Khi đường huyết lúc đói tăng cao, đó không chỉ là dấu hiệu cảnh báo sớm về tiểu đường, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe như tổn thương mạch máu, tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan hoặc chưa biết cách xử lý đúng đắn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của đường huyết lúc đói cao và cách kiểm soát kịp thời để bảo vệ sức khỏe trước những hiểm họa tiềm tàng.
Mục lục
- 1. Chỉ số đường huyết là gì?
- 2. Ý nghĩa của chỉ số đường huyết lúc đói
- 3. Chỉ số đường huyết lúc đói cao là bao nhiêu?
- 4. Nguyên nhân khiến đường huyết lúc đói tăng cao
- 5. Triệu chứng đường huyết lúc đói cao
- 6. Tại sao đường huyết lúc đói cao lại nguy hiểm?
- 7. Cách xử lý khi đường huyết lúc đói tăng cao
- 8. Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp kiểm soát đường huyết khi đói hiệu quả
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Đường hay glucose trong máu là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho cơ thể, giúp cho các cơ quan đặc biệt là hệ thần kinh và não bộ được hoạt động một cách trơn tru.
Chỉ số đường huyết (viết tắt là GI – glycemic index) là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Chỉ số này liên tục thay đổi từng ngày, thậm chí từng phút do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các loại thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể.
Nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao hoặc thường xuyên thấp sẽ dẫn đến rối loạn chỉ số đường huyết. Cụ thể, chỉ số quá thấp sẽ dẫn đến hạ đường huyết, còn chỉ số đường huyết quá cao sẽ gây nên bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như thận, mắt và mạch máu.
Có 4 loại chỉ số đường huyết bao gồm: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 2h và chỉ số HbA1C. Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào 1 trong 4 chỉ số này này để xác định xem bạn có đang mắc bệnh tiểu đường hay không?
2. Ý nghĩa của chỉ số đường huyết lúc đói
Cơ thể chúng ta phần lớn lấy chất đường bột từ thức ăn. Thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ được chuyển đổi thành glucose. Đó là lý do vì sao đường huyết sau khi ăn thường tăng cao. Lúc này theo cơ chế sinh học của người bình thường thì tuyến tụy sẽ ngay lập tức sản sinh ra insulin giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào để cơ thể sử dụng, một phần dự trữ tại gan dưới dạng glycogen. Sau đó, giữa các bữa ăn, glycogen được giải phóng từ từ thành glucose và giữ đường huyết ổn định.
Tuy nhiên ở người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin hoặc do cơ thể đề kháng insulin khiến chúng không được sử dụng đúng cách. Điều này khiến glucose không đi đến được các tế bào cơ để giải phóng thành năng lượng mà tích tục lại trong máu. Lâu dần gây tiểu đường.
Như đã trình bày ở trên, có 4 chỉ số đường huyết giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh tiểu đường, trong đó xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất nên được nhiều bác sĩ ưu tiên lựa chọn.
Đường huyết lúc đói là mức đường glucose trong máu sau khi cơ thể đã trải qua khoảng 8-12 giờ không ăn. Cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn hoặc uống bất cử thực phẩm nào có tinh bột hoặc đường trong vòng 8 tiếng trước khi thực hiện đo chỉ số này. Do đó, chỉ số đường huyết lúc đói thường được đo vào buổi sáng khi người bệnh vừa thức dậy. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ vừa kết luận chính xác được tình trạng bệnh vừa đánh giá được hiệu quả trong quá trình điều trị ở bệnh nhân tiểu đường.
Căn bệnh tiểu đường không những tiến triển âm thầm, khó phát hiện mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc phát hiện sớm tiểu đường thông qua chỉ số đường huyết lúc đói giúp người bệnh chủ động phòng ngừa những biến chứng này.
3. Chỉ số đường huyết lúc đói cao là bao nhiêu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đường huyết lúc đói của một người bình thường dao động từ 70 đến 100 mg/dL (3,9 – 5,6 mmol/L). Chỉ số đường huyết lúc đói được chia thành các mốc như sau:
- Dưới 70 mg/dL (hoặc 3,9 mmol/L): Đường huyết lúc đói thấp. Lúc này một số người có biểu hiện hạ đường huyết với các triệu chứng: bụng đói cồn cào, tay chân bủn rủn, choáng váng, đổ mồ hôi… Cách khắc phục nhanh nhất tình trạng này là cho người bệnh ngậm 1 viên kẹo ngọt, uống chút nước đường hoặc cốc nước hoa quả.
- Từ 70 – 100 mg/dL ( hoặc 3,9 – 5,5 mmol/L): Đường huyết lúc đói ở mức bình thường.
- Từ 100 – 125 mg/dL (hoặc 5,6 – 6,9 mmol/L): Bạn đang bị rối loạn đường huyết lúc đói, tức là tiền tiểu đường.
- Từ 126mg/dL trở lên (> 7 mmol/L): Đường huyết lúc đói tăng cao. Điều này đồng nghĩa với bạn đã mắc tiểu đường tuýp 2.
Như vậy, đường huyết lúc đói cao được xác định từ 125mg (5,6mmol/L) trở lên. Cách khắc phục tình trạng hạ đường huyết thì đơn giản, nhưng ngược lại với trường hợp đường huyết khi đói tăng cao vượt quá mức 5,6 mmol/L thì cần lưu ý ngay vì nó có thể kéo theo nguy cơ mắc tiểu đường và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
☛ Bài viết liên quan: Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là ổn định?
4. Nguyên nhân khiến đường huyết lúc đói tăng cao
Nguyên nhân gây tăng đường huyết khi đói được chia làm 2 nhóm chính bao gồm: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý. Cụ thể:
Nguyên nhân bệnh lý
- Bệnh tiểu đường: Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu khiến cho đường huyết lúc đói tăng cao. Do bệnh nhân tiểu đường bị thiếu insulin hoặc cơ thể kháng insulin khiến cho đường huyết lúc nào cũng cao, ngay cả lúc đói.
- Bệnh tuyến tụy: Tuyến tụy là cơ quan sản xuất insulin – hormone chịu trách nhiệm vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Khi tuyến tụy bị yếu làm giảm hoặc mất khả năng tiết insulin sẽ gây nên tình trạng tăng đường huyết.
- Bệnh cường giáp: Người mắc bệnh cường giáp bị tăng tiết hormone glucagon làm chuyển hóa glycogen ở gan thành đường. Do đó, đây cũng là nguyên nhân khiến cho đường huyết trong máu tăng lúc đói.
Nguyên nhân sinh lý
- Căng thẳng, stress: Thông thường, đường huyết trong cơ thể sẽ luôn được giữ ở mức ổn định do chúng được kiểm soát bởi hormone insulin. Tuy nhiên, khi bạn bị stress sẽ làm cho nội tiết bị rối loạn dẫn đến giảm tiết insulin. Từ đó, tình trạng đường huyết lúc đói tăng cao có thể xảy ra.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối: Người Việt Nam có xu hướng coi bữa tối là bữa ăn chính do buổi tối thường tụ tập đông đủ các thành viên trong gia đình nên ăn khá nhiều. Lượng tinh bột nạp vào nhiều khiến đường huyết sau ăn tăng cao, vượt qua khả năng tiết insulin của tuyến tụy. Hơn nữa, sau khi ăn tối, chúng ta thường ít đi lại mà sẽ nghỉ ngơi và ngủ luôn. Chính điều này khiến cho lượng đường huyết vẫn ở mức độ cao vào sáng hôm sau gây nên tình trạng tăng đường huyết lúc đói.
- Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng có thể làm tăng đường huyết khi đói, đặc biệt là vào buổi sáng. Các loại thuốc này bao gồm: thuốc chống viêm thuộc nhóm Corticoid, thuốc trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc hạ huyết áp.
5. Triệu chứng đường huyết lúc đói cao
Cơ thể của mỗi người mỗi khác nên không phải tất cả mọi người khi tăng đường huyết thì triệu chứng giống nhau. Có những người bị tăng đường huyết nhưng không hề có dấu hiệu nào khác thường nào cho đến khi bệnh tiến triển nặng để xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị tăng đường huyết lúc đói thường xuyên là do bệnh tiểu đường sẽ có những triệu chứng sau:
- Tiểu nhiều lần trong một ngày, nhất là buổi đêm.
- Luôn cảm thấy miệng bị khô và khát nước.
- Thị lực suy giảm, mắt mờ, nhìn kém, nhức mỏi.
- Cảm thấy nhanh đói.
- Thường xuyên thấy cơ thể bị mệt mỏi.
- Cân nặng giảm sút nhanh chóng mà không rõ lý do.
- Rất dễ bị nhiễm trùng và khi có vết thương thì thường lâu lành.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường!
6. Tại sao đường huyết lúc đói cao lại nguy hiểm?
Đường huyết lúc đói cao không chỉ đơn thuần là một chỉ số sức khỏe mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng trong cơ thể. Khi mức đường huyết vượt qua ngưỡng bình thường, nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là những ảnh hưởng chính mà tình trạng này có thể gây ra:
Tác động lên tim mạch
Mức đường huyết cao kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Khi lượng đường trong máu cao, nó sẽ làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể và làm hỏng các mạch máu. Sự tích tụ glucose trong mạch máu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm hẹp các mạch máu và giảm lưu thông máu, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim hoặc suy tim.
Nguy cơ tổn thương thận
Thận là cơ quan quan trọng trong việc loại bỏ chất thải và điều chỉnh nồng độ nước trong cơ thể. Khi đường huyết cao, thận phải làm việc quá sức để lọc glucose, dẫn đến tổn thương tế bào thận theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính, một tình trạng nguy hiểm có thể yêu cầu điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí là lọc máu.
Ảnh hưởng đến mắt và thị lực
Đường huyết cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe mắt, bao gồm tình trạng bệnh võng mạc tiểu đường. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu trong võng mạc bị hư hại do nồng độ đường trong máu cao, dẫn đến giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa. Bên cạnh đó, những người có đường huyết lúc đói cao cũng có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Tình trạng đường huyết cao còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. Khi các mạch máu trong não bị ảnh hưởng bởi lượng đường huyết cao, nó có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông hoặc gây ra tình trạng xuất huyết. Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu nghiêm trọng, có thể gây tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.
Tóm lại, việc kiểm soát mức đường huyết là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tổng thể. Khi đường huyết lúc đói cao, điều này không chỉ ảnh hưởng đến một cơ quan mà còn gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.
7. Cách xử lý khi đường huyết lúc đói tăng cao
Tình trạng đường huyết lúc đói tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường. Do đó, việc nhanh chóng hạ chỉ số đường huyết về mức ổn định là rất quan trọng. Để làm được điều này, người bệnh cần lưu ý thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Sử dụng thuốc làm hạ đường huyết
Thuốc hạ đường huyết là phương pháp thường được sử dụng cho những bệnh nhân tiểu đường đang gặp phải tình trạng tăng đường huyết. Do mang lại tác dụng nhanh và hiệu quả nên được đây là phương pháp được nhiều bác sĩ ưu tiên lựa chọn.
Cụ thể các loại thuốc hạ đường huyết thường được sử dụng bao gồm:
- Insulin: Thuốc được chỉ định bắt buộc cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Người bệnh sẽ được bổ sung insulin từ bên ngoài giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào, từ đó nồng độ đường huyết sẽ hạ xuống nhanh chóng.
- Metformin: Thuốc được chỉ định cho cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Chúng có tác dụng ức chế thoái hóa đường từ gan đồng thời tăng tính nhạy cảm của insulin.
- Nhóm thuốc Glitinide: Nhóm thuốc này được dùng cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 với công dụng kích thích tăng tiết insulin. Repaglinide và Nateglinide là 2 loại thuốc điển hình cho nhóm này.
- Nhóm thuốc Thiazolidinedione: Thường gặp nhất là thuốc Pioglitazone giúp làm tăng tính nhạy cảm của insulin với đường glucose nên thường được sử dụng cho tiểu đường tuýp 2.
- Ức chế men DPP-4: Với công dụng kích thích tăng tiết insulin ở tụy, làm giảm thoái hóa đường ở gan để làm giảm đường huyết trong máu, nên nhóm thuốc này được chỉ định cho người mắc tiểu đường tuýp 1.
☛ Đọc thêm: Uống thuốc tiểu đường đúng cách!
Bước 2: Giữ cho đường huyết ở mức ổn định
Chỉ số đường huyết lúc đói sau khi được hạ về mức bình thường vẫn có thể tăng lại. Do đó, để không phải gặp phải tình trạng này, người bệnh cần thực hiện các thói quen tốt cho đường huyết giúp duy trì nó ở mức ổn định. Cụ thể:
- Ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường. Đồng thời, những món ăn nhiều giàu mỡ, chất béo cũng cần được kiểm soát chặt chẽ trong thực đơn ăn uống. Thay vào đó, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và protein từ thịt nạc trắng.
- Luyện tập thể dục: Luyện tập thể dục tiêu hao năng lượng của cơ thể, điều này khiến cho lượng đường được chuyển hóa để sử dụng hoàn toàn, không bị dư thừa trong máu. Duy trì thói quen này giúp đường huyết của bạn luôn được giữ ở mức ổn định.
- Bỏ thuốc lá: Chất nicotin có trong thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng mà còn làm thay đổi đáp ứng của tế bào, khiến chúng không phản ứng lại với Insulin, từ đó làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bản thân.
- Theo dõi chỉ số đường huyết: Chuẩn bị một máy đo đường huyết cá nhân và đo mỗi ngày vào lúc đói. Thói quen này giúp người bệnh chủ động trong việc kiểm soát tình trạng đường huyết của mình.
8. Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp kiểm soát đường huyết khi đói hiệu quả
Giảo cổ lam là một cây thuốc quý trong đông y với nhiều tác dụng khác nhau. Trong đó, khả năng vượt trội của giảm cổ lam khi kiểm soát được tình trạng bệnh tiểu đường đã được chứng minh qua nghiên cứu từ viện Karolinska Thụy Điển kết hợp với Viện Dược liệu Trung ương.
Cụ thể, trong thành phần của giảo cổ lam có Phanoside – hoạt chất có tác dụng làm tăng tính nhạy cảm của insulin với đường glucose. Phanoside mạnh gấp 5 lần so với Glibenclamide (thành phần có trong hầu hết thuốc điều trị tiểu đường) nên giúp giảm đường huyết hiệu quả ở bệnh nhân tiểu đường. Đó cũng là lý do vì sao bạn nên lựa chọn giảo cổ lam để kiểm soát tình trạng đường huyết lúc đói tăng cao.
Ngoài ra với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên chỉ gồm giảo cổ lam 5 lá, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại GMP-WHO, người bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ. Dược Tuệ Linh cho ra mắt 2 sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên Giảo cổ lam 5 lá đó là viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. BẤM ĐỂ XEM ĐIỂM BÁN GIẢO CỔ LAM TRÊN TOÀN QUỐC
Kết luận: Đường huyết lúc đói cao là tình trạng nguy hiểm mà bạn cần lưu ý vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên bệnh tiểu đường. Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát tốt được mức đường huyết khi đối trong phạm vi ổn định, cải thiện sức khỏe bản thân.