Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, do đó để có thể sống hòa bình được với nó, người bệnh cần biết cách kiểm soát chỉ số đường huyết của mình ở mức an toàn. Vậy tiểu đường bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là bình thường? Làm sao để duy trì được chỉ số đường huyết ổn định? Cùng xem chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số tiểu đường chính là con số thể hiện lượng đường trong máu được xét nghiệm. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết bình thường là:
Đối với bệnh nhân tiểu đường
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: <180 mg/dL (10 mmol/L).
- Đường huyết vào lúc đói: 90 – 130 mg/dL (5,0 mmol/L – 7,2 mmol/L).
- Đường huyết vào thời điểm sau ăn từ 1-2 giờ: <180 mg/dL (10 mmol/L).
- Đường huyết vào thời điểm trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dL (6,0 mmol/L – 8,3 mmol/L).
- Chỉ số HbA1c: <7%.
Tuy nhiên chỉ số đường huyết an toàn còn phụ thuộc vào vấn đề tuổi tác cùng các biến chứng bệnh lý đi kèm. Vì thế, người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về chỉ số đường huyết an toàn của mình.
Đối với người bình thường
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL (7,8 mmol/L).
- Đường huyết vào lúc đói: <100 mg/dL (<5,6 mmol/L).
- Đường huyết vào thời điểm sau ăn từ 1 – 2 giờ: <140 mg/dL (7,8 mmol/L).
- Chỉ số HbA1c: <5,7%.
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao?
Chri số tiểu đường cao là khi người bệnh có chỉ số glucose cụ thể như sau:
- Chỉ số đường huyết khi đói của bệnh nhân tiền tiểu đường: 100 – 125 mg/dL.
- Chỉ số đường huyết khi đói: >126 mg/dl (7 mmol/L)
Lưu ý, nên đo huyết áp 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác, trong trường hợp 2 lần đo ra 2 kết quả khác xa nhau thì nên trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Người bệnh trong giai đoạn tiền tiểu đường sẽ có đến 40% mắc bệnh tiểu đường sau khoảng từ 4 – 5 năm. Do đó, nếu đang ở chỉ số này thì cần được điều trị theo phác đồ phù hợp, tránh để bệnh nặng rồi mới bắt đầu điều trị sẽ gây tốn kém chi phí mà hiệu quả lại giảm xuống.
Xem trong bảng chi tiết:
Bên cạnh việc kiểm tra chỉ số đường huyết để biết được tiểu đường bao nhiêu là cao thì chỉ số HbA1c cũng là xét nghiệm cần thiết đối với người bệnh. HbA1c là một loại xét nghiệm máu giúp kiểm tra lượng đường glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào ở hồng cầu.
Hba1c nằm trong hồng cầu và giữ vai trò vận chuyển glucose cùng oxy nuôi dưỡng cơ thể. Thực hiện xét nghiệm HbA1c rất quan trọng bởi chỉ số này giúp kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh trong vòng 3 tháng liên tục.
- Chỉ số HbA1c của người bình thường sẽ ở mức <5,7%.
- Người bị tiểu đường nên duy trì chỉ số HbA1c dao động từ 5,7% – 6,5% sẽ là tốt nhất.
- Trường hợp chỉ số HbA1c >6,5% là mức cao và cần kiểm soát cũng như điều chỉnh lại càng sớm càng tốt.
>>> Tham khảo: Top 7 máy đo huyết áp bạn nên biết
Đường huyết cao có nguy hiểm không?
Đường huyết cao mang đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, lúc này hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều chịu ảnh hưởng hoặc bị tổn thương, cụ thể là:
- Vết thương hở chậm lành, dễ gây ra tình trạng viêm loét nặng. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ chân.
- Gây tổn thương đến các dây thần kinh khiến cho bàn chân, bàn tay, cẳng chân bị mất cảm giác hoặc bị đau.
- Dễ bị rối loạn cương dương ở nam giới.
- Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Thị lực suy giảm, dễ mắc bệnh về võng mạc, thậm chí mù lòa.
- Nhồi máu cơ tim.
- Nhồi máu não, đột quỵ não.
- Mắc bệnh thận hoặc bị suy thận.
- Xơ vữa động mạch.
Một số biến chứng nguy hiểm khác có thể gặp phải:
- Nếu đường huyết hạ xuống quá thấp <60 mg/dL: Dễ gây ra hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Nếu đường huyết tăng lên quá cao: Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan ceton.
Làm sao để duy trì chỉ số tiểu đường ổn định?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc bổ sung kiến thức làm sao để duy trì được chỉ số tiểu đường ổn định là điều cần thiết với bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp để người bệnh tham khảo:
Thường xuyên rèn luyện thể chất
Người bệnh nên thường xuyên rèn luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập đều đặn 5 ngày/1 tuần. Cần kiểm tra đường huyết, huyết áp, tim mạch trước khi tập. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên về thời gian cũng như môn tập phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân. Gợi ý một số môn tập để người bệnh tham khảo bao gồm: đi bộ, tập yoga, thiền định, đạp xe đạp,…
>>> Gợi ý: 7 bài tập cho người cao huyết áp
Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý hạn chế chất bột đường nhằm tránh tăng chỉ số đường huyết sau khi ăn. Hơn thế nữa, còn cần tránh xa các loại chất béo, đặc biệt đó là chất béo bão hòa để có thể phòng ngừa nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và anthocyanins trong các loại đồ ăn như: quả mọng, dâu, nho, rau củ xanh và trái cây tươi, bánh mì đen, gạo lứt,…
- Ăn cá ít nhất 3 lần/1 tuần.
- Bổ sung thêm nguồn đạm từ các loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…
- Sử dụng các loại mỡ chứa acid béo không no: dầu lạc, dầu mè, dầu oliu,…
- Hạn chế tối đa sử dụng chất tạo ngọt: aspartame, saccharin, đường bắp,…
- Tránh xa đồ ngọt như: bánh, kẹo, socola, nước ngọt có gas,…
- Uống sữa tách béo.
Thành phần dinh dưỡng được khuyến nghị sử dụng trong ngày cho người bệnh tiểu đường là:
- Lipid: 20 – 30 % tổng calo mỗi ngày.
- Protid: 15 – 20%.
- Glucid: 50 – 60%.
Lưu ý: Người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua bữa sáng, bởi bữa sáng rất quan trọng và có tác dụng ổn định lượng đường huyết trong suốt cả ngày, kết hợp hài hòa giữa tinh bột, protein, chất béo cùng chất xơ để duy trì chỉ số đường huyết ổn định.
>>> Xem thêm: Thực đơn cho người tiểu đường
Uống thuốc và tiêm insulin theo chỉ định
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, vì thế không thể chữa khỏi dứt điểm. Người bệnh cần học cách kiểm soát cũng như sống chung với bệnh suốt đời. Do đó, cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc hoặc tiêm insulin đều đặn. Không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc, hoặc ngừng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Điều này giúp bảo vệ sức khỏe, kiểm soát tốt lượng đường trong máu, cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc chữa tiểu đường hiệu quả
Giảo cổ lam – Hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết an toàn
Để duy trì chỉ số đường huyết an toàn người bệnh cần kết hợp các yếu tố như: chế độ ăn uống, luyện tập, sử dụng thuốc theo phác đồ, đồng thời bổ sung thêm sản phẩm ổn định đường huyết hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên như Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Giảo cổ lam là một loại dược liệu quý, được các nhà khoa học trên thế giới công nhận đây là cây thuốc mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Hơn thế nữa, trong Giảo cổ lam còn chứa hoạt chất Adenosin rất tốt cho những người tim mạch bởi adenosin có khả năng tạo năng lượng rất mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp dễ ngủ.
Mặt khác trong Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các tài liệu nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc đã ghi nhận thường xuyên uống giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả từ 63% đến 97%.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm chứa 100% Giảo cổ lam 5 được trồng tại Mộc Châu, Sơn La đảm bảo theo tiêu chuẩn dược liệu sạch GACP của quốc tế, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel.
Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: lá trà pha và viên uống thảo dược. Bạn có thể xem danh sách nhà thuốc bán sản phẩm TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây giaocolam.vn đã tổng hợp chi tiết về vấn đề tiểu đường bao nhiêu là cao. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 18001190 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn cụ thể. Chúc bạn nhiều sức khỏe!