Giải đáp thắc mắc: Huyết áp 140/80 có cao không?
Chào chuyên gia, tôi là Hà, 27 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại HCM. Hôm trước tôi có qua thăm bác ruột, thấy nhà bác có máy đo huyết áp nên tôi đã đo thử. Kết quả đo được là 140/80. Chuyên gia cho tôi hỏi, với trường hợp của tôi thì huyết áp 140/80 có cao không? Tôi cần phải làm gì để điều trị tình trạng này?
Huyết áp 140/80 có cao không?

- Huyết áp thấp: < 90/60 mmHg
- Huyết áp bình thường: 120/80 -129/84 mmHg
- Tiền huyết áp: 130/85 - 139/89 mmHg
- Huyết áp cao được chia thành 3 cấp độ:
- Tăng huyết áp độ 1: 140/90 - 159/99 mmHg
- Tăng huyết áp độ 2: 160/100 - 179/109 mmHg
- Tăng huyết áp độ 3: ≥ 180/110 mmHg
- Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh tối thiểu 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.
- Trước khi đo 2 giờ không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
- Tư thế đo chuẩn: Ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang mức tim.
- Yêu cầu các thiết bị đo được kiểm chuẩn.
- Không nói chuyện, cười đùa trong khi đo huyết áp.
- Thực hiện đo huyết áp ở cả hai cánh tay trong lần đo đầu tiên. Tay nào có trị số cao hơn sẽ được sử dụng để thực hiện các lần đo tiếp theo.
- Hoạt động thể chất mạnh: Chạy bộ, chơi thể cường độ mạnh,...
- Trạng thái cảm xúc quá mức: Hưng phấn, hồi hộp căng thẳng quá độ, tức giận,...
- Môi trường: Ồn ào, đồng người, chật chội,...
Huyết áp 140/0 có nguy hiểm không?
Mặc dù là chỉ số huyết áp cao nhưng 140/80 thì chưa nguy hiểm, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được một cách dễ dàng bằng các biện pháp đơn giản như xây dựng chế độ ăn lành mạnh, luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng ở mứu ổn định và giữ cho tinh thần được thoải mái. Chi tiết các phương pháp được trình bày trong phần 3.Huyết áp 140/80 làm gì để điều trị?
Mục tiêu điều trị cao huyết áp là đưa chỉ số huyết áp về mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg và ổn định trong khoảng 120/80 mmHg. Mục tiêu này có thể đạt được khi người bênh thực hiện các biện pháp dưới đây:Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

- Hạn chế ăn muối
- Hạn chế cholesterol
- Tăng cường rau xanh và trái cây
- Tránh rượu bia, thuốc lá
Tập thể dục đều đặn
Các hoạt động thể chất giúp tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe tim mạch, giải tỏa căng thẳng,... từ đó góp phần kiểm soát huyết áp một cách ổn định. Vì thế, hãy kiên trì luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày với bất kỳ môn thể thao nào bạn yêu thích như chạy bộ, bơi lội, yoga,...Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
Tỷ lệ người cao huyết áp bị thừa cân là rất lớn. Điều này cho thấy được mối liên hệ giữa 2 căn bệnh này. Do đó, hãy duy trì cân nặng ở mức phù hợp là điều không thể thiếu trong chương trình điều trị cao huyết áp hàng ngày.Giữ tinh thần thoải mái
Tâm trạng căng thẳng thường xuyên kích thích cơ thể tiết ra adrenalin - một hoạt chất làm tăng tần số các cơn tăng huyết áp và biến cố tim mạch. Do vậy, việc giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hay xúc động quá mạnh cũng đóng vai trò rất lớn giúp điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả.Kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị
So với việc dùng thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ thì việc thay thế bằng các thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp được chứng minh là mang lại hiệu quả mà vẫn an toàn đối với sức khỏe của người bệnh.
Thức khuya có khiến bạn bị tăng huyết áp không?
Xin chào chuyên gia. Tôi năm nay 24 tuổi, vì lý do công việc tôi thường xuyên phải thức khuya. Có hôm 2h sáng, có hôm tận 4h sáng tôi mới ngủ. Gần đây tôi hay bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực và cơ thể mềm nhũn. Đo huyết áp thì thấy huyết áp tăng lên tận 140/90 mmHg. Vậy chuyên gia cho, thức khuya có khiến tăng huyết áp không?
Nguyễn Thu Thủy- Ứng Hòa, Hà Nội
Mối quan hệ giữa giấc ngủ và huyết áp

- Thời gian ngủ
- Thức khuya vào ban đê
- Người ngủ ít hơn 4 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn nhiều so với người ngủ 7 giờ mỗi đêm.
- Những người chỉ ngủ 6 giờ vào đêm hôm trước sẽ có huyết áp cao hơn vào ngày hôm sau so với những người có một đêm ngủ ngon.
Thức khuya có làm tăng huyết áp không?
Qua kết quả nghiên cứu, ta có thể kết luận rằng: Thức khuya có khiến huyết áp tăng. Cơ chế gây ra tình trạng này là do thức khuya dẫn đến ngủ không đủ giấc, từ đó gây áp lực lên tim và làm huyết áp tăng cao. Bạn có thể hình dung đơn giản rằng. Ngủ là thời gian toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi và chữa lành sau 1 ngày dài làm việc và học tập. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và nó rất cần để tái tạo bộ máy hoạt động của cơ thể. khi bạn ngủ, cơ thể không đòi hỏi lưu lượng máu nhiều, do đó, nhịp tim chậm và tim được nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhưng ngược lại, nếu bạn thức, tim đập nhanh hơn để đưa máu đi khắp cơ thể. Bởi vậy, thói quen thức khuya đồng nghĩa với việc tim phải hoạt động nhiều hơn, áp lực của máu tác động lên thành mạch chịu ảnh hưởng của tim theo đó cũng tăng lên, cuối cùng dẫn đến tăng huyết áp.Tác hại khi thức khuya

Làm thế nào để cải thiện tăng huyết áp?
Để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp xảy ra do thói quen thức khuya vô cùng đơn giản. Người bệnh cần đi ngủ sớm và đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt. Bên cạnh đó vẫn cần thực hiện một chế độ ăn lành mạnh cùng thói quen luyện tập thể dục đều đặn để nâng cao hiệu quả điều trị. Sau đây là một số biện pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp:Ngủ đúng và đủ giấc
Đối với trường hợp tăng huyết áp do thức khuya, việc đầu tiên cần làm đó là sửa thói quen đó bằng cách đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Một khi giấc ngủ được cải thiện, tự khắc tình trạng huyết áp cao cũng được cải thiện. Việc đi ngủ vào những thời điểm khác nhau vào mỗi ngày sẽ khiến bạn khó có thể ngủ sớm. Nhưng ngược lại, việc đi ngủ vào cùng một thời điểm ở tất cả các ngày trong tuần lại khiến cơ thể tự động hình thành 1 thói quen.Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

- Một chiếc nệm tốt.
- Không gian ngủ yên tĩnh.
- Nhiệt độ phòng vừa phải.
- Phòng không quá sáng.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày chính là yếu tố quyết định nên tình trạng sức khỏe. Do đó, xây dựng một chế độ ăn lành mạnh sẽ góp phần hỗ trợ điều trị tình trạng tăng huyết áp. Cụ thể, người bệnh tăng huyết áp nên:- Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có trong rau xanh và các loại quả mọng.
- Thay thế hoàn toàn chất béo bão hòa (chất béo xấu) có trong mỡ động vật bằng các loại chất béo tốt từ dầu thực vật, mỡ cá trích, cá thu, cá hồi (nhiều omega-3).
- Sử dụng protein từ thịt trắng (gà, cá) hoặc protein từ thực vật có trong các loại đậu thay vì chất đạm có trong thịt đỏ.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn vì chúng chứa rất nhiều cholesterol.
- Giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn.
- Tránh xa các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia.
Tập thể dục đều đặn
Các hoạt động thể dục hằng ngày vừa hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, vừa ngăn ngừa các biến chứng về tim mạng. Và quan trọng hơn là nó còn khiến cơ thể dẻo dai, mang lại một sức khỏe toàn diện. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thường xuyên luyện tập tối thiểu 30 phút/ngày có thể làm giảm chỉ số huyết áp từ 5-8mmHg. Vì vậy, người đang có chỉ số huyết áp cao hãy chăm chỉ luyện tập thể dục với các bộ môn phù hợp thể trạng như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,... để mang lại hiệu quả điều trị tăng huyết áp tốt nhất.Duy trì cân nặng
Có thể bạn chưa biết, bên cạnh các thói quen về lối sống thì cân nặng cũng liên quan chặt chẽ đến huyết áp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao lên 12 lần. Do đó, giảm cân và duy trì cân nặng ở mức phù hợp được xem là một phương pháp có tác dụng đến quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp. Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp cả chế độ ăn uống và luyện tập.Kiểm soát căng thăng
Tâm lý căng thẳng kích thích cơ thể tiết ra adrenalin – một hoạt chất làm tăng tần số các cơn tăng huyết áp và biến cố tim mạch. Vì vậy, việc giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hay xúc động quá mạnh cũng đóng vai trò rất lớn giúp điều trị bệnh tăng huyết áp. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức để cơ thể phục hồi sau một ngày dài. Ngoài các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, yoga, thiền thì ngủ đủ giấc cũng là một cách giúp giải tỏa stress vô cùng hiệu quả.Giảo cổ lam - phương pháp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên

Huyết áp cao ăn trứng vịt lộn được không?
Bố tôi đã bị huyết áp cao được 2 năm nay rồi. Trong thực đơn dinh dưỡng cho bố, có 1 loại thực phẩm mà tôi vẫn thắc mắc không biết cao huyết áp có ăn được không? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi vấn đề này.
Duy Hưng – Nho Quan, Ninh Bình
1. Người bị huyết áp cao có trứng vịt lộn được không?
Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng lại chứa nhiều cholesterol vì vậy không phải ai cũng ăn được, đặc biệt là những người đang mắc bệnh. Đó là lý do vì sao rất nhiều bệnh nhân huyết áp cao đặt câu hỏi "cao huyết áp ăn trứng vịt lộn được không?"
2. Ăn bao nhiều trứng vịt lộn là đủ?

3. Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn cho người cao huyết áp

4. Kết hợp Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định huyết áp hiệu quả!
Tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp từ thiên nhiên giúp rút ngắn quá trình điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng huyết áp cao liên quan đến tim mạch.
Huyết áp cao uống thuốc không hạ, phải làm sao?
Thưa bác sĩ, bố tôi năm nay 60 tuổi và có tiền sử huyết áp cao đã 2 năm nay. 2 tuần này, huyết áp bố tôi lên cao nhưng uống thuốc huyết áp vẫn không hạ hẳn mà ở mức cao trên 150 mmHg. Tôi rất lo lắng không biết phải làm sao. Mong chuyên gia giúp tôi !
Nhâm Hoàng – Thạch Thất, Hà Nội
1. Huyết áp cao uống thuốc không hạ là do đâu?

2. Huyết áp cao uống thuốc không hạ có nguy hiểm không?

- Tổn thương động mạch: Huyết áp tăng cao không được hạ gây áp lực lên mạch máu khiến chúng bị tổn thương, nứt vỡ, kém đàn hồi. Lâu dần dẫn đến chứng hẹp động mạch, phình động mạch.
- Tổn thương não: Cao huyết áp làm giảm lượng máu cung cấp đến não, từ đó gây ra các biến chứng về não như thiếu máu não thoáng qua (TIAs), thậm chí là chết tế bào não, đột quỵ.
- Tổn thương thận: Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu tại thận gây xơ hóa cầu thận, suy thận.
- Ảnh hưởng tới tim: Huyết áp cao khi không được kiểm soát sẽ khiến tim phải làm việc quá sức. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tim, về lâu dài sẽ kéo theo các bệnh lý tim mạch như phì đại thất trái, rối loạn nhịp tim, suy tim, đột tử.
- Tổn thương mắt: Huyết áp cao làm hỏng các mạch máu nhỏ ở mắt, gây nên các vấn đề ở võng mạc hoặc làm tổn thương dây thần kinh thị giác.
- Rối loạn chức năng sinh dục: Nam giới bị cao huyết áp sẽ có khả năng bị rối loạn cương dương vì lưu lượng máu đến dương vật bị hạn chế. Còn ở phụ nữ, lưu lượng máu đến âm đạo giảm do huyết áp cao sẽ gây khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục hoặc khó đạt được khoải cảm trong quan hệ.
3. Phải làm gì khi huyết áp cao uống thuốc không hạ?
Với tình trạng cao huyết áp không hạ dù đã uống thuốc, người bệnh cần nhanh chóng được xử lý, tránh để lại những hệ lụy về sức khỏe. Vậy các bước cần làm khi huyết áp không hạ sau khi uống thuốc bao gồm:Nghỉ ngơi tại chỗ
Sau khi uống thuốc, có thể thuốc chưa phát huy tác dụng ngay lập tức nên mới dẫn đến tình trạng huyết áp không hạ. Với các triệu chứng đặc trưng khi bị tăng huyết áp là hoa mắt, chóng mặt, khó thở, hãy nhanh chóng để người bệnh nằm nghỉ ngơi tại một không gian thoáng khí, tránh tập trung đông đúc có thể khiến tình trạng khó thở của người bệnh nặng hơn. Khi nằm nghỉ cần bởi bỏ mũ nón, nới lỏng quần áo để bệnh nhân dễ dàng hô hấp. Tư thế nằm cũng cần đảm bảo không để chân cao hơn đầu thì sẽ khiến máu dồn lên não, làm tăng áp lực lên mạch máu. Trường hợp bệnh nhân nôn mửa, tuyệt đối không nằm ngửa vì có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp. Thay vào đó hãy đặt người bệnh nằm nghiêng.Đo lại huyết áp
Thời gian nghỉ ngơi cũng là khoảng thời gian thuốc phát huy tác dụng (nếu có). Vì vậy, hãy tiến hành đo lại huyết áp một lần nữa để đánh giá chỉ số huyết áp sau khi uống thuốc đang ở mức độ nào. ☛ Bạn có biết: Top 7 máy đo huyết áp hiện nay!Xử lý từng trường hợp cụ thể

- Nếu huyết áp tâm thu cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg thì người bệnh có thể tiếp tục theo dõi ở nhà, chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn mặn, không hút thuốc,… huyết áp sẽ dần ổn định. Nếu vẫn còn bất thường, người bệnh cần hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
- Nếu huyết áp tâm thu trên 160 mmHg, người bệnh buộc phải kết hợp thêm các loại thuốc có tác dụng hạ huyết áp nhanh chóng. Thông thường, các loại thuốc này sẽ được bào chế dưới dạng viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tham khảo sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ mới được sử dụng.
- Trường hợp đo huyết áp từ 180/120 trở lên thì cần gọi cấp cứu ngay lập tức đưa người bệnh nhanh chóng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ.
Giảo cổ lam Tuệ Linh – Giải pháp cho tình trạng huyết áp cao uống thuốc không hạ

Uống thuốc cao huyết áp quá liều phải làm sao?
Chào chuyên gia, tôi bị cao huyết áp, đang trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị. Do nhầm lẫn mà tôi đã uống thuốc quá liều. Tôi đang rất lo lắng. Chuyên gia cho tôi hỏi uống thuốc huyết áp quá liều có nguy hiểm không, tôi phải làm thế nào ạ?
1. Uống thuốc cao huyết áp quá liều có sao không?

- Khiến huyết áp tụt xuống một cách nhanh chóng gây chóng mặt và ngất xỉu.
- Làm tác dụng phụ của thuốc diễn ra mạnh mẽ hơn với các triệu chứng như: suy giảm chức năng thận, đau đầu, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, suy nhược thần kinh, mất ngủ,..
- Nghiêm trọng hơn, nếu huyết áp xuống quá thấp mà không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong.
2. Cần làm gì khi uống thuốc quá liều?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau khi uống thuốc cao huyết áp quá liều. Nếu lượng thuốc uống so với liều đúng bác sĩ kê không chênh lệch quá nhiều thì người bệnh có thể yên tâm vì sẽ không sao. Tuy nhiên, trường hợp sau khi sử dụng quá liều mà người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lú lẫn, đánh trống ngực, thở nhanh, nông, chuột rút, người lạnh, tay chân tê cóng. mạch yếu và nhanh,... thì đây là một tình trạng rất nguy hiểm. Lúc này, nếu bệnh nhân vẫn còn tình tảo thì hãy cố gắng nôn hết ra, sau đó thực hiện các bước sau:- Bước 1: Đo huyết áp
- Bước 2: Uống một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc,... hoặc thức ăn đậm muối sẽ giúp cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những thức ăn đồ uống như vậy thì hãy uống nhiều nước lọc để giúp kích thích nhịp tim, nâng chỉ số huyết áp tạm thời. Có thể ăn một chút socola, giúp bảo vệ thành mạch máu, giữ huyết áp ổn định hơn.
- Bước 3: Nằm nghỉ ngơi 20 phút trên bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê chân cao hơn so với đầu để huyết áp dần ổn định trở lại.
- Bước 4: Cuối cùng kiểm tra lại huyết áp một lần nữa. Nếu vẫn không ổn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc cao huyết áp

- Thuốc điều trị cao huyết áp là thuốc kê đơn, do đó việc sử dụng thuốc phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý đi mua, dùng thuốc bằng kiến thức cá nhân hay dùng chung đơn thuốc với người khác vì tình trạng bệnh mỗi người là khác nhau.
- Việc uống thuốc cần diễn ra đều đặn hàng ngày, đúng giờ và đúng liều lượng, tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ. Buổi sáng thường là thời điểm cơ thể hấp thụ thuốc tốt nhất trong ngày.
- Người bệnh cũng cần lưu ý khoảng cách giữa các lần uống thuốc huyết áp. Đối với thuốc dùng 1 lần trong ngày thì cần uống vào 1 giờ cố định còn đối với thuốc uống 2 lần trong ngày thì cần chia đều trong 24 giờ, cứ cách 12 giờ uống thuốc một lần nghĩa là nếu uống lần 1 vào 8 giờ sáng thì uống thuốc lần 2 sẽ vào 8 giờ tối.
- Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính, do dó nguyên tắc quan trọng nhất là cần phải điều trị lâu dài nên người bệnh không được tự ý bỏ thuốc. Ngay cả khi huyết áp đã hạ xuống mức bình thường thì người bệnh vẫn phải tuân thủ nguyên tắc điều trị liên tục.
- Cần chú ý đến tác dụng phụ của mỗi loại thuốc cao huyết áp. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đến ngay các cơ sở ý tế gần nhất hoặc gặp bác sĩ để được kiểm tra, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc, tăng giảm liều lượng hay đổi sang loại thuốc hạ huyết áp khác.
- Một số người bị cao huyết áp xuất phát từ các bệnh khác như tiểu đường, mỡ máu, hội chứng thận hư,… cần phải chú ý kiểm soát tốt huyết áp để tránh trường hợp biến chứng xảy ra khiến bệnh nặng hơn.
- Người huyết áp cao nên trang bị máy đo huyết áp tại nhà để thường xuyên kiểm tra huyết áp, dự phòng những cơn tăng huyết áp kịch phát và có sự can thiệp kịp thời.
- Việc điều trị bệnh bằng thuốc nên được kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục mỗi ngày. Không nên chủ quan và chỉ ỷ lại vào thuốc. Bạn nên thể dục nhẹ nhàng như đi bộ là tốt nhất. Trong cuộc sống hàng ngày cần tránh những nguy cơ gây cao huyết áp như: căng thẳng thần kinh, ăn mặn, stress, uống rượu, hút thuốc lá,...; nên ăn nhiều chất xơ và đặc biệt luôn giữ cho cuộc sống tinh thần thoải mái...
- Sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric – một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Từ đó, huyết áp được hạ xuống và duy trì ở mức ổn định. Để tìm mua sản phẩm Giảo Cổ Lam chính hãng của Tuệ Linh trên các nhà thuốc toàn quốc vui lòng: XEM TẠI ĐÂY

Ăn ngọt có tăng huyết áp không?
Chuyên gia cho tôi hỏi: Ăn ngọt có tăng huyết áp không? Ngoài ra chuyên gia có thể liệt kê một số thực phẩm cần tránh cho người cao huyết áp không?
Đối với người bị tăng huyết áp, chế độ ăn luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả. Do đó, người bệnh cần kiêng kem rất nhiều thứ. Trong đó có đường và thực phẩm ngọt.
1. Ăn ngọt có gây tăng huyết áp không?
Bằng chứng khoa học từ các nghiên cứu dân số được công bố trên tạp chí trực tuyến Open Heart và thử nghiệm lâm sàng liên quan đều chỉ ra rằng: "ăn ngọt đóng vai trò chính gây tăng huyết áp". Để hiểu rõ cơ chế này, chúng ta cùng phân tích về hệ lụy của việc ăn nhiều đường và cơ chế đường ảnh hưởng đến huyết áp như sau:
Hệ lụy của đường

Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến được xếp vào một trong tám nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có 9,4 triệu người tử vong do tăng huyết áp. Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Do đó, căn bệnh này trở thành gánh nặng cho ngành y tế.
Kiểm soát tình trạng tăng huyết áp là nhiệm vụ trọng tâm của y tế cộng đồng. Xây dựng chế độ ăn là cách được bác sĩ khuyến khích áp dụng khi mới bắt đầu điều trị tăng huyết áp. Với cách này, hầu hết người bệnh chỉ tập trung chủ yếu vào lượng natri (muối) hấp thụ vào cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giảm huyết áp bằng cách hạn chế ăn muối là rất mong manh. Thực phẩm chế biến sẵn không chỉ có muối mà còn có các thành phần tinh chế lớn từ các loại đường và các loại tinh bột khác nhau.
Các cuộc thử nghiệm lâm sàng liên quan đến đường đã cho ra bằng chứng thuyết phục rằng "đường đóng vai trò chính trong sự phát triển của bệnh tăng huyết áp". Cụ thể, đường có hai dạng cơ bản nhất là glucose và fructose.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại đường này là:
- Glucose: Cơ thể có thể tự sản xuất ra glucose. Nó là một phân tử vô cùng quan trọng khi mọi tế bào trong cơ thể đều có thể sử dụng glucose và chuyển hóa chúng thành năng lượng. Glucose có mặt ở hầu hết các đồ ăn thức uống mà chúng ta vẫn thường bổ sung hàng ngày như: bánh mì và tinh bột nói chung, trái cây và rau củ, các sản phẩm từ sữa,...
- Fructose: Cơ thể không sản xuất fructose, cũng không tiêu thụ nó. Trong khi mọi tế bào đề có thể sử dụng glucose thì đối với fructose, chỉ có gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa phân tử này. Fructose là chất làm ngọt phổ biến nhất trong các thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là nước ngọt, nước có ga,...
Do đó, nếu chúng ta ăn quá nhiều các chế phẩm có nhiều fructose, gan sẽ phải làm việc quá tải và chuyển hóa chúng thành chất béo. Đây là nguyên nhân chính gây béo phì, tiểu đường tuýp 2, tim mạch và thậm chí là cả ung thư.
Đường ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Trong lối sống hiện đại và bận rộn như ngày nay, thói quen ăn uống các chế phẩm nhanh ngày càng phổ biến. Điều này khiến cho mức tiêu thụ đường bình quân đầu người cao gấp 2 đến 8 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đặc biệt, khi xét đến đối tượng là thanh thiếu niên, mức tiêu thụ đường này có thể cao gấp từ 6 đến 16 lần.
Ăn nhiều đường sẽ làm tăng huyết áp tâm thu thêm 6,9 mmHg và tăng huyết áp tâm trương lên 5,6 mmHg. Không chỉ vậy, thực phẩm chứa đường cũng chứa nhiều calo. Theo nghiên cứu, những người tiêu thị nhiều calo (từ 25% trở lên) sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần người bình thường.
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều fructose còn làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong máu,... Tất cả những điều này đều có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, ăn đường - bao gồm cả fructose từ thực phẩm tự nhiên như trái cây thì không gây hại, ngược lại còn rất có lợi cho cơ thể.
2. Người tăng huyết áp kiêng ăn gì?

Ngoài đồ ngọt, bệnh nhân tăng huyết áp còn phải kiêng một số thực phẩm dưới đây:
- Các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng như đồ ăn nhanh, đồ ăn đống hộp, các loại bánh ngọt, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,... Tất cả chúng đều chứa nhiều chất béo bão hòa - là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
- Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt dê), nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà,... Nhóm thực phẩm này chứa nhiều cholesterol sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, cản trở máu lưu thông, từ đó làm tăng huyết áp. Không những thế, quá trình tiêu hóa những thực phẩm này trong cơ thể cón sinh ra nhiều độc tố khiến huyết áp không ổn định.
- Hạn chế ăn muối, kiêng thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn đóng hộp, các loại cà muối, dưa muối,...
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng
- Tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,...
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên. Việc tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe tim mạch, giải tỏa căng thẳng. Tất cả những điều này góp phần giúp bạn kiểm soát huyết áp một cách ổn định.
Chuyên gia khuyến khích người bệnh nên luyện tập 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 buổi mỗi tuần. Người bệnh có thể lựa chọn bài tập tùy thích, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,...
Ngoài ra, một số bài tập về hơi thở như yoga, thiền có tác dụng giảm stress hiệu quả, từ đó giúp người bệnh kiểm soát được huyết áp của mình.
☛ Chi tiết tham khảo thêm: Người bị huyết áp cao cần kiêng gì?
3. Ổn định huyết áp nhờ giảo cổ lam Tuệ Linh
Để đẩy nhanh quá trình điều trị, ngoài lưu ý về chế độ ăn uống và luyện tập, người bệnh có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm tự nhiên giúp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp. Một loại trà rất nổi tiếng hiện nây được nhiều chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng phải kể đến là Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Sở dĩ được nhiều chuyên gia tin tưởng sử dụng là bởi vì giảo cổ lam có nguồn gốc 100% từ tự nhiên, đồng thời loại thảo được này rất nổi tiếng với công dụng hỗ trợ hạ và ổn định chỉ số huyết áp.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo Cổ Lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric. Hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức ổn định an toàn.
Ngoài ra, lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Tất cả những điều trên cho thấy giảo cổ lam rất hiệu quả cho bệnh nhân cao huyết áp. Với mức độ lành tính cao, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dài hạn theo xuyên suốt cả một quá trình điều trị huyết áp cao mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào.

Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng online TẠI ĐÂY
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
Kết luận: Như vậy, ăn ngọt có thể làm tăng huyết áp. Do đó, các món ăn chứa nhiều đường được xếp vào nhóm thực phẩm cần kiêng đối với bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần tích cực rèn luyện thể dục để tăng cường tim mạch, giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp cụ thể.
Huyết áp cao 180 có nguy hiểm không?
Bố tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi. Bị cao huyết áp và đã uống thuốc điều trị 3 năm nay. Tuy nhiên, 2 tuần gần đây, huyết áp của bố thường xuyên lên cao, cụ thể có hôm lên đến 180 mmHg. Bố tôi có biểu hiện đau đầu, hay đau thắt ngực, cơ thể mệt mỏi. Xin hỏi chuyên gia huyết áp cao 180 có nguy hiểm không và làm cách nào để kiểm soát tình trạng này?
Duy Minh – Hà Nội
1. Huyết áp 180 mmHg là cao huyết áp độ mấy?

- Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80 – 84 mmHg.
- Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.
2. Huyết áp 180 mmHg có nguy hiểm không?

3. Huyết áp trên 180mmHg cần làm gì?
Với những biến chứng nguy hiểm của huyết áp trên 180 mmHg đã liệt kê trên, tốt nhất người bệnh nên tiến hành sơ cứu càng nhanh càng tốt. Cụ thể lúc này cần làm những gì? Ban đầu khi huyết áp mới tăng cao lên 180 mmHg và chưa có dấu hiệu tổn thương cơ quan khác thì người bệnh nên đợi 5 phút, sau đó đo lại, nếu huyết áp vẫn lên tới 180 mmHg thì cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu huyết áp tăng cao 180mmHg nhưng xuất hiện thêm các dấu hiệu tổn thương như đau tức ngực, khóc thở,... thì đây được gọi là tăng huyết áp cấp cứu. Trường hợp này, người bệnh cần gọi cấp cứu ngay để được chẩn đoán và hạ huyết áp lập tức. Ngoài ra, trong thời gian chờ tới viện, người bệnh cũng cần liên tục theo dõi huyết áp và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tổn thương cơ quan đích, đe dọa đến tính mạng. Ông cha ta có câu "phòng bệnh còn hơn chữa bệnh". Do đó, thay vì đến khi huyết áp tăng lên 180 mmHg mới điều trị thì người bệnh nên kiểm soát tình trạng huyết áp của mình ngay từ đầu bằng các phương pháp đơn giản sau:Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

- Thuốc lợi tiểu thiazid
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chẹn beta giao cảm
- Thuốc chẹn kênh alpha
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Một chế độ ăn cho người huyết áp cao cần bao gồm:- Hạn chế sử dụng chất béo không lành mạnh từ mỡ động vật, thay vào đó nên sử dụng bằng dầu thực vật hoặc các loại chất béo tốt có trong cá, bơ đậu phộng, các loại hạt,...
- Giảm lượng muối tiêu thụ bằng cách hạn chế ăn đồ đóng hộp, thay vào đó nên nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối nạp vào.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê.
Thường xuyên luyện tập thể dục
Hoạt động thể dục luôn đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho tất cả mọi người và bệnh nhân huyết áp cao cũng không ngoại lệ. Cụ thể, tập thể dục không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe tim mạch. Tất cả những điều này góp phần ổn định huyết áp hiệu quả. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn các hoạt động phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội. Hoạt động ít nhất 30 phút mỗi ngày mà duy trì 5 buổi/tuần có thể giúp người cao huyết áp giảm từ 5-8 mmHg.Duy trì cân nặng ở mức phù hợp

Quản lý căng thẳng
- Thường xuyên căng thẳng có thể khiến huyết áp cao, do tâm trạng căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tiết ra adrenalin làm tăng huyết áp. Vì vậy, quản lý căng thẳng cũng là một biện pháp giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả.
- Một thái độ sống tích sự và tinh thần thư thái luôn là điều cần thiết để giữ cho tâm trạng không bị căng thẳng. Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp có thể lựa chọn cách giảm căng thẳng bằng việc thư giãn, nghỉ ngơi, nghe nhạc, xem phim,…
- Ngủ đúng và đủ giấc, tránh làm việc quá sức là cách đơn giản có thể giúp người bệnh quản lý được căng thẳng.
Đo huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp thường xuyên giúp bệnh nhân kiểm soát được chỉ số huyết áp, từ đó chủ động đối phó khi huyết áp tăng cao đồng thời cũng ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh có thể lựa chọn tự theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. ☛ Tham khảo: Cách đo huyết áp đúng chuẩn4. Giảo cổ Lam Tuệ Linh - hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp!

Tiểu đường uống trà được không?
Chuyên gia cho tôi hỏi: Tiểu đường uống trà được không? Nếu được thì chuyên gia có thể gợi ý cho tôi một số loại trà tốt cho người tiểu đường không ạ? Cảm ơn chuyên gia, mong sớm nhận được phản hồi ạ.
Trà là một loại thức uống từ thảo mộc quen thuộc trong văn hóa của Việt Nam. Có rất nhiều người yêu thích thức uống dân giã này vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.
1. Tiểu đường có uống được trà không?
Không chỉ là thức uống đặc trưng của văn hóa Việt Nam, trà thảo mộc còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, hầu hết mọi người đều ưa thích và sử dụng được thức uống này. Vậy trong các đối tượng uống được trà có bao gồm cả người mắc bệnh tiểu đường không?
Theo Health Line (trang web của Mỹ cung cấp thông tin về y tế), một nghiên cứu trên 1133 người cho thấy uống trà làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và huyết sắc tố A1c - đây là một dấu hiệu cho thấy việc kiểm soát lượng đường trong máu dài dạn.
Ngoài ra, một số trà có chứa hợp chất epigallocatechin gallate có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh insulin và giúp các tế bào tăng độ nhạy insulin. Nhờ đó, cải thiện quá trình trao đổi glucose trong cơ thể để hấp thụ vào các tế bào xương nhanh hơn, hạn chế sự dư thừa đường trong máu.
Hơn thế nữa, trà thảo mộc không chứa đường giúp cơ thể bổ sung nước. Nước cần thiết cho mọi quá trình của cơ thể, bao gồm cả điều hòa lượng đường trong máu.
Với những tác dụng mà trà đem lại đối với bệnh tiểu đường, các chuyên gia khuyên người bệnh nên uống trà thường xuyên. Không chỉ tốt cho bệnh tiểu đường, trà thảo mộc còn đặc biệt tốt cho bệnh tim mạch nói chung và nổi tiếng trong việc giảm cân giữ dáng cho chị em phụ nữ.
2. Một số loại trà tốt cho người tiểu đường
Có nhiều loại trà thảo mộc để bạn lựa chọn, một số trong đó đặc biệt tốt cho người tiểu đường với các công dụng như kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm và tăng cường độ nhạy cảm của insulin.
Cùng chúng tôi tìm hiểu 5 loại trà tốt nhất cho người tiểu đường bao gồm:
Trà xanh
Trà xanh được sử dụng phổ biến nhất vì mang lại nhiều công dụng cho cơ thể. Đây cũng là loại trà được nhiều chuyên gia đánh giá cao, là loại trà tốt cho người tiểu đường.
Trong trà xanh có chứa EGCG có tác dụng làm tăng sự hấp thụ glucose vào tế bào cơ, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 khoảng 33% so với những người còn lại.
Ngoài ra, chất oxy hóa và polyphenol có trong trà xanh còn giúp giảm cân rất tốt. Do vậy, trà xanh là thức uống lý tưởng cho người thừa cân béo phì. Có thể bạn chưa biết, điều này cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 ít nhất sáu lần.
Trà đen
Tương tự như trà xanh, trà đen cũng là một loại trà thảo mộc được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường. Trong trà đen có chứa các hợp chất thực vật mạnh mẽ như theaflavin và thearubigin với đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và hạ đường huyết hiệu quả.
Trà đen hoạt động trong cơ thể bằng cách bảo các tế bào tiết insulin của tuyến tụy, từ đó giúp insulin được tiết ra đúng cách. Ngoài ra, uống trà đen còn cản trở sự hấp thụ tinh bột, điều này cũng đóng góp một phần vào việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Các nghiên cứu chỉ ra, người bị tiền tiểu đường, uống trà đen đã giảm đáng kể lượng đường trong máu. Còn đối với bệnh nhân tiểu đường, mỗi ngày uống 3-4 ly trà đen sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được xem là một loại thảo dược vàng của thiên nhiên, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó bao gồm cả thúc đẩy điều chỉnh lượng đường trong máu.
Không chỉ có khả năng tối ưu hóa kiểm soát 4741 các chất chống oxy hóa có trong hoa cúc còn giúp bảo vệ chống lại stress, mệt mỏi, hỗ trợ kháng viêm, ngăn chặn nhiễm trùng và sự mất cân bằng chuyển hóa, từ đó ngăn ngừa tiểu đường biến chứng.
Những nghiên cứu cụ thể trong thời gian gần đây cho thấy, người bệnh tiểu đường uống khoảng 3 gram trà hoa cúc, 3 lần/ ngày, sau 8 tuần sẽ giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đường.
Trà tim sen
Trong tim sen có hợp chất polysaccharide, giúp kiểm soát việc cơ thể hấp thụ glucose. Hơn nữa, tim sen còn có thể giúp cơ thể tái tạo hormone insulin, làm hạn chế sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat đồng thời điều hòa lượng lipid trong máu ở mức thích hợp nhất. Do đó, trà tim sen được đánh giá là một trong những loại trà tốt cho người tiểu đường. Bạn có thể uống trà tim sen vào các buổi sáng, trưa, tối, mỗi lần pha khoảng 12g.
Trà giảo cổ lam

Giảo cổ lam có tác dụng trực tiếp trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bởi trong thành phần có chứa phanoside - làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
Một nghiên cứu vào năm 2011 được thực hiện bởi Hội Đái tháo đường Thụy Điển với Bộ môn dược lý trường ĐH Y Hà Nội đã chứng minh được tác dụng của giảo cổ lam đối với bệnh nhân tiểu đường. Thử nghiệm được thực hiện trên các bệnh nhân mắc tiểu đường type 2, chỉ số đường huyết đều rất cao, từ 9-14 mmol/l. Sau 12 tuần cho các bệnh nhân sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày thì thu được kết quả đáng ngạc nhiên khi đường huyết giảm xuống 3 mmol/l.
Kế thừa những công trình nghiên cứu khoa học về giảo cổ lam, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời sản phẩm Trà giảo cổ lam Tuệ Linh với tác dụng giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra sản phẩm còn giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch…
Sản phẩm hiện đã được phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể tham khảo danh sách nhà thuốc bán sản phẩm “TẠI ĐÂY”.
3. Một số lưu ý khi người tiểu đường uống trà
Mặc dù nhiều loại trà tốt cho người tiểu đường, tuy nhiên người bệnh vẫn cần lưu ý một vài điều sau:
- Hạn chế uống trà vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
- Kết hợp việc uống trà thảo mộc với một chế độ ăn uống khoa học và lối sống sinh hoạt lành mạnh để đem lại hiệu quả lâu dài.
- Người bệnh tiểu đường khi uống trà không nên cho thêm đường hoặc mật ong vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên.
- Nếu muốn tăng thêm hương vị, thay vì dùng đường hãy thử dùng chanh và quế.
- Trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ để uống sao cho hợp lý nhất.
Kết luận: Hy vọng bài viết trên đã giúp người bệnh trả lời được câu hỏi "Tiểu đường uống trà được không?". Mong rằng qua bài viết, người đọc có thể chọn được loại trà phù hợp, góp phần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Huyết áp cao có nên uống thuốc giảm cân?
Chào chuyên gia, tôi bị huyết áp cao và béo phì. Tôi đã từng ăn kiêng để giảm cân nhưng thất bại. Một người bạn cũng gặp tình trạng như tôi nhưng đã giảm câm thành công nhờ uống thuốc giảm cân. Tôi rất băn khoăn nên muốn chuyên gia cho lời khuyên “huyết áp cao có nên uống thuốc giảm cân?”. Mong chuyên gia sớm trả lời tôi.
1. Mối liên hệ giữa béo phì và cao huyết áp

2. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm cân

- Nhóm thuốc gây chán ăn: Thành phần của nhóm thuốc này đều chứa amphetamin hoặc các dẫn chất tương tự, tác động lên hệ thần kinh trung ương khiến người sử dụng mất cảm giác đói, ăn không ngon, ngoài ra còn gây mất ngủ, mệt mỏi, choáng váng, tụt huyết áp, từ đó dẫn đến giảm cân. Thuốc này nếu lạm dụng có thể gây nghiện. Trong quá trình sử dụng, có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt người bị bệnh tim, cao huyết áp, tăng nhãn áp sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy tim, mù mắt,...
- Nhóm thuốc làm đầy ống tiêu hóa bằng chất độn: Nhóm thuốc này làm trương nở, đầy bụng khiến bạn không có cảm giác đói, từ đó giảm khẩu phần ăn. Với cơ chế tác động này, thuốc cũng gây ra những tác dụng phụ như trướng bụng, đầy hơi. Những người bị kết tràng hay hẹp đường tiêu hóa có thể bị tắc ruột khi sử dụng thuốc này.
- Nhóm thuốc tăng cường chuyển hóa chất béo trong cơ thể: Loại thuốc này chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có khả năng làm gia tăng chuyển hóa chất béo bên trong các tế bào, từ đó giảm đi lượng mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có phù hợp với người béo phì do thiếu thyroxin (người bị suy giáp trạng). Việc sử dụng bừa bãi sẽ gây nguy hại cho tim, làm ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ…
- Nhóm thuốc lợi tiểu, thuốc xổ, nhuận tràng: Gây tiểu nhiều, tiêu chảy, mất nước. Thuốc này tác động dựa trên cơ chế khiến cơ thể mất nước dẫn đến giảm cân. Điều này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Nếu cơ thể mất 20% tổng lượng nước có thể dẫn đến tử vong.
3. Người cao huyết áp có nên uống thuốc giảm cân không?
Về nguyên tắc muốn giảm cân, chúng ta phải cắt năng lượng qua đường ăn uống hoặc tiêu hao chúng qua đường luyện tập. Tuy nhiên, đối với người cao huyết áp, việc nhịn ăn có thể khiến cơ thể thiếu dưỡng chất, trong khi đó việc tập luyện quá sức có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Do đó, nhiều người đặt ra câu hỏi cao huyết áp có nên uống thuốc giảm cân? Đứng trước những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc giảm cân thì đây là phương pháp giảm cân mà không phải ai cũng có thể áp dụng. Trừ trường hợp béo phì do bệnh (rối loạn chuyển hóa, nội tiết,..) thì bệnh nhân mới cần đến sự giúp đỡ của thuốc giảm cân nhưng dưới sự theo kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ. Các trường hợp còn lại, bác sĩ luôn khuyến khích phương pháp giảm cân lành mạnh bằng cách kết hợp ăn uống khoa học cùng luyện tập thể dục nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, thuốc giảm cân chống chỉ định với những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tăng nhãn áp. Vì cơ chế của thuốc giảm cân là làm tăng nhanh, thúc đẩy quá trình trao đổi chất để đốt cháy lượng mỡ thừa tích tụ. Điều này khiến cho hệ thống huyết áp và tim mạch hoạt động nhanh hơn so với mức bình thường. Hệ lụy là làm huyết áp tăng cao.4. Các biện pháp giảm cân an toàn cho bệnh nhân cao huyết áp

Chọn thực phẩm ít calo và chất béo xấu
Việc lựa chọn thực phẩm ít calo là chính là cắt giảm lượng calo nạp vào. Các loại thực phẩm cần tránh cho người béo phì bao gồm: mỡ động vật, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, bánh ngọt và nước uống có ga. ☛ Xem đầy đủ: Người cao huyết áp nên ăn gì?Cắt giảm đường và tinh bột
Khi bạn cắt giảm lượng đường và tinh bột, thay vì cơ thể lấy năng lượng từ chất đường và tinh bột vừa nạp vào thì chúng sẽ lấy năng lượng từ các mô mỡ. Cơ chế này giúp bạn giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, chế độ ăn này còn giúp giảm đường huyết, giảm triglyceride và cholesterol xấu, từ đó giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng cao huyết áp.Bữa ăn giàu chất đạm, chất béo và rau củ
Một bữa ăn giàu protein, chất béo, rau củ vừa cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng, vừa hạn chế lượng đường và tinh bột nạp vào hàng ngày. Cụ thể:- Protein giúp tăng cường trao đổi chất, đồng thời khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn. Chế độ ăn nhiều protein cũng giúp bạn no lâu hơn, từ đó làm giảm cảm giác thèm ăn. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt bò, ức gà, cá hồi, tôm, trứng.
- Rau xanh giàu chất xơ và vitamin, chứa ít calo nhưng lại giúp no lâu hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân. Các loại rau xanh bác sĩ khuyến khích nên ăn cho người béo phì bao gồm: bông cải xanh/trắng, cải bó xôi, bắp cải, dưa chuột,...
- Chất béo không phải là nguyên nhân gây béo phì, dư thừa năng lượng mới là nguyên nhân khiến bạn béo phì. Chất béo còn là chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Do đó, hãy lựa chọn các loại chất béo tốt có trong mỡ cá, dầu olive, quả bơ, dầu dừa.
Tập thể dục
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên kết hợp thêm luyện tập thể dục để giúp nâng cao sức khỏe, đồng thời đẩy nhanh quá trình giảm cân hơn. Tuy nhiên đối với người béo phì kèm theo cao huyết áp cần lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Một số bài tập phì hợp với tình trạng cao huyết áp nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm cân mà bạn có thể tham khảo bao gồm: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,.. Hãy chăm chỉ luyện tập 30-45 phút/ ngày và đều đặn 3-5 buổi/ tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.Giảo cổ lam Tuệ Linh
Trà giảo cổ lam Tuệ Linh được biết đến với công dụng cải thiện tình trạng tiểu đường, cao huyết áp đồng thời giúp giảm cân an toàn hiệu quả. Hai hoạt chất chính có cấu trúc saponin trong Giảo cổ lam là damulin A và damulin B có tác dụng hoạt hóa AMPK – một men có vai trò quan trọng quá trình điều hoà chuyển hoá năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hoá chất béo và tăng cường chuyển hoá đường, đạm, mỡ trong cơ thể, giúp cải thiện tình trạng béo phì.
Đường huyết mao mạch cao hơn đường huyết tĩnh mạch có ý nghĩa gì?
Chào chuyên gia, tôi mới được đo tiểu tường thì thấy đường huyết mao mạch cao hơn đường huyết tĩnh mạch. Chuyên gia cho tôi hỏi điều này có nghĩa là gì và cách khắc phục như thế nào ạ?
1. Đường huyết mao mạch, tĩnh mạch là gì?

2. Cách đo đường huyết mạo mạch, tĩnh mạch
Bạn có thể phát hiện bệnh tiểu đường thông qua việc đo đường huyết mao mạch và tĩnh mạch. Trong đó, nếu như xét nghiệm đường huyết mao mạch dễ thực hiện thì ngược lại, xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Cụ thể:- Đo đường huyết mao mạch: Chỉ cần lấy máu ở đầu 1 trong 4 ngón tay (trừ ngón cái), sau đó thực hiện đo bằng máy đo đường huyết điện tử. Do kỹ thuật đơn giản, người bệnh có thể tự đo tại nhà
- Đo đường huyết tĩnh mạch: Đường huyết tĩnh mạch lấy máu đo tại ven, thường là ở tay. Việc này đòi hỏi kỹ thuật nhất định nên người bệnh cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tuy tín để được thực hiện bởi người có chuyên môn.
3. Đường huyết mao mạch cao hơn đường huyết tĩnh mạch có nghĩa là gì?

4. Cách khắc phục như thế nào?

- Ăn uống khoa học: Tránh thực phẩm có hàm lượng đường cao, không ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị. Thay vào đó bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn. (➤ Chi tiết: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?)
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp cơ thể tiêu tốn năng lượng, từ đó tăng sự nhạy cảm với hormone insulin, góp phần làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, luyện tập thể dục cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Lựa chọn các bài tập phù hợp để duy trì vận động mỗi ngày 30-45 phút và tối thiểu 5 buổi/ tuần giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Điều mà người bệnh cần làm là sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua về hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có dự đồng ý của bác sĩ.
- Kết hợp uống trà giảo cổ lam mỗi ngày: Nhờ các hoạt chất Phanoside có trong thành phần, giảo cổ lam giúp kích thích khả năng tạo insulin, từ đó ổn định đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường hiệu quả. Tác dụng này đã được chứng mình trong một nghiên cứu lâm sàng vào năm 2011 trên các bệnh nhân tiểu đường type 2. Sau khi sử dụng trà giảo cổ lam với liều 6g/ngày, thì đường huyết từ 9-14 mmol/l, giảm xuống 3 mmol/l so với nhóm không dùng.

- 1
- 2
- 3
- …
- 6
- Next Page »