Bệnh tiểu đường không thể chẩn đoán chính xác nếu chỉ dựa vào các triệu chứng hay dấu hiệu biểu hiện của bệnh như mệt mỏi, chán ăn, sút cân… Để chuẩn đoán tiểu đường được chính xác nhất cần có sự thăm khám và chẩn đoán thông qua kết quả các phương pháp xét nghiệm. Vậy hiện có những phương pháp chuẩn đoán tiểu đường nào?
➤ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường là gì?
Mục lục
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường giờ đây vẫn chưa được khoa học phát hiện chính xác là do đâu, nhưng có thể xác định nguyên nhân trực tiếp sinh bệnh qua 2 yếu tố: liên quan đến tuyến tụy và ngoài tuyến tụy.
- Liên quan đến tuyến tụy: có thể do người bệnh một phần tuyến tụy bị cắt bỏ hay mắc các bệnh lý về tụy như sỏi, ung thư tụy cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Hoặc ở một số trường hợp tiểu đường type 1 do yếu tố di truyền. Tính di truyền này đôi khi cũng do di truyền bẩm sinh tuyến tụy hoạt động không được bình thường nên dẫn đến việc sản sinh insulin gặp trục trặc.
- Ngoài tuyến tụy, nguyên nhân này có thể gồm các loại như: thể trạng béo phì, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, ăn quá nhiều chất béo, tinh bột và đường, ăn ít rau xanh, trái cây tươi sống. Ngoài ra là lối sống ít vận động, thức khuya và hay căng thẳng cũng là đối tượng dễ mắc căn bệnh này.
Do đó, chúng ta có thể hiểu cơ chế sinh bệnh tiểu đường nằm ở việc sản sinh insulin từ tuyến tụy.
Cơ chế sinh bệnh tiểu đường
Với cơ chế bệnh tiểu đường type 1: tuyến tụy sản xuất insulin cần sự tham gia của các tế bào beta, khi tế bào beta bị phá hủy bởi sự xuất hiện của các kháng thể GAD65, IAA, ICA, IA-2, từ đó insulin sẽ không hoặc không có đủ để cân bằng lượng glucose trong máu. Glucose không được vận chuyển vào các tế bào sẽ tích tụ trong máu và lâu dần tăng lượng đường trong máu không thể đào thải.
Còn ở bệnh tiểu đường type 2: Không phải nguyên nhân từ vấn đề di truyền nhưng đôi khi do lối sống của gia đình đồng nhất, có người trong nhà bị tiểu đường thì những người còn lại trong gia đình cũng có nguy cơ bị tiểu đường. Đó là bởi lối sống ảnh hưởng lớn đến cách cơ thể đáp ứng insulin. Khi ăn nhiều đường, tinh bột, lạm dụng các món ăn nhanh, đồ chiên rán sẽ khiến cơ thể dư thừa và tích lũy năng lượng, khi không chuyển hóa hết, một lượng lớn insulin không thể giải phóng ra khỏi máu sẽ dẫn đến kháng insulin và gây bệnh.
➤ Xem chi tiết hơn: Cơ chế tiểu đường các type
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường
Bệnh tiểu đường được phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh:
Tiểu đường type 1
Tiểu đường Type 1 nguyên nhân gây bệnh là do sự tác động của gen di truyền (genetic), biểu sinh (epigenetic), môi trường và hệ miễn dịch. Các tác động này phá hủy các tế bào β của tuyến tụy nội tiết và dẫn đến thiếu hụt insulin. Tiểu đường type 1 chiếm tỉ lệ 5-10% trong các nhóm bệnh tiểu đường. Tiểu đường type 1 khi xác định cũng nhận thấy sự xuất hiện của một trong các tự kháng thể chống lại glutamic acid decarboxylase (GADA65), tyrosine phostase-like molecule (IA-2), IA-2 β, insulin, và zinc transporter 8 (ZnT8) (Khan NZ, 2019 [5]). Đái tháo đường loại 1 được chẩn đoán bởi một tiêu chuẩn bất kỳ trong số các tiêu chuẩn như được nêu trong Bảng dưới đây (Bảng 1):
Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (ADA 2019)
Nồng độ đường huyết | Phương pháp |
FPG ≥7,0 mmol/L | Nhịn ăn ít nhất 8 giờ |
2h PG ≥11,1 mmol/L | Sử dụng 75g glucose khan hòa tan trong nước |
HbA1C ≥6,5% | Thử nghiệm thực hiện trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đã được chuẩn hóa |
Glucose huyết tương ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/L | Xét nghiệm ngẫu nhiên lúc bụng no |
Tiểu đường type 1 còn có một phân nhóm khác là nhóm người mắc tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người trưởng thành. Có thể hiểu đây là một dạng tiến triển chậm của người mắc tiểu đường type 1, và ở phân nhóm này, bệnh cũng có một số tự kháng thể giống như ở tiểu đường type 1 và song song lại có những triệu chứng lâm sàng của tiểu đường type 2. Ở nhóm này tiêu chuẩn chẩn đoán được xác định theo: 1) Độ tuổi lớn lúc chẩn đoán (thường là ≥30); 2) Dương tính với ít nhất một trong số các tự kháng thể thường thấy trong đái tháo đường loại 1 như GADA65, IA-2, hoặc ZnT8, 3) Có sự bảo tồn tạm thời chức năng của các tế bào ß nên chưa cần thiết phải điều trị bằng insulin ít nhất 6 tháng sau khi được chẩn đoán.
➤ Xem thêm: Cách chữa bệnh tiểu đường type 1
Tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 là phân loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% trong tổng số ca. Tiểu đường type 2 được xác định bởi sự kháng insulin hoặc bởi sự kết hợp của kháng insulin với sự giảm bài tiết insulin. Tiểu đường type 2 được chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn về dấu ấn sinh học như chẩn đoán tiểu đường type 1. Nếu có nghi ngờ, có thể làm thêm các tự kháng thể để loại trừ tiểu đường type 1 và mức độ C-peptide để khẳng định tiểu đường type 2: mức độ C-peptide là bình thường hoặc cao trong tiểu đường type 2 nhưng cực kỳ thấp trong tiểu đường type 1.
Với các trường hợp tiền đái tháo đường được xác định có nguy cơ cao dẫn dến tiểu đường type 2. Tỉ lệ 70% người tiền đái tháo đường tiến triển thành tiểu đường type 2.
Tiền đái tháo đường được chẩn đoán theo các tiêu chuẩn ở Bảng 2:
Chỉ số | Nồng độ |
FPG (glucose huyết tương khi đói) | 5,6 mmol/L – 6,9 mmol/L |
PG (glucose huyết tương) | 2 giờ trong 75 g OGTT: 7,8 mmol/L đến 11,0 mmol/L (IGT) |
HbA1C | 5,7 – 6,4% |
➤ Xem thêm: Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có đặc trưng giống tiểu đường type 2, nguyên nhân cũng là do sự kết hợp giữa sự giảm bài tiết insulin của các tế bào beta đảo tụy và sự giảm đáp ứng của tế bào các mô đối với insulin trong quá trình thay kỳ. Các trường hợp tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ mang thai tuần 24 đến 28. Tiểu đường thai kỳ ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các thai phụ nhưng tỉ lệ thường giao động ở mức 3-5% tổng số thai phụ.
Các bệnh đi kèm ở thai phụ mắc tiểu đường thai nghén như huyết áp cao, tiền sản giật, sản giật hoặc sau sinh mắc tiểu đường type 2.
Còn đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ có thể gây chứng khổng lồ, lưu thai, đẻ non, suy hô hấp, hạ glucose trong máu, khi lớn trẻ có thể bị béo phì hoặc tiểu đường type 2.
Tiểu đường thai kỳ được xác định trong lần khám thai đầu tiên, test glucose trong máu được test ngẫu nhiên. Theo Bảng 3 dưới đây:
Các dấu ấn sinh học | Nồng độ |
Glucose trong máu khi đói | > 7,0 mmol/L |
HbA1c | >6,5% |
Glucose ngẫu nhiên | >11,1 mmol/L |
Ngược lại nếu glucose lúc đói <5,1 mmol/L, khi đến tuần thứ 24 đến 28 giai đoạn thai kỳ cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Theo dõi theo Bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Phương pháp nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống với 75g glucose trong tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ:
Các thời điểm thử nghiệm | Mức độ glucose máu (mmol/L) |
Khi đói | > 5,1 |
1 giờ sau khi uống glucose | > 10,0 |
2 giờ sau khi uống glucose | > 8,5 |
Trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3 của thai kỳ mà A1C <6% thì có nguy cơ thấp nhất đối với sự phát triển bình thường của thai nhi, sinh non và tiền sản giật.
➤ Xem chi tiết hơn: Tiểu đường thai kỳ – những điều mẹ bầu phải biết!
Các loại tiểu đường khác
Có khoảng 2% các bệnh tiểu đường phân loại khác hay còn gọi là tiểu đường thứ cấp. Nguyên nhân gây ra có thể do các rối loạn đơn gen, do bệnh tuyến tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết, do cảm ứng thuốc, quan trung gian miễn dịch hay hội chứng di truyền…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách phân loại mới nhất các tuýp tiểu đường
Cách thực hiện chẩn đoán tiểu đường từng phương pháp
Hiện nay phát hiện tiểu đường có các phương pháp cụ thể như xét nghiệm huyết tương lúc đói, thử dung nạp đường Glucose đường uống và xét nghiệm HbA1C.
Xét nghiệm huyết tương lúc đói
Việt xét nghiệm này để xác định lượng glucose niệu xem có xuất hiện glucose trong nước tiểu không. Các kỹ thuật viên sẽ sử dụng que test nhúng để đo mức glocose. Màu sắc của que nhúng thay đổi theo lượng glucose trong nước tiểu.
Thử dung nạp đường Glucose đường uống
Xét nghiệm được thực hiện sau khi nhịn ăn 8 giờ đồng hồ, bạn sẽ được pha một cốc nước với 75g glucose và đường huyết sẽ được kiểm tra sau 2 giờ. Lượng đường huyết dưới 140mg/dl là bình thường, từ 140mg/dl đến 199mg/dl là mức của bệnh nhân tiền đái tháo đường, còn khi chỉ số đường huyết trên 200mg/dl nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường.
Xét nghiệm HbA1C
Khi đo HbA1C có chỉ số tốt là dưới 4-6%, mức độ chấp nhận được là 6,6-8% và trên 8% có thể khẳng định người này mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này được thực hiện để đo lượng glucose gắn vào hemoglobin của tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể. Vì tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 100 đến 120 ngày, nên lượng đường máu được phát hiện trong xét nghiệm này sẽ phản ánh mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng thời gian 3 tháng.
➤ Có thể bạn muốn biết: Cách đọc hiểu các chỉ số tiểu đường chuẩn nhất
Ai nên tầm soát chẩn đoán tiểu đường?
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, những người có triệu chứng tiểu đường nên đi khám và chẩn đoán bệnh (➤ Có thể tìm hiểu triệu chứng qua bài: Dấu hiệu cảnh báo người mắc tiểu đường). Với người không có triệu chứng cũng nên xét nghiệm đường huyết nên bắt đầu từ 45 tuổi và kiểm tra định kỳ ba năm một lần hoặc ở độ tuổi sớm hơn với những người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì, nghĩa là có chỉ số khối cơ thể BMI ≥25 kg/m2 và có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây:
- Ba mẹ hoặc anh chị em ruột bị đái tháo đường típ 2
- Ít vận động
- Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á và người đảo Thái Bình Dương…
- Phụ nữ tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con hơn 4kg
- Có nồng độ HLD cholesterol máu ≤ 35 mg/dl (0,9 mmol/l)
- Triglyceride ≥250 mg/dl (2,82 mmol/l)
- Tăng huyết áp
- Vòng bụng to: nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80 cm.
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Phát hiện bất thường khi xét nghiệm đường huyết trước đó: rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường).**
- Tiền sử bệnh tim mạch.
Tham khảo thêm:
https://care.diabetesjournals.org/content/27/suppl_1/s11#T1
https://care.diabetesjournals.org/content/25/suppl_1/s21