Tiểu đường tuýp 3 là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn tới các biến chứng khôn lường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Việc thường xuyên theo dõi chỉ số tiểu đường tuýp 3 giúp bạn có hướng điều trị kịp thời giúp kiểm soát tốt bệnh lý này. Cùng tìm hiểu về các chỉ số của tiểu đường tuýp 3 thông qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Tiểu đường tuýp 3 là gì?
Tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường liên quan đến não) nguyên nhân do lượng insulin trong não thấp hơn so với bình thường nên người bệnh có các triệu chứng tương đồng với bệnh Alzheimer. Vì vậy mà nhiều nhiều chuyên đề xuất bệnh Alzheimer nên được phân loại như một dạng của tiểu đường. Điều này gây ra không ít tranh cãi nhưng cũng có nhiều chuyên gia sức khỏe dùng thuật ngữ này cho tới khi có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng thực hơn.
Thực tế, tiểu đường tuýp 3 chỉ xảy ra người người từng mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, phổ biến vẫn là ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Theo khảo sát năm 2016 trên 100.000 người mắc tiểu đường loại 2, đặc biệt là ở đối tượng nữ giới có nguy cơ gặp chứng sa sút trí tuệ do biến chứng mạch máu tiểu đường lên tới 60%.
Tiểu đường tuýp 3 còn có các dấu hiệu tương đồng với triệu chứng suy giảm trí tuệ.
Tiểu đường tuýp 3 cũng có những dấu hiệu nhận diện tương đồng với tiểu đường nói chung như: tiểu nhiều, khát nước, luôn có cảm giác đói, sụt cân nghiêm trọng, khô da, sạm da, loét chi… Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2 còn có dấu hiệu tương đồng với triệu chứng của suy giảm trí tuệ như:
- Gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày.
- Sa sút về trí nhớ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và tương tác xã hội.
- Không thể lập kế hoạch và giải quyết các vấn đề linh hoạt như trước.
- Thường xuyên bị nhầm lẫn về thời gian, địa điểm.
- Bị chứng khó đọc hoặc không thể duy trì thăng bằng cơ thể.
- Thay đổi tính cách hoặc tâm lý không ổn định.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các tuýp bệnh tiểu đường – cách phân loại mới nhất
Các chỉ số tiểu đường tuýp 3 cần biết
Thuật ngữ tiểu đường tuýp 3 được dùng để miêu tả mối liên hệ giữa tiểu đường và alzheimer. Do đó, không có chỉ số nào để chẩn đoán tiểu đường tuýp 3. Để đánh giá bệnh lý, có thể xem xét các chỉ số như sau:
Chỉ số đánh giá mức độ đường huyết
Một trong những cách để kiểm soát sự phát triển của tiểu đường tuýp 3 là cần theo dõi chỉ số đường huyết trong cơ thể. Trong đó, bao gồm các chỉ số:
Chỉ số Glucose lúc đói:
Chỉ số đường huyết lúc đói là chỉ số đường trong máu khi thực hiện đo lần đầu tiên trong ngày vào buổi sáng sớm. Lúc này, cơ thể chưa ăn gì và cách bữa ăn trước tối thiểu 8 giờ. Đường huyết không bị ảnh hưởng bởi bức ăn nên có thể đo được kết quả khá chính xác, phản ánh đúng nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe.
- Ở người bình thường, mức đường huyết khi đói dao động từ 70 – 130 mg/dL (tương đương với 4,0 – 7,2 mmol/l).
- Trên 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên là tiểu đường.
- Khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) là bị rối loạn đường huyết lúc đói (hay còn gọi là tiền tiểu đường).
Với người tiền tiểu đường, chỉ 40% trong số đó mắc tiểu đường trong 4 – 5 năm sau đó. Vì vậy, nếu phát hiện sớm bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp để tránh bệnh tiến triển nặng.
Chỉ số đường huyết sau ăn (2 giờ):
Chỉ số đường huyết sau ăn là một giá trị phản ánh nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi dung nạp một số loại thực phẩm nhất định, đặc biệt là những thực phẩm cung cấp nhiều đường cho cơ thể.
- Với một người bình thường khỏe mạnh, đường huyết sau ăn
- Đường huyết sau ăn 2 giờ 140mg/dL – 200mg/dL đánh giá là tiền tiểu đường
- Đường huyết sau ăn 2 giờ trên 200mg/dL là tiểu đường.
HbA1c (hemoglobin glycosyl hóa):
Đây là một chỉ số xét nghiệm rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì nó phản ánh tình trạng glucose máu trong 3 tháng vừa qua đã được kiểm soát như thế nào, tốt hay chưa tốt. Ngoài ra, HbA1c có giá trị chẩn đoán cũng như giúp tầm soát sớm tiền đái tháo đường.
- Ở người bình thường, HbA1c tồn tại trong máu khoảng 4 – 6% nên lượng hemoglobin. Chỉ số này tăng 1% tương đương với lượng đường trong máu tăng 30mg/dL (1,7mmol/l).
- HbA1c >6,5% chứng tỏ khả năng kiểm soát đường huyết kém.
- HbA1c
Các chỉ số sinh hóa trong dịch não tủy
Các chất chỉ điểm sinh học như amyloid beta và tau protein trong dịch não tủy có thể giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer. Cụ thể:
Amyloid Beta (Aβ): là một peptide được cắt ra từ protein tiền thân amyloid (APP). Có nhiều dạng amyloid beta, nhưng dạng chủ yếu được nghiên cứu là Aβ40 và Aβ42. Một trong những đặc điểm chính của bệnh Alzheimer là sự tích tụ các mảng amyloid beta trong não. Đặc biệt, Aβ42 có xu hướng tích tụ nhiều hơn và liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer hơn Aβ40. Khi amyloid beta tích tụ trong não, nồng độ Aβ42 trong dịch não tủy thường giảm. Điều này xảy ra vì Aβ42 bị “bẫy” trong các mảng amyloid và không được tiết vào dịch não tủy.
- Giảm nồng độ Aβ42: Một mức giảm đáng kể của Aβ42 trong CSF là một chỉ số sớm của bệnh Alzheimer.
- Tỷ lệ Aβ42/Aβ40: Tỷ lệ này cũng thường được sử dụng để tăng độ chính xác của chẩn đoán, vì Aβ40 không giảm nhiều như Aβ42.
Tau Protein: Là một loại protein gắn kết vi ống (microtubule-associated protein) có vai trò trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh. Trong bệnh Alzheimer, tau protein bị phosphoryl hóa quá mức, dẫn đến hình thành các đám rối neurofibrillary tangles (NFTs) trong các tế bào thần kinh, gây chết tế bào và suy giảm chức năng não. Khi tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc chết, tau protein bị phóng thích vào dịch não tủy.
Việc đo lường cả amyloid beta và tau protein trong CSF giúp tăng độ chính xác của chẩn đoán bệnh Alzheimer. Sự giảm nồng độ Aβ42 và sự tăng nồng độ t-tau và p-tau là các chỉ số sinh học quan trọng giúp phát hiện và theo dõi tiến triển của bệnh.
Chỉ số đánh giá sức khỏe tổng thể
Bên cạnh các chỉ số trên, bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm nhằm đánh giá sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Một số chỉ số bao gồm:
- Chỉ số huyết áp: Bao gồm chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương. Ở người bình thường, chỉ số này sẽ dao động khoảng 90/60 mmHg. Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg sẽ chẩn đoán cao huyết áp. Bên cạnh đó, huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg được coi là huyết áp thấp.
- Lipid máu: Thực hiện xét nghiệm mỡ máu để đo lượng cholesterol và chất béo trung tính có trong máu. Kết quả của các chỉ số trong xét nghiệm này rất quan trọng nhằm xác định nguy cơ có tích chất béo trong động mạch gây thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch không.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): Giúp đánh giá cơ thể đang thuộc tình trạng nhẹ cân, bình thường, thừa cân hay bị béo phì.
Ngoài các chỉ số trên, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp khác nhằm chẩn đoán chính xác tiểu đường tuýp 3. Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện ra những thay đổi trong cấu trúc não liên quan đến bệnh Alzheimer. Các bài kiểm tra nhận thức và trí nhớ như Mini-Mental State Examination (MMSE) hoặc Montreal Cognitive Assessment (MoCA), có thể được sử dụng để đánh giá chức năng não.
Làm gì khi bị tiểu đường tuýp 3?
Tiểu đường tuýp 3 rất nguy hiểm và có diễn biến phức tạp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm tính mạng con người. Do đó, khi được chẩn đoán mắc bệnh lý này bạn cần:
Điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Hướng điều trị của tiểu đường tuýp 3 thường tập trung chủ yếu vào việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh thường được tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc Rosiglitazone nhạy cảm với insulin để bảo vệ tế bào não, ngăn ngừa làm chậm mất trí nhớ đồng thời duy trì hệ thần kinh ổn định.
Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, đúng cách. Không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn. Nếu có dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, cần thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng và diễn tiến của bệnh giúp bác sĩ có hướng điều trị trong thời gian tới nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối
- Ưu tiên các thực phẩm lành mạnh, ít chất béo bão hòa, giàu protein và chất xơ.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và protein nạc.
- Hạn chế đường, chất béo bão hòa và thức ăn nhanh.
- Giảm tinh bột xấu nhằm cải thiện việc bị suy giảm trí nhớ.
- Không sử đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường!
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với các bộ môn như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh.
- Quản lý tốt stress, giảm căng thẳng bằng cách thiền, yoga, hít thở sâu hoặc các hoạt động thư giãn khác.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các dấu hiệu của bệnh Alzheimer và các vấn đề về trí nhớ. Thực hiện các bài tập kích thích trí não như đọc sách, chơi các trò chơi tư duy, và tham gia vào các hoạt động xã hội. Một số trường hợp bệnh nhân có tâm lý chưa ổn định, hãy gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ về tinh thần và cảm xúc.