“HbA1C là một chỉ số xét nghiệm quan trọng đối với người bệnh tiểu đường giúp phản ánh tình trạng đường huyết trung bình trong 3 tháng. Nhờ chỉ số HbA1C, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và xây dựng phác đồ trị bệnh phù hợp cho người bệnh! Không phải ngẫu nhiên mà xét nghiệm HbA1C luôn được chỉ định trong xét nghiệm của bệnh nhân tiểu đường. Để hiểu được ý nghĩa của nó, bạn cần biết bản chất của HbA1C là gì và khi nào thì nên thực hiện!
☛ Tìm hiểu trước: Tất tần tật về tiểu đường
Mục lục
HbA1C là gì?
HbA1C là một dạng hemoglobin đặc biệt được tìm thấy trong hồng cầu khi có sự kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose. HbA1C hình thành chậm 0.05% trong ngày và tồn tại trong 120 ngày (khoảng 3 tháng). Vai trò chính của HbA1C là vận chuyển oxy và glucose từ máu vào tế bào để nuôi dưỡng cơ thể.
Về bản chất, chỉ số HbA1C phản ánh tỷ lệ hemoglobin đã được gắn đường glucose. Ở người bình thường, tỷ lệ này thường dao động trong khoảng 4 – 6%. Chỉ số HbA1C nằm ngoài khoảng này cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề trong kiểm soát đường huyết. Cụ thể:
- HbA1c > 6.5%: Đường máu trung bình trong 3 tháng ở ngưỡng cao. Cơ thể không kiểm soát tốt đường huyết do mắc phải một số bệnh lý như: tiểu đường, ngộ độc chì, suy thận, …
- HbA1c < 4 %: Đường huyết trung bình 3 tháng giảm thấp có thể do các nguyên nhân như: mang thai, hiến máu, thiếu máu, cắt lách, thiếu sắt, thừa vitamin C,…
☛ Tham khảo thêm tại: Chỉ số HbA1c bao nhiêu là cao?
HbA1C – Chỉ số “biết nói” trong chẩn đoán và điều trị tiểu đường
Chỉ số HbA1C phản ánh khả năng kiểm soát đường huyết trung bình trong 3 tháng. Do đó, chỉ số này là căn cứ quan trọng để chẩn đoán đái tháo đường.
Cụ thể, chỉ số HbA1c trong chẩn đoán tiểu đường được chia thành các khoảng như sau:
- Dưới 5,7%: Bình thường.
- Từ 5,7% – 6,4%: Tiền đái tháo đường.
- Từ 6,5% trở lên: Đái tháo đường.
Ngưỡng HbA1C này được áp dụng cho người lớn không mang thai. Thông thường, mục tiêu điều trị của bác sĩ hướng tới là HbA1C dưới mức 7%.
Đối với những người đã được chẩn đoán mắc tiểu đường, chỉ số HbA1C dưới 6,5% cho thấy khả năng kiểm soát đường huyết tốt. Điều này giúp bệnh nhân hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch, thận, mắt hay thần kinh. Ngược lại, khi HbA1C vượt quá 7% chứng tỏ cơ thể bạn đang kiểm soát đường kém. Lúc này, bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Để kiểm soát tốt nhất tình trạng đường huyết của cơ thể, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1C định kỳ 3 tháng/ lần. Những trường hợp khó khăn cũng nên thực hiện xét nghiệm tối thiểu 6 tháng/ lần. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể theo dõi được tiến triển của bệnh và xây dựng phác đồ điều trị hợp lý.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Phương pháp chuẩn đoán tiểu đường hiện nay
Khi nào nên thực hiện xét nghiệm HbA1C?
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm HbA1C cho người đái tháo đường nhận thấy khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân không tốt. Ngoài ra, xét nghiệm này còn được thực hiện trong chẩn đoán, tầm soát khi người bệnh được nghi ngờ mắc đái tháo đường.
Cụ thể các trường hợp được chỉ định thực hiện xét nghiệm HbA1C bao gồm:
- Thai phụ mang thai lần đầu dựa vào chỉ số HbA1C để đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Người trong giai đoạn tiền tiểu đường hoặc nghi ngờ mắc tiểu đường type 2.
- Người có dấu hiệu tăng đường huyết như: đi tiểu liên tục, uống nhiều nước, sút cân, mệt mỏi…
- Người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường
- Người mắc bệnh tim phải hạn chế vận động.
- Người ăn nhiều nhưng nhanh đói do thiếu insulin.
- Người béo phì, thừa cân, mắc chứng rối loạn chuyển hóa và chỉ số BMI vượt mức 23.
Lưu ý trước khi xét nghiệm HbA1C!
Trên thực tế, xét nghiệm HbA1C không đòi hỏi người bệnh cần có sự chuẩn bị đặc biệt nào. Xét nghiệm có thể thực hiện ở bất cứ thời điểm nào mà không cần yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn 12 tiếng trước đó.
Để đảm bảo sức khỏe của mình, người bệnh cần chú ý một số thông tin dưới đây:
- Không cần ngưng thuốc trị bệnh tiểu đường: Bạn hãy uống thuốc bình thường để kiểm soát tốt đường huyết, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không sử dụng thực phẩm chứa cồn hay chất kích thích: Điển hình nhất là các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Hạn chế một số thực phẩm: Theo các bác sĩ, bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đạm, chất béo,… Thói quen này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết trong ngày và làm tăng HbA1C.
- Duy trì thói quen tốt: Bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái. Điều này giúp cho các hoạt động trong cơ thể bình thường, không bị mất nước. Nhờ đó, kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
- Thông báo cho bác sĩ nếu có bất thường về sức khỏe: Trong một số trường hợp đặc biệt như: mang thai, mắc bệnh về hồng cầu, lách,… có thể khiến chỉ số HbA1C thay đổi. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang thuộc các trường hợp này.
- Sau khi thực hiện xét nghiệm: Bạn có thể quay lại chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường nếu kết quả xét nghiệm không có gì bất thường. Ngược lại, nếu được xác định mắc tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, bạn cần thay đổi thói quen sống và tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Nhìn chung, bạn không cần quá băn khoăn về vấn đề xét nghiệm HbA1C là gì, chỉ số này quan trọng như thế nào,… Tất cả những thông tin về xét nghiệm này sẽ được bác sĩ tư vấn và giải thích cho bạn trong quá trình thăm khám.
Quy trình thực hiện xét nghiệm HbA1C
Nhìn chung cách thực hiện xét nghiệm HbA1C khá đơn giản và không có yêu cầu đặc biệt. Người bệnh có thể tiến hành xét nghiệm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Để làm xét nghiệm HbA1C, người bệnh cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Đăng ký khám tại khu vực đăng ký khám của bệnh viện.
- Bước 2: Di chuyển đến phòng khám bệnh để được bác sĩ khám lâm sàng và chỉ định thực hiện xét nghiệm.
- Bước 3: Di chuyển tới khu vực lấy mẫu xét nghiệm HbA1C. Tại đây, kỹ thuật viên của bệnh viện sẽ tiến hành lấy khoảng 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông EDT. Mẫu máu sẽ được bảo quản ở điều kiện phù hợp và đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích.
- Bước 4: Tùy theo từng bệnh viện mà bệnh nhân sẽ được trả kết quả xét nghiệm ở nơi lấy mẫu hoặc phòng khám ban đầu.
- Bước 5: Bác sĩ khám bệnh ban đầu sẽ nhận kết quả chỉ số HbA1C, giải thích về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và tư vấn điều trị nếu cần thiết.
Thông thường, xét nghiệm HbA1C không tốn nhiều thời gian và chi phí. Người bệnh chỉ cần lắng nghe và thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi kỹ với bác sĩ những thắc mắc của mình để được tư vấn kỹ trước khi tiếp nhận điều trị.
Làm gì để kiểm soát tốt chỉ số HbA1C?
Giá trị lý tưởng nhất của chỉ số HbA1C là dưới 6,5%. Đây là con số mà bác sĩ và bệnh nhân luôn hướng tới trong quá trình điều trị tiểu đường. Để đưa HbA1C về tiêu chuẩn, chuyên gia có lời khuyên cho bạn như sau:
Hãy tuân thủ điều trị
Khi HbA1C được xác định là bất thường, người bệnh sẽ được tiếp nhận điều trị từ bác sĩ. Để nhanh chóng kiểm soát được sức khỏe, hãy tuân thủ chính xác các chỉ định bao gồm: uống thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tái khám đúng hẹn.
Nếu phát sinh triệu chứng bất thường trong thời gian này, người bệnh cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
HbA1C phản ánh khả năng kiểm soát đường huyết liên tục trong 3 tháng. Do đó, khi đường huyết mỗi ngày được kiểm soát tốt thì chỉ số này cũng sẽ dần trở về bình thường.
Những thực phẩm được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường gồm có: Các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt cá nạc và các loại sữa đã tách béo.
Bạn không nên ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, món ăn quá mặn, nhiều đường hoặc thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
☛ Chi tiết hơn: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Tăng cường tập luyện
Quá trình tập luyện tích cực sẽ kích thích tăng chuyển hóa đường trong cơ thể. Nhờ đó, đường huyết sẽ được kiểm soát tốt nhất. Đây cũng là lý do mà các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình nên thực hiện tập thể dục tích cực 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Trường hợp không thể tập luyện cường độ cao, bạn nên chuyển sang đi bộ 3 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút để có được tác động tích cực nhất.
Kiểm soát tâm trạng
Các nghiên cứu cho thấy, tâm trạng căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tăng tiết hormon nhạy cảm với insulin. Đây là lý do làm tăng đường huyết và đẩy chỉ số HbA1C vượt ngưỡng. Do đó, bạn cần cố gắng duy trì cho mình tinh thần thoải mái, tránh bị áp lực kéo dài.
Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể tập luyện các bộ môn như: ngồi thiền, yoga hoặc đơn giản là nghe nhạc để tâm lý được thả lỏng. Ngoài ra, hãy đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Xét nghiệm HbA1C thường được chỉ định lặp lại sau mỗi 3 tháng. Trong thời gian này, bạn nên thực hiện theo dõi đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết. Điều này giúp bạn biết được đường huyết của mình có đang được kiểm soát tốt không với phác đồ điều trị hiện tại.
Nếu đã áp dụng tích cực các biện pháp mà đường huyết vẫn vượt ngưỡng thường xuyên, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn.
Sử dụng thảo dược giúp ổn định đường huyết
Việt Nam là một trong những đất nước có nền Y học cổ truyền lâu đời và bài bản. Nhiều dược liệu được ứng dụng phổ biến cải thiện sức khỏe và kiểm soát bệnh tật tốt hơn. Tương tự, người bệnh tiểu đường có chỉ số HbA1C cao có thể sử dụng thảo dược điển hình như Giảo cổ lam Tuệ Linh để cải thiện đường huyết.
Điểm đặc trưng của Giảo cổ lam là khả năng “điều hòa đường huyết”. Tức là, thảo dược này chỉ làm giảm đường huyết ở người bệnh mà không gây ảnh hưởng đến đường huyết ở người bình thường.
Sau khi thực hiện nghiên cứu chi tiết, các nhà khoa học phát hiện trong dược liệu Giảo cổ lam có chứa một hoạt chất là Phanoside. Hoạt chất này có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng dung nạp glucose trong máu và tăng mức độ nhạy cảm của tế bào. Nhờ đó, sau khi người bệnh sử dụng, đường huyết được kiểm soát đáng kể.
Đặc biệt, trong loại Giảo cổ lam 5 lá có chứa hoạt chất Adenosine có tác dụng tăng sức chịu đựng của cơ tim. Từ đó, người bệnh tiểu đường sẽ hạn chế được nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch.
Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh với thành phần 100% từ Giảo cổ lam 5 lá được trồng từ vùng đất sạch theo tiêu chuẩn GAPC thỏa mãn 5 không: không phân bón, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, nguồn nước không ô nhiễm, không khí không ô nhiễm được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Để tìm điểm bán Giảo cổ lam Tuệ Linh tại các nhà thuốc trên toàn quốc vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
☛ Xem thêm: Giảo cổ lam khắc tinh của tiểu đường
Lời kết
Xét nghiệm chỉ số HbA1C giúp người bệnh có kế hoạch điều trị sớm bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng xuất hiện. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc HbA1C là gì và nắm được thông tin quan trọng về chỉ số này. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!
Nguồn tham khảo
https://www.diabetes.co.uk/what-is-hba1c.html
https://www.webmd.com/diabetes/guide/glycated-hemoglobin-test-hba1c