Trong những năm gần đây, đột quỵ xảy ra ngày càng nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và để lại các di chứng nặng nề sau đó. Thủ phạm chính gây nên đột quỵ chính là tình trạng cao huyết áp. Chính vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cơ chế huyết áp cao dẫn đến đột quỵ cùng cách phòng ngừa qua bài viết sau đây.
Mục lục
1. Cơ chế huyết áp cao dẫn đến đột quỵ
Trước khi tìm hiểu cơ chế huyết áp cao dẫn đến đột quỵ, người bệnh cần biết được thế nào là huyết áp cao, thế nào là đột quỵ.
- Huyết áp cao là tình trạng áp lực của máu lên thành động mạch vượt quá mức cho phép (cụ thể 140/90 mmHg).
- Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não – là một thuật ngữ chung chỉ tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ.
Huyết áp cao và đột quỵ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau khi người bị cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 đến 6 lần. Vậy cơ chế khiến huyết áp cao dẫn đến đột quỵ là gì?
- Huyết áp tăng cao làm tăng gánh nặng cho tim, đồng thời khiến động mạch phải chịu áp lực lớn. Tình trạng này diễn ra lâu ngày thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa này theo dòng máu bong ra có thể hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch, ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông đến não, khiến tế bào não bị chết.
- Ngoài ra, đối với huyết áp cao mãn tính sẽ khiến tế bào cơ trơn trong thành động mạch phì đại, phát triển vào bên trong, lấn áp trong lòng động mạch, dẫn đến thu hẹp lòng động mạch.
Hai cơ chế trên của huyết áp cao đều dẫn đến một dạng đột quỵ do thiếu máu.
- Một cơ thế nữa của huyết áp cao dẫn đến đột quỵ do xuất huyết đó là huyết áp cao làm tăng áp lực của các động mạch ở não, từ đó vi phình mạch não phát triển dẫn đến vỡ mạch máu và chảy máu trong não.
☛ Đọc thêm: Nguy cơ đột quỵ do cao huyết áp gây ra
2. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở người cao huyết áp
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của cơn đột quỵ có thể giúp người bệnh chủ động cấp cứu kịp thời, ngăn ngừa tối đa nguy cơ để lại các di chứng.
Người bị đột quỵ có thể xuất hiện 1 hoặc tất cả các dấu hiệu dưới đây:
- Bất ngờ có cảm giác bị tê liệt hoặc yếu ở tay, chân, đặc biệt là ở một bên nửa cơ thể (nửa bên phải hoặc bên trái). Dấu hiệu chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
- Tê cứng hoặc liệt một bên mặt khiến nụ cười bị méo mó.
- Đột ngột gặp phải vấn đề trong khả năng giao tiếp như khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính từ, nói ngọng bất thường, thậm chí có vấn đề về hiểu ngôn ngữ.
- Thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt gặp phải vấn đề như mắt mờ hoặc không nhìn thấy.
- Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
- Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, không phối hợp được các hoạt động của cơ thể.
Hoặc người bệnh có thể kiểm tra trước các dấu hiệu này bằng quy tắc F.A.S.T
- Face Dropping: Xác định có bị méo miệng hay không bằng cách yêu cầu người bệnh cười để xem nụ có đều hay bị lệch.
- Arm weakness: Xác định cánh tay yếu hay tê bằng cách yêu cầu người bệnh giơ cả hai cánh tay lên, nếu không giơ cả hai lên được cùng một lúc hoặc có một cánh tay rơi xuống trước là yếu.
- Speech: Xem người bệnh có gặp vấn đề về khó nói hay không bằng cách yêu cầu người đó lặp lại một câu đơn giản.
- Time to call 115: Nếu người bệnh có bất kì triệu chứng nào liệt kê trên, hãy gọi 115 để đưa tới bệnh viện ngay lập tức.
3. Đột quỵ do cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Đột quỵ do cao huyết áp là một tình trạng vô cùng nguy hiểm mà bạn tuyệt đối không được xem thường. Cứ 10 giây xảy ra đột quỵ, mô não đã bắt đầu rơi vào trạng thái rối loạn. Nếu đột quỵ tiếp tục xảy ra, trong vòng 4 phút, các tế bào thần kinh sẽ bị hoại tử ngay mà không thể hồi phục.
Lúc này, người bệnh có thể tử vong ngay lập tức và tỷ lệ tử vong lên tới 50% các trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên nếu được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể thoát khỏi nguy hiểm nhưng hậu quả mà di chứng để lại vẫn hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Một số di chứng thường thấy do đột quỵ để lại bao gồm:
- Viêm phổi: Người sau đột quỵ sẽ gặp phải tình trạng khó nuốt thức ăn. Điều này rất dễ khiến thức ăn hoặc nước uống đi vào phổi gây viêm hoặc cản trở hô hấp.
- Rối loạn thị giác: Vấn đề về thị lực của người bệnh như giảm hoặc mất thị lực sau khi đột quỵ
- Mất khả năng nhận thức: Đột quỵ có thể khiến người bệnh mất đi khả năng cảm nhận nhiệt độ. Một số trường hợp còn bị suy giảm trí nhớ, thậm chí thay đổi hành vi như dễ nóng giận, trầm cảm.
- Đi tiểu không tự chủ: Đột quỵ làm ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa não và hệ tiết niệu, đặc biệt là bàng quang khiến cho bệnh nhân mất khả năng tự chủ trong việc đi vệ sinh.
- Liệt: Di chứng bị liệt sau khi đột quỵ là trường hợp gặp phải nhiều nhất. Điều này xảy ra do đột quỵ làm tổn thương các dây thần kinh vận động khiến người bệnh bị liệt nửa người hoặc toàn thân.
- Loét da: Người bị liệt sau đột quỵ phải nằm một chỗ, điều này làm tăng nguy cơ bị viêm loét da trên vùng bị tỳ đè nhiều như mông, lưng, chân, bả vai,…
- Co cứng khớp: Việc bị mất khả năng vận động khiến chân tay yếu dần đi, các khớp lâu này không được hoạt động sẽ bị co cứng, teo lại theo thời gian.
- Đau tim: Chiếm một nửa trường hợp đột quỵ có liên quan đến xơ vữa đông mạch là làm tăng nguy cơ đau tim sau khi đột quỵ xảy ra.
Như vậy, với tỷ lệ tử vong cao và nguy cơ để lại các di chứng nặng nề khiến cho đột quỵ trở thành gánh nặng lớn của toàn cầu.
4. Sơ cứu đột quỵ do huyết áp cao
Thời gian vàng để cấp cứu cho bệnh nhân huyết áp cao dẫn đến đột quỵ là trong vòng 3 giờ đầu khi bắt đầu có triệu chứng. Nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện và tiến hành điều trị trong khoảng thời gian này thì khả năng phục hồi rất cao. Ngược lại nếu bỏ qua thời gian vàng này, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong hoặc di chứng nặng.
Thực tế, rất ít bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu đúng thời điểm vàng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra nếu biết sơ cứu đúng cách cho người đột quỵ. Cụ thể, hãy gọi ngay cấp cứu khi phát hiện người đột quỵ. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu tùy vào tình trạng của bệnh nhân như sau:
Nếu người bệnh tỉnh
- Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp tim của người bệnh.
- Đặt bệnh nhân nằm cao đầu và cố định đầu không cho lắc lư.
- Nếu người bệnh bị nôn hãy để người bệnh nằm nghiêng một bên để tránh sặc vào đường hô hấp.
- Trong thời gian này tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
- Cởi bỏ bớt quần áo, nới rộng phần cổ áo để giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
- Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để loại bỏ sạch dị vật trong miệng người bệnh như đờm, dãi, răng giả,…
- Trường hợp bệnh nhân bị co giật thì phải lấy chiếc đũa để ngáng ngang miệng, tránh trường hợp cắn vào lưỡi.
- Ghi chú lại thời điểm phát hiện các dấu hiệu đột quỵ.
- Ghi chú lại những loại thuốc điều trị mà người bệnh đang sử dụng.
Nếu người bệnh hôn mê
- Thực hiện các bước tương tự bên trên.
- Trong trường hợp mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp.
Nếu các bước sơ cứu này được thực hiện kịp thời và đúng cách thì không chỉ cứu sống người bệnh mà còn làm giảm nhẹ hậu quả do đột quỵ để lại.
5. Phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân cao huyết áp
Đột qụy để lại nhiều di chứng kể cả khi được cứu chữa kịp thời. Chính vì vậy việc phòng ngừa nguy cơ đột quỵ ở người cao huyết áp là điều cần thiết.
Để phòng ngừa cơn đột quỵ do cao huyết áp, trước tiên người bệnh cần quản lý và kiểm soát chỉ tốt huyết áp ở mức ổn định. Điều này, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện bằng một chế độ dinh dưỡng cùng lối sống lành mạnh. Cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm bạn ăn vào hàng ngày là yếu tố quan trọng quyết định nên sức khỏe của bạn. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách kiểm soát huyết huyết áp và trong tránh đột quỵ hiệu quả.
Đối với bệnh nhân cao huyết áp, có rất nhiều thứ cần lưu ý trong chế độ ăn bao gồm:
- Giảm lượng muối ăn hàng ngày bằng cách hạn chế tiêu thụ đồ ăn đóng hộp, thay vào đó hãy nấu ăn hàng ngày để kiểm soát lượng muối nạp vào.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh từ mỡ động vật, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
- Bổ sung axit béo omega -3 có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu – rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Thay thế protein từ thịt trắng, hải sản, trứng thay vì ăn các loại thịt đỏ.
- Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu và ngũ cốc.
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành…
☛ Đọc thêm: Thực đơn cho người huyết áp cao
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe tim mạch, giải tỏa căng thẳng. Tất cả những điều này góp phần giúp bạn kiểm soát huyết áp một cách ổn định. Vì vậy, kiên trì tập thể dục (ít nhất 30 phút mỗi ngày và 4 buổi/tuần) là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra cao huyết áp. Do đó hãy duy trì cân nặng ở mức phù hợp bằng cách kết hợp một chế độ ăn khoa học cùng cường độ luyện tập tích cực.
Không hút thuốc lá
Nicotine trong thuốc lá sẽ làm tổn thương mạch máu, điều đó khiến huyết áp tăng cao và làm dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, bỏ thuốc lá được xem là biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bỏ thuốc lá trong vòng 2-5 năm, nguy cơ đột quỵ sẽ ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Đặc biệt người cao huyết áp cần khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để kiểm soát các chỉ số huyết áp ổn định, tránh để các chỉ số vượt quá mức cho phép có thể gây đột quỵ.
6. Giảo cổ lam hỗ trợ ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa huyết áp cao đang được rất nhiều người bệnh áp dụng. Một trong số đó phải kể đến Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Sở dĩ được nhiều người biết đến và tin tưởng sử dụng là bởi vì giảo cổ lam có nguồn gốc 100% từ tự nhiên, đồng thời loại thảo được này rất nổi tiếng với công dụng hỗ trợ hạ và ổn định chỉ số huyết áp.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo Cổ Lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric. Hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức ổn định an toàn.
Ngoài ra, lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Tất cả những điều trên cho thấy giảo cổ lam rất hiệu quả cho bệnh nhân cao huyết áp. Với mức độ lành tính cao, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dài hạn theo xuyên suốt cả một quá trình điều trị huyết áp cao mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. BẤM XEM NHÀ THUỐC BÁN GIẢO CỔ LAM UY TÍN
Kết luận: Như vậy, đột quỵ là tình trạng không thể xem thường. Đặc biệt là cơn đột quỵ do huyết áp cao. Để phòng tránh điều này, người bệnh cần tự bảo vệ mình bằng cách phòng tránh những nguyên nhân làm tăng huyết áp. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp.