Thức uống nào tốt cho người tiểu đường? Đây có lẽ thắc mắc của không ít người bệnh bị tiểu đường đang tìm kiếm. Bởi không chỉ có chế độ ăn, dùng thuốc,…mà các loại thức uống cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt nếu người bệnh biết cách chọn lựa. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho riêng mình nhé!
➤ Đọc trước: Bệnh tiểu đường là gì?
- Tiểu đường nên uống gì?
Mục lục
Nhóm nước uống tốt cho người tiểu đường
Nước ép rau củ có tác dụng điều hòa đường huyết
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số loại rau củ có tác dụng kiểm soát và điều hoà lại chỉ số đường huyết của cơ thể. Chính vì vậy mà sức khỏe người bệnh cải thiện khả quan hơn. Một số loại nước ép rau quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà bạn có thể tham khảo như:
Nước ép bông cải xanh
Khoa học đã chứng minh, bông cải xanh có nhiều tác dụng trong kiểm soát đường huyết của cơ thể. Thành phần chủ yếu của bông cải xanh gồm sắt, Kali, Vitamin b6, vitamin k,vv… mang đến sự bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường.
- Mỗi ngày một cốc nước ép rau xanh để cải thiện sức khoẻ của bạn
Cà rốt
Cà rốt là loại củ rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Những chất dinh dưỡng có trong cà rốt không chỉ có tác dụng làm sáng mắt mà còn thúc đẩy miễn dịch. Giúp bạn chống chọi lại các biến chứng nhiễm trùng của tiểu đường. Kiểm soát đường huyết ở mức phù hợp.
Các loại đậu chất xơ protein giảm đường huyết
Ngược lại với các sản phẩm giàu tinh bột như gạo, bột mì, sắn,.. các loại cây họ đậu giúp cung cấp một lượng lớn đạm động vật, chất xơ và lipid giúp bạn cải thiện chỉ số đường huyết ở mức lý tưởng.
Nhờ vậy mà hạn chế được tối đa các biến chứng tiểu đường. Một tách sữa đậu nành mỗi buổi sáng sẽ là một lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe của bạn. Nhớ nhé!
Trà nên sử dụng thường xuyên để đẩy lùi tiểu đường
Trà xanh
Thì tin vui cho bạn đây! Bằng việc uống 1-2 tách trà xanh mỗi sáng, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi đến 33% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Trà xanh chứa hàm lượng chất chống Oxy hóa EGCG rất cao
Đáng kinh ngạc chứ!? Đây chính là công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí ĐTĐ và chuyển hóa (Diabetes and Metabolism Journal) năm 2013.
Với hàm lượng cao chất chống oxy hoá EGCG có trong lá trà xanh, mỗi tách trà buổi sáng sẽ mang đến cho bạn sự tươi mới, trẻ trung và sắc đẹp cải thiện đáng kể nguy cơ tim mạch và bệnh đái tháo đường.
Trà Giảo cổ Lam
Trà Giảo cổ lam sẽ một lựa chọn cực kì tốt cho người bệnh tiểu đường khi muốn thưởng thức những tách trà ngon mà lại có thêm tác dụng chữa bệnh tiểu đường đã được kiểm chứng.
Điều trị bệnh tiểu đường hiện nay đều tập trung vào việc hạ đường huyết, cụ thể là tăng khả năng tạo insulin. Các loại thuốc điều trị tiểu đường hầu hết thành phần chính đều là hoạt chất Glibenclamide – giúp giảm đường huyết bằng cách tạo phòng insulin tự nhiên vào cơ thể người bệnh. Và thật may mắn khi trong quá trình nghiên cứu thành phần Giảo cổ lam, các nhà khoa học Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển đã phát hiện ra một chất mới trong giảo cổ lam mạnh gấp 5 lần so với hoạt chất Glibenclamide, hoạt chất được đặt tên là Phanosid .
Hoạt chất Phanoside có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất Glibenclamide.
Thành phần trong Trà giảo cổ lam Tuệ Linh có nguồn gốc từ Giảo Cổ Lam 5 lá có chứa nhiều thành phần, hoạt chất tốt, ưu việt giúp phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Để phát huy được hết tác dụng của trà Giảo cổ lam Tuệ Linh bạn cần tuân thủ theo chế độ điều trị của bác sĩ tư vấn để đạt kết quả tốt. Tùy vào cơ địa và mục đích hỗ trợ của từng bệnh nhân nên cách sử dụng và hiệu quả sẽ khác nhau.
➤ Xem chi tiết hơn trong bài viết: Giảo cổ lam chữa bệnh tiểu đường như thế nào?
Nước ép trái cây tốt cho người tiểu đường
Nước ép trái cây được xem là giải pháp sạch và giàu dinh dưỡng để cải thiện tình trạng tiểu đường của bạn. Tuy nhiên, do hàm lượng đường của một số loại trái cây khá cao, bạn vẫn nên sử dụng có chọn lọc loại thức uống này. Cụ thể các loại nước ép được khuyên dùng cho người tiểu đường như sau:
Nước ép cam tươi
Do có lượng đường thấp cộng với nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin C, nước cam là một sự lựa chọn hoàn hảo của bạn để kiểm soát đường huyết mỗi ngày.
- Nước cam tốt cho người bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống một ly cam ép mỗi ngày giúp bạn nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, sắc đẹp và phòng chống bệnh tật.
Nước ép bưởi
Tương tự như nước cam, với hàm lượng Vitamin C cao và lượng đường thấp. Nước ép bưởi chính là một loại đồ uống thơm ngon mà bạn không thể bỏ qua.
Nước ép bơ
Thật ngạc nhiên một điều là bơ lại nằm trong phân nhóm các loại trái cây khuyên dùng của bệnh nhân tiểu đường.
Có thể bạn chưa biết, mỗi 100 gram bơ sẽ cung cấp cho bạn 160 kcal, 15g lipid và 9g đường. Ngoài ra, bơ còn cung cấp rất nhiều các vitamin và khoáng chất như Kali (485mg), Magie, Sắt, các vitamin A, C, B6 có ý nghĩa dinh dưỡng rất lớn với sức khỏe.
Vì vậy hãy gạt đi nỗi lo đường huyết và chuẩn bị cho mình một ly nước ép bơ ngay bạn nhé!
Nước ép dâu tây
Dâu tây cũng là một loại thực phẩm rất quen thuộc hằng ngày, ngoài lượng đường thấp phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Dâu tây còn chứa một lượng lớn các các vitamin và khoáng chất như Mangan, kali, folate, vitamin C, B6, E.
- Nước ép trái cây cho bệnh nhân tiểu đường – nên hay không?
Nước ép táo
Bổ sung vào thực đơn đồ uống ở trên là nước ép táo. Được xem là loại trái cây phổ biến nhất thế giới, táo có hàm lượng cao chất xơ, vitamin C và rất nhiều chất chống oxy hóa khác nhau.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn một quả táo mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe, sắc đẹp và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường.
➤ Trên đây là các loại thức uống tốt cho người tiểu đường. Nếu bạn muốn biết các món ăn tốt cho người tiểu đường hãy đọc tại bài viết: 8 món ăn cực tốt dành riêng cho người tiểu đường
Nhóm nước uống người tiểu đường cần hạn chế
Nước ép hoa quả hàm lượng đường cao
Một số loại nước ép trái cây cần hạn chế có thể kể đến như sau:
Nước ép vải thiều
Với thành phần có đến 29g đường trong một khẩu phần 190g vải, nước ép vải thiều là loại nước uống tuyệt đối nên tránh nếu bạn không muốn nhìn thấy những biểu hiện xấu của bệnh lý tiểu đường.
Nước ép nho
Hàm lượng đường trong nho chứa đến 23g đường trong một chùm nho. Vì vậy mà nếu dùng làm nước ép bạn sẽ không tránh khỏi việc “nghiện” uống loại thức uống này. Và do đó chỉ số đường huyết của bạn cũng dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát.
Nước ép xoài
Trung bình 1 quả xoài có chứa đến 45g đường, vì vậy mà xoài là loại quả bị hạn chế sử dụng cho những người có bệnh lý về đường huyết. Do đó nếu muốn đường huyết của mình được giữ ổn định, bạn hãy ngưng sử dụng nó ngay hôm nay nhé!
- Nước ép xoài chứa hàm lượng đường rất cao, không tốt cho người tiểu đường
Nước ép lê
Lê là loại quả gây cuốn hút với nhiều người do lượng nước cao cùng với sự ngọt ngào. Chính vì lẽ đó mà lượng đường trong lê chưa bao giờ là thấp.
Người ta ước tính được trong một quả lê có chứa đến 15g đường. Nếu bạn đang bị các vấn đề về đường huyết hãy cố gắng hạn chế loại quả này.
Nước ép dưa hấu
Dưa hấu được xem là loại quả dùng để giải khát hằng ngày. Do tính ngon ngọt nên rất nhiều người xem nó là món khoái khẩu chẳng thể bỏ qua.
Tuy nhiên mỗi miếng dưa hấu có chứa đến 17g đường. Và sẽ là nhiều hơn khi bạn sử dụng nó làm nước ép. Vì vậy hãy uống nước ép dưa hấu có chừng mực bạn nhé!
Người tiểu đường không nên sử dụng nước có gas!
Nước có gas là một trong các loại đồ uống có lượng đường cao nhằm cung cấp năng lượng và tăng hiệu quả giải khác cho cơ thể. Các nhà sản xuất nước uống có gas danh tiếng nư Pepsi, Coca Cola luôn đạt được doanh thu cao ngất ngưởng khi kinh doanh loại đồ uống này.
Mặc cho những hậu quả mà họ không bao giờ đề cập đến luôn hiện hữu.
Một số nghiên cứu gần đây đã chủ ra rằng, việc làm dụng nước uống có gas làm tăng nguy cơ bị tiểu đường và các bệnh lý khác như béo phì, tim mạch, cao huyết áp.
Theo đó, nếu bạn uống từ một đến hai loại nước ngọt có gas trong cùng một ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn có thể tăng lên đến 26% so với những người uống một lần mỗi tháng.
Nước bổ sung điện giải, đồ uống thể thao
Thành phần cơ bản của nước uống thể thao gồm đường, các chất điện giải như Na+, K+, Cl-, Ca2+,vv… giúp phục hồi lại cân bằng điện giải đã mất và bổ sung năng lượng sau quá trình luyện tập kéo dài. Tuy nhiên đây cũng là một loại nước uống mà bạn nên hạn chế tối đa nếu như cơ thể bạn đang bị tiểu đường.
Lượng đường cao có trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường huyết của bạn, làm nó dao động không thể kiểm soát.
Lựa chọn sữa cho người tiểu đường phải đúng!
Sữa là loại thức uống cực kỳ phổ biến trong cuộc sống mỗi người chúng ta. Tuy nhiên sử dụng sữa cho bệnh nhân tiểu đường như thế nào cho đúng lại là một chuyện không phải ai cũng biết. Sữa có nhiều loại:
Sữa có nguồn gốc động vật luôn nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng. Tuy nhiên đối với loại sữa tách kem, chỉ nên sử dụng ở một mức độ vừa phải trên bệnh nhân tiểu đường.
- Sữa nguồn gốc thực vật – sự chọn lựa thông minh để kiểm soát bệnh tiểu đường
Nguyên nhân là do sao quá trình tách kem, lượng đường trong sữa sẽ hấp thu nhanh hơn và làm đường huyết tăng nhanh. Lượng sữa sử dụng trong một ngày được khuyến cáo ở bệnh nhân tiểu đường chỉ nên là 226 gram sữa tách béo.
Sữa có nguồn gốc thực vật. Đây là loại sữa được ưu tiên sử dụng để kiểm soát đường huyết nhiều nhất. Một ly sữa thực vật thông thường sẽ cung cấp 131 calo, 10gr đường và 0,5gr chất béo bão hòa.
➤ Nếu bạn quan tâm đến cách loại sữa cho người tiểu đường thì hãy tiếp tục đọc bài viết sau: Mách cách chọn sữa cho người tiểu đường
Bảng tổng hợp người bệnh tiểu đường nên uống nước gì?
Tuy hơi những phần trên hơi dài dòng, nhưng bạn có thể hình dung những loại nước nên uống, không nên uống và hạn chế thông qua bảng sau:
Nên uống | Nên hạn chế/ uống có chừng mực | Không nên uống |
|
|
|
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về các loại nước uống cho người tiểu đường. Với bài viết này mình hy vọng các bạn sẽ chọn lựa được một thực đơn các loại nước uống phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết kỳ sau.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5579707/#!po=7.21154
- https://link.springer.com/article/10.1007/s00125-015-3572-1
Xoan đã bình luận
tôi không thích nước ép trái cây, tôi ăn trực tiếp có tốt bằng không a
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Xoan!
Chị hoàn toàn có thể ăn trái cây trực tiếp nếu không thích các loại nước ép. Thưởng thức trực tiếp các loại trái cây phù hợp với bệnh nhân tiểu đường còn bổ sung lượng lớn chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Dung đã bình luận
tôi có thể uống nước ép dưa hấu để giải nhiệt không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Dung!
Nước ép dưa hấu có lượng đường khá cao, chị nên hạn chế uống nếu đang bị tiểu đường chị nhé. Chúc chị sức khỏe!
Thảo Nhi đã bình luận
Tôi nghe nói nước ép bông cải xạnh rất tốt cho người tiểu đường nên đã thử làm, nhưng mùi vị rất ngang và hắc. Vậy tôi cho thêm dứa và táo để ép chung có được không?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào chị nhi, trường hợp chị không uống được nước ép bông cải xanh nguyên chất, chị hoàn toàn có thể thêm các loại hoa quả khác mà chị yêu thích để mùi vị dễ uống hơn. Tương tự các loại nước ép khác chị cũng có thể kết hợp nhiều loại trái cây với nhau. Tuy nhiên, chị cần lưu ý gia giảm các nhóm trái cây nhiều đường cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tiểu đường
Đỗ Tăng đã bình luận
Bố tôi ngoài 60 bị tiểu đường, nhưng nếu để cụ uống trà xanh thì liệu có sợ cụ bị mất ngủ không?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào anh Tăng, tác dụng của trà xanh với bệnh tiểu đường đã được kiểm chứng rõ. Còn việc trà xanh gây mất ngủ hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ uống nhiều hay ít, độ nhạy cảm của người sử dụng và thời điểm uống trà. Vì vậy, đối với câu hỏi của anh, chúng tôi chưa thể đưa ra đáp án cụ thể.
Tuy vậy, để giảm nguy cơ mất ngủ khi uống trà xanh, anh có thể áp dụng các biện pháp như:
– Hạn chế uống trà xanh vào sau thời gian buổi chiều
– Lựa chọn các loại trà xanh có nồng độ caffein thấp
– Kết hợp uống trà xanh với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và hoạt động thể chất thường xuyên để hỗ trợ quản lý tiểu đường.