Huyết áp cao là tình trạng bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ trong và sau thời điểm mang thai. Bệnh sẽ dần trở về bình thường trong vòng 3 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, huyết áp vẫn ở mức cao sau khi sinh. Vậy phải làm sao?
Mục lục
Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và đáp ứng lưu lượng máu bên trong động mạch. Nếu máu được bơm quá nhiều vào tim sẽ khiến cho động mạch bị thu hẹp lại gây ra huyết áp cao.
Đối tượng bị tăng huyết áp sau sinh
Thông thường, huyết áp của người mẹ sẽ giảm xuống sau khi sinh. Bởi vậy, với sản phụ khi mang thai có huyết áp bình thường, sau khi sinh huyết áp thường khó mà tăng cao được, trừ khi có một biến cố hoặc cú sốc bất ngờ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người mẹ.
Sau một thai kỳ không có biến chứng, hầu hết phụ nữ đều sẽ trải qua giai đoạn tăng huyết áp tạm thời. Huyết áp tâm thu tăng 6mmHg, huyết áp tâm trương tăng khoảng 4 mmHg trong 4 ngày đầu. Ngoài ra, tỉ lệ sản phụ có huyết áp tâm thu cao hơn 100mmHg có thể lên đến 12%.
Các nghiên cứu cho kết quả rằng tăng huyết áp thai kỳ thông thường sẽ dần quay về trạng thái bình thường sau sinh: 29 – 57% trong 3 ngày, 50 – 58% trong 7 ngày.
Những trường hợp có nguy cơ bị huyết áp cao sau sinh là:
- Người đã có tiền sử cao huyết áp mạn tính trước đó
- Người đã bị tăng huyết áp thai kỳ
- Người bị tiền sản giật
- Tiền sử điều trị bằng thuốc hạ áp trong thời gian mang thai
- Chỉ số BMI cao
Một số trường hợp phụ nữ có thể gặp phải tiền sản giật sau một vài ngày sau sinh.
Triệu chứng tăng huyết áp sau sinh
Một vài biểu hiện có thể thấy ở người mẹ khi huyết áp tăng sau sinh, đó là:
- Huyết áp tăng rất cao ≥ 160 mmHg
- Lượng nước tiểu ít
- Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu
- Đau vùng thượng vị, cảm giác khó thở, tức ngực
- Xét nghiệm thấy lượng albumin trong nước tiểu tăng >5g
- (Có thể) xuất hiện cơ co giật liên tiếp và hồn mê
☛ Đọc thêm: Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?
Cao huyết áp sau sinh có nguy hiểm không?
Theo thống kê, cứ 4 phụ nữ mang thai sẽ có một người bị tiền sản giật, có thể gặp trước hoặc sau khi sinh. Tình trạng này có thể ảnh hường đến sức khỏe của người mẹ, gây tổn thương nhiều cơ quan quan trọng:
- Xuất hiện protein niệu, làm suy thận, hoại tử ống thận hoặc vỏ thận.
- Giảm tiểu cầu, tán huyết, đông máu
- Men gan tăng, đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, vàng da
- Lên cơn co giật, nhức đầu, rối loạn thị giác kéo dài, xuất huyết não
- Bong võng mạc, phù võng mạc
- Phù phổi, phù thanh quản
Khi xuất hiện những biểu hiện kể trên, sức khỏe đang ở mức đáng báo động, cần sớm được theo dõi và điều trị kịp thời. Chính bởi vậy mà giai đoạn có thai và sau sinh 3 tháng người mẹ cần hết sức lưu ý, chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp sau sinh
Một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến cho huyết áp của bạn tăng cao sau khi sinh, trong những lần khám thai bạn nên thông báo cho bác sĩ để có hướng theo dõi, bảo vệ sức khỏe cho bạn.
- Thời tiết thay đổi, nhiệt độ thấp và ẩm ướt
- Có con so dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi
- Đa thai
- Thiếu dinh dưỡng
- Làm các công việc nặng nhọc, công việc nhiều áp lực
- Có tiền sử bệnh tiểu đường, suy thận, viêm thận
- Từng lên cơn tiền sản giật trong lần mang thai hoặc sinh nở trước
- Di chuyển chất lỏng từ các mô sưng quay trở lại các động mạch
- Sử dụng dịch truyền tĩnh mạch trong khi sinh
- Sử dụng các liệu pháp giảm đau khi sinh
- U tuyến thượng thận
Trong trường hợp huyết áp của người mẹ tăng ≥ 140 mmHg sau khi sinh nhưng lại không kèm theo các dấu hiệu tiền sản giật thì nguyên nhân có thể là:
- Áp lực, căng thẳng kéo dài liên tục
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
- Thiếu ngủ, mất ngủ liên tục
Điều trị tăng huyết áp sau sinh
Trường hợp bệnh nhân từng bị tiền sản giật, khi xuất viện, phần lớn đều phải lựa chọn điều trị bằng thuốc tây để có thể theo dõi sức khỏe định kỳ, tối thiểu 3 tháng sau sinh.
Tuy nhiên, vì đang thời kỳ cho con bú nên các loại thuốc điều trị cũng sẽ bị giới hạn. Một số loại thuốc hạ huyết áp được kê đơn cho người bệnh tăng huyết áp trong giai đoạn cho con bú là: Propranolol, Metoprolol, Labeltalol, Nefidipine, Enalapril, Captopril, Methyldopa, Hydralazine.
Tác dụng của thuốc có thể có:
- Nhịp tim chậm
- Chân tay run, ngực co thắt
- Nhức đầu, chân tay sưng
- Khô miệng, đỏ bừng mặt, chảy máu mũi, trầm cảm
- Hạ huyết áp tư thế
Trường hợp người mẹ không cho trẻ bú sữa mẹ, việc lựa chọn thuốc điều trị hạ áp sẽ giống như điều trị cho những người tăng huyết áp khác. 5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến, đó là:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II
- Thuốc ức chế beta
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Huyết áp cao nên uống thuốc gì để chữa bệnh?
Chế độ ăn uống dành cho người mẹ sau sinh bị tăng huyết áp
Chế độ ăn uống cần đảm bảo:
- Bổ sung axit béo không bão hòa giúp làm giảm cholesterol máu, kéo giãn sự kết tập của tiểu cầu, ức chế sự hình thành máu đông, dự phòng tai biến mạch máu não. Loại này có trong các loại cá, đặc biệt là cá biển. Cá biển còn giàu axit linoleic có tác dụng tăng tính đàn hồi của mao mạch, giảm nguy cơ vỡ mạch máu và phòng ngừa các biến chứng của bệnh cao huyết áp.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: có trong yến mạch, hạt bắp, mì,…bạn cần lựa chọn các nguồn bổ sung chất xơ tự nhiên, chưa qua chế biến. Chất xơ giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết axit mật từ phân, giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa huyết áp cao. Cần bổ sung tối thiểu 15g chất xơ/ngày, việc này cũng giúp ích cho người bị khó tiêu hóa, đầy bụng khi huyết áp cao.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Rau xanh( đặc biệt là rau cải) và trái cây có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng, nhất là vitamin C, E. Chúng có thể làm giảm mỡ máu, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh và đặc biệt giúp ngăn ngừa nguy cơ huyết áp cao. Các khoáng chất crom, kẽm, selen có trong trái cây cũng giúp chuyển hóa lipid và glucid, iot, ức chế hấp thu cholesterol ở đường ruột.
Bên cạnh chế độ ăn uống cho người mẹ giai đoạn cho con bú, cần lưu ý bổ sung thêm một số loại thực phẩm dưới đây:
- Chuối: Chuối là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, loại quả này có nhiều kali, có tác dụng hạ huyết áp cao một cách tự nhiên và hiệu quả.
- Trứng gà: Trứng gà hỗ trợ sự phát triển của trẻ sơ sinh, giúp ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh. Bên cạnh các chất béo tốt, người mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết từ trứng như sắt, canxi, vitamin A, D, E, K để sớm hồi phục lại sức khỏe, bổ sung lại lượng máu đã mất.
- Các loại rau lá xanh đậm: bông cải xanh, rau bina, rau cải… Chúng có chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến đái tháo đường thai kỳ, thiếu máu, huyết áp cao.
- Canh xương hầm: Cung cấp nhiều đạm và chất béo giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cung cấp axit amin thiết yếu cho sự phát triển của bé.
Song song với đó, mẹ bé cũng cần kiêng các thực phẩm không lành mạnh:
- Thịt mỡ động vật
- Muối
- Bia rượu, đồ uống có cồn
- Nước ngọt, nước có gan
- Thuốc lá
☛ Xem đầy đủ: Người bị huyết áp cao nên ăn gì để ổn định?