Huyết áp cao là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Mục lục
Huyết áp bao nhiêu là cao?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, cao huyết áp là khi huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90 mmHg.
Thường ở người khỏe mạnh độ tuổi khoảng 30-45 huyết áp tâm thu ở mức 90-100mmHg, huyết áp tâm trương 70-90 mmHg. Từ sau độ tuổi, cứ tăng thêm 10 tuổi, chỉ số huyết áp tăng thêm 10 thì được coi là bình thường. Nếu huyết áp vượt mức 180mmHg là quá cao so với người bình thường, cảnh báo nhiều nhiều nguy hiểm tiềm ẩn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu? Những điều bạn cần biết về cao huyết áp
Đối tượng có nguy cơ bị huyết áp cao là ai?
Bất cứ ai ở mọi giới tính, mọi độ tuổi cũng đều có nguy cơ trở thành bệnh nhân mắc huyết áp cao. Bệnh phổ biến nhiều hơn ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều người trẻ đang gặp phải tình trạng này, nguyên do đến từ lối sống chưa lành mạnh.
Ở người trưởng thành, bệnh huyết áp cao có thể chia làm ba mức độ: tăng huyết áp độ I, độ II và độ III, cấp độ tăng dần theo tình trạng bệnh nặng dần. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3 là hoàn toàn có khả năng xảy ra biến chứng.
Phụ nữ mang thai cũng dễ tăng huyết áp, tuy nhiên, thường sẽ ổn định lại sau khi sinh trong vòng 3 tháng. Một số trường hợp nguy hiểm hơn do mắc huyết áp cao khi mang thai là có thể bị tiền sản giật.
Đặc biệt, hiện có khá nhiều trẻ nhỏ đang đối mặt với tình trạng tăng huyết áp từ sớm. Trường hợp các bé từ 7 tuổi trở lên có chỉ số huyết áp > 97/57, các bậc phụ huynh cần sớm đưa con tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nguyên nhân gây huyết áp cao và các yếu tố nguy cơ
Biến chứng do huyết áp cao gây ra
Hội chứng tăng huyết áp được ví như ” Kẻ giết người thầm lặng” bởi không có biểu hiện rõ triệu chứng cụ thể nhưng lại dễ dàng gây ra những tổn thương cho động mạch, tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu nuôi cơ thể, gây đột quỵ, suy tim, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như thận, chân tay, mắt,…
Nếu huyết áp cao không kiểm soát được có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
Tổn thương não

Bộ não của bạn phụ thuộc vào nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng để hoạt động đúng. Khi chỉ số huyết áp quá cao, cản trở việc lưu thông máu tới não, từ đó có thể gây ra một số vấn đề:
- Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA): Còn có thể được gọi là ministroke, TIA được định nghĩa là một sự gián đoạn tạm thời, ngắn hạn của việc cung cấp máu cho não của bạn. Khi động mạch không còn đàn hồi hoặc cục máu đông đông có thể gây ra thiếu máu não cục bộ thoáng qua. TIA cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao.
- Đột quỵ: Khi một phần não của bạn bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, các tế bào não chết đi dẫn đến đột quỵ não. Huyết áp co khiến mạch máu bị thu hẹp, vỡ hoặc rò rỉ, hình thành cục máu đông ở trong các động mạch, hạn chế việc lưu thông máu, có khả năng gây đột quỵ.
- Sa sút trí tuệ: Lượng máu lưu thông tới não bị hạn chế gây ra chứng mất trí nhớ mạch máu.
- Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ: Các nghiên cứu cho thấy huyết áp cao có thể dẫn đến suy giảm nhận thức nhẹ. Bạn có thể có những thay đổi tiêu cực về sự hiểu biết, trí nhớ cùng với sự lão hóa.
Tổn thương thận
Thận lọc chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu của bạn – một quá trình đòi hỏi các mạch máu khỏe mạnh. Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu và ảnh hưởng đến thận của bạn. Nếu bạn mắc thêm cả bệnh tiểu đường thì tình trạng tổn thương thận sẽ nặng hơn.
Các vấn đề về thận do huyết áp cao gây ra có thể kể tới:
- Sẹo thận (xơ hóa cầu thận): Loại tổn thương thận này xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị sẹo và không thể lọc chất lỏng và chất thải từ máu của bạn một cách hiệu quả. Viêm cầu thận nếu không điều trị dễ dẫn đến suy thận.
- Suy thận: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận. Các mạch máu bị tổn thương ngăn thận lọc chất thải từ máu của bạn một cách hiệu quả, cho phép tích tụ chất lỏng và chất thải nguy hiểm. Cuối cùng bạn có thể yêu cầu lọc máu hoặc ghép thận. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng suy thận. Các mạch máu bị tổn thương ngăn cản thận lọc chất thải từ máu hiệu quả.
Ảnh hưởng tới tim
Huyết áp cao khi không được kiểm soát, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim và kéo theo các bệnh lý tim mạch khác:
- Bệnh động mạch vành: Huyết áp cao khiến động mạch bị thu hẹp và tổn thương, cản trở quá trình cung cấp máu cho tim. Máu khi không thể chảy tự do tới tim gây ra tình trạng đau ngực, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) hoặc đau tim.
- Phì đại thất trái: Tim của bạn phải tăng công suất làm việc để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể khi huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho tâm thất trái dày lên, kéo theo nguy cơ đau tim, đột tử do tim.
- Suy tim: Theo thời gian, huyết áp cao làm cho cơ tim bạn yếu dần, hoạt động kém hiệu quả dần gây suy tim.
Tổn thương động mạch
Động mach hoạt động linh hoạt, mạnh mẽ và có tính đàn hồi tức là chúng đang khỏe mạnh. Lớp lót bên trong động mạch trơn tru sẽ giúp máu lưu thông tự do, dễ dàng cung cấp các dưỡng chất và oxy hóa cho các mô và cơ quan quan trọng.
Khi huyết áp cao dần làm tăng áp lực máu chảy qua các động mạch, dẫn tới:
- Hư hỏng và hẹp động mạch: Tăng huyết áp khiến cho lớp lót bên trong động mạch hư hỏng, cản trở quá trình lưu thông máu, thành động mạch kém đàn hồi, lâu dần dẫn đến hẹp động mạch.
- Chứng phình động mạch: Theo thời gian, áp lực máu liên tục di chuyển qua động mạch dần suy yếu gây ra tình trạng phình động mạch. Khi đó, có khả năng vỡ mạch, cháy máu bên trong và đen dọa tới tính mạng người bệnh. Chứng phình động mạch có thể hình thành trong bất kỳ động mạch nào, phổ biến nhất tại động mạch chủ (động mạch lớn nhất của cơ thể).
Ảnh hưởng đến thị giác
Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến các mạch máu, động mạch ở võng mạc, gây ra:
- Bệnh võng mạc: Tổn thương mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt (võng mạc) có thể dẫn đến chảy máu mắt, mờ mắt và mất hoàn toàn thị lực( mù). Bạn có nguy cơ cao hơn nếu bạn bị tiểu đường ngoài huyết áp cao.
- Bệnh màng đệm. Huyết áp cao ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. Khi chất lỏng tích tụ dưới võng mạc dẫn đến tầm nhìn bị hạn chế, méo mó. Lưu lượng máu bị chặn có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác, chảy máu trong mắt, thậm chí mù.
Rối loạn chức năng tình dục
Tình trạng rối loạn cương dương ngày càng trở nên phổ biến ở nam giới khi họ đến tuổi 50, đặc biệt là người bị huyết áp cao. Giải thích tình trạng này là do lưu lượng máu bị hạn chế do huyết áp cao có thể ngăn máu chảy đến dương vật của bạn.
Phụ nữ bị huyết áp cao cũng có thể bị rối loạn chức năng tình dục. Lưu lượng máu đến âm đạo suy giảm có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo hoặc khó đạt được cực khoái trong quan hệ.
Phần lớn những trường hợp có huyết áp cao không biểu hiện các dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể, thậm chí khi huyết áp đạt đến mức chỉ số quá cao. Cũng có một số trường hợp huyết áp cao có biểu hiện đau đầu, khó thở, chảy máu cam tuy nhiên cũng không phô biến và chỉ xảy ra khi huyết áp đạt giới hạn nguy hiểm đe dọa tới tính mạng,
Cách phát hiện sớm dấu hiệu cơn tăng huyết áp
Cao huyết áp phần lớn không có nguyên nhân và bệnh diễn tiến thầm lặng, ít biểu hiện rõ ràng dẫn tới nguy cơ biến chứng cao. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, huyết áp cao cũng có thể xuất hiện một vài triệu chứng như: nhức đầu, ù tai, mất ngủ, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt,…
Một số trường hợp khác biểu hiện nặng hơn có thể đau vùng tim, giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng.
Khi nhận thấy dấu hiệu này, bạn thực hiện đo huyết áp của mình hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách nhận biết sớm triệu chứng cao huyết áp
Ngăn ngừa huyết áp cao bằng cách nào?
- Giảm cân: Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn, nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có huyết áp cao. Giảm cân an toàn giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn và sức khỏe tốt hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: Chuyên gia sức khỏe khuyến khích mỗi người nên tích cực tập thể dục đều đặn, tối thiểu 30 phút mỗi ngày để nâng cao thể lực và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Đặc biệt, tập thể dục thường xuyên có thể giúp bệnh nhân cao huyết áp giảm từ 5 – 8 mmHg.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống cũng góp phần quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: giàu ngũ cốc, trái cây, rau củ, các thực phẩm từ sữa ít béo và loại bỏ các chất béo bão hòa, cholesterol giúp giảm chỉ số huyết áp của bạn tới 11mmHg.
- Giảm natri trong chế độ ăn uống của bạn: Ăn quá nhiều muối sẽ tạo áp lực cho cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, co mạch, tăng sức cản ngoại vi dẫn tới huyết áp tăng. Giảm bớt lượng muỗi trong thực đơn hàng ngày của bạn có thể cải thiện chỉ số huyết áp từ 5-6 mmHg.
- Hạn chế tiêu thụ rượu: Nghiên cứu mới nhất cho biết rằng không có ngưỡng an toàn đối với bất kỳ lượng tiêu thụ bia rượu nào. Hãy hạn chế uống bia rượu ở mức thấp nhất có thể để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
- Bỏ thuốc lá: Khi bạn hút thuốc lá, khí CO sẽ lấy oxy trong hồng cầu, khiến cho tim đạp nhanh dẫn tới máu được bơm đi nhanh và nhiều khiến huyết áp tăng. Bỏ thuốc lá có thể cải thiện chỉ số huyết áp của bạn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và có ích cho sức khỏe tổng thể.
- Cắt giảm lượng caffeine: Một số nghiên cứu đã chỉ ra caffeine có tác động làm tăng chỉ số huyết áp khoảng 10mmHg. Bởi vậy, để phòng ngừa huyết áp cao và đặc biệt với những ai có tiền sử cao huyết áp nên hạn chế tiêu thụ chúng.
- Giảm căng thẳng, áp lực: Lựa chọn các hình thức giải tỏa căng thẳng lành mạnh như tập yoga, nghe nhạc, chạy bộ,… để có thể ngăn ngừa huyết áp của bạn tăng cao.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên: Chủ động theo dõi huyết áp giúp bạn kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân, từ đó dễ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà huyết áp cao gây ra. Bạn có thể lựa chọn theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc thăm khám sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở y tế và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng trà giảo cổ lam hạ huyết áp: Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric – hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp. Thời điểm uống trà mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.
Theo giaocolam.vn