Theo thống kê những năm gần đây, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Trong đó, có tới hơn 90% các trường hợp tăng huyết áp không xác định nguyên nhân cụ thể. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng : “Liệu tăng huyết áp có tính di truyền hay không?”. Để giải đáp nghi vấn này, mời quý độc giả theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục
Khái quát chung về tăng huyết áp
Trước khi làm rõ vấn đề tăng huyết áp có di truyền không, chúng ta cần biết được đây là căn bệnh như thế nào?
Huyết áp là áp lực máu lên thành động mạch, được tạo ra do sự co bóp của tim nhằm đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.
Tăng huyết áp là bệnh lý xảy ra khi huyết áp của một người thường xuyên duy trì ở mức cao, cụ thể là 140/90 mmHg hoặc hơn. Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp đều không có bất cứ triệu chứng nào và người bệnh không biết họ bị tăng huyết áp cho đến khi bệnh trở nặng. Chính vì thế, căn bệnh này được ví như kẻ “giết người thầm lặng”.
Tăng huyết áp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như: suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não, đột quỵ,… Tất cả những biến chứng này đều có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người, mất khả năng lao động, thậm chí còn là gánh nặng và là tổn thất lớn về kinh tế cho gia đình cũng như xã hội. Đây chính là lý do khiến nhiều người lo lắng, không biết liệu tăng huyết áp có di truyền không?
Tăng huyết áp có di truyền không?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng tăng huyết áp và chúng được chia thành 2 nhóm: yếu tố nguy cơ thay đổi được và yếu tố nguy cơ không thay đổi được. Không may thay, di truyền chính là yếu tố không sửa đổi được.
Di truyền là hiện tượng các thành viên trong gia đình truyền đạt các tính trạng (bố mẹ, tổ tiên) cho các thế hệ (con, cháu) thông qua gen. Vậy, tăng huyết áp có di truyền không?
Để làm rõ vấn đề này, nhiều nhà khoa học đã đi sâu, nghiên cứu và tìm hiểu về mối liên quan giữa tình trạng tăng huyết áp với di truyền bằng hàng loạt các thí nghiệm và kết quả thống kê thu được là:
- Nếu bố mẹ khỏe mạnh, có huyết áp bình thường, con cái có khoảng 3% nguy cơ bệnh cao huyết áp.
- Nếu bố, mẹ có một người bị bệnh cao huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh của con là 28%.
- Nếu cả bố lẫn mẹ đều bị cao huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh lên đến 45%.
- Giữa anh chị em sinh đôi, nếu có 1 người bị cao huyết áp thì người còn lại cũng dễ mắc bệnh này.
- Huyết áp ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh cao huyết áp thường cao hơn những trẻ mà mẹ có huyết áp bình thường.
Thông qua kết quả nghiên cứu, giới y khoa đã chứng minh rằng “các bất thường về gen có thể dẫn đến tăng huyết áp”. Cụ thể, có ít nhất 10 rối loạn gen được nhận diện có thể gây bất thường về huyết áp. Các rối loạn về gen gây tăng huyết áp đều có đặc điểm chung là tăng hấp thu muối natri và làm quá tải tuần hoàn.
Làm gì khi gia đình có tiền sử tăng huyết áp?
Tiền sử gia đình bị tăng huyết áp tức là bạn có người thân trong gia đình như cha mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng bị tăng huyết áp. Càng có nhiều thành viên trong gia đình bị tăng huyết áp trước 60 tuổi thì nguy cơ bạn bị di truyền căn bệnh này càng cao. Nhưng bạn cần hiểu rằng: “có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp không có nghĩa là 100% bạn cũng bị tăng huyết áp”. Thay vì cứ quan tâm vào di truyền là yếu tố nằm ngoài khả năng thì người bệnh nên bắt đầu xây dựng một thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh – đây mới là nguyên nhân hàng đầu khiến huyết áp tăng cao mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng tránh huyết áp cao khi có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp:
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh là điều đầu tiên cần nghĩ đến nếu có gia đình bạn có tiền sử bị tăng huyết áp. Bởi thực phẩm bạn nạp vào hàng ngày sẽ quyết định đến tình trạng sức khỏe của bạn. Đồng thời đây cũng là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị lâu dài trong việc duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Vậy một chế độ ăn lành mạnh cho người tăng huyết áp cần lưu ý điều gì?
- Giảm lượng muối tiêu thụ hằng ngày bằng cách hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối, xem thông tin hàm lượng thành phần của đồ ăn trước khi mua, chăm chỉ nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối nạp vào
- Bổ sung nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất có trong các loại trái cây mọng như cam, quýt, bưởi và rau xanh như diếp cá, cải xoăn, rau chân vịt,…
- Hạn chế đồ ăn nhanh và thực phẩm công nghiệp vì chúng chứa loại gia vị chất bảo quản và cả chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
- Thay thế chất béo từ động vật bằng chất béo lành mạnh từ cá, dầu thực vật.
☛ Tham khảo thêm: Huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì?
Luyện tập thể dục thường xuyên
Các hoạt động thể chất không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh về thể chất mà còn giải tỏa căng thẳng, thư giãn về tình thần. Ngoài ra, luyện tập thể dục còn tăng cường sức khỏe tim mạch. Tất cả những điều này để giúp duy trì và ổn định huyết áp ở mức an toàn.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp từ yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội,… với với tần suất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 buổi/ tuần để giảm 5-8 mmHg huyết áp.
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
Nếu béo phì hãy tích cực giảm cân bởi trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp. Việc giảm cân có thể sẽ đem lại hiệu quả hạ huyết áp một cách ngoạn mục bởi với 9kg giảm được tương đương với giảm 5-20 mmHg huyết áp tâm thu.
Để giảm cân và duy trì cân mức ân hợp lý, người bệnh cần kết hợp giữa 2 yếu tố ăn uống và luyện tập. Trong đó, chế độ ăn chiếm đến 70% hiệu quả đạt được.
Bỏ thuốc lá
Nicotine có trong khói thuốc lá làm hỏng thành động mạch, từ đó làm tăng áp lực của máu, gây huyết áp cao. Không chỉ vậy, khi bạn hút thuốc lá, khí CO sẽ lấy oxy trong hồng cầu khiến cho tim đập nhanh dẫn tới máu được bơm đi nhanh và nhiều làm tăng huyết áp.
Do đó, nếu bạn đang hút thuốc hãy bỏ thuốc ngay! Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cai bia rượu
Uống quá nhiều rượu bia cũng là yếu tố gây tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy, những người cao huyết áp chỉ cần uống khoảng 150-300 ml rượu bia thì sẽ có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2-5 lần so với người có huyết áp bình thường hoặc những người kiêng rượu bia hoàn toàn.
Do đó, theo khuyến cáo của WHO, việc hạn chế sử dụng rượu bia sẽ giúp cơ thể ổn định được huyết áp, đồng thời ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến rối loạn tim mạch và tai biến mạch máu não.
Quản lý căng thẳng
Căng thẳng trong thời gian dài sẽ kích thích cơ thể tiết ra adrenalin làm tăng huyết áp. Vì vậy, quản lý căng thẳng cũng là một biện pháp giúp kiểm soát cao huyết áp hiệu quả.
Để quản lý được tâm trạng căng thẳng, bạn cần giữ một thái độ sống tích cực và tinh thần thư thái. Có vô vàn các hoạt động giúp giảm căng thẳng như tập thể dục, chơi game, nghe nhạc, xem phim. Thậm chí, ngủ đủ giấc là cách đơn giản nhất giúp cơ thể nghỉ ngơi, giảm trạng thái căng thẳng.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe giúp bạn kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân, từ đó chủ động đối phó được khi huyết áp tăng cao, đồng thời cũng ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
☛ Tham khảo thêm tại: Mẹo giảm huyết áp nhanh chóng tại nhà
Ổn định huyết áp với Giảo cổ lam Tuệ Linh
Ngoài các biện pháp cải thiện trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm Giảo cổ lam Tuệ Linh có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên giúp ổn định huyết áp hiệu quả.
Giảo cổ làm một loại thảo dược thiên nhiên rất nổi tiếng với công dụng ổn định chỉ số huyết áp. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo Cổ Lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric. Hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó duy trì ở mức ổn định an toàn.
Ngoài ra, lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công ty dược Tuệ Linh cho ra đời 2 sản phẩm từ giảo cổ làm là : viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh. Với chiết xuất 100% từ tự nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dài hạn theo xuyên suốt cả một quá trình điều trị huyết áp cao mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY
Nga đã bình luận
gia đình tôi cả 2 bố mẹ đều bị cao huyết áp, nguy cơ con cái có bị bệnh này không, xin được tư vấn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Nga!
Di truyền là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Do đó, nếu cha mẹ có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Để hạn chế nguy cơ này, bạn cần cố gắng loại bỏ, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp có thể thay đổi bao gồm: Chế độ ăn uống không cân đối, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, các bệnh lý….