Chào bác sĩ, tôi năm nay 56 tuổi hiện đang sống tại Hải Dương. Trong gia đình tôi có người mắc tiểu đường, nên tôi cũng khá lo lắng cho sức khỏe của mình. Thỉnh thoảng tôi có đi kiểm tra chỉ số đường huyết xem có bị tiểu đường không. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi “tiểu đường tuýp 2 là bao nhiêu phẩy?”. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời
Theo thống kê, Việt Nam có 3,5 triệu người bị tiểu đường thì trong đó phần lớn (90%) là bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể đề kháng insulin khiến insulin được tiết ra từ tụy không thực hiện được đúng chức năng hoặc insulin tiết ra quá ít, không đủ để chuyển hóa glucose từ thực phẩm thành năng lượng để đi nuôi các tế bào, dẫn đến dư thừa một lượng lớn glucose trong máu. Để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi "Tiểu đường tuýp 2 là bao nhiêu phẩy", Giaocolam.vn xin được giải đáp chi tiết như sau:
Mục lục
1. Khái niệm "phẩy" trong tiểu đường!
Khi nhắc đến tiểu đường thì được thảo luận nhiều nhất là chỉ số đường huyết, thuật ngữ “phẩy” được sử dụng để chỉ số đo mức độ lượng đường trong máu. "Phẩy" là cách người bệnh gọi ngắn gọn để đề cập đến những số lẻ trong các chỉ số xét nghiệm.
Chỉ số "phẩy" – có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi tiến triển của tiểu đường tuýp 2 giúp bác sĩ và bệnh nhân hiểu được liệu mức đường huyết của họ có được kiểm soát tốt trong thời gian dài hay không, bệnh có tiến triển nặng lên không.
Các chỉ số "phẩy" trong tiểu đường bao gồm:
- Chỉ số tiểu đường khi đói: Là chỉ số đường huyết được xét nghiệm sau khi bạn nhịn đói ít nhất 8h.
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: Là chỉ số đường huyết được xét nghiệm tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Chỉ số đường huyết sau ăn: Là chỉ số đường huyết được xét nghiệm sau ăn 2h hoặc sau 2h thực hiện liệu pháp dung nạp glucose.
- Chỉ số HbA1c: Là chỉ số dùng để đo lượng đường huyết trung bình trong 3 tháng.
Ví dụ khi nhận được kết quả chỉ số đường huyết lúc đói là 5 phẩy 2 nghĩa là 5,2mmol/L là nồng độ độ glucose được tính theo đơn vị mol trong 1 lít máu. Hay chỉ số HbA1C là 5 phẩy 7 (5,7%) là biểu thị tỷ lệ phần trăm của hemoglobin (một loại protein trong hồng cầu) bị gắn với glucose (đường).
Chỉ số đường huyết ở người bình theo sẽ dao động trong 1 khoảng "phẩy" nhất định, khi chỉ số "phẩy" đường huyết vượt mức bình thường lên một mức nhất định sẽ được chẩn đoán là mắc tiểu đường.
2. Tiểu đường tuýp 2 là bao nhiêu phẩy?
Đối với người bình thường, chỉ số phẩy đường huyết của họ sẽ dao động trong khoảng như sau:
- Đường huyết lúc đói: <5,6 mmol/L (dưới 5 phẩy 6 mmol/L)
- Đường huyết ngẫu nhiên: <7,8 mmol/l (dưới 7 phẩy 8 mmol/L).
- Đường huyết sau ăn: <7,8 mmol/L (dưới 7 phẩy 8 mmol/L).
- Chỉ số HbA1c: < 5.7%
Khi các chỉ số "phẩy" này tăng lên thì đồng nghĩa với bạn đã mắc tiểu đường. Cụ thể, ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, chỉ số phẩy của đường huyết sẽ là:
- Đường huyết lúc đói: ≥7 mmol/L (lớn hơn 7 phẩy mmol/L)
- Đường huyết ngẫu nhiên: ≥11.1 mmol/L (lớn hơn 11 phẩy 1 mmol/L).
- Đường huyết sau ăn: ≥11.1 mmol/L (lớn hơn 11 phẩy 1 mmol/L)
- Chỉ số HbA1c: ≥ 6.5% (lớn hơn 6 phẩy 5 %)
Chỉ số "phẩy" càng cao việc kiểm soát đường huyết càng khó, nguy cơ gặp biến chứng liên quan đến tiểu đường như bệnh tim mạch, suy thận, và tổn thương thần kinh, sẽ càng lớn.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường type 2
3. Nên làm gì khi có chỉ số "phẩy" bị tiểu đường tuýp 2?
Nhiều bạn khi nhận được kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số "phẩy" cao thuộc nhóm mắc tiểu đường tuýp 2 thì tâm trạng lo lắng, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi, ăn uống không ngon, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Mặc dù tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu biết cách kiểm soát đường huyết, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với nó.
Thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh
Lối sống hằng ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp người bệnh dần cải thiện chỉ số đường huyết mà còn tăng cường sức khỏe của bản thân.
Vậy những điều người bệnh cần làm để hình thành lối sống lành mạnh là:
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh các loại đồ uống có gas, đường hoặc cồn.
- Không làm việc quá sức.
- Tránh suy nghĩ căng thẳng, mệt mỏi.
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định bằng biện pháp giảm cân lành mạnh (chế độ ăn uống khoa học cùng luyện lập đều đặn).
- Khi cơ thể có vết thương, cần sát khuẩn và vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
Xây dựng chế độ ăn ít tinh bột đường
Bệnh nhân tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 2 nói riêng cần kiêng rất nhiều thứ, trong đó nhóm thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột trắng (bao gồm cơm trắng, bánh mì trắng, bún, miến phở,...).
Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bổ sung protein từ thịt nạc, cá, các chế phẩm từ sữa tách béo để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mà vẫn giữ đường huyết ở mức ổn định.
Một vài điều trong thực đơn ăn uống mà bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 cũng cần lưu ý bao gồm:
- Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, mỗi bữa ăn vừa đủ, tránh ăn quá nó để kiểm soát lượng đường huyết nạp vào.
- Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp không nên có trong chế độ ăn.
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, đồ chiên rán,...
- Trái cây nên lựa chọn trái cây tươi thay vì các loại hoa quả sấy khô vì chúng chứa nhiều đường.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?
Luyện tập thể dục đều đặn
Luyện tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn là biện pháp giúp giảm lượng huyết một cách đáng kể. Kết hợp giữa việc thực đơn ăn uống cùng một chế độ luyện tập thể dục đều đặn 5 buổi/tuần sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể chỉ số đường huyết.
Tốt nhất, bạn nên dành ra 30-60 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục. Lựa chọn các bài tập phù hợp với thể chất và tình trạng bệnh của bạn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, cử tạ,...
Đối với những người bận rộn, không có thời gian luyện tập, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như dọn dẹp nhà cửa, làm vườn, leo cầu thang,... như một hình thức luyện tập đơn giản.
Kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Kiểm soát tiểu đường tuýp 2 bằng thuốc là phương pháp được hầu hết người bệnh áp dụng vì chúng mang lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả tốt.
Một số loại thuốc điều trị tiểu đường phổ biến thường được bác sĩ kê đơn bao gồm: metformin, sulfonylureas, meglitinides, thiazolidinediones, thuốc ức chế DPP-4, thuốc ức chế SGL-2.
☛ Đọc thêm: Uống thuốc tiểu đường đúng cách!
Kiểm tra đường huyết định kỳ
Việc kiểm tra đường huyết định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi thường xuyên được tình trạng bệnh của mình, từ đó chủ động trong quá trình điều trị và phòng ngừa đường huyết tăng cao.
Tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc máy đo tiểu đường tại nhà và đều đặn đo đường huyết sau ăn 2 lần/ngày để kiểm soát tốt và có những hướng xử lý thích hợp khi chỉ số đường huyết thay đổi.
Sử dụng giảo cổ lam - giải pháp hiệu quả cho tiểu đường tuýp 2
Bên cạnh các biện pháp kiểm soát đường huyết tại nhà, người bệnh có thể tham khảo kết hợp sử dụng thêm Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hỗ trợ điều trị và ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả.
Trong thành phần của giảo cổ lam có Phanoside – hoạt chất có tác dụng làm tăng tính nhạy cảm của insulin với đường glucose. Phanoside mạnh gấp 5 lần so với Glibenclamide (thành phần có trong hầu hết thuốc điều trị tiểu đường) nên giúp giảm đường huyết hiệu quả ở bệnh nhân tiểu đường. Điều này khiến cho giảo cổ lam trở thành khắc tinh của tiểu đường tuýp 2.
Ngoài ra với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên chỉ gồm giảo cổ lam 5 lá, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại GMP-WHO, người bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ. Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng online TẠI ĐÂY
Kết luận: Như vậy, qua thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên bài viết, hy vọng người đọc có thể nắm bắt được tiểu đường tuýp 2 sẽ có chỉ số đường huyết bắt đầu từ bao nhiêu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp chi tiết.