Khi nghe đến bệnh tiểu đường type 2 có thể bạn chỉ nghĩ đơn giản đây là tình trạng nồng độ đường có trong máu tăng cao hơn so với bình thường chứ không nghĩ đến những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khỏe của mình. Để hiểu sâu hơn về biến chứng của bệnh tiểu đường, cũng như việc tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “tiểu đường có nguy hiểm?”, mọi người hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tiểu đường type 2 là gì?
Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường là một bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với hormone insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Bệnh đái tháo được có 2 dạng chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.
Đái tháo đường type 1 là tình trạng người mắc bệnh bị thiếu hụt insulin do tuyến tụy không sản xuất được hormone này. Tiểu đường type 1 thường ít gặp, xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ và người trẻ, dạng đái tháo đường này chiếm khoảng 10% tổng số người mắc bệnh.
Trong khi đó đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 90% đến 95% số người mắc bệnh và thường khởi phát ở người lớn có đội tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên, bệnh lý này ngày càng có xu hướng trẻ hóa vì tình trạng béo phì ở người trẻ ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 là tuyến tụy sản xuất không đủ insulin hoặc hormone này kém nhạy cảm khiến tế bào không thể chuyển hóa glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Đây chính là lý do dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể.
☛ Xem chi tiết: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường type 2 rất nguy hiểm và được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO thì tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua. Bởi các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 rất khó để phát hiện, chỉ khi nào xuất hiện các biến chứng của bệnh mọi người mới bắt đầu đi khám. Chính vì lý do này đã khiến cho nhiều người bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.
Hơn thế nữa, khi lượng đường trong máu tăng quá cao còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: suy thận, mù lòa, cắt cụt tứ chi, đột quỵ, bất lực ở nam giới, tổn thương thần kinh, đau tim… Do đó, các bác sĩ luôn luôn khuyến nghị mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm các bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vậy chữa tiểu đường type 2 bằng cách nào. Hãy bấm vào link 5 cách chữa tiểu đường type 2 hiệu quả để đọc bạn nhé!
Các biến chứng của tiểu đường type 2 nguy hiểm như thế nào?
Hiện nay, việc tìm kiếm thông tin qua mạng internet rất dễ dàng đã giúp cho mọi người biết được tiểu đường là gì, nhưng có lẽ không phải ai cũng quan tâm và chú ý đến các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc phải bệnh lý này. Dưới đây là một số biến chứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nặng hơn là dẫn đến hôn mê và tử vong mà mọi người nên chú ý kỹ.
Biến chứng cấp tính
Hôn mê do hạ glucose máu
Tình trạng hạ glucose máu xảy ra khi lượng đường trong máu tụt xuống dưới mực 3,9 mmol/l. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do bạn ăn kiêng quá mức hoặc dùng quá liều thuốc hạ đường huyết.
Các triệu chứng của hạ glucose máu rất đa dạng như: bạn luôn có cảm giác đói cồn cào, mệt mỏi, vã mồ hôi, hồi hộp, tim đập nhanh, bủn rủn chân tay. Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện triệu chứng mắt nhìn mờ, rối loạn tri giác, hôn mê.
Khi lượng glucose trong máu hạ xuống quá thấp và kéo dài gây tổn thương đến não khiến người bệnh phải chịu đựng nhiều di chứng nặng nề.
Nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton là 1 trong các biến chứng cấp tính, xảy ra khi cơ thể không đủ insulin khiến cho tế bào không thể hấp thu đủ lượng glucose cần thiết từ máu vào trong. Điều này dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng để duy trì các hoạt động sống cơ bản.
Chính vì thế, cơ thể sẽ phân hủy lượng lipid dự trữ để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống. Trong quá trình chuyển hóa này sẽ sản sinh ra một lượng lớn acid acetic gây ra tình trạng nhiễm độc máu – hiện tượng này được gọi là nhiễm toan ceton.
Nhiễm toan ceton thường gặp ở bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, một số người bị tiểu đường type 2 có thể gặp phải. Nếu không kiểm soát được biến chứng này, bệnh nhân có thể mắc phải các bệnh lý khác như: suy thận, nhiễm trùng nặng, hôn mê, tử vong.
Tăng glucose máu
Tình trạng tăng đường huyết xảy ra khi lượng glucose huyết >33,3 mmol/l. Biến chứng này thường gặp nhiều ở bệnh tiểu đường type 2, nguyên nhân là do người bệnh không tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị như: đưa quá nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột vào cơ thể, sử dụng nhiều rượu bia hoặc sử dụng thuốc corticoid liều cao.
Ở giai đoạn đầu tiên người bệnh gần như không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng gì cả. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn toàn phát người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như: đi tiểu nhiều, hay khát nước, uống nhiều nước, hay đói, ăn nhiều nhưng lại gầy đi. Khi gặp những biểu hiện này mà không được chữa trị thì sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Biến chứng mãn tính
Bệnh về thần kinh
Biến chứng thần kinh ở người bị tiểu đường type 2 được chia làm 2 loại là:
- Viêm đa dây thần kinh xa gốc đối xứng: Người bệnh có cảm giác tê bì ở các đầu chi đối xứng 2 bên, bắt đầu từ lòng bàn tay, lòng bàn chân 2 bên. Khiến cho bạn khó chịu và bứt rứt dẫn đến tình trạng mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc hàng ngày.
- Biến chứng thần kinh tự động: Ngoài việc ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên, người tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh tự động ở các cơ quan trong cơ thể như: hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hoặc hệ tiết niệu sinh dục…
Mạch máu
Hiện nay biến chứng mạch máu ở tiểu đường được chia làm 2 loại là:
- Biến chứng mạch máu lớn: Là tình trạng xơ vữa động mạch kèm theo các hậu quả của nó. Xơ vữa động mạch là tình trạng viêm và các tổn thương ở lớp nội mạc mạch máu, cộng thêm các lipoprotein cholesterol bị oxy hóa thâm nhập vào thành mạch máu tạo nên mảng xơ vữa động mạch. Khi mạch máu bị xơ vữa sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như: tai biến mạch máu não, đột quỵ bệnh động mạch vành tim, bệnh mạch máu ngoại vi.
- Biến chứng mạch máu nhỏ: Thường xảy ra ở những mạch máu có đường kính dưới 30µm, có tính lan tỏa. Khi lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến tổn thương ở các mạch máu nhỏ gây ảnh hưởng đến các cơ quan như: võng mạc, thần kinh, thận.
Biến chứng ở mắt
Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát khiến cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Điều này sẽ khiến cho thị lực của người bị tiểu đường suy giảm. Tồi tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài các tổn thương ở võng mạc, bệnh tiểu đường còn gây ra tình trạng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Biến chứng ở thận
Khi lượng glucose trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận. Từ đó, làm giảm chức năng lọc của thận, thậm chí còn làm suy thận. Trong quá trình điều trị tiểu đường ngoài việc duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định còn phải đảm bảo thận có thể hoạt động bình thường.
Nếu quá trình điều trị không được kiểm soát tốt sẽ khiến lượng protein trong máu thoát ra ngoài cùng với nước tiểu. Nồng độ protein trong máu quá thấp khiến nước ở trong lòng mạch bị kéo ra ngoài dẫn đến tình trạng bị phù toàn thân, nghiêm trọng hơn có thể tràn dịch màng phổi hoặc màng tim…
Hoại tử bàn chân
Đối với người bình thường những vết thương ở chân sẽ lành sau vài ngày hoặc 1 tuần. Thế nhưng, ở người đái tháo đường vết thương ở chân rất khó lành. Thời gian để kép lại miệng vết thương ở chân có thể kéo dài đến vài tuần hoặc vài tháng.
Nếu không vệ sinh và chăm sóc thích hợp vết thương dễ bị nhiễm trùng, thậm chí còn lan rộng hơn dẫn đến trường hợp phải cắt cụt chân, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng toàn thân đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Biến chứng ở da và niêm mạc
Các biến chứng xuất hiện ở da và niêm mạc là do lượng đường trong máu tăng quá cao, dẫn đến tình trạng hẹp các mạch máu dưới da làm giảm lưu lượng náo tới da. Điều này dẫn đến sự thay đổi về collagen của da khiến cho da khô, sần sùi, bong tróc…
Hơn thế nữa, lượng đường trong máu tăng quá cao còn gây tổn thương hệ thần kinh điều tiết mồ hôi trên da, làm cho da khô, ngứa và nhạy cảm hơn với sự tác động của nhiệt.
Ngoài ra người tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm cao hơn do đường là một nguồn dinh dưỡng giúp chúng phát triển mạnh hơn. Chính vì vậy, việc kiểm soát tốt lượng glucose có trong máu sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể các biến chứng ở trên da.
☛ Đọc thêm: Đừng để biến chứng tiểu đường thành nỗi sợ hãi
Tiểu đường type 2 có nguy hiểm hơn type 1 không?
Tiểu đường type 1 hay type 2 chỉ là cách phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh, chứ không có nghĩa là type 1 nặng hơn type 2 hay ngược lại. Bởi bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 đều gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhau. Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc nhiều vào việc bạn có điều trị tốt hay không chứ không phải là việc mắc phải loại tiểu đường type 2 hay type 1.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này mọi người đã có được lời giải đáp cho câu hỏi “tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?”. Trong quá trình điều trị, để tránh được những biến chứng nguy hiểm các bạn không tự ý dừng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ nhé. Chúc mọi người luôn có một sức khỏe tốt.
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/long-term-effects-prevention#takeaway
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/6-complications-diabetes#The-takeaway
http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/2236-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-2236.html
Bùi Xuân đã bình luận
người nhà tôi bị tiểu đường tuýp 2 gây suy thận, bệnh ở thể nhẹ hay nặng, có nguy hiểm không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Suy thận là một biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường tuýp 2 và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Suy thận do tiểu đường có thể trở nên nguy hiểm nếu không được quản lý đúng cách. Nếu người thân của bạn bị suy thận do tiểu đường tuýp 2, hãy thảo luận với bác sĩ để xác định mức độ tổn thương và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Văn Giang đã bình luận
làm thế nào để giảm biến chứng của tiểu đường, tôi bị tiểu đường 2 năm nay nên rất lo lắng bệnh tiến triển xấu
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Để giảm nguy cơ và biến chứng của tiểu đường tuýp 2, bạn hãy tập trung vào các biện pháp tổng thể để quản lý bệnh và duy trì lối sống lành mạnh. Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn, kiểm soát cân nặng, theo dõi đường huyết và uống thuốc đúng cách, hạn chế stress và thăm khám định kỳ. Chúc bạn sức khỏe!