Giảo cổ lam là dược liệu quý được sánh ngang với “nhân sâm tự nhiên” với hợp chất quý hiếm giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên, không phải là cũng có thể dùng giảo cổ lam. Các đối tượng bao gồm: phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ dưới 6 tuổi, người chức năng thận suy yếu, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép, người bị rối loạn máu đông, người mắc rối loạn hệ thống tuyệt đối không nên sử dụng! Cùng giaocolam.vn tìm hiểu chi tiết vì sao nhé!
Mục lục
1. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú là đối tượng không được sử dụng giảo cổ lam. Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính an toàn của loại thảo mộc này đối với nhóm đối tượng trên.
– Đối với phụ nữ mang thai:
Giảo cổ lam được sử dụng khá phổ biến để cải thiện bệnh lý, nâng cao sức khỏe nhờ chứa các thành phần hợp chất quý hiếm, thậm chí có hoạt chất chống ung thư mạnh mẽ.. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giảo cổ lam có chứa chất gây ra những tác động tiêu cực tới thai nhi, đặc biệt ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Nó có thể dẫn tới biến chứng thai nghén, gây hại cho sự phát triển của thai nhi như dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non. Vì lý do này mà phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng giảo cổ lam.
Các tổ chức y tế hàng đầu bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích rằng phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng giảo cổ lam trừ khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ và dưới sự giám sát của người chuyên môn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chuyên gia giải đáp: Bà bầu có nên uống giảo cổ lam?
– Đối với phụ nữ cho con bú:
Cho con bú là giai đoạn quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, việc ăn uống của mẹ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Khi uống giảo cổ lam, một số thành phần trong dược liệu này có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của em bé thông qua sữa mẹ.
Khi người mẹ uống giảo cổ lam, có những hoạt chất có khả năng đi qua đường tiêu hóa, do đó nó cũng có thể xuất hiện trong sữa mẹ. Điều này có thể dẫn đến việc em bé tiếp xúc với chúng qua việc ăn uống sữa mẹ.
Hoạt chất có trong thành phần giảo cổ lam có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh, tổn thương gan và thận, tăng cường tỷ lệ tử vong sơ sinh, và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Do đó, sử dụng giảo cổ lam trong thời kỳ cho con bú có thể mang lại nguy cơ cho sức khỏe của em bé.
2. Người suy thận, sỏi thận, thận hư
Giảo cổ lam là một thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường tuýp 2… Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh thận đặc biệt là thận hư, sỏi thận, suy thận… không nên sử dụng loại thảo dược này.
Một số nghiên cứu chỉ ra, giảo cổ lam có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng chất lỏng và điện giải trong cơ thể. Điều này làm tăng gánh nặng cho thận. Đối với những người có chức năng thận suy giảm, việc duy trì sự cân bằng này là rất quan trọng. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, người suy thận, sỏi thận hoặc thận hư thường được khuyến cáo không nên sử dụng giảo cổ lam.
☛ Tham khảo thêm tại: Tác dụng phụ của giảo cổ lam cần biết
3. Người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép
Người đang sử dụng thuốc chống thải loại khi cấy ghép thường không nên dùng giảo cổ lam hoặc các sản phẩm từ giảo cổ lam. Các hoạt chất có trong loại dược liệu này có thể tương tác với một số thuốc, bao gồm cả thuốc chống thải loại. Tương tác này có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc chống thải loại và gây ra các vấn đề sức khỏe không mong muốn, bao gồm cả tăng nguy cơ các biến chứng sau cấy ghép.
Do nguy cơ tương tác thuốc và tác động tiêu cực lên sức khỏe sau cấy ghép nên các chuyên gia y tế thường khuyến nghị người đang sử dụng loại thuốc này nên tránh dùng giảo cổ lam hoặc các sản phẩm từ dược liệu này.
4. Người bị rối loạn máu đông
Giảo cổ lam có khả năng làm chậm quá trình đông máu điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, thành phần có trong giảo cổ lam có thể tương tác với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn đông máu. Dùng giảo cổ lam cùng các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc gây ra các vấn đề khác liên quan tới vấn đề đông máu.
Vì vậy, những bệnh nhân đang gặp vấn đề về rối loạn máu đông không được sử dụng loại thảo dược này để tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
5. Người mắc rối loạn hệ thống
Bệnh nhân lupus ban đỏ
Những người mắc rối loạn hệ thống như lupus, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp… nên tránh sử dụng giảo cổ lam vì những lý do sau đây:
- Tăng nguy cơ kích ứng miễn dịch: Một số hoạt chất có trong dược liệu giảo cổ lam có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm cả việc kích ứng miễn dịch. Đối với những bệnh nhân rối loạn hệ thống, hệ miễn dịch của họ thường hoạt động không cân bằng. Do đó, việc sử dụng giảo cổ lam có thể làm tăng nguy cơ phản ứng kích ứng miễn dịch, gây tổn thương cho người bệnh và các biến chứng liên quan.
- Tương tác thuốc: Hoạt chất có trong giảo cổ lam có thể tương tác với một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh rối loạn hệ thống. Do đó, việc sử dụng giảo cổ lam cùng với các loại thuốc này có thể làm thay đổi hiệu quả của cả hai loại thuốc và gây ra các vấn đề sức khỏe không mong muốn.
Do nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc rối loạn hệ thống nên các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không nên sử dụng giảo cổ lam khi đang đối mặt với bệnh lý này.
6. Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi
Tuy giảo cổ lam là thảo dược khá an toàn nhưng không được khuyến nghị sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi. Cho tới nay, chưa có dữ liệu nào chứng minh về độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng loại thảo dược này cho trẻ ở độ tuổi dưới 6.
Một số hoạt chất có trong giảo cổ lam có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ở trẻ em bao gồm cả rối loại huyết áp, rối loạn thần kinh và các vấn đề về gan, thận. Các chuyên gia y tế khuyến cáo không sử dụng giảo cổ lam ở trẻ dưới 6 tuổi.
☛ Tham khảo thêm tại: Cây giảo cổ lam chữa bệnh gì?