Huyết áp cao không thể trị khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát tốt nếu kiên trì thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và lựa chọn những thực phẩm phù hợp.
Mục lục
Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp, được hiểu là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch liên tục tăng cao. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bảng phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp châu Âu (ESC/ESH) năm 2018:
Phân loại | HA tâm thu(mmHg) | HA tâm trương(mmHg) |
HA tối ưu | <120 | <80 |
HA bình thường | 130 – 139 | 85 – 89 |
THA độ 1 | 140 – 159 | 90 – 99 |
THA độ 2 | 160-179 | 100-109 |
THA độ 3 | ≥ 180 | ≥ 110 |
THA tâm thu đơn độc | ≥ 140 | < 90 |
Thường ở người khỏe mạnh độ tuổi khoảng 30-45 huyết áp tâm thu ở mức 90-100mmHg, huyết áp tâm trương 70-90 mmHg. Từ sau độ tuổi, cứ tăng thêm 10 tuổi, chỉ số huyết áp tăng thêm 10 thì được coi là bình thường. Nếu huyết áp vượt mức 180mmHg là quá cao so với người bình thường, cảnh báo nhiều nhiều nguy hiểm tiềm ẩn.
☛ Xem thêm: Biến chứng khó lường của cao huyết áp!
Nguyên tắc ăn uống cho người huyết áp cao
Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó bên trong động mạch. Nếu máu bơm vào tim quá nhiều sẽ khiến cho động mạch thu hẹp lại, gây ra huyết áp cao.
Áp lực máu( huyết áp) là kết quả của hai lực:
- Lực thứ nhất được tạo ra khi máu bơm ra khỏi tim và các động mạch( huyết áp tâm thu).
- Lực thứ hai xuất hiện khi tim nghỉ giữa các nhịp đập của nó( huyết áp tâm trương).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu chỉ số huyết áp ở người lớn nằm trong ngưỡng 140/90 mmHg – 159/95 mmHg được coi là tăng huyết áp giới hạn. Nếu chỉ số huyết áp trên 160/95 mmHg được tính là cao huyết áp chính thức.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cứ ba người trưởng thành sẽ có một người mắc phải bệnh tăng huyết áp. Bạn có thể hạ chỉ số đo huyết áp của mình về lại phạm vi lý tưởng cũng như duy trì nó ở mức độ khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị cao huyết áp
- Làm hạn chế tăng huyết áp, duy trì được huyết áp mục tiêu và giúp làm ổn định huyết áp.
- Giảm tối đa nguy cơ tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị cao huyết áp
Chế độ ăn dành cho bệnh nhân huyết áp cao cần cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và các khoáng chất thiết yếu, ít natri, giàu kali và chất xơ, giảm tiêu thụ chất béo, axit béo bão hòa. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích áp dụng chế độ ăn DASH- ăn nhiều rau xanh, quả chín và các sản phẩm từ sữa ít béo.
- Nhu cầu năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.
- Protein: chiếm 15 – 20% tổng năng lượng.
- Lipid: chiếm 20 – 25% tổng năng lượng.
Trong đó thấp acid béo bão hòa, acid béo không no nhiều nối đôi( chủ yếu là axit omeg3, omega 6 có trong các loại cá) chiếm khoảng 7 – 10% tổng năng lượng. Acid béo không no một nối đôi chiếm < 15% tổng năng lượng. Chất béo đồng phân trans( chất béo chuyển hóa có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, khoai tây chiên,…) chiếm < 1% tổng năng lượng. Nên cung cấp lượng EPA và DHA khoảng 250 – 500mg/ngày. Cholesterol < 200mg/ngày.
- Glucid: tỷ lệ phù hợp với tổng năng lượng.
- Lượng chất xơ cung cấp từ khẩu phần ăn khoảng 14g/1000kcal.
- Lượng natri: 1600 -< 2000mg/ngày.
- Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin D.
- Quản lý chỉ số BMI, giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
Top 9 thực phẩm người bị huyết áp cao nên ăn
1. Chuối
Chuối là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến ở nước ta. Loại quả này chứa nhiều tinh bột, pectin, các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C,… Đặc biệt, chuối tiêu giúp thanh nhiệt, giảm huyết áp và cholesterol trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra hàm lượng kali trong chuối có khả năng giảm huyết áp. Khảo sát cũng cho thấy ở nhóm người thường xuyên ăn chuối tiêu từ 1-2 quả mỗi ngày có tỉ lệ tai biến mạch máu não do huyết áp cao thấp hơn hẳn so với những người không ăn chuối khoảng 23,6%.
Chuối ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể dùng làm các món sinh tố. Hoặc vỏ chuối phơi khô sau đó sắc uống trong 2 tuần.
2. Kiwi
Nghiên cứu đã chỉ ra bổ sung một khẩu phần kiwi vào thực đơn hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp ở những người huyết áp cao ở mức độ nhẹ.
Thí nghiệm so sánh giữa tác dụng của táo và kiwi đối với những người huyết áp cao cho thấy ăn 3 quả kiwi mỗi ngày trong 8 tuần giúp giảm huyết áp tương đương với việc ăn 1 quả táo mỗi ngày trong cùng khoảng thời gian.
Bên cạnh đó, kiwi cũng giàu vitamin C giúp cải thiện chỉ số huyết áp với những người tiêu thụ khoảng 500mg vitamin mỗi ngày trong khoảng 2 tháng.
3. Quả mọng
Các loại quả mọng như: việt quất, dâu tây có chứa các hợp chất chống oxy hóa flavonoid như anthocyanil.
Nghiên cứu trên 34.000 người bị huyết áp cao chỉ ra rằng với những người có lượng anthocyanil hấp thụ cao nhất( chủ yếu từ dâu tây và việt quất) đã giảm 8% nguy cơ tăng huyết áp so với những người không hoặc hấp thụ ít anthocyanil.
Bổ sung quả mọng như một món ăn nhẹ, ăn trực tiếp hoặc thêm chúng vào các công thức sinh tố. Vì vậy, hãy thưởng thức quả mọng như một món ăn nhẹ hoặc món ngọt sau bữa ăn như một cách điều trị tăng huyết áp đơn giản. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm chúng vào sinh tố và bột yến mạch.
4. Rau xanh
Rau xanh là thực phẩm gần gũi trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Chúng không chỉ giàu chất xơ, các khoáng chất mà đặc biệt các loại rau có màu xanh đậm có chứa nhiều kali. Chúng giúp trung hòa natri trong cơ thể, loại bỏ bớt lượng natri trong thận thông qua đường nước tiểu, mà natri được biết là nếu nồng độ quá cao dễ dẫn tới cao huyết áp.
Các loại rau tốt cho người huyết áp cao lại dễ mua, dễ kiếm: rau cải cúc, rau diếp, cần tây, rau rút, cải thìa,….
5. Yến mạch
Yến mạch là loại thực phẩm giàu chất xơ, có hàm lượng chất béo và natri thấp rất tốt cho người huyết áp cao.
Với những người béo phì, yến mạch cũng hỗ trợ giảm cân. Bạn nên ăn cháo yến mạch vào buổi sáng để có thể bổ sung năng lượng và giúp điều chỉnh huyết áp buổi sáng.
Lưu ý: Không nên thêm các loại hoa quả tươi ăn kèm với cháo bột yến mạch.
6. Sữa không đường
Sữa không đường cung cấp nhiều canxi lại ít chất béo, rất phù hợp với người huyết áp cao.
Thay vì ăn các loại sữa có hàm lượng chất béo cao, bạn nên lựa chọn những loại sữa ít béo như sữa chua. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ở những người phụ nữ dùng ≥ 5 hộp sữa chua /tuần giúp giảm nguy cơ mắc cao huyết áp đến 20% so với những phụ nữ không dùng sữa chua.
7. Dưa hấu
Dưa hấu có chứa axit amin có tên là citruline, có tác dụng kiểm soát huyết áp cao. Cutriline giúp cơ thể sản xuất oxit nitric- giúp thư giãn mạch máu và giúp động mạch trở nên linh hoạt, hỗ trợ lưu lượng máu tuần hoàn và từ đó điều trị huyết áp cao.
Một cuộc nghiên cứu được thực hiện ở những người trưởng thành bị béo phì và tăng huyết áp nhẹ, khi họ bổ sung một khẩu phần dưa hấu hàng ngày cho kết quả hạ huyết áp ở động mạch cánh tay và mắt cá chân rõ rệt.
Bạn có thể lựa chọn ăn dưa hấu trực tiếp hoặc chế biến chúng thành salad hoa quả hoặc các món sinh tố cùng các các loại quả giàu dinh dưỡng khác.
8. Củ cải đường
Củ cải đường có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất thiết yếu giúp bổ sung sinh dưỡng cho sức khỏe.
Trong thành phần của củ cải đường có chứa nitrat, khi uống nước ép củ cải đường nitrat chuyển hóa thành oxit nitric có khả năng làm thư giãn mạch máu dẫn tới giảm huyết áp.
9. Sô cô la đen
Socola có tỉ lệ ca cao từ 70% trở lên có ý nghĩa sức khỏe lớn. Chúng giàu chất chống oxy hóa, giàu flavonoids giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đến 35%. Tiêu thụ socola đen thường xuyên cũng giúp cải thiện lưu thông mạch máu, ngăn ngừa tắc nghẽn, giảm áp lực lên tim, hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Nghiên cứu của Grassi tại Ý trên một nhóm người trẻ khỏe mạnh, cho kết quả dùng socola đen có thể giảm 4,7mmHg huyết áp tâm thu và 2,8mmHg huyết áp tâm trương.
Giảo cổ lam – Hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả
Trên đây là top 9 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, để ổn định chỉ số huyết áp không chỉ sử dụng thực phẩm là được. Người bệnh nên kết hợp với chế độ luyện tập và sử dụng thêm sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hỗ trợ ổn định huyết áp một cách hiệu quả.

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Đây là cây thân thảo mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, thân cây khá mảnh. Đây là một loại dược liệu quý hiếm được biết đến với nhiều tác dụng trong ý học có công dụng ổn định huyết áp.
Thành phần của cây Giảo cổ cam có chứa hơn 100 loại saponin có cấu trúc tương tự nhóm dammaran có trong nhân sâm. Những hoạt chất này có tác dụng giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch. Từ đó giúp ổn định huyết áp và lưu thông tuần hoàn máu trên cơ thể hiệu quả.
Nếu sử dụng Giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp cơ thể kích thích sản sinh hoạt chất mang tên oxit nitric có công dụng kiểm soát tình trạng cao huyết áp. Bạn có thể lựa chọn trà Giảo Cổ Lam dùng uống thay nước lọc mỗi ngày.
Hiện nay trên thị trường có bán sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh có công dụng hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp hiệu quả và an toàn do được bào chế từ thảo dược thiên nhiên
Với thành phần Giảo cổ lam được sản xuất theo công nghệ độc quyền, khép kín, 100% nguyên liệu được trồng tự nhiên tại các vùng núi Sơn La, Mộc Châu,…Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO, tự hào được Slovakia cấp giấy phép xuất khẩu sang Đức, hứa hẹn tương lai sáng lạn của loại thảo dược này.
Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: lá trà pha và viên uống thảo dược. Bạn có thể xem danh sách nhà thuốc bán sản phẩm TẠI ĐÂY
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912571190 hoặc 0839561247 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.