Giảo cổ lam là một dược liệu được biết đến với nhiều thành phần , tính năng và công dụng rất hữu ích tốt cho sức khỏe của con người. Tất cả các bộ phận trên cây từ thân cây, rễ cây, lá cây giảo cổ lam và cả hoa và quả đều được con người thu lấy về tùy vào từng bộ phận thì họ sẽ có mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên phần lá của cây Giảo cổ lam nghiên cứu cho thấy có nhiều tính năng và đặc tính tốt nhất nên được dùng để làm trà giảo cổ lam, cao giảo cổ lam, nước uống giảo cổ lam…
Mục lục
Giới thiệu về cây giảo cổ lam
Giảo cổ lam được coi là 1 loại thảo dược, “tiên dược” quý với nhiều lợi ích mang đến dành cho sức khỏe con người. Giảo cổ lam thuộc họ nhà bầu bí, dây leo, thân thảo, thuộc loại hoa đơn tính khác gốc.
- Tại Trung Quốc, từ xa xưa vị thuốc này được vua chúa sử dụng với mục đích làm tăng sức đề kháng cơ thể, kéo dài tuổi thọ cũng như dùng trong làm đẹp của các phi tần. Chính vì vậy Giảo cổ lam có cái tên gọi ưu ái là “cỏ trường thọ”.
- Tại Nhật Bản, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa hoạc về loại cây này với tên gọi “phúc ẩm thảo” với nhiều lợi ích đặc trưng
- Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều nghiên cứu xung quanh thảo dược này. Giảo cổ lam tại Việt Nam được phát hiện ở các vùng núi Phanxipăng (Sa Pa) và vùng núi đá vôi Hòa Bình. Khi tiến hành nghiên cứu, giảo cổ lam ở Việt Nam cũng có chất lượng không thua kém gì ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có 3 loại Giảo cổ lam phổ biến là loại 3 lá, 5 lá và 7 lá. Chỉ duy nhất loại Giảo cổ lam 5 lá là được xác minh công dụng đối với sức khỏe con người. Chình vì vậy, khi nói đến giảo cổ lam là người ta nhắc đến loại giảo cổ lam 5 lá.
Bộ phận của cây giảo cổ lam bao gồm: rễ, thân, hoa, quả và lá. Khi được nghiên cứu người ta thấy rằng, lá cây giảo cổ lam chứa nhiều hoạt chất và cũng có nhiều công dụng nhất đối với sức khỏe con người. Vì thế, bộ phận lá cây được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Đặc điểm và cách phân biệt lá giảo cổ lam
Đặc điểm chung của tất cả các cây giảo cổ lam
- Hình dạng: lá cây giảo cổ lam dạng kép hình chân vịt, viền lá có răng cưa..
- Lá cây giảo cổ lam ở nách lá có tua cuốn.
Lá giảo cổ lam 3 lá
- Đặc điểm: lá cây có 3 chét lá nghĩa là 1 lá tẽ ra thành 3 chét lá nhỏ, dây khá lớn, lá cây tươi nhấm có vị ngọt , không đắng.
- Khi phơi khô : giảo cổ lam 3 lá không có mùi thơm
- Khi pha trà: khi pha vị nhạt , không có vị đắng .
Lá giảo cổ lam 5 lá
- Đặc điểm: lá cây có 5 chét lá nghĩa là 1 lá tẽ ra thành 5 chét lá nhỏ, cây chỉ mọc trên các vách núi đá vôi ở độ cao 1000m so với mực nước biển, cây không mọc ở các loại đất thông thường. Khi nhấm lá tươi có vị đắng sau càng thấy ngọt dần.
- Khi phơi khô: cây dậy mùi thơm đặc trưng.
- Khi pha với nước sôi: Uống có vị đắng nhưng rất dễ uống và ngọt, trà thơm.
➤ Bài viết chi tiết : Cây giảo cổ lam 5 lá: Đặc tính & công dụng
Lá giảo cổ làm 7 lá
- Đặc điểm: cây có 7 lá, mọc hoang dại nhiều. Khi nhấm tươi vị rất đắng khó chịu
- Khi phơi khô: không có mùi thơm
- Khi pha trà: vị rất đắng và khó uống, trà không được thơm.
➤ Thông tin đầy đủ hơn về: Cây giảo cổ lam 7 lá
Một số hình ảnh thực tế của lá cây giảo cổ lam :
Hình ảnh 3 loại lá Giảo cổ lam thường thấy
Tại sao phải lựa chọn lá giảo cổ lam 5 lá?
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại giảo cổ lam nhưng chỉ duy nhất lá cây giảo cổ lam 5 lá được khẳng định có tác dụng trong y học hiện đại.
- Giảo cổ lam 3 lá khi phơi khô có vị nhạt, không có mùi thơm, không có vị đắng, ít dùng trong y học và hiện còn đang nghiên cứu. Chính vì vậy không có tác dụng đối với sức khỏe con người
- Giảo cổ lam 5 lá khi tươi nhấm có vị đắng, khi phơi khô dậy mùi thơm rất đặc trưng, khi hãm với nước sôi có vị đắng trước ngọt sau và rất thơm ngon. Đây là loại Giảo cổ lam đã có hàng trăm công trình nghiên cứu bài bản, chuyên sâu nhất, được cả thế giới sử dụng bởi nó rất tốt cho sức khỏe (ở Nhật Bản, Trung Quốc chỉ dùng Giảo cổ lam 5 lá).
- Còn Giảo cổ lam 7 lá khi tươi nhấm có vị đắng, khi pha uống có vị rất đắng, khó uống, không có mùi thơm, còn đang được nghiên cứu và hiện nay trên thế giới chưa thấy nơi nào dùng Giảo cổ lam 7 lá để làm trà.
Như vậy có thể khẳng định, nếu muốn sử dụng lá giảo cổ lam trong điều trị chữa bệnh thì Giảo cổ lam 5 lá là loại tốt nhất trong các loại Giảo cổ lam ở nước ta hiện nay.
Tác dụng lá giảo cổ lam đối với con người
Phần này giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác dụng của lá cây giảo cổ lam 5 lá. Qua các nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá cây cổ lam chứa các thành phần: saponin, flavonoid, carotenoid, polysaccharide, sterol, các acid amin và một số vitamin tốt khác nên nó có các tác dụng sau :
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm và nhiễm trùng.
- Tác dụng giảm cholesterol toàn phần, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.
- Tác dụng chống lão hóa giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực, tăng khả năng làm việc.
- Tác dụng giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn, ngăn ngừa chứng lũ lẫn ở người lớn tuổi.
- Tác dụng tốt cho gan, gan nhiễm mỡ.
- Tác dụng chuyển hóa các lượng mỡ làm giảm béo, nhất là béo bụng, đùi.
➤ Xem đầy đủ tại: Tác dụng chữa bệnh của Giảo cổ Lam
Phân biệt lá giảo cổ lam tươi và khô thảo dược
Bởi Giảo cổ lam có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, là thảo dược quý hiếm vậy nên lượng người mong muốn sử dụng giảo cổ lam rất cao. Chạy theo tâm lý người dùng, rất nhiều các nơi đã tung ra các sản phẩm, lá giảo cổ lam. Nhưng để biết đâu là loại thảo dược giảo cổ lam có tác dụng thật thì không phải ai cũng biết.
Để phân biệt được Giảo cổ lam thật giả chúng ta quan tâm đến 2 dạng là tươi và khô.
Đối với lá giảo cổ lam dạng tươi
Việc nhận biết phân biệt rất dễ cụ thể như sau:
- Phân biệt cùng loại: Giảo cổ lam tốt đối với sức khỏe con người có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài Giảo cổ lam cùng chi như G. pubescens có 7 lá chét hay cây G. laxum có 3 lá chét. So sánh giữa các loại giảo cổ lam chỉ cần nhìn vào số chét lá trên lá.
- Để phân biệt với các họ cây leo khác: Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá. Khi ngắt dây của Giảo cổ lam thì không có chảy nhựa, còn đối với các họ khác sẽ chảy nhựa màu trắng
- Phân biệt bằng mùi vị đặc trưng: cây Giảo cổ lam 5 lá khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân sâm.
Đối với lá giảo cổ lam dạng khô
Việc nhận biết khó hơn đặc biệt là loại đã qua sơ chế. Để nhận biết được thật – giả cần sự chú tâm rất kỹ:
- Mùi vị: Khi lấy 1 dúm nhỏ giảo cổ lam giả để kiểm tra mùi, chúng ta sẽ không thấy mùi thơm, không có vị đắng. Với giảo cổ lam thật khi phơi khô hoặc sao lên có mùi rất thơm đặc trưng
- Màu sắc: Giảo cổ lam giả: Màu sắc thâm đen – Giảo cổ lam thật: Màu xanh tự nhiên.
- Hình dáng: Giảo cổ lam giả: Dây to, nhìn kỹ nách lá sẽ không có tua cuốn
- Khi pha trà: Giảo cổ lam thật thưởng thức có vị đắng dịu nhưng rất dễ uống càng về sau càng có ngọt trong miệng, trà thơm. Đối với giảm cổ lam giả sẽ không có mùi thơm và vị đặc trưng như vậy, hoặc là trà không có vị đắng ngọt hoặc có vị rất đắng khó uống.
Hiện tại, giảo cổ lam 5 lá chưa mọc ở vùng đồng bằng, chỉ mọc trên vùi núi cao đá vôi. Mặc dù hiện tại Giảo cổ lam có thể trồng được trong nhà nhưng phải ở chỗ râm mát, tuy vậy việc trồng giảo cổ lam cực kỳ phức tạp và khó khăn bởi vì đất trồng giảo cổ lam phải là loại đất đặc biệt .
Lá cây giảo cổ lam sử dụng và chế biến như thế nào?
- Lá cây giảo cổ lam loại 5 lá trồng trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 tháng ( tùy theo tốc độ tăng trưởng và khối lượng cây trồng trên khoảng diện tích ) ta có thể tiến hành thu hoạch dược liệu.
- Trong quá trình tiến hành thu hoạch lá cây giảo cổ lam chúng ta cần lưu ý đến một số vấn đề về thời tiết và thời gian để thu hái được những lá cây vừa tươi và sạch sẽ.
- Việc thu hái lá giảo cổ lam nên tiến hành thu hoạch sau khi bón phân ít nhất 3 tuần. Không được thu hoạch ngay sau khi bón phân vì như vậy trên lượng lá vãn còn tồn động lại các chất trong phân bón, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.
- Thu hoạch hái lá nên chọn vào thời điểm nắng to, để đảm bảo dược liệu có màu xanh đẹp, không nên thu hoach sau những đợt mưa dài, tại vì khi đó các hoạt chất của cây rất thấp hoặc giảm so với bình thường.
- Cách hái lá cây: ta có thể hái phần lá và ngọn sau đó chăm bón tiếp cho cây để nảy ra các lá mầm và cành non mới hoặc cắt tất cả các phần cành và thân ( với cách này thì để thu hoạch lần sau sẽ chậm hơn )
- Cách sơ chế: Cây thu hoạch về rửa sạch hết đất, phân loại những lá hỏng, vàng, để ráo nước, băm khác dài khoảng 3 – 3,5cm, dải lá mỏng phơi trên bạt sạch, phơi dưới nắng to.
- Dược liệu sau khi phơi khô ta cho vào đóng gói trong túi polyetylen kín ( với điều kiện dược liệu đã phơi sấy đạt độ ẩm cho phép để bảo quản kín ), dược liệu không bị hút ẩm, bên ngoài có bao tải để khi chuyên chở tránh bị rách nát.
Người dân có thể tìm mua cây giống chuẩn cây Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn hoặc mua Giảo cổ lam khô về dùng. Tuy nhiên, việc đó dễ ảnh hưởng đến chất lượng của Giảo cổ lam. Để Giảo cổ lam giữ được trọn vẹn thành phần hoạt chất thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát về quy trình chế biến, đóng gói. Từ đó, các hoạt chất trong Giảo cổ lam mới được bảo vệ tối ưu, phát huy được công dụng tốt nhất, khi sử dụng mới mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cao cũng như tăng cường sức khỏe.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là đơn vị đầu tiên và duy nhất được chuyển giao đề tài nghiên cứu Giảo cổ lam của GS.TS Phạm Thanh Kỳ và cho ra đời sản phẩm dạng viên và trà. Sản phẩm được sản xuất từ Giảo cổ lam 5 lá chét được trồng tại vùng nguyên liệu Tuệ Linh đảm bảo chất lượng, theo tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO.
Các sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để biết thêm thông tin về sản phẩm, trao đổi thêm với chúng tơi ở mục comment hoặc liên hệ qua số Hotline :1800 1190 để được tư vấn về cách sử dụng sản phẩm tốt nhất.