Xác định mức độ tiểu đường là cách để bác sĩ cũng như bệnh nhân nắm rõ được tình trạng bệnh từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp để cải thiện. Vậy tiểu đường có những mức độ nào, cách xác định mức độ của tiểu đường?
Mục lục
Việc đầu tiên cần xác định mức độ tiểu đường để từ đó xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
Cách xác định mức độ tiểu đường của người bệnh!
Để xác định người bị tiểu đường đang có mức độ bệnh như thế nào, các bác sĩ sẽ tiến hành nhận định đánh giá qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng bao gồm:
Đánh giá qua câu hỏi:
- Thời gian mắc bệnh
- Chế độ ăn uống mỗi ngày
- Tình trạng bài tiết
- Các dấu hiệu khác: sụt cân, mệt mỏi, mắt mờ
Quan sát và khám toàn thân:
- Cân nặng bao nhiêu?
- Có xuất hiện tình trạng viêm da hay mụn nhọt hay không?
- Chỉ số mạch và huyết áp như thế nào?
- Mắt có hiện tượng đục nhân không?
Chỉ định các xét nghiệm:
- Xét nghiệm đường huyết (đường trong máu lúc đói hoặc sau 2h uống đường, HbA1c, ngẫu nhiên )
- Xét nghiệm đường niệu 24h
- Chụp phổi
Xét nghiệm đường huyết | Bình thường | Tiền tiểu đường | Bệnh tiểu đường |
Lúc đói | <100 mg/dL
(< 5.5 mmol/L) |
Trong khoảng 100 – 125 mg/dL
(5.6 – 6.9 mmol/L) |
≥ 126 mg/dL
(≥ 7 mmol/L) |
2h sau khi uống 75 gram đường | < 140 mg/dL
(< 7.8 mmol/L) |
140 – 199 mg/dL
(7.8 – 11 mmol/L) |
≥ 200 mg/dL
(≥ 11.1 mmol/L) |
HbA1c | < 5.7% | 5.7 – 6.4% | ≥ 6.5% |
Ngẫu nhiên | < 140 mg/dL
(< 7.8 mmol/L) |
Chưa đủ tiêu chuẩn | ≥ 200 mg/dL
(≥ 11.1 mmol/L) |
Tiêu chí đánh giá chỉ số xét nghiệm đường huyết
Tiểu đường có mấy mức độ bệnh?
Hiện nay, tiểu đường phân chia ra làm 4 mức độ bao gồm: tiền tiểu đường, tiểu đường, biến chứng tiểu đường và mức cuối tiểu đường. Cụ thể từng mức độ như sau:
Mức độ 1: Tiền tiểu đường
Đây là mức độ đầu tiên, người bệnh có chỉ số đường huyết cao hơn bình thường nhưng vẫn chưa đến mức hình thành bệnh tiểu đường. Tại mức độ tiền tiểu đường người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng nhẹ, nhỏ giọt còn đang mơ hồ về tiểu đường như: khát nước, mệt mỏi, nhìn mờ vết thương chậm lành, da sậm màu ở các vùng da kín…..
Không phải ai bị tiền tiểu đường cũng gặp phải những triệu chứng trên. Ở mức độ này tuyến tụy vẫn tiết được hormon Insulin nhưng mức độ không đủ để đáp ứng cơ thể. Để kết luận có mắc tiền tiểu đường hay không bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và kết quả xét nghiệm đường huyết cụ thể:
- Chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L)
- Hoặc chỉ số đường huyết 2h sau khi uống 75 gram đường trong khoảng 140 – 199 mg/dL (7.8 – 11 mmol/L)
- Hoặc chỉ số HbA1c nằm trong khoảng 5.7 – 6.4%
Nếu tiền tiểu đường không được phát hiện sớm và có những biện pháp ngăn chặn bệnh thì sẽ chuyển sang mức độ tiểu đường.
Mức độ 2: Tiểu đường
Mức độ này được phản ánh rõ qua các triệu chứng điển hình của tiểu đường gồm có 4 nhiều: đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, đói nhiều. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như sút cân, mệt mỏi, mắt mờ hơn, da khô nứt nẻ, ngứa ngáy khó chịu, chân tay hay tê bì, vết thương khó lành… Nguyên nhân là:
- Do lượng đường trong máu quá cao, insulin lại bị thiếu hụt khiến cho thận khó hấp thu được đường, lượng đường sẽ bị đào thải dẫn đến đái nhiều, mà đái nhiều thì mất nước nhiều khi đó sẽ phải uống nhiều
- Insulin thiếu hụt khiến đường trong máu không được tế bào hấp thu, cơ thể thiếu hụt năng lượng dẫn tới kích thích thèm ăn dù ăn rất nhiều.
- Năng lượng không đủ để hoạt động, cơ thể buộc phải tự điều chỉnh bằng cách lấy năng lượng từ trong cơ và mỡ khiến cho bệnh nhân sụt cân và mệt mỏi thường xuyên
Để xác định người bệnh ở mức tiểu đường thì ngoài các triệu chứng ra, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm đường huyết cụ thể:
- Đường huyết lúc đói: Gl ≥ 7 mmol/L
- Đường huyết ngẫu nhiên: Gl ≥ 11.1 mmol/L
- Nghiệm pháp dung nạp Glucose: Gl ≥ 11.1 mmol/L
- Xét nghiệm chỉ số HbA1c: HbA1c ≥ 6.5%
Nếu tiền tiểu đường khó phát hiện thì mức độ hình thành bệnh tiểu đường này lại rất dễ phát hiện khi các triệu chứng xảy ra rầm rộ. Khi đã chuyển sang giai đoạn tiểu đường thì bệnh không thể chữa khỏi mà chỉ có thể kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức an toàn để hạn chế biến chứng.
☛ Đọc tìm hiểu thêm: Hiểu đúng đủ về bệnh tiểu đường!
Mức độ 3: Biến chứng tiểu đường
Khác với 2 mức độ trên, giai đoạn này tiểu đường không được điều trị đúng hoặc điều trị không đáp ứng tốt cho người bệnh đã gây ra những hậu quả tới sức khỏe cụ thể:
- Biến chứng cấp tính: Hôn mê do nhiễm toan Ceton (thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 nhiều hơn), hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và hôn mê do nhiễm axit lactic. Đây là 3 dạng hô mê với 3 cơ chế bệnh sinh khác nhau. Khi xảy ra biến chứng cấp người bệnh cần được can thiệp cấp cứu sớm nhất có thể.
- Biến chứng mạn tính: gồm biến chứng nhiễm khuẩn và thoái hóa cụ thể:
- Biến chứng nhiễm khuẩn: Xảy ra ở trên da, niêm mạc; nhiễm nấm ở miệng, nách, bẹn, nếp lằn dưới vú, dưới bụng; nhiễm khuẩn đường tiết niệu-sinh dục; viêm bộ phận sinh dục; hay bị lao phổi, lao thận; nhiễm trùng vết thương ở chân.
- Biến chứng thoái hóa: Bệnh võng mạc mắt gây mờ mắt; biến chứng thần kinh thực vật trên tim mạch, tiêu hóa, thần kinh vận mạch; biến chứng thần kinh ngoại vi; biến chứng cầu thận đái tháo đường; bệnh mạch vành, mạch máu não, mạch máu ngoại vi.
Khi ở mức độ này, cần thay đổi phương pháp điều trị, hiện không chỉ kiểm soát chỉ số đường huyết mà cần điều trị cả các biến chứng. Ở mức độ bệnh này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh và cán bộ y tế mới giúp quá trình điều trị hiệu quả.
☛ Chi tiết hơn: Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Mức độ 4: mức độ cuối cùng của tiểu đường
Đây là mức độ nặng nhất, tuyến tụy không còn đáp ứng được lượng insulin bắt buộc người bệnh phải tiêm thuốc để hạ đường huyết. Biểu hiện cụ thể của mức bệnh này là kháng hormon Insulin trầm trọng cùng với hao kiệt tuyến tụy rất nặng.
Các biến chứng của bệnh đồng loạt xuất hiện với mức độ rất nặng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Vì phải sử dụng thuốc tiêm nên người bệnh hay bị hạ đường huyết do khó chỉnh liều. Mục tiêu điều trị chủ yếu trong giai đoạn này là điều trị những triệu chứng do biến chứng gây ra, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Ý nghĩa của việc xác định mức độ tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm chứa nhiều biến chứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Chính vì vậy việc xác định được mức độ tiểu đường, kiểm tra xem bệnh đang ở giai đoạn nào là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Dựa trên việc chẩn đoán xác định tình trạng bệnh, các y bác sĩ cũng như gia đình sẽ có một kế hoạch chăm sóc người bệnh thật cụ thể.
Mục đích việc chăm sóc người bệnh là để giúp bệnh nhân duy trì được các chứng năng cần thiết của cơ thể, không để tình trạng bệnh nặng thêm, kiểm soát tình trạng bệnh. Việc xác định đúng mức độ bệnh có thể giúp lên kế hoạch tốt nhất giảm thiểu những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Tóm lại việc xác định mức độ tiểu đường là cần thiết. Dù ở mức độ nào người bệnh cũng đều cần thực hiện sớm các biện pháp điều trị như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có), thường xuyên kiểm tra đường huyết và trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất. Bên cạnh đó nên sử dụng Giảo cổ Lam Tuệ Linh để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng về tiểu đường.
Cơ chế giúp giảo cổ lam hỗ trợ tốt cho người tiểu đường:
- Glibenclamide là hoạt chất thường có mặt trong các thuốc trị tiểu đường hiện nay. Nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam có chứa hoạt chất Phanosid có tác dụng hạ đường huyết gấp 5 lần so với Glibenclamide.
- Hoạt chất Phanosid đã được nghiên cứu cho thấy tác dụng làm hạ đường huyết nhanh và hiệu quả ở bệnh nhân tiểu đường.
Kế thừa kết quả các nghiên cứu lâm sàng cây giảo cổ lam 5 lá chét với tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, Công ty TNHH Tuệ Linh cho ra mắt 2 sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên. Đó là viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Các sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh được phân phối tại tất cả các địa điểm trên toàn quốc. Để mua bạn có thể đến các cửa hiệu thuốc gần nhất bằng cách BẤM VÀO ĐÂY hoặc đặt hàng online để được giao hàng tận nhà TẠI ĐÂY. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 0912 571 190 – 0839 561 247 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất !
Hi vọng nội dung thông tin trên đã cung cấp đủ về mức độ tiểu đường cùng với đó là gợi ý để ngăn ngừa tình trạng bệnh phát triển nặng hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần giải đáp về bệnh hãy liên hệ Hotline 18001190 (Miễn cước) để nghe chuyên gia giải đáp!
Thu Hằng đã bình luận
tiểu đường tuýp 2 có cần uống thuốc kiểm soát không bác sĩ ơi, hay chỉ cần thay đổi ăn uống hàng ngày là khỏi.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Hằng!
Với bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý ngưng thuốc hoặc dùng các loại thuốc dân gian truyền miệng, đồng thời nên ăn uống lành mạnh và tăng cường tập thể dục để kiểm soát đường huyết. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị giúp kiểm soát đường huyết ở mức an toàn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
Trần Tân đã bình luận
để xác định tiểu đường tôi chỉ cần xét nghiệm máu khi đói thôi phải không bác sĩ
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Tân!
Để xác định tiểu đường hay không anh cần thực hiện xét nghiệm như Xét nghiệm glucose nước tiểu, xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên, xét nghiệm glucose máu lúc đói, xét nghiệm máu sau ăn 2 giờ, xét nghiệm tiểu đường bằng nghiệm pháp dung nạp đường sau 2h, nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường tĩnh mạch… Cần có nhiều xét nghiệm khác nhau mới chẩn đoán chính xác được anh có mắc tiểu đường hay không? Anh nên tới trung tâm y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán bệnh nhé.
Nga đã bình luận
tôi bị tiểu đường nhẹ giai đoạn đầu có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Nga!
Tiểu đường là một bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể quản lý bệnh để kiểm soát mức đường huyết và giảm nguy cơ các biến chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, dùng thuốc, tập thể dục và theo dõi định kỳ.
Vặn Định đã bình luận
tôi hay bị khát nước, đi tiểu nhiều vậy có phải bị tiểu đường không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Định!
Các dấu hiệu anh đưa ra chưa thể kết luận anh có bị tiểu đường hay không. Anh có thể gửi thêm các dấu hiệu khác kèm theo để được tư vấn chi tiết. Hoặc thăm khám tại các trung tâm y tế uy tín, thực hiện các xét nghiệm cần thiết mới có kết luận chính xác anh có mắc tiểu đường hay không.