Cao huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh không có triệu chứng cụ thể và diễn tiến thầm lặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn tới huyết áp cao để có thể loại bỏ và ngăn ngừa kịp thời.
Mục lục
Cao huyết áp là gì?
Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp, được hiểu là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch liên tục tăng cao. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Huyết áp cao được ví như ” kẻ giết người thầm lặng” bởi vì người bệnh khó nhận biết được bằng những biểu hiện cụ thể mà lại có thể gây ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Phần lớn nhiều người biết được mình bị cao huyết áp qua những lần thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khám một bệnh lý khác và không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tăng huyết áp nào.
Một số trường hợp cao huyết áp có thể có các triệu chứng thoáng qua như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, choáng váng, đau đầu, mất ngủ,… Một số bệnh nhân khác có biểu hiện tăng huyết áp dữ dội hơn sẽ cả thấy đau nhói vùng tim, đánh trống ngực, hốt hoảng, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, mờ mắt, nôn ói, hồi hộp.
☛ Tham khảo thêm tại: Biến chứng khó lường của cao huyết áp nếu không được điều trị
Nguyên nhân nào dẫn đến cao huyết áp?
Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn( tăng huyết áp nguyên phát). Loại này thường là do di truyền và phổ biến hơn ở nam giới.
Dưới đây là một số nguyên nhân được nghiên cứu là có tác động gây ra tình trạng cao huyết áp:
Nguyên nhân bên trong
Viêm thận
Viêm thận cấp tính hoặc mạn tính đều có nguy cơ dẫn đến cao huyết áp. Thường có những biểu hiện ban đầu là phù, thường bắt đầu từ mặt, mắt( mí mắt trên).
Thời kỳ đầu huyết áp tăng cao và dao động lớn, thời kỳ sau dẫn đến huyết áp tối thiểu tăng, có những biểu hiện đau lưng, sợ lạnh, chân tay mỏi, cơ thể mềm nhược. Tiểu ít, nước tiểu thường vàng thẫm, đôi khi đục như nước gạo hoặc có máu. Kén ăn, kém ngủ và mệt mỏi.
Viêm đài thận mạn tính
Biểu hiện thời kỳ đầu, thân nhiệt thường hạ với thời gian kéo dài, đau lưng đi tiểu nhiều lần, không nín tiểu được, khi thường đau buốt, đầu thường đâu căng, tim đập nhanh.
Huyết áp tăng cao, thể trạng suy nhược thiếu máu phù thũng. Trong nước tiểu có thể có máu mủ và vi khuẩn.
Lao thận
Biểu hiện thân nhiệt thấp, tự ra nhiều mồ hôi. Đi tiểu nhiều lần, lượng nhiều, thường nước tiểu có máu. Có thể biểu hiện các chức năng thận bị giảm kèm theo cao huyết áp.
Nang thận
Biểu hiện đau lưng đôi khi đau bụng có thể đi tiểu ra máu. Khi các nang phát triển, huyết áp thường tăng, đồng thời với sự xơ cứng các động mạch.
Có u ở tuyến thượng thận
Biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu, buồn nôn, thị lực giảm, ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh và tê bì. Đau vùng ngực và bụng. Kém ngủ, tinh thần căng thẳng, kèm theo huyết áp tăng.
Động mạch bị xơ cứng
Do thành mạch bị biến đổi, dày lên và xơ cứng, tính đàn hồi bị giảm đi, lòng mạch bị nhỏ lại. Trường hợp này thường dẫn đến sự tăng huyết áp tối đa, còn huyết áp tối thiểu bình thường hoặc hơi hạ. Thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, động mạch vành bị biến dạng dẫn đến đau thắt ngực, cơ tim bị cứng hóa.
Do hẹp miệng của động mạch chủ thường do bẩm sinh. Đa phần thấy ở nam giới, tính chất nặng hay nhẹ là do mức độ hẹp của miệng động mạch chủ. Có người khi tuổi trưởng thành mới phát hiện thấy. Cơ thể thường biểu hiện mệt mỏi, đau vùng tim, tim đập nhanh. Huyết áp ở tay cao, huyết áp ở chân lại thấp hơn. Thời gian đầu huyết áp thường biểu hiện cao ở mức độ vừa kèm theo đau đầu, chóng mặt, tiểu nhiều, tiểu đêm phiền toái, chân tay vô lực tê bì, co quắp. Với các xét nghiệm máu thấy hàm lượng kali giảm và natri tăng. Ngoài ra hẹp động mạch chủ cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp.
Cường năng tuyến giáp
Do hormone tuyến giáp phân tiết quá nhiều dẫn đến tim đập nhanh, tinh thần căng thẳng, nhiều mồ hôi, sợ nóng, mắt bị lồi; phù tuyến giáp, thường ăn nhiều mà trọng lượng cơ thể lại giảm, do chuyển hóa cơ bản tăng kèm theo là tăng huyết áp tối đa, huyết áp tối tối thiểu thấp.
Do nhiễm độc khi thai nghén
Phụ nữ mang thai, nhất là ba tháng cuối có thể có cơn cao huyết áp, biểu hiện bằng những cơn co giật, mà người ta gọi là sản giật. Một số thuốc như corticoid, thuốc phòng ngừa thai, thuốc cam thảo dùng lâu ngày đều có thể gây cao huyết áp tạm thời.
Do tăng hàm lượng cholesterol trong máu:
Vượt quá giới hạn cho phép( 5.68mmol/l) sẽ ảnh hưởng đến thành mạch.
Nguyên nhân bên ngoài
- Do ăn uống: ăn nhiều các chất cay nóng, kích thích trong thời gian kéo dài như rượu bia, cà phê, thuốc lá hoặc chế độ ăn uống quá nhiều mỡ động vật, thói quen ăn mặn.
- Do căng thẳng thần kinh: làm việc nghỉ ngơi không điều độ, áp lực công việc và cuộc sống cao dẫn đến lo nghĩ nhiều, sợ hãi.
- Do các yếu tố môi trường như quá nhiều tiếng động mạnh, tiếng ồn nhiễu,…
- Uống thuốc tránh thai, thuốc corticod...
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng cao huyết áp. Để phòng và điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả cần kết hợp vừa điều trị các nguyên nhân bên trong đồng thời khắc phục những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp.
Những đối tượng thường mắc cao huyết áp
Tuy còn chưa biết rõ nguyên nhân tại sao có một số người trong chúng ta lại dễ bị cao huyết áp hơn những người khác, nhưng có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị chứng bệnh này, được điều tra và kết luận như sau:
- Chủng tộc: Những người Phi da đen, người Caribe gốc Phi sống ở châu Âu và người Mỹ gốc Phi thường có nguy cơ bị cao huyết áp. Điều này có thể liên quan phần nào tới cách cơ thể giữ muối.
- Tuổi tác: Trong khoảng độ tuổi từ 20-40, huyết áp của chúng ta chỉ tăng nhẹ sau đó mới tăng nhanh. Bệnh cao huyết áp ít phổ biến ở độ tuổi nhỏ hơn 25, thường gặp ở tuổi trung niên trở đi, tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh càng nhiều.
- Giới tính: Phụ nữ trong độ tuổi từ 20-30 thường có huyết áp thấp hơn nam giới, nhưng huyết áp của họ sẽ bị tăng cao vào những giai đoạn hormone trong cơ thể bị thay đổi như khi có thai hoặc những phụ nữ lớn tuổi có sử dụng liệu pháp hormonen thay thế thời kỳ mãn kinh,
- Tiền sử gia đình: Ở người có bố hoặc mẹ hoặc cả hai người đều bị huyết áp cao sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp 2 lần người bình thường.
- Thừa cân: Béo phì là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với chứng bệnh này. Việc thừa cân gây sức ép nặng nề lên tim. Hãy điều chỉnh cân nặng hợp lý, phù hợp với chiều cao và thể trạng cá nhân.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn quá giàu muối và chất béo, thiếu caxi, magie và photpho có liên quan đến chứng cao huyết áp. Hãy tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, dùng nhiều rau xanh và thức ăn tươi.
- Stress: Hệ quả của những đợt lo âu, căng thẳng là chứng cao huyết áp vẫn chưa có nghiên cứu chính xác. Tuy nhiên, những người có huyết áp tăng vọt trong tình trạng căng thẳng thần kinh( được gọi là những người có phản ứng nóng nảy) thường dễ phát triển chứng cao huyết áp. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng có thể do người, sự vật, sự việc khác tác động tới và gây nên sự căng thẳng tới bệnh nhân.
- Hút thuốc lá: những người thường xuyên hút thuốc dễ bị cao huyết áp hơn những người không hút thuốc, bởi chất nicotin có trong khói thuốc làm co thắt các mạch máu gây nên tình trạng tăng huyết áp.
- Mắc một chứng bệnh nào đó: Có một số bệnh- trong đó đa phần có rối loạn nội tiết- thường dẫn tới cao huyết áp. Ví dụ như: Người mắc tiểu đường chịu nguy cơ rất cao bị đột quỵ và các vấn đề tim và thận. Nguy cơ của các biến chứng này là tăng cao một khi huyết áp có vấn đề.
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Để phòng và điều trị bệnh cao huyết áp cần phải nắm vững các yếu tố có ảnh hưởng đến huyết áp. Huyết áp tỉ lệ thuận với lưu lượng và độ nhớt của máu; tỉ lệ với bán kính lòng mạch. Có nghĩa là lưu lượng máu ở động mạch càng lớn, huyết áp càng cao, độ nhớt của máu càng cao huyết áp càng lớn; lòng mạch càng càng rộng, huyết áp càng nhỏ.
Lưu lượng của máu phụ thuộc chủ yếu vào sức đập của tim. Tim đập càng nhanh bao nhiêu lưu lượng máu càng lớn bấy nhiêu.
Độ nhớt của máu phụ thuộc chủ yếu vào các thành phần trong huyết tương, trong số đó ảnh hưởng đáng kể là các chất mỡ( cholesterol), các chất triglyceride, các muối mật.
Lòng mạch do thắt cơ học làm nghẽn lại hoặc do các yếu tố hóa học như chất( nicotin) do hút thuốc lá gây co mạch hoặc lòng mạch bị xơ hóa, bị biến đổi do thiếu vitamin P, C, do trong máu có nhiều mỡ( cholesterol, triglyceride).
Huyết áp tỷ lệ thuận với sức cản ngoại vi.
Sức cản đó còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu nóng lạnh, vào độ sứng hóa của da, bền vững thành mạch( tính đàn hồi), ( khí hậu nóng các mạch ngoại vi giãn nở, lòng mạch rộng ra, khí hậu lạnh các mạch ngoại vi co lại, lòng mạch hẹp lại).
Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp kể trên, ta có thể khai thác những yếu tố có lợi, đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi giúp cho việc phòng, trị huyết áp tốt hơn.
Ngăn ngừa huyết áp cao bằng cách nào?
Từ việc đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh lý huyết áp cao, bạn có thể ngăn ngừa chúng nếu lưu ý hơn một vài điều dưới đây:
- Tập thể dục thường xuyên: Nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên tập thể dục( dành ít nhất 30 phút tập vận động mỗi ngày) có lợi cho sức khỏe của bạn, điều đó cũng giúp người cao huyết áp giảm chỉ số từ 5 đến 8 mmHg.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng liên tục có thể khiến huyết áp tăng cao, nhất là khi bạn lựa chọn ăn các thực phẩm không lành mạnh, sử dụng cồn hoặc hút thuốc lá để đối mặt với căng thẳng. Hãy lựa chọn cách giải tỏa căng thẳng nhẹ nhàng hơn bằng cách nghe nhạc, tập yoga,… Hãy thả lỏng cơ thể, tạo cho bản thân năng lượng tích cực để hạn chế những áp lực cho bản thân.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ…..Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ, ăn nhiều hơn vào buổi sáng, và kiêng khem các thực phẩm không tốt dã nêu trên.
- Uống trà giảo cổ lam: Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp. Trà giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, … Có thể dùng nước trà giảo cổ lam thay thế nước lọc và uống mỗi ngày. Thời điểm uống trà mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bí quyết phòng ngừa huyết áp cao hiệu quả
Sản phẩm Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian khách hàng có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. Khi mua, quý khách hàng nên chú ý nói rõ mua thương hiệu Tuệ Linh và nhớ kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.
Theo giaocolam.vn