Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa, gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh với tỷ lệ người mắc ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, tiểu đường hoàn toàn có thể ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường, ai có nguy cơ bị tiểu đường và làm thế nào để phòng ngừa tiểu đường? Tất cả sẽ có trong nội dung dưới đây!
Mục lục
Tiểu đường là gì?
Như chúng ta đã biết, glucose (đường) được cung cấp vào cơ thể từ thức ăn hàng ngày do chúng ta nạp vào người, sau đó glucose sẽ được chuyển dự trữ trong gan, tại đây hormone insulin do tuyến tụy tiết ra sẽ đảm nhận vai trò chuyển hóa gulcose vào tế bào tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Vì một lý do nào đó, hormone insulin bị thiếu hụt hoặc không được sử dụng đúng chức năng của mình khiến glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng được, hàm lượng glucose tiếp tục lưu lại trong máu khiến chỉ số đường huyết trong máu tăng cao đến một mức nhất định được gọi là bệnh tiểu đường.
Tiểu đường được phân ra thành nhiều tuýp khác nhau trong đó đáng chú ý nhất là: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ
- Tiểu đường tuýp 1: tuyến tụy không tự sản xuất được insulin
- Tiểu đường tuýp 2: tuyến tụy vẫn sản xuất được insulin nhưng không đủ để vận chuyển glucose vào tế bào tạo thành năng lượng hoặc cơ thể trở nên kháng với insulin.
- Tiểu đường thai kỳ: tiểu đường tạm thời trong thai kỳ khi cơ thể mang thai trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin. Tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh hoặc chuyển thành tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính nguy hiểm, đứng top 10 trong các bệnh lý gây tử vong và tàn phế hàng đầu hiện nay với các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi. Điều đáng chú ý là mức độ tăng trưởng bệnh trong vài năm gần đây đáng báo động. Tại Việt Nam tỷ lệ người mắc tiểu đường trong vòng 10 năm trở lại đây đã tăng hơn 200%.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng báo động về tiểu đường?
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường
1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là tiểu đường vị thành niên hay bệnh tiểu đường tự miễn, tuyến tụy của người bệnh không tự sản xuất được insulin chính vì vậy họ sẽ phải phụ thuộc vào insulin nhân tạo để sống.
Các nhà nghiên cứu y học đều khẳng định rằng hầu hết những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 hệ thống miễn dịch thường chống vi khuẩn và virus có hại đã tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy, dẫn đến cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin.
Những nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 bao gồm:
- Do cơ thể tiếp xúc với một loại virus nào đó có thể là : virus Epstein-Barr, coxsackievirus, virus quai bị hoặc cytomegalovirus có thể phá hủy các tế bào tiểu đảo, hoặc các vi rút trực tiếp có thể lây nhiễm các tế bào tiểu đảo khiến cơ thể không thể sản xuất insulin
- Do các bệnh lý như xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, và chứng viêm (sưng, kích thích) tuyến tụy nặng gây tổn thương đến tụy khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin
- Di truyền: nếu bố mẹ có tiền sử tiểu đường tuýp 1 thì khả năng di truyền cho con là 30%. Nếu chỉ bố bị tiểu đường thì khả năng con bị di truyền là khoảng 6%, còn chỉ duy nhất mẹ thì tỷ lệ di truyền là 4% và 1% khi người phụ nữ trên 25 tuổi.
➤ Chi tiết: Bệnh tiểu đường tuýp 1 TẠI ĐÂY
2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2
85% các trường hợp mắc tiểu đường là tiểu đường tuýp 2. Đối với tiểu đường tuýp 2, cơ thể trở nên kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Khác với tiểu đường tuýp 1, người mắc tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể sản sinh ra insulin nhưng các tế bào trong cơ thể không phản ứng với hàm lượng insulin này hiệu quả. Đây là dạng tiểu đường phổ biến nhất trên thế giới và có liên quan trực tiếp với béo phì.
Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2 có thể là:
- Di truyền: nếu gia đình bạn có tiền sử mắc tiểu đường tuýp 2 thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2. Thống kê cho thấy rằng bố hoặc mẹ của bạn bị tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh của bạn lên đến 15%, còn nếu cả bố và mẹ của bạn đều bị tiểu đường thì con số này lên đến 75%.
- Béo phì: người béo phì trong cơ thể xuất hiện chất kháng insulin làm cho các tế bào chống lại tác động của insulin lên lượng đường trong máu.
- Chế độ ăn uống: chế độ dinh dưỡng quá dư thừa chất béo và tinh bột khiến tuyến tụy phải hoạt động quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng, lâu dần sẽ làm tuyến tụy suy yếu và không còn khả năng sản sinh ra đủ isulin
- Lười vận động: đặc biệt với những người có công việc văn phòng, ít khi phải vận động, đi lại. Thói quen lười vận động, thậm trí ăn uống ngay tại bàn làm việc dẫn đến thói quen lười di chuyển, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ calo và năng lượng dư thừa trong cơ thể, gây gánh nặng cho tuyến tụy
- Tụy bị nhiễm độc: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sử dụng nhiều đồ ăn bị nhiễm độc trong thời gian dài….tuyến tụy có thể bị tấn công và suy yếu dần, dẫn đến tình trạng mất khả năng sản sinh ra insulin, dẫn đến nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Buồng trứng đa nang: đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.
- Tuổi tác: tuổi càng cao, cơ quan nội tạng trong cơ thể cũng lão hóa dần vì vậy người càng cao tuổi càng dễ mắc tiểu đường.
➤ Chi tiết: Bệnh tiểu đường tuýp 2 TẠI ĐÂY
3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ được xác định là do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Nhau thai sản xuất hormone làm cho các tế bào của bà bầu ít nhạy cảm hơn với tác dụng của insulin. Điều này có thể gây ra lượng đường trong máu cao khi mang thai.
Bên cạnh đó, tâm lý mẹ bầu là thường sợ con bé, con thiếu chất nên bổ sung khá nhiều dinh dưỡng nhưng không phải khi nào tuyến tụy cũng hoạt động hiệu quả, sản xuất một lượng insulin vừa đủ và kịp thời để đáp ứng lượng glucose cần được chuyển hóa. Vì vậy mà gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Thừa cân, tăng cân quá nhiều trong thai kỳ cũng khiến mẹ bầu dễ mắc tiểu đường thai kỳ.
4. Các yếu tố nguy cơ khác gây tiểu đường
Ngoài các nguyên nhân gây bệnh trên, các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng làm tăng khả năng mắc tiểu đường:
- Ngủ không đủ giấc: theo thống kê từ nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Boston thì người ngủ ít hơn 5h mỗi ngày có nguy cơ mắc tiểu đường gấp đôi so với người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân do thiếu ngủ làm rối loạn nhịp sinh học vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
- Ngáy ngủ: ngủ ngáy là tình trạng đường thở bị cản trợ khiến hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao chính vì vậy những người có tật ngủ ngáy nặng, nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn nhiều so với người không ngủ ngáy
- Bỏ bữa ăn sáng: người thường xuyên bỏ ăn sáng khiến cơ thể bị hạ đường huyết đột ngột khi đó sẽ khiến họ thèm món ăn ngọt nhiều hơn. Việc ăn uống thỏa cơn thèm khiến đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh tiểu đường.
- Stress:Tình trạng stress kéo dài cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ tiểu đường.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người không hút thuốc 14%. Khói thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin cũng như giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
Ai có nguy cơ cao mắc tiểu đường?
Đối tượng dễ mắc tiểu đường type 1
Các đối tượng sau có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 cao:
- Độ tuổi của tiểu đường tuýp 1 là trẻ em và thanh thiếu niên, những người có cha mẹ, hoặc anh chị em trong nhà mắc bệnh này.
- Người mắc các bệnh lý liên quan tuyến tụy
Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng từ 5%- 10% số người mắc bệnh tiểu đường hiện nay.
Đối tượng dễ mắc tiểu đường type 2
Nhóm đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường.
- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
- Tuổi cao trên 45
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
- Ít hoạt động thể chất.
- Thừa cân, béo phì
- Làm việc trong môi trường stress kéo dài, hút thuốc lá,…
- Người mắc huyết áp cao, cholesterol cao , hoặc triglycerides cao, rối loạn lipid máu, rối loạn dung nạp glucose
Đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở những bà mẹ sau:
- Bị thừa cân, béo phì trước thời gian mang bầu
- Mang thai trên 35 tuổi
- Đã mang thai nhiều lần và có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2
- Có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
➤ Tham khảo thêm: Độ tuổi tiểu đường tấn công
Phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng cách nào?
Để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường, mỗi người cần thực hiện cho bản thân mình một chế độ sống lành mạnh cụ thể:
Kiểm soát cân nặng: Béo phì liên quan mật thiết đến nguy cơ tiểu đường chính vì vậy hãy kiểm soát cân nặng của bản thân. Chỉ cần giảm được 5% số cân nặng, cho dù là ở những người béo phì cũng có thể giảm nguy cơ bị tiểu đường tới 70%. Hãy kiểm soát lượng tiêu thụ calo mỗi ngày và nên có chế độ ăn uống để có thể có cân nặng lý tưởng tránh các bệnh lý do thừa cân béo phì gây ra.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: dinh dưỡng tác động trực tiếp đến lượng đường và tinh bột mà cơ thể bạn hấp thụ hàng ngày. Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý đảo bảo đủ chất nhưng lựa chọn thực phẩm ít đường, giảm tinh bột, bổ sung những thực phẩm ít ảnh hưởng tới đường huyết hơn, tăng cường ăn rau, giảm chất kích thích như rượu, bia, cà phê sẽ giảm nguy cơ tiểu đường và kiểm soát chỉ số đường huyết cơ thể tốt nhất.
Luyện tập thể dục thể thao: chỉ cần mỗi ngày dành 30 phút bạn có thể vừa giảm cân, vừa hạ đường huyết, vừa giúp cơ thể tăng độ nhạy cảm với insulin đặc biệt là giúp bạn khỏe hơn. Vậy tại sao lại không luyện tập thể dục thể thao? Vận động mỗi ngày giúp cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng số lượng cơ quan thụ cảm insulin vào tế bào từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường đáng kể.
Uống nhiều nước hơn: cơ thể bị mất nước thì hàm lượng hormone vasopressin trong cơ thể sẽ tăng lên khiến cho gan tích trữ nước nhiều hơn đồng thời tạo ra lượng đường trong máu cũng cao hơn. Tình trạng gan bị tạo áp lực trong một thời gian có thể khiến cho insulin bị giảm, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể nhé!
Nghỉ ngơi hợp lý: giảm căng thẳng, mệt mỏi bằng việc nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, nghe nhạc, tập thiền. Bên cạnh đó ngủ đủ giấc để tránh nguy cơ tiểu đường cũng như các bệnh lý xơ vữa động mạch, bệnh tim hay đột quỵ.
Sống lành mạnh: bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.. những thói quen gây ảnh hưởng đên tình trạng sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư phổi, tuyến tiền liệt và đường tiêu hóa. Hút thuốc có liên quan mạnh mẽ đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những người nghiện thuốc lá nặng. Vì vậy, bỏ thuốc lá ngay sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường về sau
Kiểm tra đường huyết thường xuyên: chỉ số đường huyết là công cụ để đánh giá nguy cơ tiểu đường. Chính vì vậy cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường là thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu. Những người nên kiểm tra đường huyết là người trên 45 tuổi nên kiểm tra hàm lượng đường trong máu 3 năm một lần. Người có huyết áp cao hoặc béo phì nên kiểm tra thường xuyên hơn và chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn.
Cân nhắc sử dụng các thảo mộc tự nhiên như Giảo cổ lam: Giảo cổ lam là một thảo mộc quà tặng của thiên nhiên với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: ổn định đường huyết, ổn định huyết áp, hạ mỡ máu, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, giảm tình trạng mệt mỏi căng thẳng, khó ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Để tìm hiểu thêm về tác dụng của Giảo cổ lam với tiểu đường vui lòng xem “TẠI ĐÂY”
Trên đây là những thông tin cung cấp về nguyên nhân, đối tượng nguy cơ mắc tiểu đường cũng như các phòng ngừa tiểu đường hiệu quả. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn đọc!