Nhiều bệnh nhân cao huyết áp quan tâm đến trị bệnh bằng thuốc nam nhờ các ưu điểm như an toàn, lành tính cao hơn. Vậy trị cao huyết áp bằng thuốc nam như thế nào? Hãy cùng Giaocolam.vn điểm lại 08 bài thuốc được biết đến nhiều nhất!
Mục lục
Trị cao huyết áp bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim cùng sự đáp ứng lưu lượng máu đó bên trong động mạch. Nếu như lượng máu bơm vào tim quá nhiều sẽ khiến cho động mạch bị thu hẹp lại, dẫn đến tình trạng cao huyết áp.
Huyết áp cao là khi:
- Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg.
- Chỉ số huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
☛ Tham khảo đầy đủ hơn qua bài: Bệnh cao huyết áp là gì?
Không phải tự nhiên mà dân gian lại lưu truyền những biện pháp trị cao huyết áp bằng thuốc nam bởi các cây thuốc nam có những ưu điểm như:
– Công dụng hạ huyết áp bền lâu: Đây chính là điểm khác biệt nổi bật so với các loại thuốc tây y điều trị cao huyết áp, bởi thuốc tây thường có tác dụng tạm thời và ngắn hạn. Sau thời gian kết thúc điều trị, người bệnh vẫn có nguy cơ bị cao huyết áp trở lại. Vì thế, khi kết hợp cả thuốc tây và thuốc nam sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng bệnh tốt hơn.
– Thuốc nam an toàn, ít gây tác dụng phụ: Đây là các vị thuốc từ thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, nếu kết hợp cùng thuốc tây điều trị cao huyết áp có thể giúp giảm thiểu những tác dụng phụ mà thuốc tây y gây ra.
– Không làm cho người bệnh bị nhờn thuốc: Khi điều trị cao huyết áp bằng thuốc tây thường gây ra tình trạng nhờn thuốc sau một thời gian dài sử dụng. Sau đó, người bệnh sẽ phải điều trị tăng liều. Điều này khiến họ phải đối mặt với nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ hơn. Thế nên, sử dụng phương pháp trị cao huyết áp bằng thuốc nam sẽ hoàn toàn không gây ra tình trạng nhờn thuốc, đồng thời hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh của thuốc tây.
Cây thuốc nam chữa cao huyết áp hiệu quả
Hiện nay, việc trị cao huyết áp bằng thuốc nam là phương pháp đơn giản và hiệu quả nên được rất nhiều bệnh nhân áp dụng. Dưới đây là những cây thuốc nam có tác dụng trị cao huyết áp mà mọi người có thể tham khảo thêm.
Hoa hòe – cải thiện cao huyết áp
Hoa Hòe có tên khoa học Sophora japonica L, đây là hoa được thu hái từ cây hòe (còn được gọi là Hòa Mễ, Hòe Hoa). Hoa Hòe là một loại thảo dược có tính hàn, vị đắng được rất nhiều người mua về để sử dụng. Bởi vì trong hoa Hòe có chứa khoảng 30% hoạt chất Rutin rất có lợi cho việc cải thiện và phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả.
Sau khi uống, hoạt chất này sẽ bị thủy và tạo thành quexitin, quexetola, glucose cùng ramnoza có tác dụng làm bền thành mạch, năng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, đứt vỡ mao mạch,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 20-30 gram hoa hòe khô.
- Cho vào ấm sau đó rót 200-300ml nước đun sôi vào.
- Sau 3-5 phút hoa hòe ngấm nước và chìm xuống là có thể dùng được.
Mạch ba góc – phòng ngừa huyết áp cao
Mạch ba góc còn được gọi là tam giác mạch, lúa mạch đen, kiều mạch. Đây là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, được trồng nhiều tỉnh miền bắc của nước ta.
Toàn cây đều chứa hoạt chất rutosid có tác dụng giống vitamin P giúp tăng độ bền và tăng độ thẩm thấu của mao mạch. Chủ yếu dùng để phòng ngừa các bệnh về mạch máu như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100 gram lá mạch ba góc tươi cùng 200 gram ngó sen.
- Cho vào ấm, thêm 1 ít nước và sắc trong khoảng 60 phút.
- Dùng nước này uống trong ngày.
- Áp dụng đều đặn để nâng cao hiệu quả.
Cây nhàu – chữa cao huyết áp
Cây nhàu (còn được gọi là Noni, Nhàu núi, Cây ngao, Nhàu rừng) có tên khoa học là Morinda citrifolia, được dân gian lưu truyền là vị thuốc quý trong việc điều trị bệnh. Tất cả các bộ phận của cây nhàu đều có dược tính rất mạnh và được sử dụng trong việc chữa bệnh cao huyết áp, tiểu đường, đau mỏi vai gáy,…
Theo Đông y, rễ nhàu có vị chát, tình bình, quy vào kinh thận, đại tràng có tác dụng trị đau nhức xương khớp, làm hạ huyết áp và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Hơn thế nữa khi phối cùng với các vị thuốc khác có thể chữa trị các chứng tăng huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 30 gram rễ nhàu khô. Hoa hòe 12 gram, sinh địa 12 gram.
- Thêm 1 lít nước vào sắc nhỏ lửa trong 40-60 phút cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Uống hết trong ngày.
- Áp dụng đều đặn từ 10-15 ngày.
- Sau khi thấy chỉ số huyết áp ổn định có thể giảm liều rễ nhàu xuống 6-8 gram hoặc 10-12 gram.
Cây ba gạc – giảm chỉ số huyết áp
Ba gạc (tên thường gọi: san to, ba gạc lá to, hơ rác, lạc tóc) có tên khoa học là Rauwolfia Vertilillata (Lour) Baill, thuộc họ Trúc Đào, thường mọc hoang ở các vùng rừng núi của Việt Nam như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai,…
Trong rễ và lá cây Ba gác chứa rất nhiều alcaloid như: Bauwolfia A, Reserpine, Ajmalin, Ajmalixin và secpentin. Trong đó, Reserpin được coi là Alcaloid đại biểu cho dược tính của Ba Gác. Hoạt chất này có tác dụng làm giảm chỉ số huyết áp và an thần. Nhưng tác dụng này xuất hiện chậm và không kéo dài.
Cơ chế làm hạ huyết áp của cây ba gạc là do làm giảm dần nguồn dự trữ chất dẫn truyền trung gian Noradrenalin trong các dây thần kinh giao cảm ngoại vi và làm cạn kiệt các hoạt chất serotonin và catecholamin ở não, tim và nhiều cơ quan khác, dẫn đến giảm huyết áp, tim đập chậm và ức chế hệ thần kinh trung ương.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10-15 gram rễ hoặc thân vỏ cây ba gạc.
- Đem sắc cùng 1 lít nước trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Dùng nước này uống trong ngày.
- Áp dụng đều đặn khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
- Lấy 10 – 15g rễ hoặc thân vỏ cây Ba gạc sắc với 1 lít nước. Dùng nước này để uống trong ngày. Sử dụng trong khoảng 1 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay để tiện sử dụng cây ba gạc được bào chế dưới dạng cao lỏng. Liều lượng trung bình là 30 giọt mỗi ngày, có thể tăng hoặc giảm tùy theo thể trạng bệnh. Thời gian áp dụng kéo dài 10-15 ngày, nghỉ 7 ngày sau đó lại tiếp tục sử dụng.
Quế – giảm nguy cơ tăng huyết áp đột ngột
Quế là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gian bếp của các gia đình Việt. Trong bữa ăn hàng ngày bạn có thể rắc thêm một chút bột quế không chỉ làm tăng thêm hương vị cho món ăn mà nó còn có tác dụng làm hạ áp lực máu, từ đó giúp hạ chỉ số huyết áp.
Hơn thế nữa, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trên nhóm động vật gặm nhấm cho thấy chiết xuất quế có tác dụng giảm các cơn tăng huyết áp đột ngột và huyết áp cao kéo dài.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 2 lát quế.
- Pha một ly trà nóng sau đó thêm 2 lát quế đã chuẩn bị vào.
- Thưởng thức trà khi còn nóng ấm.
- Mỗi ngày có thể áp dụng 1-2 lần để cải thiện tình trạng tăng huyết áp đột ngột.
Bạch đậu khấu – hạ huyết áp
Bạch đậu khấu là một loại gia vị thường được dùng trong việc chế biến các món ăn. Trong loại hạt này có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Do đó, thường xuyên bổ xung loại hạt này có thể làm giãn mạch máu, hạ huyết áp và lợi tiểu tốt.
Khi thực nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng hạ áp của Bạch đậu khấu bắt nguồn từ khả năng lợi tiểu và ngăn chặn tình trạng tích tụ nước trong cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2-6 gram bạch đậu khấu.
- Thêm vào 1 lít nước và sắc uống hàng ngày.
- Kiên trì áp dụng liên tục để hạ huyết áp an toàn, hiệu quả.
Cây xạ đen – ổn định huyết áp
Cây xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsi, là một loại cây thuốc nam mọc tự nhiên ở nhiều khu rừng của nước ta. Loài cây này được mọi người biết đến bởi tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả. Tuy nhiên nó còn có rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: cao huyết áp, giảm cholesterol, giảm xơ vữa động mạch, viêm gan, thanh nhiệt giải độc…
Sở dĩ có tác dụng như vậy là nhờ các hoạt chất Flavonoid có trong cây xạ đen, có tác dụng làm tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, từ đó hỗ trợ ổn định huyết áp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị từ 300-500 gram lá xạ đen.
- Đem sắc nhỏ lửa cùng 1,5 lít nước trong khoảng 30 phút.
- Chắt hết nước cốt, chia làm 2 phần, uống trong ngày.
- Phần bã còn lại để đến hôm sau tiếp tục cho nước vào sắc uống.
- Khi thấy nước nhạt màu thì thay lá xạ đen mới.
- Áp dụng đều đặn hàng ngày sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả.
Củ bình vôi – hạ huyết áp an thần
Trong dân gian của bình vôi còn được gọi là củ ngải tượng, củ trộn, củ tử nhiên, củ một,… Ngoài công dụng trị mất ngủ, củ bình vôi còn có tác dụng ổn định huyết áp hiệu quả. Bởi vì, trong củ bình vôi có chứa một lượng lớn rotundin hay còn được gọi với cái tên là rotunda có tác dụng an thần, dễ đi vào giấc ngủ, hạ huyết áp, điều hòa cho các bệnh nhân tim mạch,…
Cách thực hiện:
- Củ bình vôi đem cạo hết vỏ rồi rửa sạch.
- Thái lát nhỏ rồi đem phơi thật khô.
- Sau đó đem đi tán nhuyễn thành bột.
- bảo quản bột củ bình vôi trong lọ thủy tinh, đậy kín nắp, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp.
- Mỗi ngày lấy 3-6 gram bột củ bình vôi pha cùng 1 ly nước ấm và uống trực tiếp giúp giảm huyết áp.
Bài thuốc trị cao huyết áp cổ truyền
Ngoài thuốc nam, cũng có một số bài thuốc gia truyền trị cao huyết áp hiệu quả người bệnh có thể tham khảo.
Trong y học cổ truyền cao huyết áp còn được gọi là chứng huyễn vững. Khi các tạng phủ trong cơ thể bị mất cân bằng âm dương và can thận sẽ dẫn đến sự thay đổi áp lực của máu lên thành mạch dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
Chính vì thế, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị cao huyết áp theo Đông y là cân bằng được chức năng gan thận và âm dương giúp cải thiện triệu chứng. Sau đây là một số bài thuốc cổ truyền trị cao huyết áp.
Bài 1: Thiên ma câu đằng ẩm gia vị
Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm gia vị gồm các vị thuốc là:
- Thiên ma: 12g.
- Câu đằng: 12g.
- Thạch quyết minh: 20g.
- Chi tử: 12g.
- Hoàng cầm: 12g.
- Ích mẫu thảo: 15g.
- Ngưu tất: 15g.
- Đỗ trọng: 12g.
- Tang ký sinh: 12g.
- Dạ giao đằng: 12g.
- Phục thần: 10g.
Bài thuốc này giúp bình can tiềm dương, tư dưỡng gan thận. Giúp giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt…
Bài 2: Kỷ cúc địa hoàng hoàn
Những vị thuốc chính được kê trong bài Kỷ cúc địa hoàng hoàn là:
- Thục địa: 12g.
- Hoài sơn: 12g.
- Sơn thù: 10g.
- Trạch tả: 15g.
- Đan bì: 12g.
- Bạch linh: 10g.
- Kỷ tử: 10g.
- Cúc hoa: 10g.
Kỷ cúc địa hoàng hoàn là bài thuốc cổ xưa được ghi lại trong sách “Y cấp thực giám” với công dụng là tự thận, dưỡng can, trị can thận suy, váng đầu, hoa mắt, thị lực giảm, huyết áp cao,…
Bài 3: Kim quỹ thận khí hoàn
Các vị thuốc chính trong bài Kim quỹ thận khí hoàn gồm có:
- Sinh địa: 12g.
- Hoài sơn: 12g.
- Sơn thù: 10g.
- Trạch tả: 15g.
- Bạch linh: 12g.
- Đan bì: 12g.
- Quế chi: 08g.
- Phụ tử: 04g.
Đây là bài thuốc được cải biến từ bài Lục vị địa hoàng hoàn khi cho thêm gia quế chi và phụ thử. Khi phối hợp thêm 2 vị thuốc này bài thuốc có bổ cảm âm lẫn dương giúp cải thiện các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, mất ngủ, đau lưng, mỏi gối,…
Bài 4: Bán hạ bạch truật thiên ma thang
Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang gồm các vị thuốc chính là:
- Bán hạ: 08g.
- Thiên ma: 12g.
- Bạch linh: 10g.
- Trần bì: 10g.
- Bạch truật: 12g.
- Cam thảo: 08g.
Bài thuốc này có tác dụng giúp ổn định huyết áp dao động, đau đầu, chóng mặt, bứt rứt, dễ ra mồ hôi, tê bì chân tay, ngủ ít, ngủ hay mê sảng,…
Lưu ý khi chữa cao huyết áp bằng thuốc nam
Trị cao huyết áp bằng thuốc nam là phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế khi áp dụng, dưới đây là một số lưu ý người bệnh nên biết:
- Thuốc nam là những nguyên liệu thiên nhiên nên dược tính còn thấp, chỉ phù hợp với người mới chớm bị bệnh và chưa gặp những biến chứng cao huyết áp.
- Cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài mới có kết quả.
- Nếu muốn có kết quả trị bệnh như mong đợi, cần kết hợp thuốc nam với thuốc tây y được bác sĩ kê đơn để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
- Ngoài ra, cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tạo lối sống lành mạnh cùng luyện tập thể chất thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Giảo cổ lam hỗ trợ ổn định huyết áp phòng ngừa biến chứng
Giảo cổ lam là một loại dược liệu quý, được các nhà khoa học trên thế giới công nhận đây là cây thuốc mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Hơn thế nữa, trong Giảo cổ lam còn chứa hoạt chất Adenosin rất tốt cho những người tim mạch bởi adenosin có khả năng tạo năng lượng rất mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp dễ ngủ.
Mặt khác trong Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các tài liệu nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc đã ghi nhận thường xuyên uống giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả từ 63% đến 97%.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm chứa 100% Giảo cổ lam 5 được trồng tại Mộc Châu, Sơn La đảm bảo theo tiêu chuẩn dược liệu sạch GACP của quốc tế, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel.
Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: lá trà pha và viên uống thảo dược. Bạn có thể xem danh sách nhà thuốc bán sản phẩm TẠI ĐÂY
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18001190 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về vấn đề điều trị cao huyết áp bằng thuốc nam. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp người bệnh áp dụng hiệu quả để ổn định chỉ số huyết áp ở mức an toàn.
Cao Linh đã bình luận
có được kết hợp thuốc nam và tây y để cải thiện cao huyết áp không, nhờ bác sĩ tư vấn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Linh!
Để có kết quả điều trị như mong muốn, anh cần kết hợp thuốc nam với thuốc tây bác sĩ kê đơn để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị cần có sự đồng ý và theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Anh không nên tự ý dùng thuốc, có thể gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Vân đã bình luận
bà em bị huyết áp cao, em đang muốn mua giảo cổ lam cho bà uống, nhanh có kết quả không ạ.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Vân!
Sử dụng giảo cổ lam trong cải thiện cao huyết áp cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới có kết quả. Vì vậy, bạn đừng quá nôn nóng, hãy cho bà bạn sử dụng một thời gian mới thấy được hiệu quả.
Thu Hoa đã bình luận
chỉ cần uống thuốc nam để cải thiện huyết áp có được không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Hoa!
Sử dụng thuốc nam trong điều trji cao huyết áp có thể có hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng cần thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều cải thiện huyết áp khi dùng thuốc nam. Có những bệnh nhân phải sử dụng tới các phương pháp điều trị khác để điều trị bệnh. Do đó, trước khi sử dụng phương pháp điều trị nào, chị nên thăm khám cụ thể để được tư vấn nhé.
Hùng đã bình luận
tôi đang uống trà hoa hòe để cải thiện huyết áp, bữa cơm tôi có uống ít rượu có sao không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Hùng!
Khi bị huyết áp cao anh nên kiêng rượu bia cũng như các loại đồ uống có cồn nhé. Uống rượu có thể có tác động tiêu cực đối với sức khỏe, có thể tăng nguy cơ huyết áp cao hoặc làm tăng áp lực lên các cơ quan và mạch máu trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
trang đã bình luận
sao tôi không thấy giá sản phẩm. 1 hộp giá bao nhiêu
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Trang, Giảo cổ Lam đang có phân loại dạng viên và dạng túi trà.
– Dạng viên uống có giá 140.000đ/lpj 60 viên và 225.000đ/lọ 100 viên.
– Dạng trà pha uống hàng ngày có giá 65.000đ (25 túi lọc hàm lượng 2g/1 túi lọc)
Yến đã bình luận
Thuốc nam cần dùng trong bao lâu thì thấy hiệu trị huyết áp cao?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Yến, thực chất thuốc nam là những nguyên liệu thiên nhiên nên dược tính còn thấp, việc áp dụng bao lâu mới cho ra kết ổn định tình trạng huyết áp cao còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Tuy vậy, giảo cổ lam vẫn muốn khẳng định với chị rằng, thời gian dùng thuốc nam chắc chắn sẽ lâu hơn so với thuốc tây, do đó chị hãy kiên trì áp dụng nhé!