Nhiều người thường có thói quen dùng trà đường cho người bệnh uống lúc khẩn cấp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể xử trí bằng cách này. Vậy có nên cho người bị cao huyết áp uống trà đường không?
Mục lục
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp được định nghĩa là áp lực của dòng máu chảy lên thành mạch. Khi áp lực máu càng cao, huyết áp càng cao và ngược lại.
Huyết áp bình thường ở ngưỡng 120/90 mmHg. Trường hợp số đo huyết áp cao vượt mức 140/90 mmHg ở một hoặc cả hai chỉ số tâm trương và tâm thu thì được kết luận là huyết áp cao.
Huyết áp có sự thay đổi theo từng độ tuổi. Huyết áp càng rời xa các động mạch chủ thì càng giảm dần. Huyết áp đạt mức thấp nhất khi ở trong hệ tĩnh mạch. Chỉ số huyết áp sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Khi vận động mạnh, tập thể dục,… nhịp tim đập nhanh hơn khiến cho chỉ số huyết áp có thể tăng cao. Ngược lại, khi tim đập chậm lại, lực cơ tim nhẹ thì huyết áp có thể bị giảm xuống.
- Khi con người già đi, do lòng mạch hẹp lại hoặc thành mạch máu đàn hồi kém tạo nên sức cả của mạch máu khiến cho chỉ số huyết áp thay đổi.
- Khi cơ thể bị thương, mất máu quá nhiều cũng ảnh hưởng đến huyết áp.
- Thói quen ăn mặn trong thời gian dài, làm tăng thể tích máu, dẫn tới tăng huyết áp.
- Tâm trạng thay đổi: lo lắng, áp lực, kích động mạnh cũng khiến chỉ số huyết áp bị ảnh hưởng.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Huyết áp cao- triệu chứng, cách điều trị
Đường ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng tăng huyết áp. Khi bạn nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ làm tăng huyết áp (huyết ấp tâm thu khoảng 6,9mmHg và huyết áp tâm trương tăng khoảng 5,6 mmHg).
Về cơ bản, có hai loại đường bao gồm đường glucose và fructose. Cơ thể con người có khả năng sản xuất ra glucose và sử dụng chúng vào các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Glucose có thể được chuyển hóa bởi tất cả các tế bào của cơ thể, còn fructose chỉ có thể được chuyển hóa bởi gan. Chính bởi vậy, khi bạn bổ sung quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc fructose sẽ tăng áp lực cho gan, tăng nồng độ axit uric trong máu, làm tăng nhịp tim tạo ra sự tương tác lam tăng huyết áp và tăng nhu cầu oxy với cơ tim.
Việc tiêu thụ quá nhiều đường vào cơ thể sẽ mang lại những nguy cơ bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan và chất lượng cuộc sống.
➤ Chi tiết hơn trong bài viết: Mối quan hệ giữ tiểu đường và huyết áp
Uống trà đường có hạ huyết áp không?
Nhiều người lầm tưởng rằng uống trà đường/nước đường có thể giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, trà đường không những không có tác dụng hạ huyết áp xuống mà thậm chí lại khiến huyết áp của bạn tăng cao hơn. Đây thực sự là một sai lầm nguy hiểm, việc cấp cứu người bị huyết áp cao cần xử trí đúng cách, nếu không sẽ xảy ra những biến chứng ngoài ý muốn: tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Trà đường chỉ nên sử dụng trong các trường hợp bị huyết áp thấp do hạ đường huyết với mục đích nhằm tăng lượng đường trong cơ thể.
Cách xử trí khi huyết áp tăng cao đột ngột?
Khi bị tăng huyết áp, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng đãng, mát mẻ, khoảng 15 phút. Sau khi cảm thấy ổn định hơn, bạn thực hiện đo chỉ số huyết áp của mình. Gọi người thân giúp đỡ, nếu tình trạng nguy hiểm hãy gọi tới số 155 để được cấp cứu nhanh chóng.
Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg, uống ngay lập tức thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được tham khảo bác sĩ từ trước nếu còn đang tỉnh táo. Trường hợp bệnh nhân mê sảng, không còn tỉnh táo thì không được ăn hay uống bất cứ thứ gì, bởi có thể gây tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp và thậm chí gây tử vong. Kể cả sau khi huyết áp ổn định trở lại bạn vẫn nên tới cơ sở y tế để kiểm tra lại.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Huyết áp cao đột ngột phải làm sao?
Bị huyết áp cao nên uống gì?

Khi bị huyết áp cao, thay vì uống nước đường, bạn có thể sử dụng các loại nước (trà) khác, tốt hơn cho tim mạch, có thể hạ huyết áp của mình.
- Nước chanh: Nước chanh có xu hướng làm sạch các tế bào của bạn. Hơn nữa, nó được biết là làm cho các mạch máu mềm và linh hoạt, làm giảm huyết áp hơn nữa. Nước chanh có chứa vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. Một ly nước chanh mỗi sáng có thể giúp điều chỉnh mức huyết áp.
- Nước ép lựu: lựu là trái cây thanh mát, nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe cơ thể, thường xuyên uống nước ép lựu có thể làm giảm đáng kể huyết áp.
- Nước râu ngô: Uống nước râu ngô hàng ngày giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, giải độc rất tốt. Hơn thế, đây còn được ví như ” thượng dược” trong các vị thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp. Râu ngô đặc biệt có khả năng giúp ổn định huyết áp nhanh chóng cho bệnh nhân tăng huyết áp đột ngột.
- Nước ép củ cải đường: Củ cải đường rất cần thiết trong việc điều hòa huyết áp vì chúng có chứa nitrat. Sau khi tiêu thụ, nitrat có trong củ cải chuyển thành nitrit, giúp thư giãn mô cơ và tạo điều kiện tăng lưu lượng máu, kali và folate có trong của cải đường cũng có tác dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả.
- Trà giả cổ lam: Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp. Ngoài ra, trà giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, …
➤ Tìm hiểu chi tiết: Người bị huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh?
Tóm lại, trong bất kỳ tình huống cấp cứu nào bạn cũng cần bình tĩnh để xử trí cho đúng đắn. Với trường hợp người bệnh tăng huyết áp thì không nên uống trà đường hay nạp nhiều đường vào cơ thể. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng tốt cho tim mạch, tập thể dục và đo huyết áp thường xuyên cũng là cách ngăn ngừa huyết áp cao và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.