Có thể bạn nghĩ cao huyết áp và tiểu đường là 2 căn bệnh riêng biệt, nhưng thực chất chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể, người bị cao huyết áp cũng sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường và ngược lại. Vậy mối liên hệ giữa cao huyết áp và tiểu đường là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Cao huyết áp là bệnh gì?
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đây là một trong những chỉ số quan trọng xác định sun sinh tồn của bạn. Có hai chỉ số huyết áp mà bạn cần quan tâm đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó:
- Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, chỉ áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp
- Huyết áp tâm trương(huyết áp tối thiểu): là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, chỉ áp lực của máu lên thành động mạch khi tim giãn ra.
Cao huyết áp xảy ra khi áp lực của máu lên thành động mạch vượt quá mức cho phép. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số huyết áp được xem là tốt nhất sẽ ở dưới mức 120/80 mmHg. Nhưng khi chỉ số này đạt mức 140/90 mmHg có nghĩa là bạn đã bị cao huyết áp. Cụ thể, chúng ta sẽ có 3 mức độ cao huyết áp như sau:
- Huyết áp cao độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
- Huyết áp cao độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
- Huyết áp cao độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
Cao huyết áp là một căn bệnh mãn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ người lớn tuổi đến trẻ em, thậm chí là phụ nữ mang thai. Cao huyết áp được biết đến là “một kẻ giết người thầm lặng” vì chúng biến biến ấm thầm, không có triệu chứng cụ thể nên rất khó phát hiện. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
2. Tiểu đường là bệnh gì?
Tiểu đường là bệnh lý về tình trạng rối loạn chuyển đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân chính gây ra tiểu đường là do tuyến tụy không tiết ra hoặc tiết ra ít insulin hay tế bào trong cơ thể đề kháng insulin, khiến glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng mà tích tụ lại trong máu. Lâu dần hình thành nên bệnh tiểu đường.
Tiểu đường được chia làm 2 loại, bao gồm:
- Tiểu đường type I (tiểu đường không insulin): Tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy không thể sản xuất ra insulin
- Tiểu đường type II (tiểu đường thiếu hụt insulin): Ngược lại so với tiểu đường tuýp I, ở tiểu đường tuýp II, insulin vẫn được tiết ra nhưng cơ thể lại có sự đề kháng insulin, dẫn đến việc sử dụng insulin kém hiệu quả.
- Một loại tiểu đường nữa là tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời kỳ phụ nữ mang thai nhưng sẽ biến mất sau khi sinh em bé.
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng, làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng về tim mạch, gây tổn thương đến các cơ quan khác trên cơ thể thư mắt, thận, thần kinh. Vậy làm thế nào để xác định được bạn có mắc tiểu đường hay không? Một bệnh nhân được xác định là tiểu đường khi có một trong các yếu tố dưới đây:
- Chỉ số đường huyết lúc đói : ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).
- Chỉ số đường huyết sau 2 giờ khi ăn: ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
- Chỉ số HbA1C: ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
- Chỉ số đường huyết ở thời điểm bất kỳ: ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
3. Mối liên hệ đặc biệt giữa cao huyết áp và tiểu đường
Thực tế, cao huyết áp và tiểu đường là 2 căn bệnh riêng biệt nhưng chúng lại có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, nếu bạn bị mắc 1 trong 2 căn bệnh này thì sẽ có xu hướng mắc bệnh còn lại. Ví dụ, người bị cao huyết áp sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường và ngược lại. Vậy cụ thể, mối liên hệ giữa chúng là như thế nào?
Tiểu đường gây huyết áp cao
Theo thống kê của Blood Pressure UK Anh quốc, số lượng bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 bị cao huyết áp chiếm 25%. Tỉ lệ này lên đến 80% ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, một nghiên cứu khác từ Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) chỉ ra rằng 60% bệnh nhân tiểu đường gặp phải tình trạng tăng huyết áp. Các chỉ số trên chứng minh rằng, tiểu đường khiến cho huyết áp tăng nhanh, thậm chí nguy cơ tử vong do gặp phải các biến chứng về tim mạch, đột quỵ ở người tiểu đường bị tăng huyết áp cao gấp đôi so với người tiểu đường có chỉ số huyết áp bình thường.
Vậy cơ chế nào khiến tiểu đường làm gây huyết áp cao?
- Người bệnh tiểu đường có đường huyết cao, kéo theo nước trong tế bào ra ngoài lòng mạch. Điều này làm tăng thể tích máu, gây áp lực lớn lên thành mạch. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới huyết áp cao.
- Ngoài ra, lượng đường huyết cao gây tổn thương lớp tế bào nội mạc trong lòng mạc, tạo điều kiện cho LDL-Cholesterol (mỡ xấu) bám vào, gây xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm tăng huyết áp và các biến chứng nguy hiểm về tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Người bệnh tiểu đường có đường huyết tăng cao làm giảm dưỡng chất Nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, khiến mạch máu bị tổn thương và thu hẹp lại. Tình trạng này kéo dài đây xơ vữa động mạch, từ đó dẫn đến tăng huyết áp áp ở người tiểu đường.
- Bệnh nhân tiểu đường thường gặp phải các biến chứng tại thận. Điều này khiến cho hormon renin được tiết ra nhiều hơn làm giảm khả năng lọc máu ở cầu thận. Tình trạng này khiến thể tích máu tăng cao và gây áp lực lớn hơn cho thành mạch. Từ đó làm tăng huyết áp.
☛ Đọc chi tiết hơn: Cơ chế bệnh tiểu đường gây tăng huyết áp!
Huyết áp cao gây ra tiểu đường
Theo nghiên cứu của trường đại học Oxford (Anh), có gần 4 triệu người mắc bệnh huyết áp cao kèm bệnh đái tháo đường. Con số này cao hơn 70% so với người có mức huyết áp bình thường. Ngoài ra, một nghiên cứu ở trường Whitehall (Anh) cũng cho thấy, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường có kèm bệnh huyết áp cao tăng gấp 2 lần so với bệnh nhân chỉ mắc đái tháo đường. Do đó người bệnh tiểu đường có kèm huyết áp cao luôn được ưu tiên trong việc điều trị làm giảm huyết áp.
Cơ chế khiến cho huyết áp cao gây ra tiểu đường là ở người cao huyết áp, máu lưu thông kém khiến cho thận không nhận được máu để thực hiện chức năng lọc máu. Điều này đồng nghĩa với lượng đường trong máu không được lọc ra ngoài qua đường nước tiểu mà bị tích tụ trong cơ thể gây tiểu đường. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị huyết áp cao, một số loại thuốc hạ huyết áp như thuốc lợi tiểu có kèm tác dụng phụ là làm tăng mức glucose trong máu – đây là tác nhân gây tiểu đường ở người bệnh cao huyết áp.
4. Sự nguy hiểm người bệnh mắc cả tiểu đường và cao huyết áp
Thông thường, chỉ cần mắc 1 trong 2 bệnh trên, người bệnh đã gặp phải rất nhiều khó khăn vì chúng đều là 2 căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy nếu bạn mắc cả tiểu đường và cao huyết áp cùng một lúc thì sẽ nguy hiểm như thế nào?
Tăng mạnh quá trình xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành động mạch bị tế cứng, thành mạch mất dần đi khả năng đàn hồi, lòng mạch thu nhỏ, hẹp đường kính trong của mạch máu dẫn đến việc mạch máu dễ bị tắc, vỡ.
Có 4 lý do gây ra bệnh xơ vữa động mạch: Tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì. 4 yếu tố tác động lẫn nhau gọi là “hội chứng chuyển hóa”. Trong đó, khi mắc tiểu đường và cao huyết áp cùng một lúc sẽ khiến quá trình xơ vữa xảy ra nhanh hơn. Xơ vữa động mạch nếu không điều trị kịp thời còn gây ra các biến chứng về tim mạch và não, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Các biến chứng về tim mạch
Như đã trình bày ở trên, tiểu đường và cao huyết áp xảy ra cùng một lúc sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Nếu xơ vữa diễn ra ở động mạch vành – là động mạch đưa máu đến nuôi tim, thì nguy cơ xảy ra biến chứng về tim là rất lớn. Điển hình là các căn bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Các chuyên gia cho biết, ở người mắc cả tiểu đường và cao huyết áp cùng một lúc thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao gấp 6 – 7 lần so với người bình thường.
Các bệnh về mạch máu não
Trường hợp xơ vữa xảy ra ở động mạch cảnh – là một nhánh lớn xuất phát từ động mạch chủ ngực, hướng lên chia nhánh nuôi dưỡng cho não bộ, thì người bệnh sẽ mắc các bệnh về mạch máu não. Do đó bệnh nhân bị tiểu đường và cao huyết áp có thể gặp phải tai biến mạch máu não, đột quỵ não, nhồi máu não. Sau các biến chứng này, bệnh nhân có thể để lại di chứng nghiêm trọng như liệt, tố loạn ý thức, méo miệng, thậm chí là tử vong.
Biểu hiện thường thấy ở các bệnh về mạch máu não bao gồm: giảm sút trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên đau đầu, chóng mặt,… Để điều trị sớm căn bệnh này, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Bác sĩ có thể yêu cầu một số các xét nghiệm như siêu âm mạch máu não, chụp CT hoặc lưu huyết não,… để xác định chính xác căn nguyên gây bệnh, đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp.
Bệnh lý về mạch máu ngoại biên
Mạch máu ngoại biên là hệ thống mạch đưa máu tới các chi. Khi mạch bị tổn thương do tiểu đường và tăng huyết áp, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như: đau nhức chân, tê rút khi đi bộ, hoại tử, lở loét đầu chi,… Một số trường hợp nghiêm trọng phải cắt bỏ chi do hoại tử để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
5. Biện pháp kiểm soát phù hợp cho cả huyết áp cao và tiểu đường
Tiểu đường và huyết áp cao là hai căn bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt là khi bệnh tiến triển nặng rất khó để chữa trị. Do đó thay vì chăm chăm vào việc làm thế nào để điều trị bệnh thì việc phòng ngừa và kiểm soát không cho bệnh tiến triển nặng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. May mắn thay, phương pháp kiểm soát cao huyết áp và tiểu đường có nhiều điểm tương đường và bổ trợ lẫn nhau. Cụ thể đó là những yếu tố liên quan đến thói quen trong lối sinh hoạt hàng ngày, bao gồm:
Ăn uống lành mạnh
Không chỉ riêng với người tiểu đường hay cao huyết áp, ngay cả người khỏe mạnh muốn bảo vệ và duy trì sức khỏe của mình đều cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo thay vào đó ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung acid béo omega 3,…
- Sử dụng thịt nạc trắng, thịt cá thay cho protein từ thịt lợn hay thịt bò.
- Hạn chế sử dụng gia vị trong các món ăn, đặc biệt là đường và muối.
- Thay thế tinh bột trắng từ cơm, bún, phở, miến, bánh mì trắng,… bằng các loại tinh bột hấp thụ chậm và có nhiều chất xơ hơn như gạo lứt, bánh mì ngũ cốc, các loại hạt.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Theo khuyến cáo của chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường và huyết áp cao nên chăm chỉ luyện tập thể dục. Thói quen vận động thường xuyên không chỉ giúp bạn rèn luyện sức khỏe mà còn giúp thành mạch dẻo dai hơn, từ đó làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Bên cạnh đó, tập thể dục tiêu hao nhiều năng lượng của cơ thể, điều này khiến cho lượng đường được chuyển hóa để sử dụng hoàn toàn, không bị dư thừa trong máu, giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập có cường độ từ nhẹ đến trung bình như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Tốt nhất nên luyện tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày và duy trì từ 4-5 buổi/ tuần. Kéo dài thời gian luyện tập từ 3 tháng trở lên để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì và thừa cân là một trong những bệnh lý rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường huyết và huyết áp. Do đó, bạn hãy kiểm soát chặt chẽ cân nặng của mình và duy trì nó ở mức tốt cho sức khỏe. Để làm được điều này, người bệnh cầm kết hợp giữa một chế độ ăn uống khoa học và lịch luyện tập hợp lý.
Bỏ thuốc lá
Chất nicotin có trong thuốc lá khiến nhịp tim đập nhanh gây ra cao huyết áp. Đây là lý do thúc đẩy hình thành những cơn đau tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, hút thuốc lá thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường tiến triển thành biến chứng tại mắt, thận và các chi. Do đó, hãy bỏ hút thuốc lá ngay từ hôm nay không chỉ để bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn là những người xung quanh bạn.
Sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh
Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, thì việc kết hợp sử dụng giảo cổ lam hàng ngày sẽ đem đến kết quả rất tốt trong cả việc phòng ngừa, kiểm soát và hỗ trợ điều trị tiểu đường cũng như cao huyết áp. Cụ thể:
- Với bệnh tiểu đường, các nhà khoa học cho biết trong giảo cổ lam có chứa hoạt chất phanosid có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin nên giúp ổn định đường huyết. (☛ Chi tiết tại bài: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả)
- Với huyết áp cao, uống trà giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức ổn định an toàn. (☛ Đọc chi tiết tại bài Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường)
Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên từ giảo cổ lam 5 lá, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn GMP-WHO, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm mà không lo gặp phải các tác dụng phụ. Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Kết luận: Tóm lại huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ và hậu quả nếu mắc 2 bệnh lý này cùng một lúc là vô cùng nguy hiểm. Vì vậy tốt nhất, nếu bạn mắc tiểu đường thì cần theo dõi thêm chỉ số huyết áp và ngược lại khi bị huyết áp cao cần lưu ý thêm chỉ số đường huyết. Điều này giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.