Trà giảo cổ lam được xem như thần dược đối với các bệnh lý về tiểu đường và mỡ máu. Trong bài viết trước giaocolam.vn đã giới thiệu cơ chế tác động của Giảo cổ lam với bệnh tiểu đường. Vì vậy, tại nội dung bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc chi tiết về tác dụng của trà giảo cổ lam trong việc điều trị mỡ máu.
Mục lục
1 – Cơ chế giảo cổ lam giúp giảm mỡ máu
Mỡ máu hay máy nhiễm mỡ thực chết là sự rối loạn chuyển hóa lipid trong máu khiến mỡ máu cao hơn bình thường. Đây là chỉ số mỡ trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Trong máu của mỗi người đều tồn tại lượng mỡ nhất định được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholessterol, triglycerid,… Khi các chỉ số này vượt quá ngưỡng cho phép, bạn sẽ được chẩn đoán bị máu nhiễm mỡ hay mỡ máu.
Từ xa xưa, trong dân gian, Giảo cổ lam được biết đến với các tác dụng: tăng cường chức năng gan, giải độc gan, hạ lượng mỡ trong máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp hạ huyết áp, phòng biến chứng về tim mạch. Giảo cổ lam giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng cho bệnh nhân bị tiểu đường, có tác dụng tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường type 2. Xem chi tiết hơn: “Tác dụng kì diệu của Giảo cổ lam”
Cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ,… Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được GS.TS Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997 (đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) và được Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu.
Qua các đề tài nghiên cứu các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã phân tích dược chất trong Giảo cổ lam và phát hiện ra rằng ngoài Phanosid dược chất giúp hạ đường huyết thì còn có Saponin – kháng sinh tự nhiên. Dược chất Saponin có cấu trúc trierpenoid, gọi chung là các gypenosides.
Saponin khi được đưa vào cơ thể sẽ làm sạch mạch máu và các cơ quan khác nhau, ngăn chặn chất béo, tăng hấp thu dinh dưỡng và đào thải. Dưới tác dụng của enzym hoặc axit loãng, saponin thủy phân thành các phần gồm genin và phần đường. Sau đó saponin sẽ ràng buộc với cholesterol trong đường ruột và ràng buộc với muối mật ngăn chặn tái hấp thu cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch nhờ hạn chế gắn kết tiểu cầu.
Như vậy, hoạt chất Saponin trong Giảo cổ lam có tác dụng làm giảm mỡ máu, hỗ trợ và điều trị chứng rối loạn lipid trong máu. Theo dược điển Việt Nam IV, hàm lượng saponin trong Giảo cổ lam lớn hơn 4,5% tính theo dược liệu khô. Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được Giáo sư Phạm Thanh Kỳ tìm thấy trên đỉnh núi Phanxipang vào năm 1997, từ đó cũng có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định tác dụng của dược liệu này trong phòng và điều trị bệnh lý.
2 – Nghiên cứu chứng minh tác dụng giảo cổ lam giúp giảm mỡ máu
Tác dụng của giảo cổ lam với mỡ máu được thể hiện rõ ràng qua nhiều nghiên cứu của hàng trăm nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới bao gồm:
- Năm 1999, GS. Phạm Thanh Kỳ công bố trên tạp chí dược liệu cho thấy: sử dụng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần lên tới 71% so với nhóm chứng (không sử dụng giảo cổ lam).
- Năm 2005, nhà khoa học Samer Magaii thuộc trường đại học Sedney, Úc công bố nghiên cứu khẳng định: dùng dịch chiết Giảo cổ lam giàu gypenoside với liều 250mg/kg sau 4 ngày và 12 ngày sử dụng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu (53% và 85%), làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần (10% và 44%). Nghiên cứu cho thấy dịch chiết Giảo cổ lam không ảnh hưởng đến nồng độ LDL và HDL trong nghiên cứu này. Dịch chiết gypenoside từ Giảo cổ lam còn làm giảm nồng độ nitrit trong máu 80%. Kết quả đạt được gần như tương tự với thuốc chứng dương là Atorvasatin (75mg/kg trong 4 ngày)
- Đồng thời, hàng trăm nghiên cứu khác minh chứng cho thấy giảo cổ lam làm hạ mỡ máu khi chứa hơn 100 loại saponin có khả năng làm hạ mỡ máu cao, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả được ghi nhận từ 67% đến 93%, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
3 – Thực tiễn sử dụng trà giảm mỡ máu giảo cổ lam
Trà giảo cổ lam giúp giảm mỡ máu hiệu quả, nhưng chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng loại trà. Cụ thể Giảo cổ lam 5 lá Gynostemma pentaphyllum – là loại giảo cổ lam được nghiên cứu chuyên sâu và bài bản nhất mới có tác dụng đối với người mỡ máu cao.
Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm trà giảo cổ lam tuy nhiên không phải loại trà nào cũng sử dụng 100% lá giảo cổ lam 5 lá, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản nghiêm ngặt từ quy trình trồng đến thu hái. Chính vì vậy để đảm bảo quyền lợi sức khỏe và sử dụng đúng tiền mua trà hãy lựa chọn Trà giảo cổ lam Tuệ Linh.
Tại sao lại chọn Trà giảo cổ lam Tuệ Linh để giảm mỡ máu mà không phải loại khác? Xin trả lời, trà giảo cổ lam Tuệ linh có thành phần 100% giảo cổ lam 5 lá, được trồng theo tiêu chuẩn dược liệu sạch của Tổ chức Y tế Thế giới GACP-WHO. Vùng trồng tại Mộc Châu, Sơn La theo tiêu chuẩn 5 không:
- Không phân bón
- Không thuốc diệt cỏ
- Không thuốc trừ sâu
- Nguồn nước không ô nhiễm
- Không khí không ô nhiễm.
Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tê GMP – WHO và luôn đảm bảo kiểm định sản phẩm nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng. Cũng bằng chính chất lượng của mình, năm 2014, các sản phẩm từ giảo cổ lam Tuệ Linh đã chinh phục được thị trường khó tính như Slovakia, mở ra con đường mới đến với người tiêu dùng quốc tế, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thăm dò và khai thác thị trường châu Âu của dược liệu Việt Nam.
Với thói quen đơn giản 2 tách trà giảo cổ lam Tuệ Linh mỗi ngày, hàng triệu người Việt đã tin dùng và giúp hỗ trợ ổn định mỡ máu, tiểu đường, huyết áp của mình.
4 – Sử dụng trà giảm mỡ máu giảo cổ lam Tuệ Linh thế nào để hiệu quả?
Hướng dẫn sử dụng:
- Cho trà vào cốc, hãm bằng nước sôi.
- Ngày uống 2-4 gói vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
- Người đang có bệnh ( huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường) có thể uống 4-6 gói một ngày ( hoặc kết hợp sử dụng dạng viên Giảo cổ lam)
Lưu ý khi sử dụng:
- Giảo cổ lam có thể dùng dạng bào chế viên (4 – 10g) hoặc sắc lên uống thay trà.
- Uống giảo cổ lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều vì sẽ làm bạn tỉnh táo, khó ngủ. Nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ số saponin của giảo cổ lam cao hơn 3 – 4 lần nhân sâm. Vì vậy, khi sử dụng nhiều giảo cổ lam có thể gây ngộ độc như ngộ độc nhân sâm.
- Với những người hay bị hạ đường huyết chỉ uống giảo cổ lam vào lúc đã ăn no.
- Khi uống giảo cổ lam xong cơ thể sẽ có cảm giác tăng huyết áp nhẹ, miệng khô, khát nước… do thành phần hóa học trong cây làm tăng chuyển hóa cơ thể. Nên uống thêm nước lọc để điều tiết lại nhiệt độ cơ thể.
- Kiêng kị: Không dùng nếu có các chứng “hư hàn”, nghĩa là cơ thể có các triệu chứng chân tay lạnh, ghét lạnh, chịu rét kém, hay mệt mỏi, đuối sức, đổ mồ hôi, thở ngắn hơi, đại tiện lỏng loãng, mạch trầm nhược, miệng nhạt khô khát, tiêu tiện trong dài.
5 – Mua trà giảo cổ lam ở đâu?
Sản phẩm Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian khách hàng có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. Khi mua, quý khách hàng nên chú ý nói rõ mua thương hiệu Tuệ Linh và nhớ kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.
Ngoài ra bạn có thể mua hàng online, giao hàng tận nhà thông qua việc điền form dưới đây.
Nếu trong trường hợp nhà bạn cách xa các hiệu thuốc, hoặc gần nhà bạn không có bán, bạn chưa biết đặt hàng online. Bạn có thể gọi trực tiếp theo số hotline: 1800 1190 để được hỗ trợ về cách mua, cách sử dụng sản phẩm chi tiết nhất .
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó GĐ Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu y dược Tuệ Tĩnh phát biểu trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) về Giảo cổ lam Tuệ Linh:
PGS. TS Nguyễn Duy Thuần chia sẻ về công dụng của giảo cổ lam