Đối với người bình thường, việc uống rượu bia ở mức độ vừa phải không hề gây hại mà ngược lại còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh tiểu đường hiện đang yêu cầu một chế độ ăn uống khắt khe thì có được uống bia không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Giaocolam.vn tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Bị tiểu đường uống bia được không” qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường hiện nay
Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh mãn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể khiến cho đường huyết tăng cao. Điều này xảy ra do chất bột đường từ thức ăn khi nạp vào cơ thể không được chuyển hóa hiệu quả để tạo ra năng lượng. Từ đó đường tích tự ở máu tăng lên, khi vượt quá mức cho phép thì được gọi là tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm được các chuyên gia xếp vào danh sách 5 căn bệnh gây tử vong cao cho nhân loại. Thống kê cho thấy, thế giới có khoảng 346 triệu người mắc tiểu đường, trong đó số người mắc bệnh ở Việt Nam là 9 triệu người. Con số này chiếm 10% dân số nước ta, và 65% người bị bệnh không biết mình mắc bệnh.
Những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường nhanh nhất thế giới với tốc độ từ 8-10%/năm. Những người này phần lớn đều thuộc nhóm người cao tuổi, có độ tuổi trên dưới 65 nên rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bệnh tiểu đường ngày nay đang là một vấn nạn nghiêm trọng cần được khắc phục càng sớm càng tốt.
☛ Đọc thêm: Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
2. Bia ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào?
Bia là đồ uống có cồn do đó thành phần chính trong bia là ethanol. Ethanol có công thức hóa học là C2H5OH – là một chất có khả năng ức chế não hoạt động cũng như làm suy yếu hệ thống thần kinh trung ương. Mọi cơ quan trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng bởi bia. Sau khi uống bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ chúng và đi vào máu.
Trong các mối quan hệ xã hội ngày nay, rất nhiều người than phiền rằng khó mà tránh được việc uống rượu bia, đặc biệt là vào các dịp đặc biệt như lễ tết. Đối với người bình thường, nếu bạn uống không thường xuyên, mỗi lần chỉ uống một lượng nhỏ thì sẽ không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng, ngược lại còn có thể đem đến 1 số lợi ích về sức khỏe.Tuy nhiên, một số trường hợp khi sử dụng quá nhiều bia, người uống dễ bị nghiện và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe.
Thực chất với người khỏe mạnh bình thường, tác hại của bia đối với cơ thể phụ thuộc vào lượng bia mà bạn tiêu thụ. Nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường, bia có thể gây ảnh hưởng đến đường huyết, điều này liên quan trực tiếp đến tình trạng bệnh. Cụ thể:
Bia cản trở chức năng điều chỉnh đường huyết của gan
Chức năng chính của gan là để dự trữ và điều hòa lượng đường trong cơ thể. Khi bạn uống rượu bia, gan của bạn sẽ phải làm việc cật lực để loại bỏ đi các chất độc trong rượu bia ra khỏi máu thay vì làm việc để điều hòa lượng đường trong máu. Điều này làm giảm đáng kể chức năng điều chỉnh đường huyết của gan. Vì vậy, bạn không nên uống bia khi đường huyết đang ở mức thấp.
Bia gây hạ đường huyết
Sau khi uống bia vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, lượng đường huyết sẽ có xu hướng giảm. Điều này là do gan phải làm việc để loại bỏ bia ra khỏi máu thay vì kiểm soát lượng đường trong máu. Đôi khi lượng đường huyết có thể giảm xuống mức nguy hiểm, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Lúc này, các triệu chứng do bia gây ra có thể bị nhầm lẫn làm che dấu các biểu hiện của tụt đường huyết như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mắt nhìn mờ, đầu óc mơnước màng, buồn ngủ,… Tốt nhất, bạn nên kiểm tra lượng đường huyết của ngay sau khi uống bia, nếu chỉ số đường huyết giảm xuống còn 100mg/dL thì hãy bắt đầu ăn gì đó để điều chỉnh lại nó.
Bia làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường
Bia có thể làm cho mức đường huyết tăng hoặc giảm tùy thuộc vào việc bạn uống nhiều hay ít. Khi mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường kê cho bạn một số loại thuốc điều trị tiểu đường như sulfonylureas và meglitinides – hai loại thuốc này có tác dụng làm giảm đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Kết hợp các tác dụng hạ đường huyết của thuốc với bia có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc sốc insulin – là những trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp.
Ngoài 3 tác động chính trên, bia còn có những ảnh hưởng gián tiếp khác đến bệnh tiểu đường như:
- Bia có chứa carbohydrate, do đó khi uống nhiều bia có thể làm tăng lượng đường trong máu.
- Bia kích thích sự thèm ăn, khiến ăn ăn nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
- Bia là đồ uống chứa cồn làm suy giảm hệ thống thần kinh trung ương. Điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của người bệnh gây nên những trường hợp như quên uống thuốc, dễ sa vào chế độ ăn uống không khoa học.
- Uống nhiều bia còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng do tiểu đường gây ra như biến chứng về tim mạch, tăng mỡ máu, tăng huyết áp,…
☛ Đọc thêm: Rối loạn đường huyết lúc đói có nguy hiểm không?
3. Vậy người bị tiểu đường uống bia được không?
Người bệnh tiểu đường không nên uống bia, kể cả người có sức khỏe bình thường cũng cần hạn chế bia rượu.
4. Nguyên tắc khi sử dụng bia ở người tiểu đường
Dù bia không nên uống khi bị tiểu đường, nhưng có những trường hợp bạn khó thể từ chối uống chúng. Trên nguyên tắc, nếu đường huyết của bạn ở mức ổn định và chưa có biến chứng của bệnh tiểu đường thì người bệnh có thể dùng bia nhưng với điều kiện là dùng với lượng nhỏ, điều độ và phải đảm bảo có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết sau khi sử dụng.
Do đó thay vì chỉ thắc mắc vấn đề tiểu đường có uống được bia không, thì nên tìm hiểu cả những nguyên tắc để khi uống bia vẫn bảo vệ được sức khỏe của bạn. Dưới đây là một vài nguyên tắc cần tuân thủ cho bệnh nhân tiểu đường khi muốn uống bia:
Hỏi ý kiến của bác sĩ: Không được tự ý uống bia mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước để xem với tình trạng bệnh hiện tại bạn có được sử dụng bia không và nếu được thì liều lượng bao nhiêu là phù hợp. Tùy tình trạng bệnh lý của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp. Một số trường hợp phải ngừng bia hoàn toàn do phải sử dụng một số loại thuốc điều trị đặc biệt.
Kiểm tra đường huyết trước khi uống bia: Những người được phép uống bia theo yêu cầu của bác sĩ thì cần kiểm tra chỉ số đường huyết trước và sau 24h khi uống. Điều này giúp bạn đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái ổn định, tránh tình trạng uống quá chén có thể gây hạ đường huyết.
Không uống bia khi đói: Nguyên tắc áp dụng cho cả bệnh nhân tiểu đường lẫn người bình thường là không uống bia khi đang đói. Khi ăn no, thực phẩm sẽ làm chậm lại tốc độ hấp thụ bia vào trong máu. Ngoài ra việc uống bia khi đói có thể làm xuất hiện đột ngột các triệu chứng hạ đường huyết gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, trước khi uống bia, người bệnh cần ăn lót dạ.
Không uống bia khi đang dùng thuốc điều trị: Thuốc điều trị tiểu đường hay bia đều có tác dụng làm giảm đường huyết. Nếu kết hợp uống bia khi đang dùng thuốc điều trị có thể khiến đường huyết giảm một cách trầm trọng.
Chú ý liều lượng khi uống bia: Bác sĩ khuyến khích không nên uống quá 285ml bia. Con số này có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Nếu có thể bạn nên pha bia với nước lọc để hạn chế lượng nồng độ ethanol uống vào cơ thể, hoặc tốt hơn thay thế bia bằng các đồ uống khác không chứa cồn.
Không uống hỗn hợp các loại cocktail: Nhiều người cho rằng cocktail không có đồ cồn hoặc độ cồn nhẹ hơn bia. Tuy nhiên những đồ uống loại này lại chứa nhiều đường và calo, có thể làm tăng lượng đường trong máu khiến tình trạng tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống bia thật chậm: Tạo thói quen uống bia hay cất kì các loại đồ uống nào cũng đều uống từ từ, không nên uống quá nhiều trong 1 lần. Việc uống quá nhiều bia cùng một lúc sẽ khiến đường huyết giảm nhanh khiến người bệnh cảm thấy đờ đẫn, buồn ngủ. Lúc này, người bệnh cần ăn lót dạ hoặc ngậm một viên kẹo ngọt để ổn định lại đường trong máu. Do đó, việc uống bia với tốc độ vừa phải sẽ giảm đi các ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn.
5. Thay thế bia bằng các loại nước uống nào?
Thay vì uống bia có thể gây hại cho sức khỏe, khiến bệnh tiểu đường thêm nặng hơn thì người tiểu đường có thể sử dụng một số loại nước uống dưới đây:
Nước lọc
Với người tiểu đường, uống nước lọc có lẽ là an toàn nhất vì đây là loại nước hoàn toàn không chứa calo, đường hay carbohydrate nào nên chúng sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ngoài ra lượng đường trong máu cao có thể gây mất nước, việc uống đủ nước còn giúp cơ thể bạn loại bỏ glucose dư thừa qua đường nước tiểu. Từ đó giảm nguy hiểm cho người bệnh.
Nước ép rau củ
Nước ép rau củ cung cấp chất xơ rất thích hợp với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh nên phân biệt rõ giữa nước ép rau củ và nước ép trái cây vì nước ép trái cây cung cấp các loại đường tự nhiên sẽ làm tăng lượng đường huyết. Một số loại nước ép từ cần tây, rau súp lơ, rau chân vịt,… được nhiều người sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Trà xanh
Một nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và hạ huyết áp. Ngoài ra trà xanh cũng chứa ít carbohydrate và calo. Do đó, bệnh nhân tiểu đường thường được khuyến cáo tích cực uống nước trà xanh.
Sữa ít béo
Đôi khi cơ thể cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống, như vậy chỉ uống nước thôi là không đủ. Khi đó, sữa là một sự lựa chọn tốt. Để không làm tăng lượng đường huyết, tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại sữa ít béo như: sữa bò không béo, sữa đậu nành, sữa gạo và các loại sữa không đường,… Chúng đều cung cấp calo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tiểu đường.
☛ Tham khảo thêm: Nước uống tốt cho người tiểu đường!
6. Sử dụng Giảo cổ lam giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Để mang đến hiệu quả tốt hơn, người bệnh nên sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ điều trị như Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.
Giảo cổ lam có tác dụng trực tiếp trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bởi trong thành phần có chứa phanoside – làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào và ổn định nồng độ đường trong máu.
Tác dụng trên đã được chứng minh trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2011 được thực hiện bởi Hội Đái tháo đường Thụy Điển với Bộ môn dược lý trường ĐH Y Hà Nội. Thử nghiệm được thực hiện trên các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2, chỉ số đường huyết đều rất cao, từ 9-14mmol/l. Sau 12 tuần cho các bệnh nhân sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày thì thu được kết quả đáng ngạc nhiên khi đường huyết giảm xuống 3mmol/l.
Sản phẩm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh là sản phẩm duy nhất hiện nay được chế biến ở 2 dạng trà túi lọc và viên uống tiện lợi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Giảo cổ lam sang các thị trường khó tính như Đức và Slovakia. Với các ưu điểm như:
- Vùng trồng Giảo cổ lam sạch, theo tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO
- Chỉ gồm Giảo cổ lam 5 lá – Gynostemma pentaphyllum
- Hiệu quả – an toàn cho người mỡ máu cao, huyết áp cao, tiểu đường
Để mua được giảo cổ lam đúng loại 5 lá, đảm bảo các tiêu chuẩn từ trồng đến thu hái. Thay vì lựa chọn các sản phẩm lá Giảo cổ lam trôi nổi trên thị trường hãy tìm đến các nhà thuốc địa chỉ bán Giảo cổ lam Tuệ Linh để mua nhé!
Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian bạn có thể xem danh sách nhà thuốc bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam khắc tinh của tiểu đường
7. Kết luận
Tóm lại, tốt nhất bệnh nhân tiểu đường không nên uống bia để hạn chế tuyệt đối nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Trường hợp bác sĩ vẫn cho phép người bệnh sử dụng bia trong quá trình điều trị, người bệnh cũng nên đặc biệt thận trọng, tuân thủ các nguyên tắc mà bác sĩ đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.