Bệnh tiểu đường là tình trạng bệnh lý phổ biến trên toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chế độ ăn uống có liên quan trực tiếp đến mức độ phát bệnh, chính bởi vậy mà việc lựa chọn đúng thực phẩm là vô cùng quan trọng. Nhiều người cũng băn khoăn rằng cà phê có tốt cho người bị tiểu đường không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Mục lục
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh lý thời đại, nằm 1 trong 10 bệnh gây tỷ lệ tử vong, tàn phế cao nhất hiện nay. Chứng bệnh khởi phát do cơ thể thiếu hormon insulin hoặc đề kháng insulin gây rối loạn chuyển hóa đường của cơ thể khiến chỉ số đường trong máu tăng cao.
Tiểu đường là chứng bệnh mạn tính nguy hiểm hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh của bản thân là cần thiết để phòng và ngăn chặn tiểu đường phát triển. Một trong những yếu tố để đánh giá nguy cơ mắc bệnh chính là độ tuổi.
➤ Xem chi tiết: Hiểu đúng và đủ về tiểu đường
Lợi ích sức khỏe của việc uống cà phê
Cà phê là thức uống phổ biến và được rất nhiều người ưa thích trên toàn thế giới. Mọi người lựa chọn cà phê để bắt đầu một ngày mới, trong cuộc trò chuyện cùng bạn bè, trong những lúc làm việc,….
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều lợi ích từ thức uống này khi bạn uống với hàm lượng vừa phải:
Giảm nguy cơ bị đột quỵ
Đột quỵ là một tình trạng đe dọa đến tính mạng con người, đặc biệt thời gian gần đây, đã có không ít những người đã mất vì nguyên do này. Nghiên cứu sâu hơn về cà phê đã chỉ ra việc tiêu thụ ít nhất một tách cà phê không chứa đường mỗi ngày có thể làm cho các mạch máu giãn nở, giúp ngăn ngừa các cục máu đông, từ đó hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Giảm cân
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng ngăn ngừa tăng cân, béo phì ở cà phê. Cụ thể, caffeine và axit chlorogenic có trong cà phê có tác động đến quá trình trao đổi chất. Axit này làm chậm quá trình hấp thụ carbonhydrate và đường. Bạn có thể lựa chọn uống mỗi ngày một tách cà phê để giúp thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể, đặc biệt với những ai béo phì.
Kích thích tiêu hóa
Thành phần cafein kích thích xuất tiết dịch dạ dày đến 15%, giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn. Do đó, người uống cà phê có cảm giác nhẹ bụng và khoan khoái. Tuy nhiên, cũng vì sự kích thích tăng dịch tiết dạ dày nên một số người có thể xuất hiện tình trạng ợ nóng, co thắt dạ dày và trào ngược.
Giảm mệt mỏi, tăng hoạt động trí não
Caffeine đóng vai trò như một chất truyền dẫn ức chế thần kinh, kích thích não bộ hưng phấn, cải thiện tâm trạng, tăng tốc độ phản xạ, xử lý, tăng khả năng ghi nhớ và củng cố chức năng não bộ. Một số các nghiên cứu đã chứng minh rằng ở những người uống cà phê có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn.
Chất dẫn truyền thần kinh gồm có serotonin và dopamine, chúng có thể kiểm soát tâm trạng một cách tích cực hơn. Nhờ đó, khi uống cà phê bạn cũng cảm thấy thư giãn đầu óc hơn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Nghiên cứu tác động của cà phê chỉ ra khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn đến 40%. Những người uống dưới 6 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng thấp hơn 15%.
Tăng tuổi thọ
Một khảo sát thực tế cho hay, uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong 20% ở nam và 26% ở nữ trong độ tuổi từ 18 – 24 tuổi. Trong cà phê chứa một lượng lớn chất chống oxi hóa nhiều hơn cả trái cây và rau củ cộng lại giúp trẻ hóa tế bào, chống lại sự lão hóa của tế bào
Bị tiểu đường có uống được cà phê không?
Caffeine có trong cà phê là chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng điều tiết đường huyết của người bệnh, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Đại học Duke (Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí Diabetes Care có dẫn rằng, cà phê làm tăng mức đường huyết trung bình trong ngày lên 8%, đồng thời làm tăng lượng đường huyết sau ăn. Nếu người bị tiểu đường uống cà phê vào buổi tối, lượng đường huyết có thể tăng lên tới 26%.
Cơ chế tác động của cà phê đối với lượng đường huyết ở bệnh nhân mắc tiểu đường:
- Cà phê có tính chất kháng lại insulin – chất có tác dụng làm giảm đường huyết, ngăn đường không đi vào tế bào mà ứ đọng lại trong máu, làm tăng đường huyết.
- Uống cà phê giúp kích thích giải phóng hormone adrenalin – chất gián tiếp làm tăng đường huyết, đồng thời gây ra triệu chứng run tay, hồi hộp.
- Caffeine có thể khiến tĩnh mạch co thắt, tim bơm máu khó khăn hơn dẫn đến huyết áp tăng cao tạm thời trong vài giờ.
Dù vậy nghiên cứu này chỉ kêu gọi người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống cà phê.
Ngoài ra, việc người tiểu đường uống cà phê quá nhiều mỗi ngày, đặc biệt là người bệnh tiểu đường kèm theo cao huyết áp. Khi uống một lượng lớn caffeine có trong cà phê có thể gây mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim tăng nhanh hoặc chậm bất thường, tăng huyết áp. Chính vì thế đây là món đồ uống cần phải hạn chế.
Đối với những người có lượng đường được kiểm soát chặt chẽ, ổn định thì việc sử dụng caffe một lượng vừa phải gần như không có ảnh hưởng. Ngược lại, đối với những bệnh nhân có lượng đường huyết khó kiểm soát thì việc ngưng uống cà phê là việc cần thiết.
Hiện nay không có bất kì cảnh báo nào về việc người tiểu đường uống cà phê. Tuy nhiên, việc sử dụng cà phê có nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tiêu cực đến căn bệnh này. Nếu có mong muốn sử dụng loại đồ uống này, người bị mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ dinh dưỡng về các lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp để không gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh.
Người bị tiểu đường lưu ý gì khi uống cà phê?
Người bệnh tiểu đường có thể thêm cà phê vào chế độ ăn uống lành mạnh. Cà phê là một loại thức uống có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng hãy cẩn thận khi bạn uống quá nhiều.
Khi người bệnh tiểu đường uống cà phê cần lưu ý :
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nếu muốn uống cà phê cần tách caffeine ra khỏi cà phê gốc. Khi pha cà phê không thêm đường hoặc sữa. Nếu thêm đường/sữa hãy dùng loại dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường.
- Bệnh nhân tiểu đường bị khó ngủ nên hạn chế uống cà phê bởi caffeine có tác động đến hệ thần kinh trung ương, sẽ khiến bạn khó ngủ hơn và gây ra cảm giác hưng phấn, tác động vào chức năng vận động, cơ xương, tăng cảm giác mệt mỏi.
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần lựa chọn lối sống lành mạnh: chế độ ăn uống cân bằng gồm nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi, chất béo lành mạnh,… tăng cường tập thể dục và giảm cân nếu thừa cân.
- Bệnh nhân tiểu đường nếu có kèm theo các bệnh lý thần kinh hoặc tim mạch cũng cần hạn chế tiêu thụ cà phê, chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh lý của bạn.
- Bệnh nhân tiểu đường nếu có huyết áp cao hoặc là phụ nữ đang mang bầu cũng cần tránh tiêu thụ caffeine.
- Bệnh nhân đái tháo đường nếu đã kiểm soát tốt thì có thể uống 2 tách cà phê /ngày. Với những người có lượng đường huyết khó kiểm soát thì nên dừng hẳn việc tiêu thụ cà phê.
Những loại thức uống mà người bệnh tiểu đường nên tránh
Soda và nước tăng lực
Nước ngọt và đồ uống có đường khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2.
Đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, loại thức uống này cung cấp một lượng lớn đường mà không cần phải tiêu hóa nhiều. Nếu bạn uống soda mà không kết hợp với việc ăn uống lành mạnh sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Cách tốt nhất để phân bố đồng đều lượng carbohydrate cho cơ thể là bạn nên tránh các loại soda. Tránh nước tăng lực có đường.
Cocktail trái cây
Đây loại đồ uống có đường và có hương vị như nước ép trái cây. Nhưng chúng thường chứa nhiều hàm lượng đường hoặc xi-rô ngô. Những thành phần này có thể gây tăng lượng đường trong máu giống như khi bạn uống soda.
Chúng cung cấp rất nhiều carbohydrate nhưng giá trị dinh dưỡng ít hơn so với các loại nước ép trái cây nguyên chất. Bạn có thể uống nước ép trái cây một cách điều độ và có chừng mực và nên tránh các lọai cocktail.
Thức uống có cồn
Những người bị bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ một lượng rất nhỏ thức uống có cồn.
Rượu có thể gây ra sự sụt giảm lượng đường trong máu. Đây có thể là một vấn đề đối với những người đang dùng thuốc làm tăng mức insulin của cơ thể.
Nếu bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình thì bạn hoàn toàn có thể thưởng thức một ít đồ uống có cồn nhẹ.
Thay vì uống cà phê, bạn có thể lựa chọn trà giảo cổ lam, việc sử dụng các loại thảo dược nên được cân nhắc. Giảo cổ lam là một thảo mộc quà tặng của thiên nhiên với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: ổn định đường huyết, ổn định huyết áp, hạ mỡ máu, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, giảm tình trạng mệt mỏi căng thẳng, khó ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt….Hàng triệu người Việt đã và đang tin dùng trà Giảo Cổ Lam thay cho các loại trà thường, đặc biệt là người trung niên cao tuổi. Trà Giảo Cổ Lam được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mỡ máu, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, giúp ăn ngon ngủ tốt… Thay đổi thói quen sẽ tạo ra cuộc sống mới, 2 tách trà giảo cổ lam mỗi ngày sẽ là giải pháp tuyệt vời nhất để có một sức khỏe dẻo dai, một cuộc sống trường thọ.
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đã có sự tin tưởng của hàng triệu người dùng Việt và chinh phục thị trường quốc tế như Đức, Slovakia, mở ra con đường mới đến với người tiêu dùng quốc tế.
Mua Trà giảo cổ lam và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh gần bạn nhấtTẠI ĐÂY
➤ Tìm hiểu thêm: Trà giảo cổ lam bí quyết sống khỏe