được ví như ” kẻ giết người thầm lặng” bởi vì người bệnh khó nhận biết được bằng những biểu hiện cụ thể mà lại có thể gây ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Phần lớn nhiều người biết được mình bị cao huyết áp qua những lần thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khám một bệnh lý khác và không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tăng huyết áp nào.
Một số trường hợp cao huyết áp có thể có các triệu chứng thoáng qua như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, choáng váng, đau đầu, mất ngủ,… Một số bệnh nhân khác có biểu hiện tăng huyết áp dữ dội hơn sẽ cả thấy đau nhói vùng tim, đánh trống ngực, hốt hoảng, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, mờ mắt, nôn ói, hồi hộp.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cao huyết áp là gì?
10 loại đồ uống giúp hạ huyết áp hiệu quả
1. Nước lọc
Nước lọc là loại nước uống không thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bạn có biết nước lọc rất có lợi cho huyết áp. Nghiên cứu chỉ ra bổ sung nước lọc đều đặn vào cơ thể sẽ giúp máu loãng hơn và dễ dàng lưu thông. Uống đủ nước giúp làm giảm áp lực tác động lên thành động mạch, từ đó ổn định huyết áp của bạn nhanh chóng và an toàn.
2. Nước chanh
Theo các chuyên gia sức khỏe trên toàn thế giới, bắt đầu ngày mới với một ly nước chanh có thể làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe và thể lực nói chung của bạn. Nước chanh có xu hướng làm sạch các tế bào của bạn. Hơn nữa, nó được biết là làm cho các mạch máu mềm và linh hoạt, làm giảm huyết áp hơn nữa. Nước chanh có chứa vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. Một ly nước chanh mỗi sáng có thể giúp điều chỉnh mức huyết áp.
3. Trà dâm bụt
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng, uống trà dâm bụt có thể làm giảm huyết áp đáng kể, đặc biệt là khi nó tăng nhẹ . Các nhà nghiên cứu cho biết trà hibiscus có anthocyanin và các chất chống oxy hóa khác có thể giúp các mạch máu chống lại thiệt hại có thể khiến chúng bị thu hẹp. Nhiều hỗn hợp trà thảo dược có chứa hibiscus, giúp ủ màu đỏ tươi và mang đến hương vị chua cay. Theo các tác giả nghiên cứu, bạn phải uống khá nhiều: họ khuyên bạn nên uống ba cốc mỗi ngày. Để có được lợi ích đầy đủ, hãy dốc trong sáu phút trước khi nhấm nháp nó nóng hoặc lạnh.
4. Nước ép lựu
Nếu bạn lo lắng về huyết áp của mình, đã đến lúc bạn nói xin chào với loại trái cây màu đỏ ruby ngọt ngào này. Được nạp kali và các chất dinh dưỡng tốt cho tim khác, nước ép lựu có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp ba lần trà xanh hoặc rượu vang đỏ. Sau đó, không có gì ngạc nhiên khi một đánh giá năm 2017 về các nghiên cứu âm thanh lâm sàng cho thấy rằng thường xuyên uống nước ép lựu có thể làm giảm đáng kể huyết áp. Trong một trong những nghiên cứu, uống nước ép lựu giúp cải thiện huyết áp tâm thu (con số cao hơn trong chỉ số huyết áp) bất kể người tham gia uống bao nhiêu tuần.
5. Nước râu ngô
Theo Đông y, râu ngô có tình hàn quy vị, có vụ ngọt mát đặc trưng. Uống nước râu ngô hàng ngày giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, giải độc rất tốt. Hơn thế, đây còn được ví như ” thượng dược” trong các vị thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp. Râu ngô đặc biệt có khả năng giúp ổn định huyết áp nhanh chóng cho bệnh nhân tăng huyết áp đột ngột. Kiên trì uống nước râu ngô thời gian dài sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt, có thể giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng huyết áp cao.
Cách làm:
Dùng râu ngô đã phơi khô và tươi. Lấy khoảng 200- 300 gram râu ngô rửa sạch, cho vào đun cùng 1 lít nước. Đợi đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun thêm 7-10 phút. Có thể uống thay nước lọc hàng ngày. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả hơn, bạn có thể thêm vào đó các vị thuốc câu đằng, ngưu tất, hoa hòe,…
6. Nước ép củ cải đường
Tuy nhiên, nó có tác dụng hạ huyết áp. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy bạn có thể trải nghiệm kết quả gần như ngay lập tức chỉ với một đến hai cốc nước ép củ cải đường mỗi ngày.
Củ cải đường rất cần thiết trong việc điều hòa huyết áp vì chúng chứa nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng lành mạnh được thiết kế để giúp thúc đẩy chức năng máu tối ưu. Một chất dinh dưỡng có lợi trong củ cải đường là nitrat. Sau khi tiêu thụ, nitrat có trong củ cải chuyển thành nitrit, giúp thư giãn mô cơ và tạo điều kiện tăng lưu lượng máu. Những lợi ích không dừng lại ở đó – loại rau củ này là một nguồn kali và folate tốt, cả hai đều rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.
7. Nước ép cần tây
Rau cần tây có chứa nhiều các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm: canxi, photpho, sắt, chất xơ và các axit amin tự do. Cần tây là thực phẩm có nhiều công dụng “bệnh: mỡ máu, tai biến mạch máu não, bổ thận,… Hoạt chất apigenin có trong cần tây có khả năng hạ huyết áp nhanh và giãn nở mạch máu.
Cách dùng:
Lấy khoảng 100g cần tây tươi rửa sạch, cắt bỏ lá, cho vào máy ép ra nước bỏ bã. Bạn có thể pha cùng nước lọc hoặc thêm mật ong vào pha cùng nếu thấy khó uống. Ngày uống 2 lần.
8. Giấm táo
Loại giấm phổ biến nhất trong cộng đồng sức khỏe tự nhiên là giấm táo. Có rất nhiều lợi ích mà thuốc tiên của thiên nhiên này bao gồm trong đó. Được nạp kali, ACV đẩy lượng natri và độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể. Sự hiện diện của enzyme rennin làm cho huyết áp giảm. Bạn có thể trộn giấm táo với một ít mật ong trong một cốc nước và uống vào buổi sáng.
9. Sinh tố chuối
Trong 100g chuối chín có chứa 74g nước; 22,4g glucid; 1,5g protid; o,8g xenluloza; 0,4g axit hữu cơ; 100 calo. Theo các chuyên gia, chuối là vị thuốc hạ huyết áp hiệu quả mà không đi kèm tác dụng phụ. Chuối có chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin giúp làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu lên não ngăn ngừa đột quỵ.
Chuối có nhiều kali giúp cơ thể đào thải bớt lượng natri gây gánh nặng cho tim mạch, rất có ích cho người huyết áp cao.
Cách làm sinh tố chuối: Chuối bỏ vỏ, cho vào máy xay sinh tố, thêm sữa, mật ong, đá vào xay cùng đến khi nhuyễn mịn, đổ ra cốc là bạn có thể hoàn thành ly sinh tố chuối bổ dưỡng rồi.
☛ Tham khảo thêm tại: Người mắc cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn những đồ nào?
10. Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh ổn định huyết áp
Giảo cổ lam được ví như nhân sâm của người Việt vì mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho người dùng, Tròng đó, tiêu biểu nhất phải kể đến công dụng hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp.
Sở dĩ như vậy bởi vì thành phần của cây Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin có cấu trúc tương tự nhóm dammaran có trong nhân sâm. Những hoạt chất này có tác dụng giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch. Từ đó giúp ổn định huyết áp và lưu thông tuần hoàn máu trên cơ thể hiệu quả.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric tích cực kiểm soát huyết áp và phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Không chỉ giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp, Giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, tiểu đường type 2, giảm cân và tăng cường hệ miễn dịch.
Với chiết xuất 100% từ giảo cổ lam 5 lá cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín, Giảo cổ lam Tuệ Linh trở thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO, được nhiều chuyên gia và người bệnh tin dùng, sử dụng.
Vì thành phần hoàn toàn là tự nhiên nên người bệnh có thể uống trà giảo cổ lam thay cho nước lọc mỗi ngày mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Thời điểm uống trà mang lại kết quả điều trị tốt nhất là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.
☛ Tìm hiểu thêm: Uống trà giảo cổ lam đúng cách!
Sản phẩm Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian khách hàng có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. Khi mua, quý khách hàng nên chú ý nói rõ mua thương hiệu Tuệ Linh và nhớ kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.
Đồ uống nên kiêng nếu bị huyết áp cao
Rượu, bia
Nghiên cứu cho thấy uống rượu càng nhiều huyết áp càng tăng, tuổi càng cao uống rượu càng dễ làm tăng huyết áp. Tóm lại, người không muốn hoặc có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp thì không nên uống rượu.
Trà đặc
Trà xanh được biết là đồ uống có thể giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, trà đặc, nhất là loại hồng trà đặc có chứa chất kiềm gây hưng phấn đại não, khiến bạn có thể mất ngủ, bồn chồn, bất an, tim đập nhanh, huyết áp tăng cao. Bởi vậy, hãy pha trà loảng vừa uống, không nên uống trà đặc nếu bạn bị huyết áp cao.
Cà phê
Cà phê có chứa nhiều caffeine. Việc caffeine có làm tăng huyết áp không vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, cũng không ít các nghiên cứu đã chỉ ra caffeine có tác động làm tăng chỉ số huyết áp khoảng 10mmHg. Bởi vậy, để phòng ngừa huyết áp cao và đặc biệt với những ai có tiền sử cao huyết áp nên hạn chế tiêu thụ chúng.
Nước ngọt
Đường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì. Khi bị béo phì, các dây thần kinh giao cảm bị căng thẳng, các hormone (adrenaline, noradrenaline,…) làm tăng huyết áp được tiết ra nhiều hơn và dẫn đến tình trạng huyết áp cao.
Hiện tại, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên bổ sung 24g đường mỗi ngày và đàn ông là 36g đường mỗi ngày.
Cần hạn chế tiêu thụ các loại nước ngọt đóng chai, đồ uống có chứa đường nhân tạo.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
Bên cạnh những thức uống nên dùng và nên kiêng kể trên, người bệnh huyết áp cao cũng cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tim mạch khác như: chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường thể thao, theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên,…
Theo giaocolam.vn
Tân đã bình luận
nước lọc tốt cho bệnh cao huyết áp, vậy tôi cần uống bao nhiêu mỗi ngày, có cần uống nhiều hơn không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Tân!
Nước lọc rất cần thiết cho sức khỏe con người, để đảm bảo mọi hoạt động trong cơ thể diễn ra trơn tru bạn nên uống 1,5 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Không nên uống quá ít hoặc quá nhiều đều gây tác động xấu tới sức khỏe bạn nhé.
Thanh Sơn đã bình luận
tôi uống cà phê mỗi ngày, gần đây đi khám bị cao huyết áp thể nhẹ, có cần phải kiêng nó không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Sơn!
Cà phê là đồ uống có chứa nhiều caffein, nhiều nghiên cứu chỉ ra chúng có tác động làm tăng chỉ số huyết áp. Do đó, để phòng ngừa huyết áp tăng cao, đặc biệt là người bị huyết áp cao như anh cần hạn chế sử dụng loại đồ uống này nhé.
Sĩ Trung đã bình luận
tôi bị cao huyết áp có uống trà giảo cổ lam tươi không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Trong một số nghiên cứu, trà giảo cổ lam đã được đề xuất có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp. Đây là biện pháp hỗ trợ cải thiện cao huyết áp, hãy thảo luận cụ thể với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng trà giảo cổ lam để cải thiện huyết áp cao. Sử dụng trà giảo cổ lam, bạn nên lựa chọn những sản phẩm uy tín, được chứng nhận bởi Bộ Y tế như Trà giải cổ lam Tuệ Linh để cải thiện huyết áp cao của mình.
Hòa đã bình luận
tôi bị dạ dày, có uống nước chanh để cải thiện cao huyết áp không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Nước chanh có thể có lợi cho sức khỏe nhờ giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và hỗ trợ quản lý cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về dạ dày như dạ dày nhạy cảm, loét dạ dày hoặc reflux dạ dày thì việc uống nước chanh có thể gây kích ứng dạ dày và gây ra các triệu chứng khó chịu. Trong trường hợp này, nước chanh nên được tiêu thụ với mức độ cẩn trọng hoặc tốt nhất là không sử dụng.
Tuyết đã bình luận
Giải thích giúp tôi vì sao chuối lại tốt cho người cao huyết áp?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Theo các chuyên gia, chuối là vị thuốc hạ huyết áp hiệu quả mà không đi kèm tác dụng phụ. Chuối có chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin giúp làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu lên não ngăn ngừa đột quỵ. Đặc biệt, chuối có nhiều kali giúp cơ thể đào thải bớt lượng natri gây gánh nặng cho tim mạch, rất có ích cho người huyết áp cao.
Hà đã bình luận
Nếu tôi uống nước dâu ngô thì có thể uống thay nước koj hàng ngày được không?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào chị Hà, nước ép dâu ngô hoàn toàn có thể uống thay nước lọc hàng ngày.
Dung đã bình luận
Nước ép cân tây mùi rất hăng và khó uống, tôi có thể thêm dứa hoặc táo để vị bớt hăng được không?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào chị Dung, trường hợp chị là người không uống được vị cần tây, chị hoàn toàn có thể chế biến, thêm bớt các loại trái cây khác để nước ép vừa với khẩu vị của chị nhé