Hiện nay, tình trạng huyết áp cao đã trở nên phổ biến trong cuộc sống. Ngoài việc thay đổi lối sống lành mạnh, bạn cần sử dụng một số loại thuốc nhằm hạ huyết áp về mức an toàn. Vậy khi huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc? Mời bạn đọc tham khảo sau đây.
Mục lục
Thế nào là cao huyết áp?
Huyết áp là áp lực gây ra trên một đơn vị diện tích huyết quản khi máu lưu thông trong huyết quản.
Do huyết quản được phân chia thành động mạch, mao mạch và tĩnh mạch nên có huyết áp động mạch, huyết áp mao mạch và huyết áp tĩnh mạch. Thông thường, khi ta nói tới huyết áp thì đó là huyết áp động mạch.
Huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng áp lực của máu lên thành động mạch tăng lên một cách bất thường. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số: huyết áp tâm thu (áp lực khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực khi tim nghỉ giữa các lần đập). Một người được coi là mắc huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg, theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA).
Huyết áp cao có thể diễn ra trong thời gian dài mà không có triệu chứng rõ rệt, khiến nhiều người không biết mình mắc bệnh cho đến khi gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc suy thận. Vì vậy, tăng huyết áp thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng.”
☛ Tham khảo thêm tại: Biến chứng của cao huyết áp
Huyết áp cao bao nhiêu phải dùng thuốc hạ áp?
Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, có các chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) nằm trong ngưỡng 100 – 120 mmHg và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) dưới mức 80 mmHg. Huyết áp đo được có chỉ số trên từ 120 – 129 và chỉ số dưới thấp hơn 80 được coi là tăng huyết áp nhẹ. Giai đoạn huyết áp cao có huyết áp tâm thu từ 130 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương cao hơn 80 mmHg.
Huyết áp cao được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: huyết áp tâm thu từ 130 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg.
Đối với giai đoạn này, các chuyên gia y tế không khuyến cáo tất cả các bệnh nhân sử dụng thuốc hạ huyết áp để điều trị bệnh. Đối với trường hợp các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc người có nguy cơ bị bệnh tim mạch sẽ được cho chỉ định sử dụng. Còn đối với những người bình thường, không mắc bệnh nền thì sẽ được khuyên thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học hơn để điều chỉnh chỉ số huyết áp của mình.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Huyết áp cao nên uống thuốc gì?
Nguyên tắc dùng thuốc trị cao huyết áp
Trong quá trình sử dụng thuốc trị cao huyết áp, người bệnh cần lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản giúp đạt được hiệu quả cao, cũng như tránh tình trạng gặp phải tác dụng phụ.
Dưới đây là 8 nguyên tắc cần tuân thủ, bao gồm:
1. Khi mới bị tăng huyết áp, nhóm lợi tiểu được khuyến cáo lựa chọn đầu tiên, đặc biệt là nhóm Thiazid.
2. Ban đầu người bệnh nên dùng thuốc ở liều lượng thấp, sau đó mới tăng liều dần.
3. Nếu sử dụng loại thuốc đầu tiên mà không đem lại hiệu quả thì mới kết hợp 2 nhóm. Thông thường, khi huyết áp của bệnh nhân cao hơn mức huyết áp mục tiêu khoảng 20mmHg với huyết áp tâm thu và 10mmHg với huyết áp tâm trương, thì cần phối hợp ngay 2 thuốc để được điều trị. Một trong 3 nhóm thuốc thường được lựa chọn để phối hợp với thuốc lợi tiểu là: thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.
4 Trường hợp thuốc điều trị đầu tiên kém hiệu quả mà còn kèm theo các tác dụng phụ thì người bệnh cần đổi sang nhóm thuốc khác nhưng không tăng liều lượng hay kết hợp thêm thuốc thứ 2.
5. Đối với bệnh nhân mắc cao huyết áp độ 2 trở lên kèm theo nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch thì ngay từ đầu cần điều trị kết hợp 2 thuốc ở liều thấp.
6. Ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có tác dụng kéo dài, chỉ cần uống 1 lần/ngày.
7. Điều trị cao huyết áp là cả một quá trình, thậm chí là suốt đời. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Cân nhắc và cẩn thận khi sử dụng thuốc hạ huyết áp
Thay đổi lối sống trước khi sử dụng thuốc hạ áp
Nếu bạn là người khỏe mạnh có chỉ số huyết áp tăng nhẹ so với chỉ số huyết áp bình thường (120/80 mmHg) thì đừng vội vàng sử dụng thuốc ngay. Đôi khi chỉ vì lối sống không lành mạnh của bạn ở hiện tại đã gây ra tăng huyết áp. Thay đổi tích cực một số thói quen xấu dưới đây có thể giúp bạn đưa chỉ số huyết áp trở về bình thường mà không cần sử dụng thuốc:
- Thường xuyên luyện tập thể dục có thể giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa tăng huyết áp đến 90%. Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, thực hiện chúng đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giảm cân an toàn với những người béo phì, thay đổi chế độ ăn uống thiếu khoa học trở nên lành mạnh hơn, không ăn quá nhiều chất béo; bổ sung đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất… là một việc hết sức cần thiết ở người có chỉ số huyết áp không bình thường.
- Hạn chế đồ uống có cồn, tránh xa chất kích thích, cafe,…
- Không ăn quá mặn, bởi nó có thể làm dư thừa lượng muối natri gây tăng huyết áp, nhất là ở người cao tuổi.
Cẩn thận khi tăng liều thuốc huyết áp cao
Một số trường hợp bệnh nặng cần phải có chỉ định, theo dõi và kê toa của bác sĩ chuyên môn mới có thể tăng liều thuốc để chỉ số huyết áp của bệnh nhân thấp hơn. Việc tăng liều có thể dẫn đến tác dụng phụ của thuốc diễn ra mạnh mẽ hơn, làm suy giảm chức năng thận, gây chóng mặt, đau đầu, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, suy nhược thần kinh, ù tai, mất ngủ,… đặc biệt phải thật chú ý hơn với những người cao tuổi. Trường hợp những bệnh nhân đang sử dụng thuốc liều cao rồi, khi nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể, cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để ngưng hoặc đổi thuốc.
Tuyệt đối không được tự ý tăng liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Một vài triệu chứng thường gặp khi bị cao huyết áp như đau đầu, chóng mặt, nôn nao, khó chịu khiến nhiều người lo lắng và nghĩ rằng cần phải tăng liều để nhanh chóng hạn chế các biểu hiện trên. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi nó có thể khiến cho huyết áp tụt nhanh chóng, nhất là trường hợp bệnh nhân ở một mình hay ở xa cơ sở y tế, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong.
Khi huyết áp cao đã ổn định có cần dùng thuốc tiếp?
Tâm lý người bệnh thường có xu hướng khi tình trạng cao huyết áp dần trở nên ổn định, sức khỏe tốt hơn thì sẽ dừng, không uống thuốc nữa. Cho đến khi các triệu chứng xuất hiện trở lại, huyết áp tiếp tục tăng cao mới dùng lại thuốc.
Cách điều trị như vậy không đem lại hiệu quả lâu dài, thậm chí khi tái phát lại bệnh còn trở nên nặng hơn.
Thực tế, thuốc điều trị cao huyết áp chỉ giúp người bệnh hạ chỉ số huyết áp và kiểm soát chỉ số này trong giới hạn mục tiêu, chứ không thể chữa trị dứt điểm. Do đó, ngay cả khi huyết áp trở về bình thường, nếu bạn ngừng điều trị, nó có tăng trở lại, thậm chí chuyển biến nặng hơn gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, dù huyết áp đã ổn định, người bệnh vẫn phải duy trì sử dụng thuốc đều đặn. Có như vậy, mới duy trì được chỉ số huyết áp ở mức ổn định trong thời gian dài, đồng thời dự phòng tốt các biến chứng có thể xảy ra.
Một số lời khuyên khi sử dụng thuốc huyết áp cao
Ngoài những nguyên tắc cần tuân thủ, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây để đạt được chỉ số huyết áp tốt nhất:
- Sử dụng thuốc đúng giờ, duy trì uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy,
- vào buổi sáng là thời điểm cơ thể hấp thụ thuốc tốt nhất trong ngày.
- Nghiêm túc tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị, toa thuốc bác sĩ kê, không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi huyết áp đã bình thường trở lại khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý ngưng thuốc có thể khiến huyết áp tăng đột ngột, tăng nguy cơ tai biến.
- Không được uống chung đơn thuốc với người khác, dù chung bệnh bởi tình trạng bệnh mỗi người là không giống nhau. Cũng có thể tùy vào cơ địa mỗi người mà cùng một loại thuốc, có thể có tác dụng tốt với người này nhưng lại tác động xấu đến người kia. Bởi vậy, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Việc điều trị bệnh bằng thuốc cần phải được kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục mỗi ngày. Không nên chủ quan và chỉ ỷ lại vào thuốc. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho tim mạch.
- Một số người bị cao huyết áp xuất phát từ các bệnh lý khác như tiểu đường, mỡ máu, bệnh thận, bệnh nội tiết,… cần phải chú ý kiểm soát tốt huyết áp để tránh trường hợp biến chứng xảy ra làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Cần lưu ý đến các tác dụng phụ của mỗi loại thuốc hạ áp. Nếu có bất kỳ biểu hiện không bình thường nào ngay khi sử dụng, cần phải đến ngay cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ điều trị để kiểm tra.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc huyết áp cao nên uống lúc nào?
Theo giaocolam.vn
Vạn Bảo đã bình luận
có phải cứ bị huyết áp cao là đều phải uống thuốc điều trị a
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Bảo!
Không phải tất cả trường hợp bị huyết áp cao đều phải dùng thuốc. Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc hay không? Trường hợp huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg bắt buộc phải dùng thuốc. Còn trường hợp các chỉ số trên nhỏ hơn giới hạn này mà không có bệnh nền chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt mà chưa cần dùng tới thuốc.
Quang Toàn đã bình luận
có cần uống thuốc điều trị huyết áp cao lâu dài không bác sĩ. Tôi đi khám được bác sĩ chỉ định và kê thuốc điều trị vì tình trạng huyết áp khá cao
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Toàn!
Việc điều trị cao huyết áp là cả một quá trình lâu dài, thậm chí là suốt đời. Vì vậy, anh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị anh nhé.
Văn Đông đã bình luận
chỉ số huyết áp của tôi khá cao, huyết áp tâm trương 120 mmHg. Nếu không dùng thuốc điều trị có sao không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Đông!
Với chỉ số huyết áp của anh như trên, việc sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao là điều bắt buộc. Nếu không điều trị, lâu dần bệnh sẽ có nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, mờ mắt, suy thận… chưa kể có những trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ ngay.
Xuân Thu đã bình luận
huyết áp tâm thu của tôi 135 mmHg bắt buộc phải uống thuốc điều trị chưa
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Thu!
Nếu sức khỏe của chị bình thường, chưa có bệnh nền thì chị chưa cần phải dùng thuốc, chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh khoa học để cải thiện huyết áp. Tuy nhiên, nếu có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc người có nguy cơ bị bệnh tim mạch sẽ được cho chỉ định sử dụng.