Giảo cổ lam có chứa nhiều thành phần dược chất có nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe con người. Để phân biệt giảo cổ lam chuẩn nhiều người còn thông qua đặc điểm, hình dáng của quả loại dược liệu này. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về quả giảo cổ lam trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Đặc điểm nhận biết quả giảo cổ lam
Giảo cổ lam có nhiều tên gọi khác nhau như phúc ẩm thảo, cỏ trường thọ, dền toòng, cây trường sinh, ngũ diệp sâm, cổ yếm… Theo nghiên cứu của chuyên gia, giảo cổ lam thường mọc ở những nơi rừng thưa, khí hậu lạnh và độ ẩm tương đối thấp, chẳng hạn như Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy ở vùng núi đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình, núi Fansipan thuộc tỉnh Sapa…
Giảo cổ lam là cây thân mảnh, dây leo, có tua cuốn mọc ra để leo. Lá dạng lá kép, xẻ sâu, hình dạng giống lá kép hình chân vịt. Mép lá có răng cưa, chiều dài mỗi lá đơn từ 3 – 9 cm. Hoa đơn tính, khác gốc, có màu trắng, mọc thành từng cụm. Cánh hoa không dính, xòe như hình ngôi sao. Bao phấn dính thành đĩa, có 3 vòi nhụy. Hoa thường nở vào tháng 7 – 8 hàng năm.
Về quả của giảo cổ lam có đặc điểm sau đây:
- Hình dáng, kích thước: Quả có hình cầu hoặc hình trứng, nhỏ, đường kính từ 5 – 9mm.
- Màu sắc: Khi còn non quả có màu xanh lục, khi chín quả chuyển sang màu đen.
- Bề mặt: Quả có bề mặt nhẵn, không có gai hay lông.
- Vị trí mọc quả: Quả được mọc ra từ nách lá, thành chùm hoặc đơn lẻ, thường ở các cành nhỏ của cây.
- Hạt: 2 – 3 hạt, gần hình ba cạnh, hơi dẹt, có đường kính 4mm.
- Mùa quả: tháng 9 – 10 hàng năm.
Thông qua những đặc điểm trên bạn có thể nhận biết giảo cổ lam, phân biệt với các loại có hình dáng tương tự khác. Giảo cổ lam thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu mỗi năm, bộ phận thường dùng nhất là lá và cành non.
Phân biệt quả giảo cổ lam so với các loại khác
Quả giảo cổ lam là bộ phận có chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe. Dể lựa chọn đúng giảo cổ lam là điều không dễ dàng. Bởi trong số các loại giảo cổ lam chỉ có giảo cổ lam 5 lá được chứng minh có nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Giảo cổ lam lại dễ nhầm lẫn với một số cây có hình dáng tương tự như cây ngũ trảo, dây quai bị, cây Hemslea sinensis (ột loại cây cùng họ với cây Giảo cổ lam).
Để phân biệt đúng loại giảo cổ lam 5 lá với các loại cây có hình dáng tương tự, bạn có thể thông qua các đặc điểm của chúng, đặc biệt là quả. Sau đây là cách phân biệt quả giảo cổ lam với quả của các loại dây leo trên.
Đặc điểm | Quả giảo cổ lam | Quả cây ngũ trảo | Quả dây quai bị |
Hình dáng | Quả hình cầu hoặc hình trứng | Quả mọng, hình tròn hoặc hơi bầu dục, đỉnh quả thường lõm, có đài bao bọc. | Quả mọng, hình cầu hay hình trứng |
Màu sắc | Khi non màu xanh lục, khi chín chuyển sang màu đen | Lúc non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng đen hoặc đen | Quả màu vàng nhạt |
Kích thước | Đường kính quả từ 5 – 9mm | Kích thước nhỏ, đường kính từ 4 – 5mm | Đường kính quả 15mm |
Hạt | Có 2 – 3 hạt, hơi dẹt, đường kính 4mm. | Bên trong có 4 hạt | Có 2 – 3 hạt hình 3 cạnh |
Mùa quả | Tháng 9 – 10 | Tháng 5 – 7 | Tháng 5 – 8 |
Hình ảnh | ![]() |
![]() |
![]() |
Dựa vào những điểm trên đây bạn có thể phán đoán loại thảo dược mình mua có phải là giảo cổ lam hay không. Nếu chứa có nhiều kinh nghiệm, nên lựa chọn đơn vị phân phối uy tín. Điều này giúp bạn hạn chế rủi ro tối đa mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Quả giảo cổ lam có tác dụng gì?
Giảo cổ lam là loài cây dược liệu quý, được biết đến với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Trong y học cổ truyền, toàn cây giảo cổ lam (bao gồm lá, thân, cành và cả quả) được cho là có vị đắng nhẹ, tính hàn, quy kinh tỳ và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ ích khí, tiêu viêm, tiêu u, chống phù nề.
Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại chủ yếu tập trung vào lá và thân giảo cổ lam, vì đây là bộ phận chứa nhiều hoạt chất sinh học quan trọng như saponin (có cấu trúc tương tự saponin trong nhân sâm), flavonoid, cùng acid amin, vitamin và khoáng chất. Chính các thành phần này đã được ghi nhận nhiều công dụng nổi bật như:
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, phòng ngừa biến chứng tim mạch.
- Giúp hạ cholesterol, cải thiện mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ hạ đường huyết, giảm biến chứng tiểu đường type 2.
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, giảm mệt mỏi.
- Hỗ trợ giảm cân, thanh nhiệt, giải độc gan và làm đẹp da.
- Nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy có tiềm năng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư.
Vì vậy, khi muốn sử dụng giảo cổ lam để hỗ trợ điều trị bệnh lý mạn tính, bạn nên ưu tiên dùng lá và thân giảo cổ lam đã được chuẩn hóa, tuân thủ hướng dẫn chuyên môn để đạt hiệu quả an toàn.
Cách sử dụng quả giảo cổ lam hiệu quả
Dưới đây là một số cách dùng quả giảo cổ lam thường dùng trong dân gian, bạn có thể tham khảo sử dụng:
1. Làm trà uống
Nguyên liệu:
- Quả giảo cổ lam phơi khô: 5–7 quả
- Nước sôi: 500–700 ml
Cách dùng:
- Cho quả khô vào ấm, tráng qua nước sôi 1 lần.
- Đổ nước sôi vào, hãm 10–15 phút.
- Uống thay trà trong ngày, tốt nhất sau bữa ăn.
Tác dụng: Hỗ trợ tiêu hóa nhẹ, giúp thanh nhiệt, giảm cảm giác đầy bụng nhẹ sau ăn nhiều đạm.
2. Sắc nước uống
Nguyên liệu:
- Quả giảo cổ lam khô: 5 quả
- Rễ cỏ tranh: 10g
- Râu ngô: 10g
Cách dùng:
- Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi.
- Thêm khoảng 1 lít nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, nấu 15–20 phút.
- Chắt lấy nước, chia uống trong ngày.
Tác dụng: Hỗ trợ lợi tiểu nhẹ, tiêu viêm đường tiết niệu.
3. Hãm cùng lá giảo cổ lam
Nguyên liệu:
- Lá giảo cổ lam khô: 10–15g
- Quả giảo cổ lam khô: 3–5 quả
Cách dùng:
- Tráng ấm qua nước sôi.
- Cho lá và quả khô vào ấm, đổ 500–700 ml nước sôi, hãm 10–15 phút.
- Uống thay nước trà ấm.
Lưu ý: Hãm cùng lá để tăng hoạt chất saponin, flavonoi để mang đến nhiều lợi ích sức khỏe hơn, đặc biệt đối với người bị tiểu đường, mỡ máu cao.
☛ Tham khảo thêm tại: Giảo cổ lam kết hợp cà gai leo – Dược liệu quý cho gan
Lưu ý khi sử dụng quả giảo cổ lam
Quả giảo cổ lam, cũng như lá, thân và cành của cây này, được dân gian đánh giá khá lành tính và có tiềm năng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, phần quả hiện chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh công dụng cụ thể. Người dùng cần lưu ý không nên tự ý lạm dụng hoặc coi quả giảo cổ lam là thuốc chữa bệnh thay thế điều trị y khoa.
Nếu muốn sử dụng dược liệu này để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tuần hoàn, phòng ngừa lão hóa, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc an toàn:
- Nên uống vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để giúp tinh thần minh mẫn, nâng cao hiệu quả làm việc. Tránh dùng buổi tối hoặc trước khi ngủ, vì giảo cổ lam có tính hoạt huyết nhẹ, có thể làm tăng nhịp tim và gây khó ngủ.
- Không sử dụng quá liều lượng khuyến cáo. Thông thường, tổng liều khô của toàn bộ dược liệu (lá, thân, cành, quả) không nên vượt quá 60g mỗi người mỗi ngày.
- Không để trà giảo cổ lam qua đêm, vì dễ nhiễm khuẩn, lên men, gây rối loạn tiêu hóa.
- Người bị hạ đường huyết hoặc huyết áp thấp nên uống sau bữa ăn no. Có thể thêm vài lát gừng để trung hòa tính hàn và giảm cảm giác mệt.
- Nếu sử dụng để hỗ trợ giảm cân, cần kết hợp đồng thời chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, không nên chỉ dựa vào trà.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng bất kỳ bộ phận nào của giảo cổ lam, kể cả quả, để tránh tác dụng không mong muốn.
- Người mắc bệnh tự miễn, đang điều trị rối loạn đông máu, chuẩn bị phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng không nên dùng loại dược liệu này.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, mất ngủ, hãy ngừng ngay và tham khảo ý kiến thầy thuốc.
☛ Tham khảo thêm tại: 6 đối tượng không nên uống giảo cổ lam
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc nhận diện đúng quả giảo cổ lam và nắm rõ công dụng của nó đối với sức khỏe. Hãy là người dùng thông thái, lựa chọn đúng dược liệu giảo cổ lam chuẩn, chất lượng để chăm sóc sức khỏe.