Tiểu đường tuýp 2 đang trở thành vấn nạn toàn cầu khi có đến 90% tổng số ca tiểu đường là bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Là căn bệnh mãn tính, kèm theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng khiến hầu hết người mắc bệnh đều lo lắng rằng “tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?”. Để giải đáp cụ thể vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thực trạng tiểu đường type 2 hiện nay

Trước khi đến với nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, người bệnh cần hiểu đường đây là căn bệnh nhau thế nào? Cụ thể, tiểu đường tuýp 2 là tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có 3,5 triệu người bị tiểu đường và con số đang không ngừng tăng lên. Nói về số lượng ca tử vong thì tiểu đường là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư. Tiểu đường có nhiều loại nhưng chiếm 90% các ca mắc là tiểu đường type 2. Do đó, có thể hiểu rằng tiểu đường type 2 là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn để tử vong ở người tiểu đường type 2?
Nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người tiểu đường type 2
Có thể nói rằng, nguyên nhân gây tử vong ở bệnh tiểu đường type 2 không đến từ tình trạng bệnh mà do chính biến chứng tiểu đường gây ra. Để làm rõ vấn đề này, một công bố về top nguyên nhân bệnh lý gây tử vong ở người Nhật cho hay: 3 nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất là:
- Ung thư: U ác tính
- Bệnh tim mạch: Nhồi máu cơ tim, hẹp van tim ,…
- Bệnh mạch máu não: Đột quỵ, tai biến mạch máu não,…
Trong đó, tiểu đường nói chung và tiểu đường type 2 nói riêng đều làm tăng đáng kể nguy cơ các biến chứng liên quan đến bệnh tim và bệnh mạch máu não. Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Ngoài 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đã nêu trên, “suy thận” cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao, mà bệnh lý này cũng là một biến chứng nguy hiểm thuộc tiểu đường. Không chỉ vậy, tiểu đường type 2 làm yếu đi sức đề kháng của cơ thể, từ đó người bệnh cũng sẽ khả năng tử vong liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi.
☛ Đọc chi tiết hơn: Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2
Yếu tố rút ngắn tuổi thọ

Ngoài những biến chứng tiểu đường gây tử vong ở người mắc tiểu đường type 2 thì tất cả những yếu tố tác động khác khiến đường huyết tăng cao và khó kiểm soát cũng đều là những tác động tiêu cực, làm rút ngắn tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 2.
Cụ thể, các yếu tố này bao gồm:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
- Thói quen nằm ì một chỗ, lười hoạt động thể chất.
- Sử dụng thuốc điều trị không đều đặn.
- Thừa cân béo phì.
- Có vòng bụng lớn (kể cả khi không bị béo phì).
- Thiếu ngủ, căng thẳng kéo dài.
- Hút thuốc lá.
- Uống nhiều bia rượu.
- Mắc một số bệnh lý đi kèm như: cao huyết áp, rối loạn lipid máu,…
Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?
Với thắc mắc “tiểu đường type 2 sống được bao lâu?”, rất khó để có thể đưa ra câu trả lời chính xác vì nó còn phụ thuộc vào tình trạng biến chứng, chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt của mỗi bệnh nhân.
Với mục đích là điều tra về mối quan hệ giữa giữa bệnh tiểu đường và tuổi thọ trung bình, một nhóm nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã tiến hành theo dõi và khảo sát hơn 20.000 người Mỹ trên 50 tuổi từ năm 1998 đến năm 2012. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường giảm tuổi thọ 4 – 6 năm so với người không mắc bệnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến trở ngại về “hoạt động sinh hoạt hàng ngày” (ADL) tiến triển sớm hơn 6- 7 năm. Các hoạt động này bao gồm: vận động, ăn uống, thay quần áo, bài tiết, tắm rửa.
Tuy nhiên, 4-6 năm chỉ là con số trung bình. Mức tuổi thọ bị suy giảm ở người bệnh tiểu đường cũng sẽ khác nhau tùy theo loại tiểu đường mắc phải. Cụ thể:
- Tiểu đường type 1: Thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường (theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc).
- Tiểu đường type 2: Tuổi thọ kéo dài hơn so với type 1. Chỉ ngắn hơn khoảng 5-10 năm tuổi thọ so với người bình thường.
Thời gian tuổi thọ có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy thuộc vào cách đối phó với bệnh tiểu đường của mỗi người. Chẳng hạn như người chủ động kiểm tra sức khỏe, có chế độ ăn uống và lối sống khoa học thì vẫn có thể sống thọ. Thậm chí ngay cả khi phát hiện tiểu đường ở giai đoạn cuối, nếu được điều trị tốt vẫn kéo dài thời gian sống, người mắc tiểu đường tuýp 2 có lối sống lành mạnh, tuổi thọ trung bình của nữ giới là trên 80 năm và nam giới là 77 năm. Ngược lại, với trường hợp ăn uống không kiêng kem, thường xuyên hút thuốc lá, bia rượu, dù có phát hiện bệnh sớm thì thời gian sống cũng không kéo dài lâu.
Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ?
Chưa có một phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Do đó, chìa khóa duy nhất để chung sống hòa bình và lâu dài với bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường huyết song song với phòng ngừa biến chứng. Điều này đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa điều trị bằng thuốc với dinh dưỡng, luyện tập và sử dụng sản phẩm hỗ trợ ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc điều trị là rất cần thiết đối với người bệnh tiểu đường type 2. Để thuốc có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất, người bệnh cần phải sử dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm với tần suất thường xuyên, đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt glucose máu và chỉ số HbA1c, từ đó ngăn chặn tiểu đường tiến triển, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
☛ Chi tiết: Tiểu đường uống thuốc gì để điều trị?
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới chỉ số đường huyết, chính vì vậy việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
Một vài điểm mà người bệnh tiểu đường type 2 cần lưu ý khi xây dựng chế độ ăn như:
- Hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột (cơm, khoai, ngô, sắn…) và nhiều đường (bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy khô, nước có gas…).
- Thay vào đó nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ như: gạo lứt, ngũ cốc nguyên vỏ, các loại đậu,…
- Không ăn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao và chất béo động vật như gan, tim, phổi, cật, lòng đỏ trứng, thịt mỡ,… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch.
- Tăng cường chất xơ qua rau xanh và trái cây ít ngọt.
- Giảm thiểu lượng muối trong bữa ăn, nhất là những đối tượng mắc bệnh lý tim mạch hoặc suy thận.
- Nhóm protein như thịt, cá, sữa…và nhóm lipid trong dầu hướng dương, dầu oliu…nên được cân đối và bổ sung hợp lý vào các bữa ăn của người tiểu đường.
- Không uống rượu bia, đồ uống có cồn.
- Chia nhỏ bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
☛ Tham khảo đầy đủ: Người tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
Tăng cường hoạt động thể dục
Tập thể dục không chỉ mang lại lợi ích toàn diện cho sức khỏe nói chung mà còn tác động tích cực đến tình trạng bệnh tiểu đường nói riêng. Cụ thể, các hoạt động thể chất làm cơ thể tiêu hoa năng lượng, từ đó tăng chuyển hóa đường. Không chỉ vậy, tập thể dục còn giúp người bệnh giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Bệnh nhân tiểu đường type 2 nên chăm chỉ luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 buổi/tuần. Các bài tập này có thể là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… sao cho tất cả các nhóm cơ trên cơ thể đều hoạt động.
Bỏ thuốc lá, rượu bia
Khói thuốc khiến cho insulin hấp thụ chậm, chỉ số đường huyết tăng lên khó kiểm soát. Do đó, bệnh nhân tiểu đường type 2 hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch lên 2 lần.
Rượu bia có thể làm phản tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường dẫn đến tình trạng hạ đường huyết quá mức hoặc chứng sốc insulin – đây đều là những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường type 2 muốn sống lâu dài với căn bệnh này cần bỏ thuốc lá và rượu bia nếu có sử dụng.
Vệ sinh sạch sẽ
Tiểu đường type 2 khiến cho vết thương lâu lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Điều này không chỉ gây ra lở loét nghiêm trọng mà còn kéo theo nhiều biến chứng về da. Do đó, vệ sinh cơ thể sạch sẽ là điều bệnh nhân tiểu đường cần làm. Nếu trên cơ thể có bất cứ vết thương nào cần xử lý ngay.
Theo dõi đường huyết
Việc theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được chỉ số đường huyết, đồng thời chuẩn bị sẵn các phương án can thiệp kịp thời khi chúng tăng cao.
Người bị tiểu đường cần chuẩn bị sẵn một thiết bị đo nồng độ đường trong máu tại nhà, từ đó chủ động kiểm tra thường xuyên vào bất cứ nào. Ngoài ra, hãy đi khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ 1 năm 1 lần đề có kết quả chính xác nhất về tình hình sức khỏe của bản thân.
☛ Bài viết liên quan: Cách chọn máy đo tiểu đường tốt nhất!
Kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân tiểu đường với Giảo cổ lam Tuệ Linh
Ngoài chế độ ăn uống, luyện tập, sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp thêm sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hỗ trợ điều trị ổn định tiểu đường tốt hơn – điều này cũng góp phần lớn kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân tiểu đường.
Cụ thể, trong thành phần của giảo cổ lam có chứa phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu.
Tác dụng này đã được chứng minh bằng một thử nghiệm lâm sàng vào năm 2011, thực hiện bởi hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý của trường ĐH Y Hà Nội. Bệnh nhân được thử nghiệm đều là những người có nồng độ đường trong máu cao từ 9-14 mmol/l. Sau 12 tuần sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày (tương đương với 3 gói trà giảo cổ lam 2g) thì chỉ số này giảm xuống 3 mmol/l.
Ngoài tác dụng ổn định đường huyết, giảo cổ lam còn đem đến lợi ích về việc hạ đường huyết, hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch – chúng đều là những yếu tố gây ra các biến chứng về tim mạch liên quan đến tiểu đường.
Như vậy, Giảo cổ lam Tuệ Linh đảm bảo vừa giúp kiểm soát đường huyết, vừa ngăn ngừa biến chứng tim mạch, trở thành một sản phẩm đáp ứng kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân tiểu đường nếu sử dụng lâu dài.
Với chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Sản phẩm hiện đã được phân phối trên toàn quốc. Người bệnh có thể tìm mua chính hãng ở các hiệu thuốc TẠI ĐÂY
Kết luận: Trên đây là những thông tin chia sẻ về thắc mắc tiểu đường type 2 sống được bao lâu?. Các chuyên gia đã công bố rằng, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 2 ngắn hơn 10 năm so với người bình thường. Tuy nhiên, con số này hoàn toàn có thể rút ngắn xuống nếu bệnh nhân có một lối sống khoa học, lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 18001190 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn cụ thể. Chúc bạn nhiều sức khỏe!