Cách chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp là phương pháp rất phổ biến được dân gian lưu truyền lâu đời. Tuy nhiên đậu bắp có thực sự hiệu quả hay không? Cách dùng như thế nào? Và những công dụng mà đậu bắp mang lại giúp điều trị bệnh tiểu đường ra sao? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của giaocolam.vn đểu hiểu thêm về những vấn đề này nhé!
☛ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường là gì?
Mục lục
Đậu bắp là quả gì?
- Đậu bắp còn có tên gọi khác là: Bắp chà hoặc Mướp tây.
- Tên khoa học của đậu bắp là: Hibiscus esculentus
- Đậu bắp mang hình dáng gần giống với trái mướp. Hạt bên trong màu trắng và đều như hạt bắp.
- Đậu bắp được chứng minh về giá trị dinh dưỡng. Cứ mỗi 100 gram đậu bắp có chứa:
- Vitamin A: 600UI (chiếm 13% nhu cầu hàng ngày).
- Vitamin B1: 0,2 mg (10%)
- Thiamin: 0,2mg (13%).
- Vitamin C: 21mg (35%).
- Canxi: 81mg (10%).
- Folacin: 88mcg (44%).
- Magie: 57mg (16%).
- Kali & Mangan
Đặc điểm của đậu bắp chính là khi nấu, nếu đun càng lâu thì chất nhầy chứa trong đậu bắp tiết ra càng nhiều. Vì vậy nếu không thích độ nhớt của đậu bắp, thì nên nấu chín vừa tới thì tắt bếp.
Công dụng của đậu bắp trong việc chữa bệnh tiểu đường
Nghiên cứu gần đây đã cho thấy nước đậu bắp có khả năng cải thiện hiệu quả lượng đường trong máu của những người bị tiểu đường thai kỳ.
Hơn thế nữa đậu bắp còn chứa hàm lượng calo rất thấp nhưng lại chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Chính vì thế mà loại rau củ này đã được đánh giá cao là có công dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Từ đó đậu bắp có khả năng hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.
Giảm mệt mỏi
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu sử dụng đậu bắp thường xuyên sẽ giúp người bệnh bị tiểu đường thúc đẩy được nhanh quá trình hồi phục, giảm được cảm giác mệt mỏi. Vì vậy người bệnh có thể thêm đậu bắp vào thực đơn hàng ngày kết hợp với những bài tập luyện thể chất phù hợp. Áp dụng trong một thời gian dài sẽ thấy cải thiện được triệu chứng mệt mỏi do bệnh tiểu đường gây ra. Đồng thời giúp kiểm soát được lượng đường trong máu của người bệnh.
Giảm cholesterol
Đậu bắp có chứa một hàm lượng lớn chất xơ và chất chống oxy hóa nên có khả năng giảm được nồng độ cholesterol ở người bị bệnh tiểu đường.
Hiệp hội tim mạch tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng nếu người bệnh tiểu đường có hàm lượng cholesterol trong cơ thể cao hơn người bình thường thì hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và lúc này bệnh sẽ rất khó để điều trị. Vì thế đậu bắp giúp làm giảm hiệu quả nồng độ cholesterol trong cơ thể sẽ là lựa chọn phổ biến trong thực đơn của người bị tiểu đường.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân lớn khiến bệnh tiểu đường ngày càng nặng thêm bởi nó khiến cho lượng đường trong máu của người bệnh có thể tăng đột biến, trong khi đó chất chống oxy hóa chứa trong đậu bắp có khả năng giúp người bị tiểu đường giảm căng thẳng. Vì vậy ngay từ hôm nay bạn hãy bổ sung thêm đậu bắp cho cơ thể của mình nhé.
Cải thiện độ nhạy với isullin
Ước tính trong 8 quả đậu bắp sẽ chứa 3 gram chất xơ cần thiết. Chất xơ giúp cho người bệnh dễ tiêu hóa đồng thời cảm thấy no lâu. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp cơ thể người bệnh cải thiện được mức độ nhạy đối với insulin.
Hé lộ cách chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp
Sử dụng đậu bắp tươi
Chuẩn bị:
- Đậu bắp tươi: 100gram.
- Nước lọc: 500ml.
- Hũ thủy tinh có nắp: 01 chiếc.
Cách thực hiện:
- Đậu bắp tươi đem rửa thật sạch.
- Thái nhỏ đậu bắp theo chiều dọc.
- Cho đậu bắp vào hũ thủy tinh, thêm nước lọc rồi ngâm qua đêm.
- Nước ngâm lúc này đã tiết ra nhiều chất nhầy bạn hãy uống trước bữa sáng khoảng 20 phút.
- Kiên trì áp dụng đều đặn phương pháp này để có hiệu quả.
Sử dụng đậu bắp phơi khô
Chuẩn bị:
- Đậu bắp khô: 200gram.
- nước sạch: 2 lít.
- Nồi đun: 1 chiếc.
Cách thực hiện:
- Đậu bắp đem rửa sạch rồi cho vào nồi.
- Đun sôi kĩ nhỏ lửa trong khoảng 15 phút.
- Sau khi nước nguội dùng uống thay nước lọc hàng ngày.
Kết hợp đậu bắp + sa kê + búp ổi tươi
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì lá ổi non và sa kê có khả năng lợi tiểu, hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Vì vậy khi kết hợp cả 3 nguyên liệu này sẽ cho ra một bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
Chuẩn bị:
- Đậu bắp: 100 gram.
- Lá sa kê mới rụng: 100 gram.
- Búp ổi tươi: 20 gram.
- Nước sạch: 2 lít.
- Ấm sắc thuốc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Lấy lá ổi và sa kê vò sơ qua sau đó để ráo nước.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, thêm vào lượng nước sạch đã chuẩn bị.
- Cho lên bếp, sắc nhỏ lửa cho đến khi lượng nước trong ấm còn lại khoảng 500ml thì tắt bếp.
- Chia hỗn hợp thành 3 lần, uống hết trong ngày.
- Nên kiên trì áp dụng đều đặn hàng ngày.
☛ Tham khảo thêm: Các cách chữa tiểu đường!
Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp có thực sự hiệu quả?
Cách chữa tiểu đường bằng đậu bắp đúng là có mang lại kết quả. Tuy nhiên trên thực tế cũng giống như những phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng dân gian khác thì đậu bắp vẫn nguyên liệu thiên nhiên nên dược tính còn thấp. Hiệu quả mang lại chậm, thời gian áp dụng điều trị phải lâu dài. Đậu bắp dùng được cho cả người tiểu đường, tiền tiểu đường, nó giúp kiểm soát chỉ số đường huyết nếu áp dụng đúng cách và kết hợp với chế độ ăn uống. Tuy nhiên nó chỉ cải thiện chỉ số đường huyết chứ không thể thay thế thuốc điều trị.
Chính vì thế người bệnh tuyệt đối không nên dùng đậu bắp thay thế thuốc chữa bệnh. sau khi áp dụng một thời gian không thấy hiệu quả nên dừng ngay và đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hơn với thể trạng bệnh của bạn.
Bên cạnh đó tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ của người bệnh mà đậu bắp mang lại giá trị cũng như thời gian điều trị ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy cần sự kiên trì từ người bệnh mới có khả năng mang lại hiệu quả điều trị.
Lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn áp dụng chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp cũng như những phương pháp khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
Một số lưu ý khi chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp
- Đậu bắp có khả năng làm mát cơ thể, thanh nhiệt nên đẽ làm hạ đường huyết, vì vậy khi sử dụng cần lưu ý không được lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe.
- Đậu bắp chứa nhiều fructans nên không phù hợp sử dụng cho người bị: Chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,…
- Lạm dụng đậu bắp có thể gây ra hiện tượng lắng đọng tại thận gây sỏi thận do thành phần của đậu bắp chứa nhiều oxalat (một hoạt chất hóa học có khả năng tạo thành những tinh thể hình kim).
- Người đang sử dụng thuốc Metformin không nên dùng đậu bắp vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
- Bạn nên thường xuyên thử chỉ số đường huyết trước và sau khi sử dụng đậu bắp để nắm rõ được chi tiết chỉ số của mình xem đậu bắp có giúp làm giảm đường huyết cho bạn hay không.
Giảo Cổ Lam – Giúp ổn định đường huyết ở mức an toàn cho người bệnh
Mặc dù đậu bắp tốt những không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Bên cạnh việc sử dụng đậu bắp và uống thuốc kê đơn của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp một số loại thực phẩm được chiết xuất từ thảo dược có khả năng giúp ổn định mức đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Trên thị trường hiện nay bán rất nhiều những loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường trong đó có sản phẩm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người bị bệnh tiểu đường.
Quá trình sản xuất trà Giảo cổ lam Tuệ Linh được kiểm soát nghiêm ngặt, tại nhà máy của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP – WHO nhằm giữ được tối ưu hoạt chất có trong dược liệu.
Hơn 10 năm ra đời và phát triển, các sản phẩm Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh, Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh đã làm tròn sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người Việt. Những tác dụng của giảo cổ lam Tuệ Linh đồng hành trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh cholesterol máu cao, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, giúp tăng cường sức khỏe… và luôn nhận được sự yêu mến, tin tưởng của người tiêu dùng.
Trên đây giaocolam.vn đã tổng hợp những thông tin chi tiết về cách chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp. Xin lưu ý để nâng cao chất lượng điều trị người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học cũng như lối sống lành mạnh đồng thời sử dụng thêm sản phẩm Giảo Cổ lam Tuệ Linh. Giúp người bệnh điều chỉnh ổn định được chỉ số đường huyết, nhằm ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường gây ra và nâng cao chất lượng cuộc sống.