Chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường, giúp cải thiện chỉ số đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Việc nắm rõ lượng calo của các nhóm thực phẩm giúp bệnh nhân lên thực đơn phù hợp cho bản thân đồng thời kiểm soát bệnh lý hiệu quả. Cùng tham khảo bảng tính calo cho người tiểu đường và lượng calo trong các nhóm thực phẩm ngay sau đây nhé.
Mục lục
Tại sao người tiểu đường cần biết lượng calo trong thực phẩm?
Calo là đơn vị đo lường năng lượng được nạp vào cơ thể thông qua việc ăn uống hoặc tổng năng lượng được tiêu thụ thông qua các hoạt động của cơ thể. Người tiểu đường cần nắm rõ lượng calo của thực phẩm để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với bản thân, quản lý sức khỏe và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Cụ thể như sau:
- Kiểm soát đường huyết: Carbohydrate chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết. Kiểm soát lượng calo từ carbohydrate giúp người tiểu đường duy trì mức đường huyết ổn định và tránh tình trạng tăng đột ngột đường huyết. Bên cạnh đó, một số thực phẩm có chỉ số GI cao khiến đường huyết tăng đột ngột. Khi nắm rõ lượng calo và GI sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm thích hợp, duy trì mức đường huyết ổn định.
- Quản lý tốt cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng của tiểu đường. Việc nắm rõ lượng calo giúp thiết lập chế độ ăn uống cân bằng năng lượng, giúp người tiểu đường giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý, cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Ngăn ngừa biến chứng: Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thận… Kiểm soát lượng calo, đặc biệt từ chất béo bão hòa và cholesterol, giúp duy trì mức cholesterol và huyết áp trong giới hạn an toàn, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Kiểm soát lượng calo và protein trong chế độ ăn uống giúp bảo vệ chức năng thận và giảm nguy cơ mắc bệnh thận.
- Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng cho cơ thể: Hiểu rõ lượng calo từ các nhóm dinh dưỡng giúp bạn thiết kế thực đơn cân đối, đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất cho cơ thể. Điều này giúp duy trì sức khỏe tổng thể và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Cá nhân hóa chế độ ăn: Mỗi người sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe cụ thể. Biết rõ lượng calo giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Nắm rõ lượng calo của thực phẩm là yếu tố quan trọng giúp người tiểu đường quản lý bệnh hiệu quả, duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa biến chứng. Bằng cách lập kế hoạch bữa ăn hợp lý và theo dõi lượng calo tiêu thụ, người tiểu đường có thể đạt được sự cân bằng dinh dưỡng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cách tính lượng calo cần thiết cho người tiểu đường
Một chế độ ăn uống hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường, giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Để duy trì đường huyết ở mức ổn định, bạn cần cân bằng lượng thức ăn với hoạt động thể chất. Cung cấp lượng calo thích hợp để duy trì lượng cơ thể như mong muốn.
Để tính lượng calo trong ngày cho người bệnh tiểu đường, cần phải cân nhắc nhiều yếu tố cá nhân như tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, mức độ hoạt động và mục tiêu sức khỏe. Dưới đây là các bước chi tiết để tính lượng calo hàng ngày:
1: Tính tỷ lệ chuyển hóa cơ bản (BMR)
Tỷ lệ chuyển hóa cơ bản (BMR) là lượng calo cần thiết để duy trì các chức năng cơ bản của cơ thể khi nghỉ ngơi. Có nhiều công thức để tính BMR, nhưng một trong những công thức phổ biến nhất là công thức Harris-Benedict:
– Đối với nam giới:
BMR=88.362+(13.397× cân nặng(kg))+(4.799 × chiều cao(cm))−(5.677×tuổi)
– Đối với nữ:
BMR=447.593+(9.247 × cân nặng(kg))+(3.098 × chiều cao(cm))−(4.330×tuổi)
2: Tính tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày (TDEE)
TDEE là tổng lượng calo cần thiết để duy trì cân nặng hiện tại, bao gồm cả hoạt động thể chất. Tính TDEE bằng cách nhân BMR với hệ số hoạt động:
- Ít vận động (ít hoặc không tập thể dục): BMR x 1.2
- Hoạt động nhẹ (tập thể dục nhẹ hoặc chơi thể thao 1-3 ngày/tuần): BMR x 1.375
- Hoạt động vừa phải (tập thể dục vừa hoặc chơi thể thao 3-5 ngày/tuần): BMR x 1.55
- Hoạt động nhiều (tập thể dục nặng hoặc chơi thể thao 6-7 ngày/tuần): BMR x 1.725
- Hoạt động rất nhiều (tập thể dục rất nặng, công việc thể chất nặng hoặc tập luyện 2 lần/ngày): BMR x 1.9
3: Điều chỉnh theo mục tiêu sức khỏe
- Duy trì cân nặng: Tiêu thụ lượng calo tương đương với TDEE.
- Giảm cân: Tiêu thụ ít hơn TDEE khoảng 500-1000 calo/ngày để giảm 0.5-1kg mỗi tuần. Điều này giúp cải thiện độ nhạy insulin và quản lý đường huyết tốt hơn.
- Tăng cân: Tiêu thụ nhiều hơn TDEE khoảng 250-500 calo/ngày.
4: Phân chia lượng calo hàng ngày
Người bệnh tiểu đường cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày để duy trì mức đường huyết ổn định. Một kế hoạch ăn uống cân đối có thể bao gồm:
- Carbohydrates: 45 – 60% tổng lượng calo hàng ngày.
- Protein: 15 – 20% tổng lượng calo hàng ngày.
- Chất béo: 20 – 35% tổng lượng calo hàng ngày.
Tính BMR:
BMR = 447.593 + (9.247×70) + (3.098×160) − (4.330×40)
BMR ≈ 1417 calo/ngày
Tính TDEE (ít vận động):
TDEE = BMR×1.2
TDEE ≈ 1417×1.2 ≈ 1700 calo/ngày
Điều chỉnh theo mục tiêu (duy trì cân nặng):
Tổng lượng calo hàng ngày: 1700 calo
Phân chia lượng calo:
- Carbohydrates: 45-60% của 1700 calo ≈ 765 – 1020 calo (≈ 191-255 gram carb)
- Protein: 15-20% của 1700 calo ≈ 255 – 340 calo (≈ 64-85 gram protein)
- Chất béo: 20-35% của 1700 calo ≈ 340 – 595 calo (≈ 38-66 gram fat)
Bảng chi tiết lượng calo của từng nhóm thực phẩm
Để thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, nắm rõ lượng calo của từng loại thực phẩm rất quan trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và tạo ra bảng calo cho các nhóm thực thực cụ thể như sau đây.
1. Nhóm thực phẩm giàu đạm
Các thực phẩm giàu đạm thường dùng bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng, tôm, cua…. Lượng calo có trong nhóm thực phẩm giàu đạm thường là:
Thực phẩm | Lượng calo/100g |
Thịt bò | 280 |
Thịt lợn | 290 |
Thịt gà | 200 |
Thịt vịt | 430 |
Cá ngừ | 180 |
Cá hồi | 180 |
Tôm | 100 |
Thịt cua | 110 |
Trứng | 150 |
Sữa tiệt trùng | 50 |
Sữa tách bơ | 38 |
Thịt xông khói | 240 |
Xúc xích | 480 |
2. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người, bao gồm cả những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc tiêu thụ tinh bột cần được quản lý chặt chẽ. Sau đây là bảng calo của một số loại thực phẩm giàu tinh bột thường dùng.
Thực phẩm | Lượng calo/100g |
Cơm trắng | 140 |
Khoai tây | 70 |
Bắp | 130 |
Mì spaghetti | 101 |
Mì sợi | 70 |
Nui ống | 95 |
Ngũ cốc hỗn hợp | 390 |
Bánh mì trắng | 240 |
Bánh gạo | 373 |
Bánh quy | 480 |
Bánh bột ngô | 370 |
3. Nhóm thực phẩm giàu chất béo
Một chế độ ăn uống cân bằng không thể thiếu các thực phẩm có chứa chất béo để đảm bảo hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường. Sau đây là lượng calo có trong nhóm thực phẩm trên.
Thực phẩm | Lượng calo/100g |
Dầu bắp | 900 |
Dầu hướng dương | 900 |
Dầu olive | 900 |
Dầu gan cá | 900 |
Dầu dừa | 862 |
Bơ | 730 |
Mỡ lợn | 890 |
Chất béo tinh khiết | 900 |
Bơ đậu phộng | 573 |
Phô mai | 353 |
Chân giò heo | 163 |
4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Các loại rau củ quả như súp lơ, cà chua, cà rốt, khoai lang, đu đủ, dưa hấu, cam… là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Lượng calo có trong một số thực phẩm thuộc nhóm này là:
Thực phẩm | Lượng calo/100g |
Táo | 25 |
Cam | 47 |
Đu đủ | 42 |
Dưa hấu | 30,4 |
Chuối | 88,7 |
Bơ | 160 |
Súp lơ | 25 |
Cà rốt | 51 |
Khoai lang | 86 |
Khoai tây | 77 |
Củ dền | 53 |
Xà lách | 14,8 |
Khổ qua | 17 |
Rau chân vịt | 8 |
Dưa leo | 10 |
Bắp cải | 20 |
Cà chua | 20 |
5. Các loại đường, sữa và sản phẩm từ sữa
Đường, sữa và các sản phẩm từ sữa được sử dụng khá phổ biến trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Hàm lượng calo trong những thực phẩm này được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Cùng tham khảo lượng calo có trong nhóm thực phẩm này nhé.
Tên thực phẩm | Lượng calo/100g |
Mứt | 250 |
Mật ong | 280 |
Xi rô | 300 |
Đường trắng | 400 |
Socola | 500 |
Sữa đậu nành | 36 |
Sữa tách bơ | 38 |
Sữa tiệt trùng | 50 |
Sữa chua | 60 |
Sữa tươi nguyên kem | 70 |
Phô mai tươi | 125 |
Trứng | 150 |
Kem tươi ít béo | 200 |
Phô mai kem | 428 |
Kem sữa béo | 430 |
6. Một số món ăn sẵn
Có nhiều món ăn được chế biến sẵn, bạn có thể dựa vào bảng dưới đây để quản lý lượng calo trong các món ăn trong ngày để phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.
– Các món ăn sáng
Thực phẩm | Lượng calo/tô |
Bánh canh cua | 379 |
Bánh canh giò heo | 483 |
Bánh canh thịt gà | 346 |
Bánh canh thịt lợn | 322 |
Bột chiên | 443 |
Bún bò huế | 662 |
Bún mắm | 480 |
Bún măng | 485 |
Bún chả | 598 |
Hoành thánh | 248 |
Cháo huyết | 322 |
Hủ tíu mì | 410 |
Hủ tiếu xào | 646 |
Cháo vịt | 930 |
Cháo lòng | 412 |
Cháo đậu đỏ | 322 |
Bún mọc | 541 |
Bún riêu cua | 414 |
☛ Tham khảo thêm tại: Mắc bệnh tiểu đường có ăn bún phở được không?
– Các loại bánh
Thực phẩm | Lượng calo/cái |
Bánh mì khoai nướng | 392 |
Bánh lá chả tôm | 154 |
Bánh lá dứa nhân đậu | 155 |
Bánh mè | 170 |
Bánh mì kinh đô | 129 |
Bánh mì kẹp chà bông | 337 |
Bánh mì chả lụa | 431 |
Bánh mỳ thường | 239 |
Bánh mì thịt | 461 |
Bánh su kem | 112 |
Bánh xèo | 517 |
Bánh sừng trâu | 227 |
Bánh tiêu | 123 |
Sandwich kẹp thịt | 468 |
Bánh mì ngọt | 304 |
Bánh mì sandwich | 89 |
☛ Tham khảo thêm tại: Các chọn bánh cho người tiểu đường!
– Các món cơm
Thực phẩm | Lượng calo/phần |
Cơm tấm bì chả | 600 |
Cơm chiên dương châu | 530 |
Cơm thịt bò xào đậu que | 395 |
Cơm với tép rang | 300 |
Cơm mực xào | 336 |
Cơm thịt kho tàu | 650 |
Cơm canh chua cá hú | 360 |
Cơm sườn nướng (1 miếng sườn) | 411 |
Cơm đùi gà rô ti (1 đùi) | 550 |
Cơm thịt kho tiêu | 400 |
Cơm chay | 350 |
– Một số món ăn khác
Thực phẩm | Đơn vị tính | Lượng calo |
Sashimi cá hồi | 100g | 200 |
Sushi | 6 miếng (1 cuộn) | 350 |
Sữa chua | 100g | 58,8 |
Salad trộn hoa quả | 100g | 125 |
Kimbap | 100g | 400 |
Gà rán | 100g (1 miếng) | 221 |
Trà sữa | 500ml | 608 |
Bánh tráng trộn | 200g | 600 |
☛ Tham khảo thêm tại: Top 12 thực phẩm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường!