Bệnh tiểu đường không chỉ gây ra những lo lắng cho sức khỏe người bệnh mà còn có thể khiến những người xung quanh không khỏi lo ngại khi tiếp xúc với bệnh nhân. Đa phần đều là sợ bệnh lây sang cho bản thân mình. Vậy thì chính xác bệnh tiểu đường có lây không? Tại sao số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng? Và một số những lầm tưởng về bệnh sẽ là nội dung của bài viết này.
Mục lục
Tiểu đường và nguyên nhân gây bệnh
Tiểu đường không phải là một bệnh đơn lẻ, mà nó bao gồm hàng loạt triệu chứng liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Chỉ số đường máu của người bệnh luôn ở mức cao là yếu tố nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cơ chế chung của bệnh : Với đái tháo đường típ 1, tuyến tụy không còn khả năng tiết Insulin do tế bào Beta bị hủy hoại, điều trị bắt buộc bằng Insulin. Đái tháo đường típ 2 thì tuyến tụy vẫn tiết Insulin nhưng không thể thực hiện chức năng do có yếu tố kháng hormon này. (Xem chi tiết trong bài: ☛ Cơ chế bệnh tiểu đường)
Nguyên gây bệnh được chia thành 2 nhóm là:
Nguyên nhân gây bệnh tại tụy
Với người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc cả tổ chức tụy. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm hoặc không còn tế bào có khả năng tiết Insulin cho cơ thể. Có thể kể đến một số bệnh thường gặp như: Sỏi đầu tụy, ung thư tụy…
Mắc bệnh tự miễn: Khi chính cơ thể sản sinh ra kháng thể để chống lại các yếu tố miễn dịch ngay tại tụy, sau những đợt nhiễm virus quai bị, sởi, rubella…Yếu tố di truyền cũng được nhắc đến trong bệnh tự miễn.
Một số nguyên nhân khác được cho là người bệnh tiếp xúc lâu ngày với hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, trừ cỏ làm tổn hại tế bào tuyến tụy.
Tất cả những nguyên nhân kể trên đều dẫn đến hậu quả là làm chết tế bào Beta của đảo tụy, nơi đảm nhiệm chức năng tiết Insulin trong cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh ngoài tụy
Bệnh của những cơ quan khác trong cơ thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của toàn cơ thể, bắt nguồn từ sự rối loạn tiết hormon của các cơ quan đó: Cường tuyến yên, cường giáp, cường vỏ thượng thận…
Xã hội phát triển hiện nay kéo theo sự đảo lộn về sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể dục thể thao. Các thức ăn giàu tinh bột, giàu đường, chiên rán, chứa chất béo bão hòa…Đều là những nguy cơ gây bệnh đái tháo đường típ 2.
Con người ngày càng lười vận động, tập luyện vì công việc phải ngồi lâu một chỗ, béo phì, gặp stress liên tục và nhiều yếu tố khác kéo theo gây bệnh.
➤ Đọc tổng quan về bệnh với bài: Tất tần tật về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có lây không?
Ở phần trên, bạn có thể thấy nguyên nhân gây bệnh tiểu đường không có những yếu tố của một bệnh truyền nhiễm thông thường (gồm có vật chủ, trung gian truyền bệnh, cơ thể cảm nhiễm). Bệnh tiểu đường đến từ những rối loạn trong chính cơ thể và những thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm
Những người nhiễm các virus như quai bị, sởi, rubella… có thể gây tổn thương tụy cũng như làm giảm khả năng sản xuất insulin, từ đó có thể gây biến chứng là tiểu đường. Nhưng đây không phải là nguyên nhân dẫn tới tiểu đường, và không phải ai nhiễm virus đó đều mắc bệnh tiểu đường.
Một bệnh lý được xem là bệnh truyền nhiễm sẽ có 2 hướng truyền bệnh cơ bản là: Truyền ngang và truyền dọc.
- Truyền ngang là lây lan bệnh từ người này sang người khác trong cộng đồng.
- Truyền dọc là bệnh lây từ mẹ sang con qua quá trình mang thai, cho con bú sữa.
Trong khi đó, tiểu đường hiện nay chưa phát hiện ra sự lây lan từ cá thể này sang cá thể khác theo những phương thức trên. Do đó, tiểu đường không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không có tính chất lây lan.
Chung quy lại, lối sống không lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống bất thường, ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, bệnh béo phì, sống ít vận động, tiền sử gia đình và thiếu các hoạt động thể chất là nguyên nhân gây ra bệnh bệnh tiểu đường.
Tiểu đường không lây truyền nhưng lại có tính di truyền
Bệnh tiểu đường không có tính lây truyền nhưng lại có tính di truyền khá cao. Khi một người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì sau lúc sinh con ra, con cũng sẽ có thể khá cao bị bệnh tiểu đường. Vì đây là căn bệnh quá phiền phức mà y học ngày nay chưa bào chế ra thuốc hay kỹ thuật nào để có thể điều trị khỏi hoàn toàn, cho buộc phải căn bệnh này được xếp vào một số căn bệnh mãn tính hiểm nguy nhất.
Một nghiên cứu từ trung tâm sức khỏe cộng đồng Harvard thống kê rằng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi có bố hoặc mẹ bị bệnh lần lượt sẽ là 10% và 4%. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này cao hơn nhiều. Nếu như bố/mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%; còn nếu bố/mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường.
➤ Xem chi tiết hơn: Tính di truyền của bệnh tiểu đường
Tại sao ngày càng có nhiều người mắc tiểu đường?
Như đã nói, bệnh tiểu đường không lây. Vậy thì tại sao trên thế giới cũng như tại Việt Nam số người mắc bệnh ngày càng tăng?Trong gia đình có người mắc bệnh thì thế hệ sau cũng mắc bệnh?
Sở dĩ số người mắc bệnh ngày càng tăng là bởi sự phát triển xã hội, tốc độ đô thị hóa cao. Kéo theo thói quen ăn uống thay đổi, tây hóa, số người béo phì ngày càng nhiều, bệnh cao huyết áp, công việc khiến cho mọi người ít dành thời gian để tập luyện sức khỏe.
Một nhóm người cùng sống trong một cộng đồng thường có cách sinh hoạt, chịu các yếu tố tác động khá giống nhau nên số người mắc bệnh tiểu đường nói riêng và các bệnh cộng đồng nói chung cũng tương đối giống nhau.
Tiểu đường típ 1 thì thường do yếu tố di truyền, người mắc bệnh thường dưới 30 tuổi chiếm từ 10-20% tổng số ca bệnh, có tính bẩm sinh nhiều hơn. Nên trong gia đình mà có người mắc tiểu đường típ 1 thì rất có thể sẽ di truyền cho thế hệ sau.
Những thành viên trong gia đình cũng có chung chế độ ăn uống, sinh hoạt cùng một vài yếu tố sức khỏe khác, nên có thể điều này có thể khiến nhiều người cùng gia đình mắc bệnh.
Đối tượng dễ bị bệnh tiểu đường là ai?
Tiểu đường không có tính chất lây lan nhưng lại có tính di truyền. Vì vậy người có cha mẹ, anh chị em ruột bị tiểu đường thì cũng dễ mắc tiểu đường. Ngoài ra các nhóm đối tượng sau có nguy cơ mắc tiểu dường cao hơn người bình thường bao gồm:
- Người trên 40 tuổi
- Người béo phì hoặc thừa cân, đặc biệt là những người béo bụng.
- Ít hoạt động thể lực hoặc làm công việc văn phòng, ít vận động.
- Bị cao huyết áp.
- Có rối loạn mỡ máu.
- Có bệnh mạch vành, có tăng axit uric máu (hoặc bị bệnh gout).
- Những phụ nữ có tiền sử đẻ con to trên 4kg hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ. Qua theo dõi lâu dài các bệnh nhân tiểu đường thai kỳ, các nhà khoa học phát hiện tỉ lệ tiến triển thành bệnh thực sự là rất cao, có thể lên tới 20%.
- Đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose hoặc có tăng đường máu lúc đói trước đó.
- Phụ nữ bị đa u nang buồng trứng
➤ Có thể bạn muốn biết: Cách xác định mắc tiểu đường hay không?
Cách phòng ngừa tiểu đường hiệu quả
Tiểu đường không lây lan nên khả năng mắc bệnh của tất cả mọi người là như nhau. Do đó, phòng bệnh sẽ là một trong những yếu tố giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Với nhóm người có nguy cơ cao như: Người trên 30 tuổi, phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ, người bệnh béo phì, người làm công việc ít vận động…
Tiến hành theo dõi sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần, làm các xét nghiệm tiểu đường để chẩn đoán bệnh sớm, điều trị kịp thời. Trang bị thêm máy đo đường máu tại nhà nếu cần.
Thay đổi chế độ ăn
Tốt cho cả người bệnh và cả những người chưa mắc bệnh như là: Giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn, hạn chế chất béo bão hòa, nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn…
Thêm vào đó, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe, cung cấp chất béo thực vật, cách chế biến món ăn đơn giản…
Tập luyện thể thao
Chọn loại hình tập luyện phù hợp với sức khỏe, cơ thể vận động nhiều sẽ tiêu tốn năng lượng, tăng sự nhạy cảm của tế bào và Insulin. Từ đó làm giảm đường máu, ổn định đường huyết.
Một số những lầm tưởng về bệnh tiểu đường
Trong số rất nhiều thắc mắc về bệnh tiểu đường như bệnh tiểu đường có lây không? Thì một số những quan điểm sau có thể làm bạn lầm tưởng về bệnh
Bệnh tiểu đường lây qua truyền máu
Không giống như bệnh viêm gan B, HIV…Tiểu đường không lây qua đường máu, vì cơ chế kiểm soát đường máu ở mỗi người là khác nhau.
Không phải chỉ số đường máu cao khi truyền máu cho người khác cũng sẽ làm người nhận máu bị tiểu đường. Trên thực tế, người hiến máu sẽ phải tiến hành khám sàng lọc, nếu có bất kỳ bệnh lý nào thì đều không được cho máu.
Tiểu đường lây qua quan hệ tình dục
Điều này cũng hoàn toàn không đúng, lý giải cho điều này tương tự với đường lây qua truyền máu.
Tiểu đường lây qua ăn uống
Đây là sai lầm. Tiểu đường không hề lây qua ăn uống, nói chuyện. Tuy nhiên tiểu đường có thể mắc ở tất cả mọi người, nếu cùng chế độ ăn uống sinh hoạt thì nguy cơ mắc bệnh của nhóm người là giống nhau.
Bệnh tiểu đường típ 1 và típ 2 là như nhau
Đây đều là 2 thể bệnh phổ biến nhất trong các ca bệnh đái tháo đường.
Cơ chế bệnh sinh có sự khác biệt đã được đề cập ở phần đầu của bài viết.
Về phương pháp điều trị, với típ 1 người bệnh sẽ phải sử dụng hoàn toàn Insulin từ bên ngoài cơ thể đưa vào. Trong khi típ 2 của bệnh, phương pháp chữa bệnh sẽ kết hợp thuốc hạ đường máu và thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt.
Biến chứng của tiểu đường típ 1 thường diễn ra cấp tính, nguy hiểm, buộc phải được cấp cứu kịp thời. Còn với típ 2 thì bệnh tiến triển thầm lặng, trong một thời gian dài trước khi có những biến chứng.
Đái tháo đường là ăn do quá nhiều đồ ngọt
Quan điểm này có một phần đúng, những người bệnh sau tuổi 30 thì chức năng các tạng dần suy giảm trong đó có tuyến tụy.
Lượng đường đưa vào cơ thể không còn tương xứng với sự tiết Insulin, lâu dần gây ra bệnh tiểu đường.
Không chỉ đồ ngọt, các dạng thức ăn giàu tinh bột như: Cơm, bánh mì, khoai sắn, khoai tây…Cũng là nguồn cung cấp đường cho cơ thể, qua quá trình phân giải của enzym, đường sẽ được hấp thu vào máu.
Cứ bị tiểu đường là sẽ có biến chứng
Khi đường máu tăng cao mạn tính, nguy cơ xảy ra những biến chứng nhiễm khuẩn, thoái hóa thần kinh và mạch máu, thoái hóa võng mạc mắt.
Tuy nhiên, nếu như bạn được thăm khám và chẩn đoán sớm, quá trình điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát đường máu, càng gần với chỉ số bình thường càng tốt. Từ đó, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh tới biến chứng.
➤ Xem thêm: Các biến chứng của tiểu đường
Lời kết
Mặc dù là một bệnh tiểu đường căn bệnh nguy hiểm và khó chữa, nhưng không hề có tính chất lây lan. Bạn cũng hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh tiểu đường hay phải chăm sóc bệnh nhân. Theo đó, một quan điểm sai lầm về bệnh bạn nên biết để không gặp phải những lo lắng không đáng có.
Tham khảo thêm tại đây:
- http://medicex.eu/how-is-diabetes-spread-among-humans/
- https://www.onlymyhealth.com/how-does-diabetes-spread-1332747917
Núi đã bình luận
thưa bác sĩ, dùng chung đồ cá nhân có lây tiểu đường hay không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Việc dùng chung đồ cá nhân không thể lây tiểu đường từ người này sang người khác bạn nhé. Tiểu đường là một bệnh mạn tính không lây truyền, tức là không thể truyền từ người bị tiểu đường sang người khác thông qua tiếp xúc gần nhau, dùng chung đồ cá nhân, hoặc qua đường hô hấp như bệnh truyền nhiễm thông thường.
Ngà đã bình luận
trong gia đình có người mắc tiểu đường, dùng chung đồ sinh hoạt chung có bị lây cho nhau không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Tiểu đường không phải là bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường như dùng chung đồ sinh hoạt chung. Do đó, việc dùng chung đồ sinh hoạt chung như đồ ăn, đồ uống, bát đĩa, ly, đồ dùng nhà bếp, quần áo, v.v. không gây nguy cơ lây nhiễm tiểu đường cho nhau trong gia đình.
Quỳnh đã bình luận
em đang bầu tháng thứ 5, bị tiểu đường thai kỳ. Vậy có lây cho con không a, mong bác sĩ tư vấn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Tiểu đường thai kỳ không gây lây nhiễm cho thai nhi như các loại bệnh nhiễm trùng, do đó không có nguy cơ lây nhiễm tiểu đường từ mẹ sang thai nhi. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, bạn cần kiểm soát đường huyết và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi một cách chặt chẽ nhé.
Vân đã bình luận
Cho tôi hỏi, khi ăn uống chung bát đũa với người tiểu đường thì có bị lây bệnh hay không?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Tiểu đường là bệnh mãn tính, không phải bệnh lây truyền nên khi ăn uống chung bát đũa với người tiểu đường không bị lây bệnh. Song tiểu đường có tính duy truyền, cụ thể nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì sau lúc sinh con ra, con cũng có thể mắc bệnh tiểu đường. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi có bố hoặc mẹ bị bệnh lần lượt sẽ là 10% và 4%. Nếu như bố/mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%; còn nếu bố/mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường