Saffron lâu nay được coi là thảo dược quý với giá thành đắt đỏ. Không chỉ có công dụng duy trì sức khỏe và sắc đẹp, saffron còn được biết đến với tác dụng cải thiện cao huyết áp. Thực hư công dụng này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
1. Saffron là gì?

Saffron chính là tên gọi của phần nhụy hoa của cây nghệ tây. Mỗi cây nghệ tây thường có khoảng 2 – 3 bông hoa màu tím. Từng bông hoa có khoảng 3 đầu nhụy màu đỏ hơi thẫm. Đó cũng chính là phần mang cái tên ‘’Saffron’’.
Hoa nhụy tây là một thực vật lâu năm được trồng phần lớn ở Iran và một số các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Ấn Độ và Hy Lạp. Phần lớn nhụy hoa nghệ tây được thu hoạch bằng tay. Cần khoảng 36.000 bông nghệ tây mới thu được 500g nhụy hoa. Hơn 200.000 nhụy hoa khô (từ 70.000 bông hoa) mới cho ra được 500g nhụy hoa nguyên chất. Do việc thu hoạch cần rất nhiều nhân lực, nghệ tây được coi là một trong những loại gia vị đắt giá nhất thế giới.
Ngoài là một gia vị tạo nên hương vị độc đáo cho các món ăn Trung Đông thì Saffron còn là một loại thuốc thảo dược có tác dụng cải thiện sức khỏe và làm đẹp tuyệt vời.
2. Tác dụng của Saffron trong điều trị cao huyết áp
Saffron mang đến nhiều lợi ích về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Trong đó, ở mảng sức khỏe, Saffron có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp cho bệnh nhân huyết áp cao. Cụ thể như sau:
Thành phần của Saffron chứa nhiều khoáng chất như Magie, Kali, Calci,… và các nhóm vitamin nhóm A, B, C. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, Saffron sẽ tăng cường sức khỏe một cách toàn diện, các hoạt động của nội quản cũng diễn ra ổn định hơn, đặc biệt thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông nhịp nhàng khắp cơ thể. Điều này tác động rất lớn đến quá trình phòng ngừa bệnh tim mạch cũng như cao huyết áp hiệu quả.
Saffron còn chứa Crocetin – một hợp chất có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp ổn định dòng máu chảy về tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Từ đó phát huy tác dụng kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, sự có mặt của hai hợp chất Safranal và Crocin khiến Saffron khiến trở thành liều thuốc ổn định tâm trạng. Các hợp chất này sẽ kích thích tuyến thượng thận sản sinh chất truyền dẫn thần kinh Dopamine Norepinephrine, Serotonin cải thiện các chứng stress, căng thẳng – đây vốn là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Một hợp chất nữa có trong Saffron cũng đem lại tác dụng hạ huyết áp phải kể đến là Crocin. Với khả năng chống oxy hóa và ngăn ngừa tác hại của gốc tự do đối với cơ thể sẽ khiến Saffron phát huy hiệu quả hạ huyết áp đối với những bệnh nhân cao huyết áp mãn tính mà không ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
3. Người cao huyết áp nên dùng bao nhiêu Saffron?

Tuy rằng Saffron có tác dụng dụng ổn định huyết áp nhưng không phải vì thế mà người bệnh lạm dụng sử dụng quá nhiều. Bởi thành phần chứa nhiều khoáng chất, vitamin và tỷ lệ cao các hợp chất chống oxy hóa nên dễ gây phản ứng sốc nếu cơ thể không hấp thụ kịp thời.
Vậy người cao huyết áp nên dùng bao nhiêu Saffron? Lượng dùng Saffron sẽ tùy thuộc vào tình trạng huyết áp của người bệnh.
Theo Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), liều lượng sử dụng Saffron cho người cao huyết áp ở độ tuổi trưởng thành là 0,1gr/ngày, tương đương với khoảng 50 sợi nhụy hoa. Việc sử dụng đều đặn Saffron mỗi này sẽ giúp người cao huyết áp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, huyết áp sẽ được ổn định, đồng thời tăng cường sức khỏe tim mạch.
Người bệnh lưu ý không sử dụng quá 0,3gr Saffron mỗi ngày và 9gr/ tháng vì dùng Saffron quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ dễ gây ngộ độc và ảnh hưởng tới sức khỏe.
4. Hướng dẫn cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây trị cao huyết áp hiệu quả
Cách dùng Saffron cho người cao huyết áp hiệu quả nhất là kết hợp dùng với nước ấm, sữa hoặc mật ong vì nó sẽ giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp và giảm rối loạn thần kinh. Cụ thể như sau:
Uống Saffron với nước ấm
Đây là cách sử dụng Saffron đơn giản và tiện lợi nên dễ dàng nhiều người áp dụng. Nhụy hoa nghệ tây uống với nước ấm hàng ngày ngoài tác dụng ổn định huyết áp còn làm giảm căng thẳng mệt mỏi và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Cách pha:
- Lấy 7-10 sợi Saffron pha cùng với 300-500 ml nước ấm từ 70-80 độ C. Đây là nhiệt độ hợp lý để pha nhụy hoa nghệ tây vì nó giúp nhụy hoa tan hanh và tiết ra được hết các tinh chất.
- Sau đó đợi khoảng 5-10 phút cho Saffron tan ra và có mùi thơm thì có thể sử dụng.
- Người bệnh có thể thêm vào một ít đường hoặc muối để dễ uống hơn.
Dùng Saffron với mật ong

Mật ong giàu vitamin và khoáng chất khi kết hợp với Saffron sẽ giúp tăng khả năng kháng khuẩn tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể, tăng tuần hoàn máu.
Cách pha:
- Ngâm 5 – 10 sợi Saffron với 300ml nước ấm (70 – 80 độ C) trong 5 – 10 phút.
- Sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều và thưởng thức.
- Thời điểm uống tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi bạn vừa thức dậy. Một cốc Saffron mật ong là cách để bắt đầu ngày mới hiệu quả.
Uống Saffron với sữa
Saffron kết hợp với sữa cũng là công thức tuyệt vời giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường lưu thông máu, điều hòa huyết áp. Đặc biệt thức uống này còn điều trị chứng mất ngủ và trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
Cách pha như sau:
- Ngâm 4 – 5 Saffron trong 200ml sữa ấm (có đường hoặc không đường đều được).
- Đợi khoảng 5 – 10 phút cho nhuỵ hoa nghệ tây tan ra là có thể uống.
- Để tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng các loại sữa hạt (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, óc chó) để chế biến cùng saffron sẽ rất tốt.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị cao huyết áp uống gì cho hạ?
5. Giảo cổ lam – hỗ trợ điều trị, ổn định huyết áp hiệu quả
Nếu bạn lo lắng về giá cả đắt đỏ của Saffron hay sự khó khăn trong việc tìm mua sản phẩm đảm bảo chất lượng (vì phải đặt mua từ nước ngoài) thì bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Trên thực tế, Giảo cổ lam là một loại thảo dược thiên nhiên, mọc nhiều ở vùng núi Phanxipang, Sapa, Lào Cai, rất nổi tiếng với công dụng hỗ trợ hạ và ổn định chỉ số huyết áp.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất gypenosides có trong giảo cổ lam có khả năng bảo vệ tim mạch, ngăn cản sự co thắt của động mạch vành, giảm rối loạn nhịp tim và tình trạng nhồi máu cơ tim nhờ vào cơ thể ức chế hoạt động của các men hỗ trợ phá hủy tế bào photphokinase, LDH.
Bên cạnh đó, hoạt chất gypenosides còn có tác dụng giảm nhịp tim, giảm sức cản ngoại vi, tăng thời gian co bóp tống máu, nhờ đó mà có thể hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu khác tại trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) cho kết luận rằng: khi uống trà giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức ổn định an toàn.
Lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột, ổn định huyết áp, cải thiện giấc ngủ.
Tất cả những điều trên cho thấy giảo cổ lam rất hiệu quả cho bệnh nhân cao huyết áp. Đặc biệt, giảo cổ lam với chi phí rẻ hơn Saffron nhiều lần, do đó đây là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho người bệnh nếu như không có đủ điều kiện để sử dụng Saffron.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng online TẠI ĐÂY

☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
Kết luận: Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết, hy vọng bạn có thể nắm được công dụng của loại thần dược này trong việc điều trị cao huyết áp cũng như những lợi ích về sức khỏe và làm đẹp mà nó mang lại. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.