Huyết áp lên cao làm thế nào để giảm nhanh chóng hiệu quả hạn chế biến chứng nguy hiểm là điều mà những người bị bệnh cao huyết áp rất quan tâm. Giaocolam.vn xin giới thiệu đến bạn đọc mẹo giảm huyết áp nhanh chóng tại nhà ở nội dung bài viết này!
Mục lục
- Khi nào được gọi là cao huyết áp?
- Nguyên nhân gây ra cao huyết áp
- 15 cách giảm cao huyết áp tại nhà hiệu quả
- 1. Massage tai và cổ
- 2. Thở Bhramari pranayama
- 3. Tập thở bằng mũi trái
- 4. Nghe nhạc cổ điển
- 5. Uống một ly nước
- 6. Thư giãn trong tư thế Savasana
- 7. Ngâm chân trong nước nóng
- 8. Ăn thực phẩm giàu canxi
- 9. Bổ sung thực phẩm giàu magie
- 10. Ăn nhiều quả mọng
- 11. Hạn chế tiêu thụ muối
- 12. Ăn thực phẩm giàu kali
- 13. Ăn sô-cô-la hoặc ca cao
- 14. Hạn chế đồ uống có cồn
- 15. Trà giảo cổ lam hạ huyết áp
Khi nào được gọi là cao huyết áp?
Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
- Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
- Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 – 139 mmHg và tâm trương từ 80 – 89mmHg.
Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Huyết áp cao- triệu chứng, cách điều trị
Nguyên nhân gây ra cao huyết áp
Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn( tăng huyết áp nguyên phát). Loại này thường là do di truyền và phổ biến hơn ở nam giới.
Bên cạnh đó, có khoảng 5-10% các trường hợp tăng huyết áp là hệ quả của một số bệnh lý- đây được gọi làtăng huyết áp thứ phát. Nguyên nhân tăng huyết áp trong trường hợp này có thể do:
- Tuổi tác càng lớn, nguy cơ bị tăng huyết áp càng cao.
- Cân nặng: những người béo phì thường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn người bình thường.
- Ăn mặn gây tăng huyết áp bởi muối làm tăng hấp thu nước vào máu.
- Chế độ ăn giàu chất béo, nhất là chất béo bão hòa.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình của bạn có người mắc bệnh cao huyết áp thì bạn có nguy cơ bị huyết áp cao.
- Chủng tộc: Một số nhóm dân tộc được nghiên cứu là có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn, ví dụ như người Mỹ gốc Phi.
- Giới tính: Đàn ông sau 45 tuổi có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ bị huyết áp cao sau giai đoạn mãn kinh.
- Lười vận động, hoàn toàn không tập luyện thể dục.
- Uống nhiều bia, rượu.
- Mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch…
- Bệnh thận cấp tính hoặc mạn tính, hẹp động mạch thân, uy tủy thượng thận.
- Hội chứng Cushin.
- Hội chứng Conn – cường Aldosteron tiên phát.
- Căng thẳng tâm lý.
- Huyết áp cao do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc cảm, kháng viêm Non-steroid, corticoid.
- Nhiễm độc thai nghén.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân gây huyết áp cao và các yếu tố nguy cơ
15 cách giảm cao huyết áp tại nhà hiệu quả
1. Massage tai và cổ
Bạn có thể hạ huyết áp nhanh chóng nhờ vào 3 điểm đặc biệt trên đầu và cổ của mình:
- Tìm điểm đầu tiên sau dái tai của bạn và vẽ một đường thẳng tưởng tượng xuống phía dưới đến trung tâm của xương đòn nơi bạn sẽ tìm thấy điểm thứ hai. Sử dụng ngón tay của bạn, nhẹ nhàng xoa bóp cổ của bạn với các động tác mềm lên xuống dòng này. Lặp lại 10 lần ở hai bên cổ của bạn.
- Điểm thứ ba nằm trên khuôn mặt của bạn ở độ cao dái tai khoảng 0,5cm so với tai của bạn. Massage nó ở mỗi bên bằng ngón tay của bạn trong khoảng một phút theo chuyển động tròn ngược chiều kim đồng hồ.
- Xoa bóp những khu vực này sẽ làm giảm căng thẳng trong cơ cổ của bạn và khôi phục lưu lượng máu thích hợp đến não của bạn. Cách này sẽ giúp bạn hạ huyết áp nhanh chóng.
2. Thở Bhramari pranayama
Trong yoga, có phương pháp thở Bhramari pranayama, còn được ví như thở tiếng ong rít lên. Cách thở này có thể giúp bạn ngay lập tức thư giãn đầu óc và thoát khỏi những cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu, làm hạ huyết áp nhanh chóng ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Ngồi xuống sàn trong tư thế thoải mái, lưng thẳng.
- Đặt ngón tay trỏ của bạn vào sụn của cả hai tai.
- Hít một hơi thật sâu.
- Khi bạn thở ra, tạo ra một tiếng vo ve, giống như một con ong, cùng lúc gây áp lực nhẹ lên sun tai của bạn.
- Lặp lại bài tập này 7-10 lần.
3. Tập thở bằng mũi trái
Thở bằng mũi trái sâu sẽ giúp bạn hạ huyết áp nhanh chóng bằng cách thư giãn mạch máu và giảm hormone gây căng thẳng.
Cách thực hiện:
- Ngồi trên sàn hoặc trên ghế ở tư thế thoải mái, lưng thẳng.
- Đặt bàn tay trái của bạn trên bụng của bạn.
- Bịt mũi phải bằng ngón tay cái của bạn.
- Hít một hơi thật sâu qua lỗ mũi trái của bạn, giữ trong vài giây, sau đó thở ra.
- Hít thở chậm và sâu chỉ qua lỗ mũi trái trong khoảng 3-5 phút.
4. Nghe nhạc cổ điển
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Nghe nhạc êm dịu như cổ điển, Celtic có thể giúp hạ huyết áp cao nhanh chóng tại nhà, đặc biệt hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp nó với các bài tập thở hoặc thiền. Cơ chế làm giảm huyết áp được chỉ ra là loại nhạc này tạo ra một tác dụng làm dịu cơ thể bạn và làm giảm hormone cortisol gây căng thẳng.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra âm nhạc có thể giúp hạ huyết áp cao của bạn thường là những bản nhạc không lời, có ít sự thay đổi về âm lượng hay nhịp điệu và có những phần lặp lại theo chu kỳ.
5. Uống một ly nước
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi bạn mất nước dẫn tới thể tích máu trong cơ thể giảm, sức cản ngoại biên tăng từ đó gây tăng huyết áp.
Để tránh tình trạng này, mỗi khi bạn bắt đầu cảm thấy các triệu chứng tăng huyết áp, hãy cố gắng uống 1- 2 ly nước lọc. Việc này sẽ giúp bạn khôi phục một lượng máu đầy đủ trong cơ thể và hạ huyết áp cao.
6. Thư giãn trong tư thế Savasana
Tư thế Savasana trong yoga có thể giúp bạn giảm nhịp tim và cải thiện chỉ số huyết áp ngay tức thì. Thực hiện động tác bằng cách nằm duỗi thẳng tay chân. Chỉ cần nằm ngửa, nhắm mắt lại và cố gắng thư giãn từng cơ bắp trên cơ thể. Nghỉ ngơi trong tư thế này trong khoảng 10-15 phút và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Bên cạnh giúp ổn định huyết áp, thực hiện tư thế này cũng sẽ giúp cân bằng hệ thống thần kinh của bạn .
7. Ngâm chân trong nước nóng
Ngâm chân trong nước nóng có thể giúp bạn giữ cho đầu và cổ thư giãn và ngăn máu lên não. Đổ nước nóng khoảng 70-80 độ vào một cái chậu hoặc xô lớn. Sau đó ngồi xuống ghế và đặt chân xuống nước trong vòng 10 – 15 phút. Thả lỏng cơ thể để thư giãn hoàn toàn. Máu từ đầu của bạn sẽ di chuyển về phía bàn chân của bạn và huyết áp của bạn sẽ dần trở lại bình thường.
Các bài tập tay cầm Isometric, hoặc co bóp và giải phóng cơ tay khi bạn bóp bóng căng thẳng, có thể giúp bạn cải thiện tính linh hoạt của các mạch máu và khả năng thư giãn của chúng . Thực hiện bài tập trong khoảng 12-15 phút 3 lần một tuần. Sau một tháng, mức huyết áp của bạn sẽ giảm 10%.
8. Ăn thực phẩm giàu canxi
Một số nghiên cứu chỉ ra việc hấp thụ canxi cũng có ích cho cải thiện huyết áp cao. Những người tăng huyết áp thường có hàm lượng canxi trong cơ thể rất thấp.
Một chế độ ăn uống giàu canxi có thể hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Đối với hầu hết người lớn, lượng canxi khuyến nghị là 1.000mg mỗi ngày. Đối với phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi, liều lượng sẽ tăng lên 1200 mg/ ngày.
Ngoài sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ rau cải, đậu lăng, cá mòi và đậu phụ.
9. Bổ sung thực phẩm giàu magie
Magiê là một khoáng chất quan trọng giúp các mạch máu thư giãn. Chúng có nhiều trong thực phẩm, song nhiều người vẫn không nạp đủ lượng cần thiết.
Một số nghiên cứu cho thấy hàm lượng magiê trong cơ thể quá ít có liên quan đến huyết áp cao. Tuy nhiên, giả thiết này vẫn cần nhiều bằng chứng thuyết phục hơn để có thể công bố rộng rãi. Tuy nhiên, áp dụng chế độ ăn giàu magiê cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và chỉ số huyết áp của bạn.
Bạn có thể kết hợp magiê vào chế độ ăn uống với rau, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, thịt gà và ngũ cốc.
10. Ăn nhiều quả mọng
Quả mọng là thực phẩm dễ ăn và dễ hấp thu dinh dưỡng. Quả mọng có chứa nhiều polyphenol, hợp chất thực vật tự nhiên tốt cho sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu nhỏ ở người trung niên khi họ ăn quả mọng trong 8 tuần cũng cho thấy sự thay đổi ích tích cực với huyết áp, sức khỏe tim cũng được cải thiện.
11. Hạn chế tiêu thụ muối
Ăn quá nhiều muối sẽ tạo áp lực cho cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, co mạch, tăng sức cản ngoại vi dẫn tới huyết áp tăng. Giảm bớt lượng muỗi trong thực đơn hàng ngày của bạn có thể cải thiện chỉ số huyết áp từ 5-6 mmHg.
Nếu bạn có chỉ số huyết áp cao, hãy hạn chế sử dụng muối khi nấu ăn bằng cách sử dụng những loại thảo mộc và gia vị khác để thay thế nó. Ngoài ra, thực phẩm tươi sống luôn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn thực phẩm đã qua chế biến.
12. Ăn thực phẩm giàu kali
Kali là một khoáng chất quan trọng với chức năng hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thụ natri, đồng thời giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch.
Để cân bằng lượng kali và natri trong chế độ ăn uống điều trị tăng huyết áp, hãy tập trung vào việc sử dụng thực phẩm tươi sạch nhiều hơn thay vì chú trọng vào thực phẩm đóng gói.
Bạn có thể giảm huyết áp bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu kali dưới đây:
- Rau xanh, cà chua, khoai tây, khoai lang, măng tây,…
- Trái cây: dưa lê, dưa hấu, chuối, bơ, cam, mơ,….
- Sữa ít béo, sữa chua
- Cá ngừ, cá bơn, cá tuyết, cá đá, cá hồi,…
- Các loại hạt và đậu: đậu ngự, đậu cúc, đậu nành, đậu lăng,…
☛ Tham khảo thêm tại: Thực đơn 1 tuần cho người bị huyết áp cao
13. Ăn sô-cô-la hoặc ca cao
Sô-cô-la nguyên chất, ca cao có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Thường xuyên tiêu thụ loại thực phẩm này đem lại rất nhiều lợi ích cho chức năng tim, cũng được coi là một cách giảm huyết áp cao đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Hàm lượng flavonoid tự nhiên có trong bột ca cao có tác dụng giúp mao mạch giãn nở, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cũng có nghiên cứu đã chỉ ra lượng flavonoid có trong ca cao giúp cải thiện huyết áp tỏng thời gian ngắn. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng bột ca cao nguyên chất hoặc ăn socola nguyên nhất để cải thiện huyết áp.
14. Hạn chế đồ uống có cồn
Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia khiến tăng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, ngăn cản hoạt động mạch máu và gây huyết áp cao. Ở nam giới, những người huyết áp cao chỉ cần uống khoảng 150- 300 ml rượu bia có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2-5 lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người kiêng bia rượu hoàn toàn.
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn. Bởi vậy, hãy hạn chế tiêu thụ chúng triệt để nhất.
☛ Tham khảo thêm tại: Người bị cao huyết áp nên uống gì để hạ nhanh?
15. Trà giảo cổ lam hạ huyết áp
Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp.
Ngoài ra, trà giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, …
Có thể dùng nước trà giảo cổ lam thay thế nước lọc và uống mỗi ngày. Thời điểm uống trà mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.
Sản phẩm Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian khách hàng có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. Khi mua, quý khách hàng nên chú ý nói rõ mua thương hiệu Tuệ Linh và nhớ kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.