Tăng huyết áp được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Cụ thể, tăng huyết áp góp phần vào 49% của tổng số trường hợp bệnh tim mạch và 62% tổng số đột quỵ. Những con số này nói lên tình trạng vô cùng đáng báo động khi tăng huyết áp gây nên gánh nặng về bệnh tật, tỷ lệ tử vong cao. Đây cũng là vấn đề sức khỏe cấp bách được cộng đồng quan tâm hiện nay. Để biết chi tiết hơn về tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp tại Việt Nam, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Định nghĩa tăng huyết áp
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch, được tạo ra do sự co bóp của tim và sức cản của động mạch nhằm đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.
Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg), được xác định bằng hai chỉ số:
- Huyết áp tâm thu (hay huyết áp tối đa): là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp.
- Huyết áp tâm trương (hay huyết áp tối thiểu ): là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim giãn ra sau khi co bóp.
☛ Bài viết đầy đủ: Tăng huyết áp là gì?
2. Hậu quả tăng huyết áp
Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì chúng hầu hết không có triệu chứng nhận biết, do đó rất khó để phát hiện ra bệnh. Điều này khiến tình trạng cao huyết áp ngày càng tiến triển nặng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Điển hình phải kể đến các biến chứng như:
- Suy tim
- Bệnh động mạch vành
- Tai biến mạch máu não
- Đột quỵ
- Suy thận
- Xuất huyết võng mạc
- Tổn thương thị giác
Tất cả những biến chứng này đều có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người, làm mất khả năng lao động, thậm chí còn là gánh nặng và là tổn thất lớn về kinh tế cho gia đình cũng như xã hội.
☛ Đọc chi tiết: Biến chứng của cao huyết áp
3. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới
Tỷ lệ tăng huyết áp chung
Căn bệnh tăng huyết áp ngày càng phổ biến và gia tăng trên thế giới và cả ở Việt Nam. Không kể là người già, trẻ nhỏ, bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn gây ra gánh nặng bệnh tật cho toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp tăng huyết áp vào một trong sáu nguyên nhân chính ảnh hưởng tới phân bố bệnh tật toàn cầu.
Năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có khoảng 972 triệu người bị tăng huyết áp (chiếm 26,4% dân số), riêng các nước đang phát triển chiếm khoảng 639 triệu người. Dự báo con số này sẽ tăng lên khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025 (tương đương 29,2% dân số thế giới).
Hiện nay, trung bình cứ 10 người thì có tới 4 người bị tăng huyết áp. Theo WHO, trong năm 2019, thế giới có khoảng 17,9 triệu người đã tử vong do các bệnh về tim mạch, trong số đó có đến 35-40% nguyên nhân chính là do tăng huyết áp. Con số khổng lồ này nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong do 3 bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi cộng lại.
Tăng huyết áp theo địa lý
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới chứng minh được tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp là khác nhau giữa các khu vực.
Cụ thể, dựa vào số liệu điều tra năm 1990 tại các quốc gia Châu Âu, tăng huyết áp ở các quốc gia Anh, Phần Lan, Đức, Ý, Tây Ban Nha đều cao hơn ở Mỹ và Canada. Kết quả nghiên cứu năm 2003, tăng huyết áp ở Hoa Kỳ và Canada là 28% thì 6 quốc gia trên đã là 44%.
Như vậy, những quốc gia có thu nhập cao thì tỷ lệ tăng huyết áp thấp hơn so với những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, có thể là do dễ tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe hơn.
Tăng huyết áp theo độ tuổi
Tuổi càng cao độ giãn nở của động mạch càng kém. Đó là lý do vì sao tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn tuổi trong cộng đồng ngày càng tăng. Từ đó nguy cơ gặp phải tai biến mạch máu não ở người già cũng cao hơn hẳn so với các nhóm đối tượng còn lại.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tăng huyết áp lại có xu hướng trẻ hóa khi chúng xuất hiện nhiều ở người còn trong độ tuổi lao động. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi trên toàn thế giới.
Tăng huyết áp theo giới
Nhiều kết quả nghiên cứu đều cho thấy tăng huyết áp ở nam giới cao hơn nữ giới:
Năm 2000-2001, tại Trung Quốc với một cuộc điều tra quy mô lớn trên 15540 đối tượng từ 35-44 tuổi cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở nam là 17,4% và ở nữ là 10,7%.
Tương tự tại Bồ Đào Nha, tỷ lệ nam giới mắc tăng huyết áp là 46,7% và nữ giới là 42,3%.
4. Tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam
Tăng huyết áp chung
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc tăng huyết áp đang gia tăng một cách nhanh chóng. Cụ thể, sau hơn 30 năm từ 1960 đến 1999, tỷ lệ tăng huyết áp từ 2-3% lên đến 16,05%, tăng gấp 6-8 lần.
Theo thống kê của Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1%. Tuy nhiên vào năm 1992, theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh thì tỷ lệ này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần. Và 10 năm tiếp theo (2001-2002) thì tần suất tăng huyết áp đã đạt đến mức 16,3%, trong đó tăng huyết áp độ I, độ II, độ III lần lượt là 10,2%, 4,2% và 1,9%.
Tăng huyết áp theo địa lý
Khác với tình hình tăng huyết áp trên thế giới sẽ có tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp ở những quốc gia thu nhập cao thấp hơn những quốc gia thu nhập thấp thì ngược lại, tại việt nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở vùng thành thị lại cao hơn vùng nông thôn.
Cụ thể, nghiên cứu của tác giả Phạm Gia Khải vào năm 2003 so sánh tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người 25 tuổi trở lên giữa vùng thành thị và nông thôn các tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở thành thị là 22,7% cao hơn hẳn so với ở nông thôn là 12,3%.
Tương tự ở đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tăng huyết áp là 14,9% thì dân tộc thiểu số sống ở thị xã Kon Tum là 12,54%.
Các nghiên cứu này đã cho thấy số ca mắc tăng huyết áp có sự chênh lệch giữa các vùng địa lý là khác nhau. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có số bệnh nhân tăng huyết áp cao nhất, vùng Bắc trung bộ có số mắc tăng huyết áp thấp nhất.
Tăng huyết áp theo tuổi
Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp tăng dần theo độ tuổi., tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng tăng.
Một cuộc khảo sát tại xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội vào năm 2008 cho thấy: ở độ tuổi 25-44 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp từ 3,7-7,1%, trong khi đó những người từ 45-64 tuổi lại có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn hẳn là 21,7-32,7%.
Ngoài ra, ở những người thừa cân béo phì trong độ tuổi 23-34 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp thấp nhất chỉ chiếm 13,8%. Tuy nhiên khi bước sang tuổi 55-64 tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp ở những bệnh nhân thừa cân béo phì này lại đạt mức cao nhất với 46,4%.
Tăng huyết áp theo giới
Tương tự so với thế giới, tại Việt nam các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở nam giới có xu hướng cao hơn nữ giới. Điều này có thể lý giải dễ dàng do lối sống của nam giới uống rượu, hút thuốc, cường độ làm việc cũng nhiều và cao hơn nữ giới.
Mặc khác liên quan đến sinh lý học, hormon estrogen của phụ nữ được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tim mạch, giãn mạch trên nội mạc và ức chế cơ trơn mạch máu phát triển gây co mạch. Do đó mà nguy cơ phụ nữ bị tăng huyết áp luôn thấp hơn so với nam giới.
Kết luận: Như vậy, cả trên thế giới và ở Việt Nam, người mắc tăng huyết áp đều đang gia tăng chóng mặt. Do đó, cần phải có giải pháp và can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả khôn lường. Để kiểm soát huyết áp, bên cạnh việc thay đổi thói quen, lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thì người bệnh có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên, điển hình là Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, ổn định huyết áp hiệu quả.
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam giúp hạ và ổn định huyết áp
Giảo cổ lam nổi tiếng là một loại thảo được trị bệnh, không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng tăng huyết áp mà còn giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu,…
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng online TẠI ĐÂY. Nếu còn thắc mắc bất cứ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn cụ thể.