Người bị bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn khoa học và hợp lý. Bữa ăn kiêng cho người tiểu đường cần được đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng không chứa lượng đường quá cao. Bạn là người đang mắc phải bệnh đái tháo đường hay có người thân mắc phải và muốn tìm hiểu kỹ hơn về chế độ ăn dành cho đối tượng này?Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Tại sao cần có chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường?
Người bệnh tiểu đường luôn có chỉ số đường huyết cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu hụt tương đối hay tuyệt đối lượng Insulin, làm quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn, đường không được chuyển thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Nguồn cung cấp đường và năng lượng chính cho cơ thể là từ các thực phẩm hàng ngày. Vì thế, bạn cần có một chế độ ăn cực kỳ khoa học để đảm bảo rằng cơ thể không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và lượng đường nạp vào vẫn ở ngưỡng cho phép.
Bạn đã từng chọn cách nhịn ăn hoặc cắt giảm hoàn toàn đường để làm giảm chỉ số đường huyết chưa? Trên thực tế, cơ thể bạn luôn cần năng lượng và đường để duy trì hoạt động thường ngày và chuyển hóa các chất.
Năng lượng đó đến từ lượng đường nạp vào hàng ngày. Khẩu phần ăn cắt bỏ hoàn toàn đường khiến cơ thể mệt mỏi, chuyển hóa bị ngưng trệ, thậm chí là hôn mê hay hạ đường huyết.
Do đó, người tiểu đường cần lựa chọn cho mình một chế độ ăn sao cho vừa đảm bảo sức khỏe vừa ổn định được đường huyết.
Bạn có thể định lượng lượng đường nạp vào hàng ngày thông qua chỉ số đường huyết (GI), từ đó nạp vào cơ thể mức năng lượng vừa đủ cho chuyển hóa hằng ngày.
Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
Tinh bột hấp thu nhanh
Tinh bột hấp thu nhanh là nhóm tinh bột xấu, có chỉ số đường huyết GI > 50, chúng không tốt cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là người béo phì và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bởi nó sẽ nhanh chóng hấp thu vào cơ thể, đẩy lượng đường trong máu lên cao.
Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng kem, hạn chế tối đa nhóm tinh bột hấp thu nhanh như gạo tẻ, gạo nếp, các loại mì, bún, phở, miến, bánh mì trắng,…
☛ Tham khảo: Tiểu đường có nên ăn gạo lứt?
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh hay còn gọi là fast food là một thuật ngữ dùng để chỉ thức ăn đã được chế biến sẵn hoặc chế biến rất nhanh chóng và thưởng thức chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Đồ ăn nhanh thường có hương vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn bởi chúng sử dụng chủ yếu phương pháp chiên, rán hoặc nướng. Chính vì đặc tính này mà đồ ăn nhanh trở thành nhóm thực phẩm được ưa chuộng và tiêu thụ rất nhiều.

Tuy vậy, việc tiêu thụ nhiều thức ăn gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe, vừa làm tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch, vừa ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường tốt nhất nên hạn chế tối đa nhóm thức ăn nhanh, điển hình như Hamburger, gà rán, pizza, sandwich,… nếu muốn cải thiện bệnh.
Đồ ăn nhiều chất béo xấu
Bên cạnh thức ăn nhanh, bệnh nhân tiểu đường cần kiêng cả nhóm đồ ăn nhiều chất béo xấu như mỡ, nội tạng động vật, bơ, phomat,… vì chúng khiến cholesterol máu tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Những tín đồ hảo ngọt hẳn sẽ thất vọng khi biết mình phải kiêng thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kem, kẹo, bánh quy, nước ngọt có gas,… Song nếu bạn bị tiểu đường thì chắc chắn cần tránh xa nhóm thực phẩm này vì chúng chính là nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao chóng mặt, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
☛ Đọc thêm: Ăn nhiều đường có gây ra tiểu đường?
Hoa quả sấy khô
Mặc dù hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể nhưng khi sấy khô, hàm lượng dinh dưỡng phần lớn sẽ mất đi, đường cô đặc lại. Do đó, nếu người mắc tiểu đường ăn quá nhiều có thể khiến đường tăng cao trong máu. Tốt nhất, hãy tránh xa các loại hoa quả sấy khô, nhất là các loại trái cây ngọt chứa lượng calo lớn như: mít, nhãn, vải, sầu riêng.
Thịt đỏ
Thịt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Nhưng với người mắc bệnh tiểu đường, không phải loại thịt nào cũng tốt. Đặc biệt bệnh nhân đang điều trị tiểu đường cần kiêng các loại thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt ba rọi,… vì chúng có hàm lượng chất béo và calo cao. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn 48%so với người bình thường.

Chỉ cần chú ý, tìm hiểu một chút, bạn đã có thể cung cấp cho mình đầy đủ kiến thức về các loại thực phẩm nên hay không nên sử dụng cho người bị tiểu đường.
Một số nguyên tắc để bạn xây dựng chế độ ăn kiêng
Chế độ ăn uống đối với người bị tiểu đường là vô cùng quan trọng bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe, diễn biến của bệnh.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn cụ thể và hợp lý nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số nguyên tắc sau để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, ngăn cản và làm chậm các biến chứng có thể xảy ra:
- Người bình thường mỗi ngày cần ăn 3 bữa chính là đủ. Tuy nhiên, người bị tiểu đường không nên ăn 3 bữa lớn trong 1 ngày mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để lượng đường được hấp thụ một cách từ từ, tránh tăng đường huyết đột ngột.
- Ăn uống một cách khoa học, chia các bữa nhỏ ở các thời điểm đều nhau. Bạn không nên để mình ở trong tình trạng quá đói hoặc quá no sẽ không tốt cho cơ thể.
- Tuyệt đối không nên nhịn ăn hay loại bỏ hoàn toàn đường trong các bữa ăn hàng ngày vì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, thậm chí gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
- Các bữa ăn nên được phân chia các chất dinh dưỡng hợp lý, đa dạng các loại thức ăn để đầy đủ chất, nên ăn nhiều rau xanh.
- Sau các bữa ăn, bạn cần vận động nhẹ để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, không nên ngồi nguyên một chỗ sau ăn.
- Bên cạnh chế độ ăn thì người bệnh cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Đồng thời sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên, điển hình là Giảo cổ lam 5 lá giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hoạt chất Phanosid có trong giảo cổ lam hỗ trợ điều trị tiểu đường rất hiệu quả, tác dụng này mạnh gấp 5 lần so với tác dụng của hoạt chất Glibenclamide (thành phần có trong thuốc điều trị tiểu đường với công dụng giảm đường huyết).
Một nghiên cứu lâm sàng năm 2011 với sự phối hợp của Hội đái tháo đường Thụy Điển kết hợp cùng Bộ môn Dược lý, ĐH Y Hà Nội tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương được thực hiện trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin có chỉ số đường huyết lúc đói là 9-14mmol/l. Sau 12 tuần sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày thấy đường huyết giảm xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Gợi ý một thực đơn ăn kiêng cho người bị tiểu đường
Chế độ ăn của người tiểu đường cần chứa đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn. Dưới đây là một thực đơn phù hợp cho người bị đái tháo đường.
- Bữa sáng: 1 lát bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất, một quả trứng luộc, nửa quả bơ nhỏ và một quả cam.
- Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt hoặc nửa chén cơm trắng (chứa khoảng 200 calo), cá hồi, các loại rau, nửa quả táo.
- Bữa tối: Salad rau củ trộn, sữa ít béo.
- Bữa nhẹ: Bạn có thể ăn 1-2 bữa phụ mỗi ngày. Các loại thực phẩm được lựa chọn là: Trái cây, sữa không đường, các loại quả hạch.
☛ Xem thêm: Món ăn tốt cho người tiểu đường
Lời kết
Trên đây là một số gợi ý về chế độ ăn cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn với tình trạng bệnh cụ thể của mình. Bên cạnh chế độ ăn, bạn cũng cần phải kiểm tra đường huyết một cách thường xuyên để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình luôn ở mức ổn định.
Tài liệu tham khảo:
- Diabetes diet: Create your healthy-eating plan
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-diet/art-20044295 - The Diabetes Diet
https://www.helpguide.org/articles/diets/the-diabetes-diet.htm
bị tiểu đường ko ăn được thịt đỏ, vậy tôi nên ăn những loại thịt nào
Chào bạn!
Bạn vẫn có thể chọn nhiều loại thịt khác có lợi cho sức khỏe. Một số loại thịt khác mà bạn có thể tham khảo như thịt gia cầm (gà, ngỗng), cá (cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ), hải sản khác (tôm, cua, sò điệp, ốc biển…). Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với các nguồn rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein không động vật như đậu, hạt, hạt giống để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và duy trì sức khỏe tốt.
vậy tiểu đường có ăn các loại bánh quy được không bs
Chào bạn,
Bạn bị tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ các loại bánh quy và thực phẩm chứa đường cao, bởi vì đường làm tăng mức đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thưởng thức các loại bánh quy hoặc thực phẩm ngọt khác, hãy cân nhắc các lựa chọn có chất lượng dinh dưỡng tốt hơn như: bánh quy ngũ cốc, bánh quy không đường, tự làm bạnh quy tại nhà với các nguyên liệu và đường thay thế để giảm đường.
Quan trọng là bạn phải cân nhắc và kiểm soát lượng đường và tinh bột trong chế độ ăn để hỗ trợ quản lý đường huyết tốt nhất.
Ăn đường sẽ bị tiểu đường ư?
Chào chị Hồng, trên thực tế, ăn đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tiểu đường, tuy nhiên nếu chị ăn quá nhiều đường nó sẽ trở thành yếu tố nguy cơ gây bệnh. Do đó, chị hãy kiểm soát lượng đường chị ăn hàng ngày nhé!
Tiểu đường hạn chế gạo trắng thì tôi thay thế bằng gạo lứt có được không?
Xin chào chị Hà, bệnh nhân tiểu đường được khuyên nên hạn chế nhóm tinh bột chuyển hóa nhanh và gạo trắng nằm trong nhóm đó. Tuy nhiên, hạn chế không có nghĩa là cắt giảm hoàn toàn, bạn vẫn có thể ăn gạo trắng nhưng ăn ít lại. Ngoài ra, việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt là ý kiến hay, giúp tăng cường chất xơ, giảm hàm lượng glucose từ tinh bột.
Ăn gạo lứt chỉ số đường giảm nhiều đấy bạn ạ. Mình vừa trải qua 2 tháng theo dõi, thấy chỉ số đẹp luôn
Gạo lứt có chỉ số GI thấp phù hợp với người tiểu đường!