Cỏ mần trầu từ lâu đã được biết đến là loại thảo dược quý hiếm được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền. Ngoài có tác dụng với các bệnh như lao phổi, ho khan, tiểu tiện vàng,…. thì cây thuốc quý này rất nổi tiếng với công dụng trong việc trị huyết áp cao. Thực hư điều này thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.
☛ Tìm hiểu trước: Bệnh cao huyết áp là gì?
Mục lục
1. Khái quát chung về cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu là cây thuốc Nam quý mọc hoang ở bãi cỏ, vệ đường khắp nước ta, đặc biệt ở vùng nông thôn. Đối với mỗi vùng miền thì cây thuốc này lại có các tên gọi khác nhau như: Ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chì tía. Tuy nhiên, cỏ mần trầu vẫn là tên gọi được sử dụng nhiều nhất. Đồng thời, để tiện cho việc nghiên cứu, loại cây thuốc này cũng có tên khoa học nhất định là Eleusine indica.
Khu vực phân bố
Cỏ mần trầu phân bố ở nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới châu Á, châu Mỹ và Australia. Đây là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng.
Ở Việt Nam, cỏ mần trầu có ở khắp nơi, từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao, ta thường bắt gặp loại cây này mọc dày đặc thành nhiều đám ở những khu bỏ đất trống, bỏ hoang.
Cây con mọc từ hạt xuất hiện vào cuối mùa xuân. Sau mùa hoa quả, cây bị tàn lụi ngay trong mùa hè. Ở những vùng núi cao với điều kiện mưa ẩm khác nhau, loại cây này gần như có thể mọc quanh năm.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp cỏ mần trầu ở ngay trong vườn, chúng thường mọc lấn át rau trồng và cây cối. Khi cây còn non thì nó là một nguồn thức ăn tốt cho gia súc hoặc cá.
Bộ phận sử dụng: Cả cây, có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để có thể sử dụng được.
Đặc điểm nhận dạng

Cỏ mần trầu thường dễ nhầm lẫn với cỏ chân vịt. Vì vậy, bạn cần biết các đặc điểm về thân lá để dễ dàng nhận dạng, tránh nhầm lẫn.
Cỏ mần trầu là câu thân thảo, sống hàng năm và đặc tính mọc sum suê thành cụm ở những nơi bỏ hoang. Cây cao trung bình khoảng 30-50cm, có cây có thể cao tới 90cm. Thân cây phân nhánh, bò dài ở gốc rồi mới mọc thẳng lên thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn, xếp thành 2 dãy cách nhau, phiến lá nhẵn, mềm; bẹ lá mỏng có lông.
Cỏ mần trầu cũng có hoa, mùa hoa vào tháng 5-7. Hoa mọc thành cụm, cụm bông xẻ ngọn gồm 5-7 bông mọc tỏa tròn ở đầu cuống, có thể có thêm 1 đến 2 bồng khác mọc thấp hơn trên cán hoa, trông như những ngón tay. Quả thì thuôn dài, thường có 3 cạnh, dìa 3-4mm, vỏ quả mềm.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học có trong cỏ Mần Trầu là yếu tố giúp loại thảo dược này sở hữu những dược tính trị bệnh quý giá. Cụ thể, một số phân tích đã chỉ ra rằng, Mần Trầu có thành phần flavonoid, phenol, steroid, tannin, ancaloit, saponin,…Trong đó, hoạt chất tanin giúp cỏ Mần Trầu kháng khuẩn, kháng virus cao, rất công hiệu trong kháng viêm, điều trị tiêu chảy,…
Tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc, có thể dùng ở dạng tươi hoặc dạng khô. Sẽ có những dạng chế biến khác nhau của cây thuốc này trong từng bài thuốc cụ thể.
2. Tác dụng của cỏ mần trầu đối với sức khỏe
Theo y học cổ truyền
Toàn thân cỏ mần trầu đều có thể dùng để làm thuốc. Theo y học cổ truyền, cỏ mần trầu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, từ xa xưa đã được ông cha ta sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như:
- Cải thiện bệnh cao huyết áp, giúp giảm nhanh các triệu chứng và ổn định sức khỏe lâu dài.
- Giải nhiệt, nhuận trường, giải độc cơ thể, mát gan và tránh nổi mụn nhọt, nhiệt miệng.
- Trị ho khan, lao lực, sốt nóng và đặc biệt hỗ trợ tốt cho chứng lao phổi.
- Giải quyết được tình trạng viêm tinh hoàn, viêm gan, vàng da.
- Cỏ mần trầu dùng cho phụ nữ có thai có hỏa nhiệt gây táo bón, nhức đầu, buồn phiền, nôn mửa, tức ngực, …
- Phòng chống nguy cơ mắc chứng viêm não, ngăn chặn đau khớp, viêm ruột, viêm niệu đạo, gout,…
- Không chỉ có tác dụng đối với các bệnh lý từ bên trong, cỏ mần trầu còn rất nổi tiếng với tác dụng làm đẹp như trị mụn nhọt, viêm da, vàng da, giúp mọc tóc, làm mềm và mượt tóc.
Y học hiện đại
Rất nhiều các thí nghiệm đã chứng minh được tác dụng của cỏ mần trầu đem đến về mặt sức khỏe cho con người như:
- Kháng viêm, hạ sốt: Nghiên cứu mới đây trên nhóm chuột được gây sốt, dịch chiết Cỏ mần trầu (liều 600 mg/kg), có tác dụng hạ sốt rõ rệt, tương đương với nhóm được điều trị bằng acetylsalicylic acid (100mg/kg).
- Kháng khuẩn: Cỏ mần trầu có tác dụng kháng khuẩn mức độ từ thấp tới vừa đối với các loại vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella choleraesuis.
- Hỗ trợ bảo vệ chức năng thận: Nghiên cứu trên chuột được tiêm L – NAME (chất ức chế sản sinh ra NO, gây tăng huyết áp), các chuyên gia nhận thấy nhóm được điều trị với dịch chiết cỏ mần trầu ( 200mg/kg) có thể kiểm soát các chỉ số Creatinin , Urea, ion Na+ và K+ tương đương so với nhóm điều trị bằng Losartan (12.5mg/kg). Kết quả này cho thấy tác dụng cao của cỏ mần trầu trong việc bảo vệ chức năng thận.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, bảo vệ gan: Một nghiên cứu trên nhóm chuột bị béo phì cho thấy nhóm điều trị với cao chiết cỏ mần trầu với dung môi Hexan có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và tăng HDL (cholesterol tốt). Qua đó cho thấy hiệu quả của Cỏ mần trầu trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, cải thiện và hỗ trợ chức năng gan.
3. Cỏ mần trầu chữa bệnh cao huyết áp như thế nào?
Ngoài những tác dụng kể trên, cỏ mần trầu còn được biết đến như một loại thảo dược trị cao huyết áp cực kỳ hiệu quả. Điều này đã được GS. Đỗ Tất Lợi công nhận trong cuốn “Những cây thuốc vị Việt Nam”. Trong sách ghi chép do cỏ mần trầu chứa rất nhiều các thành phần hóa học như flavonoid, phenol, steroid, tannin, ancaloit, saponin,… giúp cải thiện tốt tình trạng cao huyết áp, giảm nhẹ triệu chứng và ổn định sức khỏe lâu dài. Bài thuốc cỏ mần trầu trị cao huyết áp vẫn được lưu truyền và áp dụng đến tận ngày nay.

Chuẩn bị:
- Nhổ toàn bộ cỏ mần trầu, lưu ý không bỏ rễ.
- Rửa sạch và thái hoặc băm nhỏ cây ra cho đến tầm 500g là đủ.
Thực hiện:
- Đem 500g cỏ mần trầu đã được cắt nhỏ đi giá nát.
- Sau khi giã nhà thì cho thêm tầm 1 bát nước sôi để trộn lên.
- Vắt kỹ hỗn hợp để lấy nước cốt.
- Sau đó qua vải vài lần cho sạch.
- Vì mần trầu có vị đắng, do đó để dễ uống hơn bạn có thể cho thêm đường hoặc mật ong.
- Uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều để đạt được hiệu quả tốt nhất
- Duy trì uống nước mần trầu trong thời gian dài có thể kiểm soát tình trạng cao huyết áp, hiệu quả hạ áp tương đương với Losartan (12.5mg/kg).
Bài thuốc cỏ mần trầu trị cao huyết áp này đã được truyền qua nhiều thế hệ. Những người bị bệnh đều thấy rằng cỏ mần trầu chữa cao huyết áp hiệu quả, không thấy tác dụng phụ nào xảy ra.
4. Lưu ý khi dùng cỏ mần trầu trị cao huyết áp
- Bài thuốc chữa cao huyết áp bằng cỏ Mần Trầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Trong nhiều trường hợp huyết áp chuyển biến xấu, bệnh nhân cần được theo dõi sát bởi bác sĩ và việc sử dụng thêm các loại thuốc khác có thể dẫn đến phản tác dụng nguy hiểm.
- Mần Trầu mọc hoang rất dễ bị nhiễm chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ. Do đó, cần chọn lựa kỹ nơi thu hái Mần Trầu và làm sạch Mần Trầu nhiều lần bằng nước có pha muối loãng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Do mỗi cá nhân có tình trạng bệnh khác nhau nên hiệu quả của phương pháp này cũng tùy vào từng cơ địa.
- Vì cỏ mần trầu là loại thảo dược tự nhiên, do đó hiệu quả mà phương pháp này măng lại thường chậm hơn so với các loại thuốc đặc trị.
- Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày giúp ổn định huyết áp đạt hiệu quả cao hơn (Tham khảo: Cao huyết áp nên ăn gì và kiêng gì?)
5. Ổn định huyết áp nhờ Giảo cổ lam
Tương tự như cỏ mần trầu, giảo cổ lam cũng là một loại thảo dược có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên nếu như cỏ mần trầu dù đã được nghiên cứu nhưng bài thuốc chữa cao huyết áp chỉ được thực hiện thủ công bằng cách giã nước uống đem lại hiệu quả chậm thì giảo cổ lam đã được đưa ra thị trường dưới dạng viên uống, túi trà, từ đó đem lại kết quả chữa bệnh nhanh hơn, được nhiều chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng.

Để làm rõ hơn về tác dụng của giảo cổ làm trong việc điều trị bệnh cao huyết áp, chung ta cùng tìm hiểu các nghiên cứu sau:
- Cụ thể, trong giảo cổ lam có chứa hoạt chất gypenosides, chúng có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa động mạch co thắt, làm giảm sức cản ngoại vi, tăng co bóp máu. Tất cả những tác dụng này đều nhằm đến mục đích hỗ trợ hạ huyết áp một cách hiệu quả.
- Một nghiên cứu tại trung tâm Y tế ĐH Vanderbilt chi thất khi uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric – một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Từ đó, huyết áp được hạ xuống và duy trì ở mức ổn định.
- Không chỉ vậy, giảo cổ lam còn giúp ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim xuất hiện đột ngột, cải thiện huyết áp và làm ổn định giấc ngủ nhờ một lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam.
- Hơn nữa, sản phẩm cũng hết sức an toàn do thành phần cấu tạo hoàn toàn tự nhiên. Vì thế, bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo xảy ra các tác dụng phụ.
☛ Đọc chi tiết bài viết: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
Kết luận: Cỏ mần trầu có thể hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp và cách thực hiện cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ trông chờ vào bài thuốc cỏ mần trầu này với mong muốn có thể trị dứt điểm bệnh cao huyết áp. Do đó, người bệnh cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác từ cải thiện lối sống, chế độ ăn uống đến sử dụng thuốc mà bác sĩ kê đơn để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 1190 để được giải đáp.