Tiểu đường là căn bệnh phổ biến trên thế giới hiện nay. Nhiều gia đình có các thế hệ người mắc tiểu đường dẫn đến câu hỏi: Bệnh tiểu đường có di truyền hay không. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến tính di truyền của bệnh tiểu đường và từ đó độc giả sẽ có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn về vấn đề này.
Mục lục
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Khi nhận thấy nhiều gia đình có các thế hệ mắc tiểu đường, câu hỏi bệnh tiểu đường có di truyền không được đưa ra. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tiểu đường có thể di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị tiểu đường thì con cái cũng sẽ có khả năng mắc bệnh dù sơ sinh không có bất cứ dấu hiệu nào của căn bệnh này.
Tương tự, nếu bố mẹ có bất thường ở trong gen thì khi sinh con, đứa trẻ cũng có thể mắc tiểu đường theo gen di truyền đó.
Tiểu đường có 2 dạng gọi là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Cũng chính vì thế mà tính di truyền đối với từng loại tiểu đường cũng khác nhau.
Tỷ lệ di truyền của tiểu đường tuýp 1
Với người tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1: Đây là loại tiểu đường “bẩm sinh” xuất phát từ nguyên nhân dị tật ở tuyến tụy khiến cơ quan này không thể sản xuất được insulin. Vì thế, người bệnh phải phụ thuộc vào insulin “ngoại lai” suốt phần đời về sau.
Ở trường hợp này, tỉ lệ di truyền của cha mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 cho con là khoảng 30%, nếu mẹ bị bệnh thì chỉ đến 4 % là con có thể bị mắc, nếu cha thì tỉ lệ đó sẽ lớn hơn 2% tức là tỉ lệ con sẽ bị nhiễm phải lên 6%.
☛ Bài viết đầy đủ: Ai có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1?
Tỷ lệ di truyền của tiểu đường tuýp 2
Với người tiểu đường tuýp 2: Đây là loại tiểu đường có tỉ lệ mắc cao hơn rất nhiều so với tiểu đường tuýp 1. WHO và Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ đã đưa ra con số:
- Khi bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi, tỉ lệ con cái bị căn bệnh này là 14% và sau 50 tuổi, con số này giảm 1 nửa còn 7,7%.
- Khi cả bố và mẹ đều mắc tiểu đường thì 50% con cái sinh ra cũng sẽ bị tiểu đường.
Con số này lý giải vì sao nhiều gia đình có các thế hệ mắc đái tháo đường và cũng là con số đáng báo động, cần người bệnh hết sức lưu ý. Tiểu đường type 2 bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường sống, do vậy chính lối sống không lành mạnh của bố mẹ làm tăng nguy cơ cho con mắc tiểu đường type 2.
Tiểu đường thai kỳ của phụ nữ cũng được xem như một yếu tố nguy cơ, có ảnh hưởng nhất định đến khả năng di truyền cho con bị tiểu đường.
Chính bởi những con số trên, nếu gia đình có bố hoặc mẹ bị tiểu đường, bạn cần chuẩn bị tâm thế và những phương pháp để phòng tránh nguy cơ mắc hoặc biến chứng bệnh có thể gặp phải.
☛ Tham khảo thêm: Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Yếu tố khiến tiểu đường có tính di truyền
Hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ trên thế giới về tiểu đường đã cho thấy mối liên hệ của gen di truyền tới khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, người ta cũng chỉ ra, môi trường cũng có tác động không nhỏ tới nguy cơ một người mắc tiểu đường tuýp 2.
Gen
Gen có ảnh hưởng không nhỏ tới nguy cơ mắc tiểu đường.
Đối với tiểu đường tuýp 1
Trong cơ thể con người, không có gen nào gọi là gen của bệnh tiểu đường để là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1. Thay vào đó, chỉ một nhóm trong số gen là nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó các gen HLA là nguyên nhân lớn nhất. Gen HLA tạo ra protein mà hệ thống miễn dịch của bạn sử dụng để giữ cho bạn khỏe mạnh. Vì bệnh tiểu đường loại 1 là một bệnh tự miễn – cơ thể bạn phá hủy các tế bào tạo ra insulin – điều đó có ý nghĩa rằng với những ai các gen HLA sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu làm thế nào để dự đoán tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của một người. Ví dụ, hầu hết những người da trắng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều có gen gọi là HLA-DR3 hoặc HLA-DR4. Vì thế, đứa trẻ thừa hưởng gen này, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn. Đối với người Mỹ gốc Phi, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là gen HLA-DR7 người Nhật là gen HLA-DR9, tuy nhiên, các gen nghi ngờ ở các nhóm dân tộc khác ít được nghiên cứu.
Đối với tiểu đường tuýp 2
Các gen có liên quan với nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- TCF7L2, gen ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin và sản xuất glucose.
- Thụ thể urê sulfonylurea (ABCC8), giúp điều tiết insulin.
- Calpain 10, liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người Mỹ gốc Mexico.
- Gen vận chuyển glucose 2 (GLUT2), giúp glucose di chuyển vào tuyến tụy.
- Thụ thể glucagon (GCGR), hormone glucagon tham gia vào điều hòa glucose.
ác đột biến ở bất kỳ gen nào liên quan đến điều hòa glucose đều có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Bao gồm các gen kiểm soát:
- Sự sản xuất glucose
- Sự sản xuất insulin
- Độ nhạy cảm của cơ thể với nồng độ glucose
- Sự điều hòa nồng độ insulin
Lối sống
Song hành cùng yếu tố di truyền thì lối sống thiếu khoa học cũng là một nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Cụ thể:
- Nếu bố mẹ lười vận động thể dục thể thao, chế độ ăn uống thiếu khoa học thì thế hệ sau có khả năng cao bị ảnh hưởng thói quen và chế độ ăn đó. Hút thuốc cũng được chỉ ra là yếu tố rủi ro lớn với người bị tiểu đường. Bên cạnh đó, người béo phì cũng đã được chỉ ra khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn.
- Một người thường xuyên ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào hoặc bia rượu cũng là những đối tượng dễ dẫn đến mắc tiểu đường.
- Hàng trăm nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp với bệnh tiểu đường. Tức người bị cao huyết áp và mỡ máu sẽ có tỉ lệ mắc tiểu đường cao hơn so với người bình thường.
☛ Chi tiết: Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Xét nghiệm tính di truyền của bệnh tiểu đường!
Để xác định tính di truyền đối với bệnh tiểu đường, hiện nay các nhà khoa học đã có thể tiến hành một vài xét nghiệm nhưng sự gia tăng nguy cơ đối với bất kỳ đột biến nhất định khá nhỏ.
Thay vào đó, người ta thường dựa vào chỉ số BMI – chỉ số khối của cơ thể, tiền sử của gia đình, tình trạng huyết áp, mỡ máu cũng như tiền sử tiểu đường thai kỳ để xác định mức độ nguy cơ sẽ có tính xác thực hơn.
Có thể nói, yếu tố di truyền có ảnh hưởng không nhỏ tới nguy cơ mắc tiểu đường nhưng bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân có tác động lớn. Chính vì vậy, một người hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn mắc tiểu đường tuýp 2 nhờ vào việc điều chỉnh thái độ sống cũng như chế độ sinh hoạt.
Hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường do di truyền
Để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường do di truyền, hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra phương pháp đem lại hiệu quả triệt để. Tuy nhiên, để giảm tới mức thấp nhất, chúng ta có thể áp dụng một trong nhũng cách dưới đấy:
Giảm cân
Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có tiểu đường. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường, hãy giảm cân và duy trì cân nặng ở mức ổn định. Nghiên cứu cho thấy nếu giảm 7% trọng lượng cơ thể thì thực tế có thể giảm 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Kiểm tra định kỳ mỗi năm
Tiến hành kiểm tra định kỳ mỗi năm sẽ khiến người bệnh chủ động biết được tình trạng sức khỏe cũng nguy nguy cơ mắc bệnh. Nhờ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị để ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường di truyền, bạn cần tuân thủ 1 chế độ ăn lành mạnh cho người tiểu đường bao gồm:
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt.
- Ưu tiên chất béo tốt : dầu ô liu, dầu mè, dầu từ các loại hạt,….
- Hạn chế tiêu thụ đường, muối.
- Tránh chất béo xấu: mỡ động vật.
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa: đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp công nghiệp,…
Tập thể dục thường xuyên
Việc tập thể dục thường xuyên giúp tăng tác dụng của insulin, từ đó giúp lượng đường trong cơ thể được chuyển hóa tốt hơn. Nhờ vậy mà nguy cơ mắc tiểu đường cũng giảm xuống.
Bạn có thể lựa chọn các bài tập từ đơn giản đến phức tạp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội. Tốt nhất nên tập 30-60 phút/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bỏ thuốc lá
Người hút thuốc lá có khả năng mắc tiểu đường cao hơn 30-40% so với người không hút thuốc. Vì vậy để làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường hãy bỏ thuốc lá.
Hạn chế rượu bia
Trong rượu vang và bia có chứa carbohydrate. vì vậy nếu uống quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, hạn chế bia rượu cũng là một phương pháp hiệu quả giúp hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường.
Giảo cổ lam Tuệ Linh – ngăn ngừa, làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Giảo cổ lam là thảo dược đã có lịch sử nghiên cứu và ứng dụng hơn 3000 năm qua tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Việt Nam, được người Trung Quốc gọi là “cỏ trường sinh”, người Nhật gọi là “cỏ thần kỳ”.
Đến nay đã có hàng trăm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, giảo cổ lam có tác dụng rõ rệt với bệnh tiểu đường tuýp 2. Cụ thể, hoạt chất Phanosid được Viện Dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển phát hiện ra cho thấy tác dụng mạnh gấp 5 lần so với hoạt chất Glibenclamide. Nhờ đó, giảo cổ lam giúp hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, ổn định đường huyết.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
hoặc đặt hàng online giao trực tiếp tại nhà khi bạn điền đầy đủ thông tinTẠI ĐÂY
Bùi đã bình luận
ông và bố tôi đều bị tiểu đường, vậy tỷ lệ bị tiểu đường của tôi có cao không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Nếu cả ông bà và bố bạn đều bị tiểu đường, điều này có thể làm tăng nguy cơ bạn bị tiểu đường so với những người không có tiền sử gia đình về bệnh này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng như vậy, và việc có bệnh tiểu đường hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp. Di truyền chỉ là một trong các yếu tố, và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh. Các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu hoạt động thể chất, cân nặng quá cao, hút thuốc lá và stress có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Vì vậy, bạn nên phòng tránh nguy cơ mắc tiểu đường bằng một lối sống lành mạnh nhé.
Sáng đã bình luận
bố tôi bị tiểu đường tuýp 1, hiện đã 65 tuổi, tôi và các con có nguy cơ mắc tiểu đường không. xin cảm ơn
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào bạn,
Bạn không cần quá lo lắng vì khả năng mắc bệnh tiểu đường của các con khi có bố bị tiểu đường tuýp 1. Tỷ lệ mắc con cái có khả năng bị căn bệnh này là 6%. Thay vì lo lắng, bạn nên điều chỉnh lối sống lành mạnh, ăn uống khoa hoặc và luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe cả gia đình!
Trung Kiên đã bình luận
nguy cơ mắc bệnh là bao nhiêu nếu có ông hoặc bà nội bị tiểu đường, mong được giải đáp
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Nếu ông hoặc bà nội bị tiểu đường mà bố mẹ không bị tiểu đường thì không có xác xuất cho đời cháu bạn nhé.
Phạm Thoa đã bình luận
vậy làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường, vì trong gia đình tôi có bố bị tiểu đường
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường khi trong gia đình có người bị tiểu đường bạn cần:
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn, hạn chế chất béo bão hòa, nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn… Thêm vào đó, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe, cung cấp chất béo thực vật, cách chế biến món ăn đơn giản…
– Luyện tập thể dục đều đặn
– Thăm khám sức khỏe định kỳ đặc biệt với người trên 30 tuổi, phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ, người bệnh béo phì, người làm công việc ít vận động…